Báo cáo biện pháp Dạy học môn Toán lớp hai theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Báo cáo biện pháp Dạy học môn Toán lớp hai theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Môn Toán là môn học góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học, HS thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu biểu đạt nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Dạy học toán lớp 2 là giúp HS đạt được các yêu cầu cơ bản về đếm, đọc, viết, thực hiện được các phép cộng trừ không nhớ và có nhớ trong phạm vi 1000; các phép tính với số tự nhiên. Thực hiện các phép nhân chia(bảng nhân ,bảng chia 2 và 5) hình học trực quan; đo lường, Thống kê và Xác suất Để làm tiền đề cho HS học các lớp trên đạt kết quả tốt thì người GV phải có sự đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học

Dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực HS là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực độc lập sáng tạo của HS, với sự hổ trợ của GV hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán học.

 

docx 3 trang haihuy29 15/08/2023 13435
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Dạy học môn Toán lớp hai theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề
DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP HAI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Môn Toán là môn học góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học, HS thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu biểu đạt nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Dạy học toán lớp 2 là giúp HS đạt được các yêu cầu cơ bản về đếm, đọc, viết, thực hiện được các phép cộng trừ không nhớ và có nhớ trong phạm vi 1000; các phép tính với số tự nhiên. Thực hiện các phép nhân chia(bảng nhân ,bảng chia 2 và 5) hình học trực quan; đo lường, Thống kê và Xác suất Để làm tiền đề cho HS học các lớp trên đạt kết quả tốt thì người GV phải có sự đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học
Dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực HS là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực độc lập sáng tạo của HS, với sự hổ trợ của GV hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán học.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TOÁN
1. Hoạt động Khởi động: 
- Mục đích của hoạt động khởi động là tạo không khí vui tươi cho học sinh khi bắt đầu vào bài học. Hoạt động khởi động được tổ chức dưới dạng trò chơi vừa kiểm tra năng lực toán học của học sinh vừa kết hợp kết nối với hoạt động khám phá ở bài mới. 
- Để hoạt động khởi động trở nên không nhàm chán đối với học sinh, giáo viên phải luôn thay đổi hình thức trò chơi để tạo hứng thú cho các em trong học tập. Các trò chơi được giáo viên thường xuyên tổ chức như hộp quà kì diệu, ô cửa bí mật, hái táo, rung chuông vàng,
2. Hoạt động Khám phá 
- Hoạt động “Khám phá” giúp học sinh tự khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Từ kiến thức đã có, qua các bài toán thực tiễn (tình huống cần giải quyết), bằng hình ảnh vật thật hoặc đồ dùng học tập trực quan , sinh động, HS tự quan sát, tìm hiểu, tham gia giải quyết vấn đề, dần dần nắm bắt được kiến thức mới theo yêu cầu của bài học.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập, trải nghiệm
- Hoạt động này giúp học sinh vận dụng được kiến thức mới vào các bài tập “tình huống” cụ thể, nhằm củng cố kiến thức đã học, hình thành các kĩ năng thực hành, luyện tập và phát triển năng lực học tập qua các hoạt động thực hành, luyện tập đó.
- HS tự làm việc là chính. Nhóm chỉ là tương tác, hỗ trợ để mọi cá nhân đều được thực hành, luyện tập. Khuyến khích HS không chỉ tìm ra “đáp án” của bài toán mà cần thiết là tìm ra “con đường” để tìm ra đáp án đó. Qua mỗi bài toán (tình huống), HS được phát triển năng lực tu duy (phân tích, tổng hợp) phù hợp với từng đối tượng HS và phù hợp với điều kiện thực tế của lớp.
- Qua thực hành, luyện tập, HS tạo thới quen tự kiểm tra, đánh giá (đúng hay sai, sai ở đâu, rồi tự sửa chữa). Tạo thói quen tìm tòi, phát hiện để tìm cách giải bài toán tốt hơn và có thể vận dụng giải quyết được các bài toán tường tự trong thực tế,..
 4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Ở hoạt động này GV cũng có thể tổ chức dưới dạng “trò chơi Toán học” để củng cố, nắm chắc hơn kiến thức, kĩ năng, nội dung đã học. Qua đó HS thấy hứng thú học tập, được giao lưu trong nhóm, thay đổi đội hình học tập (thoải mái, vui hơn) và tạo “môi trường” học tập để HS phát triển năng lực học Toán.
III. KẾT LUẬN 
- Việc thực hiện giảng dạy Toán 2 theo chương trình Giáo dục 2018 đang trong giai đoạn khởi đầu. Tổ 2 cũng đang trong quá trình thực hiện và đúc rút kinh nghiệm giảng dạy qua các môn học, trong đó có môn Toán. Tổ 2 rất mong nhận được sự chia sẻ của quý thầy cô để công tác dạy và học của tổ chúng tôi được hiệu tốt trong thời gian đến. 
 Thanh khê ngày 2/8/2021
 Người viết
 Lê Thị Cúc

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_day_hoc_mon_toan_lop_hai_theo_dinh_huong_p.docx