SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của công nghệ thông tin cho học sinh trường THCS Thạch Cẩm trong môn Ngữ văn
Trong bất cứ thời đại nào thì vấn đề giáo dục cũng cần được đặt lên vị trí then chốt trong sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Bởi giáo dục vốn là nền tảng tạo ra sự phát triển của xã hội. Ngày nay, trong sự phát triển của xã hội thì vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục là vô cùng cần thiết. Do đó, con người Việt Nam phải biết tiếp cận tích cực với CNTT mới có thể tiến kịp với thế giới và khu vực trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy cần phải xây dựng cho học sinh một môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của CNTT.
Tuy nhiên, hiện nay môi trường học tập của học sinh THCS đa số còn mang tính truyền thống, khiến cho việc học của học sinh bị bó hẹp trong khuôn khổ thời gian và không gian (học trên lớp, trong một khung thời gian nhất định, một người dạy nhất định). Học sinh không mở rộng được năng lực của cá nhân để giải quyết các vấn đề, phần lớn bị thụ động theo mô típ giáo án của giáo viên. Hay có thể nói tầm hiểu, cách cảm một tác phẩm văn chương được diễn ra trong một khuôn khổ định sẵn.
Hiện nay, “CNTT” đang tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục mở và giáo dục từ xa, mang mầm mống của cuộc cách mạng sư phạm thực sự. Trong phương thức giáo dục từ xa, các phương tiện thông tin đã làm thay đổi cách dạy và học. “Yếu tố quan hệ truyền thống “dọc” giữa người dạy và người học chuyển sang quan hệ “ngang”, người dạy trở thành người hỗ trợ, người học trở thành người chủ động. Người học không chỉ thu nhận thông tin mà phải học cách chiếm lĩnh thông tin tùy theo nhu cầu và biến nó thành kiến thức của mình thông qua việc khai thác, xử lý, sử dụng các nguồn thông tin đa chiều hiện nay”.[1]
1. Mở đầu: 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong bất cứ thời đại nào thì vấn đề giáo dục cũng cần được đặt lên vị trí then chốt trong sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Bởi giáo dục vốn là nền tảng tạo ra sự phát triển của xã hội. Ngày nay, trong sự phát triển của xã hội thì vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục là vô cùng cần thiết. Do đó, con người Việt Nam phải biết tiếp cận tích cực với CNTT mới có thể tiến kịp với thế giới và khu vực trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy cần phải xây dựng cho học sinh một môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của CNTT. Tuy nhiên, hiện nay môi trường học tập của học sinh THCS đa số còn mang tính truyền thống, khiến cho việc học của học sinh bị bó hẹp trong khuôn khổ thời gian và không gian (học trên lớp, trong một khung thời gian nhất định, một người dạy nhất định). Học sinh không mở rộng được năng lực của cá nhân để giải quyết các vấn đề, phần lớn bị thụ động theo mô típ giáo án của giáo viên. Hay có thể nói tầm hiểu, cách cảm một tác phẩm văn chương được diễn ra trong một khuôn khổ định sẵn. Hiện nay, “CNTT” đang tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục mở và giáo dục từ xa, mang mầm mống của cuộc cách mạng sư phạm thực sự. Trong phương thức giáo dục từ xa, các phương tiện thông tin đã làm thay đổi cách dạy và học. “Yếu tố quan hệ truyền thống “dọc” giữa người dạy và người học chuyển sang quan hệ “ngang”, người dạy trở thành người hỗ trợ, người học trở thành người chủ động. Người học không chỉ thu nhận thông tin mà phải học cách chiếm lĩnh thông tin tùy theo nhu cầu và biến nó thành kiến thức của mình thông qua việc khai thác, xử lý, sử dụng các nguồn thông tin đa chiều hiện nay”.[1] So với môi trường học tập mang tính truyền thống thì việc áp dụng CNTT sẽ mở rộng năng lực của cá nhân để nắm được thông tin nhằm giải quyết vấn đề trong suốt cuộc đời của người học. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là xây dựng cho học sinh một môi trường học tập hiện đại. Tuy nhiên, đối với học sinh khu vực miền núi, việc học sinh được học, tiếp cận với môi trường học tập hiện đại còn nhiều hạn chế. Bởi không phải trường học nào, giáo viên nào cũng chú trọng đến việc xây dựng môi trường học tập hiện đại cho học sinh. Thậm chí giáo viên biết nhưng ngại vận dụng. Chỉ lên lớp theo mô típ dạy học truyền thống, phần nào đó chưa phù hợp với sự phát triển của thời đại. Do đó học sinh có phần giảm đi sự yêu thích môn văn một phần là do môi trường học tập không có sự thay đổi, sáng tạo thích ứng với thời cuộc. Bản thân là một giáo viên dạy Ngữ văn thích tìm tòi học hỏi, thích nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường dạy học, môi trường học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Từ hai sáng kiến trước đó (2012-2013; 2014-2015) tôi đã tiếp tục tìm tòi, học hỏi, vận dụng, thiết kế bài giảng điện tử, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức trong môi trường học tập hiện đại (môi trường E-learning) ở một số tiết dạy văn. Từ những hiệu quả đạt được trong môi trường E-learning, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của công nghệ thông tin cho học sinh trường THCS Thạch Cẩm trong môn Ngữ văn. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là giúp các em bước qua rào cản tâm lý ngại học văn. Giúp các em tiếp cận với môi trường học tập hiện đại phù hợp với giai đoạn phát triển của CNTT. Rèn khả năng tự học, tự sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng học tập về môn Ngữ văn. Đồng thời qua đề tài này mong muốn được trao đổi cùng đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở THCS. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở 2 vấn đề: - Thiết kế giáo án dạy học tích cực và sử dụng bài giảng điện tử. - Tổ chức học tập trong môi trường E-learning (học tập điện tử) 1.4. Phương pháp nghiên cứu - PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu sáng kiến trước, tìm hiểu thêm tài liệu trên Internet; - PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát thực tế tại trường THCS Thạch Cẩm trong môn Ngữ văn, thu thập thông tin từ các năm học trước và những năm thực hiện đề tài; - PP thống kê, xử lý số liệu: Thống kế số liệu trước và sau khi nghiên cứu, thực hiện đề tài; 1.5. Những điểm mới của SKKN Đề tài là sự phối kết hợp những ưu điểm của 2 sáng kiến trước đó đã đạt giải C cấp tỉnh (năm học 2012-2013: Cách sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học để gây hứng thú học văn cho học sinh lớp 6; Năm học 2014-2015: Sử dụng bài giảng E- Learning để gây hứng thú và phát triển năng lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh THCS) để hoàn thiện hướng tới thực hiện đề tài: Xây dựng môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của công nghệ thông tin cho học sinh THCS Thạch Cẩm trong môn Ngữ văn. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Chỉ thị số 29 (ngày 30/7/2001/CT) nói về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 Bộ GD&ĐT đã nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”[1]. Điều đó khẳng định sự phát triển của CNTT gắn liền với sự phát triển của giáo dục, của toàn xã hội và ngược lại. Đặt trong thời kì hiện nay (2015-2020), giáo dục Việt Nam đang vươn ra cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới càng thấy rõ sự quan trọng và cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên để nâng cao chất lương dạy học thì yếu tố quan trọng là xây dựng môi trường học tập phù hợp để phát triển năng lực học tập cho học sinh. Môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của CNTT (Bài giảng điện tử và môi trường E-learning) sẽ mang đến cho cả người dạy và người học một hứng thú mới. So sánh với phương thức học tập truyền thống, E - lerarning có những đặc điểm khác biệt như sau: Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Vì sự phổ cập rộng rãi của internet đã dần xóa đi khoảng cách về không gian và thời gian trong dạy học; Tính linh hoạt mềm dẻo: E - lerarning phục vụ theo nhu cầu người học, không nhất thiết theo một thời gian biểu cố định. Vì thế, người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, tham gia khóa học phù hợp với hoàn cảnh của mình; Dễ tiếp cận và truy cập ngẫu nhiên: Người học chỉ cần máy tính có trình duyệt Web là có thể tham gia học. Tự tìm ra các kĩ năng cho riêng mình với sự trợ giúp của những tài liệu trực tuyến; Tính cập nhật: Nội dung học tập thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp tốt nhất cho học sinh; Tăng cường khả năng trao đổi giữa người dạy và người học; người học và người học; Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ đa phương tiện, E - lerarning cho phép tạo ra những bài giảng tích hợp văn bản, đồ họa và âm thanh. Nhờ thế người học có thể thu nhận thông tin qua nhiều giác quan, nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên; [1] 2.2. Thực trạng của vấn đề: Hiện nay nhiều học sinh ngại học môn Ngữ văn có thể do nhiều nguyên nhân (khách quan, chủ quan). Ở đây tôi chỉ xin đề cập một khía cạnh nhỏ để thu hút học sinh yêu thích môn văn và phát triển được năng lực tự học với bộ môn này bằng CNTT. Đó là cách sử dụng bài giảng điện tử và xây dựng môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của CNTT cho học sinh. Nhưng E-learning đang còn là một tên gọi mới lạ đối với đa số các thầy cô giáo và học sinh (trong khu vực huyện Thạch Thành nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung). Bởi vậy, họ cũng chưa biết nhiều về cách soạn giảng bài E-learning và những tiện ích của nó trong dạy - học. Phần lớn các thầy cô và học sinh mới tiếp cận được với CNTT qua việc dạy học bằng trình chiếu PowerPoint. Tuy nhiên họ vẫn chỉ thiên về dạy học theo môi trường học tập truyền thống. Mà dạy học theo môi trường mang tính truyền thống dù có những ưu điểm nhưng lại không còn phù hợp với hiện nay. Cụ thể: - Giáo viên và học sinh bị bó hẹp về thời gian và môi trường học tập - Một số bài dạy cần minh họa cụ thể, sinh động thì dạy học mang tính truyền thống không đáp ứng được - Không phát huy tốt khả năng tự học và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh - Học sinh cảm thấy nhàm chán, ngại học văn,.v.v Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập của học sinh và kết quả như sau: Lớp HỌC LỰC Khối 8 (95) (2015-2016) Giỏi Khá TB Yếu < TB ≥ TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 3 3,15% 10 10,5% 43 45,3% 39 41,05% 39 41,05% 56 58,95% Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của CNTT cho học sinh 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện: Để xây dựng môi trường học tập hiện đại có sự ứng dụng của CNTT thì trước hết người giáo viên phải biết thiết kế bài giảng điện tử. Từ đó mới thiết kế được một bài giảng E-learning để hướng dẫn học sinh học tập trong môi trường E-learning. Việc thiết kế một bài giảng E-learning đòi hỏi kĩ năng CNTT cao hơn việc thiết kế một bài giảng bằng PowerPoint. Bởi vì E-learning là sự kết hợp cả PowerPoint và phần mềm Adobe Presenter. Ngoài ra người giáo viên phải có sự kiên trì, bền bỉ chịu khó tìm tòi học hỏi, tâm huyết với công việc, sự vững vàng về chuyên môn để đảm bảo chất lượng bài giảng (cả nội dung kiến thức và kĩ thuật thiết kế bài giảng). Có như vậy thì mới có thể hoàn thành bài giảng đạt chất lượng, thu hút học sinh học tập, phát triển năng lực tự học của học sinh. 2.3.1. Giải pháp: 2.3.1.1. Thiết kế giáo án dạy học tích cực và sử dụng bài giảng điện tử. - Thiết kế giáo án dạy học tích cực - Thể hiện giáo án điện tử dạy học tích cực trong quá trình dạy học - Quy trình xây dựng bài giảng điện tử 2.3.1.2. Thiết kế bài giảng E-learning: - Cài đặt phần mềm Adobe Presenter trên máy tính - Thực hiện biên soạn bài giảng E-learning 2.3.1.3. Hướng dẫn học sinh học tập trực tuyến trong môi trường E-learning 2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện: 2.3.2.1. Thiết kế giáo án dạy học tích cực và sử dụng bài giảng điện tử. - Thiết kế giáo án dạy học tích cực *Bước 1: SOẠN GIÁO ÁN Ở CHƯƠNG TRÌNH WORD Soạn giáo án ở chương trình Word với 5 bước cơ bản: 1. Mục tiêu cần đạt 2. Chuẩn bị của thầy - trò 3. Tiến trình bài dạy - Kiểm tra bài cũ. - Bài mới - Củng cố – luyện tập 4. Hướng dẫn về nhà. Từ chương trình Word tôi chuyển toàn bộ nội dung cơ bản của bài soạn sang chương trình Power Point. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với việc soạn trực tiếp trên chương trình Power Point. *Bước 2: LỰA CHỌN KIẾN THỨC TRÌNH CHIẾU. Đây là bước rất quan trọng, để thực hiện tốt cần phải nắm được kiến thức trọng tâm của bài giảng, không tham kiến thức, không tham trình chiếu. Chỉ đưa trình chiếu những kiến thức, nội dung học sinh cần ghi nhớ, không đưa trình chiếu phần thuyết giảng của giáo viên. Nếu kiến thức đưa ra trình chiếu không được lựa chọn sẽ dễ bị đẩy vào 2 tình huống: - Kiến thức đưa quá nhiều, học sinh khó theo dõi, khó ghi chép sẽ dẫn đến mệt mỏi. - Kiến thức đưa quá sơ sài, học sinh không nắm được bài. Vì thế, khi soạn cần biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần thiết trình bày trên các slide, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đầy đủ ý của bài học. *Bước 3 : LỰA CHỌN TƯ LIỆU ĐỂ ĐƯA VÀO BÀI GIẢNG. Các tư liệu được lựa chọn để đưa vào bài giảng thường là : 1. Hình ảnh: - Tác giả, tác phẩm, hình ảnh minh họa cho tác phẩm - Các đoạn phim, video clip. Đặc biệt là các hình ảnh minh họa cho các văn bản nhật dụng rất phong phú và thiết thực. Bởi vì đó là những hình ảnh từ thực tế cuộc sống. Khi quan sát các hình ảnh minh họa này học sinh thực sự hào hứng như đang được đi tham quan thực tế. 2. Âm thanh: - Những bài hát - Những đoạn thơ ngâm. - Những đoạn đọc mẫu. Tư liệu để phục vụ cho mỗi bài giảng rất nhiều, có thể tìm và sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt ở trên Internet. Để có một hệ thống tư liệu phong phú, tôi thường xuyên cập nhật, sưu tầm và chắt lọc, lựa chọn những tư liệu "đắt" nhất, hiệu quả nhất có tác dụng tốt tới học sinh, đảm bảo khi đưa vào bài giảng sẽ không làm loãng bài giảng, không làm cho học sinh mải xem hình ảnh mà quên mất bài giảng. 3. Phân tích các ví dụ mẫu: Trên các slide tôi soạn thảo từng bước phân tích ví dụ mẫu (với giờ dạy tiếng Việt và Tập làm văn). Việc phân tích các ví dụ mẫu của giáo viên và học sinh được xuất hiện lần lượt theo từng bước sẽ giúp học sinh quan sát một cách trực quan và nắm vững kiến thức.[H1] *Bước 4: THIẾT KẾ CÁC SLIDE CỦA GIÁO ÁN. 1- Lựa chọn số lượng Slide cho mỗi bài dạy. - Kiểm tra bài cũ: 1 slide. - Giới thiệu bài mới : 1 slide ( tiết số..., tên văn bản, tên tác giả) - Bài mới: 6- 7 slide ( số slide phụ thuộc và nội dung bài giảng ) - Củng cố – luyện tập: 2 slide ( tùy vào số lượng câu hỏi, bài tập) - Hướng dẫn về nhà: 1 slide. (có thể thêm 1 slide: chào, kết thúc bài giảng ở đầu và cuối bài giảng) 2- Xây dựng bố cục cho mỗi slide. Với những slide thực hiện bước kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới, hướng dẫn học bài về nhà thì bố cục linh hoạt theo nội dung từng bài. Với những slide thực hiện bước giảng dạy bài mới, tôi thường xây dựng bố cục như sau: + Trên mỗi slide là 1 dòng tít cố định gồm các nội dung: Tiết dạy-Tên văn bản – Tên tác giả. Dòng tít cố định này, mỗi khi lật sang một slie mới đều có sẵn, không phải thực hiện nhiều thao tác. (dòng tít này dùng cỡ chữ 25->30) + Phần trọng tâm của slide chia làm 2 cột, giống như bảng đen ta vẫn thường làm. Bên trái là bảng tĩnh, bên phải là bảng động. - Bên bảng tĩnh, ta đưa những đề mục chính của bài học. [H2] - Bên bảng động [H3], lần lượt trình chiếu những nội dung, kiến thức mà trong quá trình giảng dạy, tiếp cận tác phẩm, giáo viên và học sinh cùng khám phá. Sau đó dùng hiệu ứng để chuyển nội dung quan trọng cần ghi sang bảng tĩnh. Như vậy học sinh vừa chủ động tiếp cận, khám phá tác phẩm vừa chắt lọc được nội dung cơ bản cần ghi nhớ trong bài học. 3- Chọn phông nền, kiểu chữ, cỡ chữ. Đây cũng là bước quan trọng vì nếu slide phối hợp màu sắc không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng tối, độ đậm nhạt, độ tương phản khiến các slide không đạt tới sự hài hòa cần thiết gây ức chế cho học sinh; Hoặc các slide chứa quá nhiều chữ, kích cỡ nhỏ, người xem không thấy hoặc phải căng mắt ra gây mỏi mệt, học sinh không kịp ghi chép. (hình nền ta có thể sưu tầm, lựa chọn trên intơrnet rất đa dạng, phong phú) Khi soạn bài nên thống nhất kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ ở những đề mục, những nội dung có cùng một vị trí, vai trò, nhiệm vụVí dụ: - Những đề mục lớn của bài như: Giới thiệu chung; đọc hiểu văn bản; luyện tập (nên chọn kiểu chữ in, cỡ chữ 16-20) - Những đề mục nhỏ hơn: Tác giả, tác phẩm, đọc, bố cục,.v.v (nên chọn kiểu chữ thường, in đậm hoặc in nghiêng, cỡ chữ 18-22) - Với những nội dung mang ý khái quát hoặc có mục đích chốt lại nội dung, kiến thức nên được in đậm hoặc gạch chân với màu chữ, kiểu chữ khác hẳn với những màu chữ, kiểu chữ đã chọn ở trên, học sinh dễ khắc sâu kiến thức. - Chọn phông nền nên chọn màu hài hòa nhưng phải làm nổi bật màu chữ đã sử dụng ở slide, không nên chọn màu nền quá tối như màu đen, màu ghi, nâu, xám.. hoặc màu quá chói như màu đỏ, màu tím...Cũng không nên chọn mỗi slide một màu nền khác nhau, điều đó kéo theo màu chữ ở mỗi slide cũng phải thay đối khiến cho học sinh khó theo dõi, khó nhớ kiến thức...vì vậy màu nền nên thống nhất ở tất cả các slide của 1 bài giảng. 4- Chọn cách trình chiếu. Nên chọn kiểu đưa kiến thức xuất hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không nên lạm dụng các hiệu ứng chuyển động khiến cho kiến thức xuất hiện cầu kì. Các dòng chữ nên xuất hiện với tốc độ vừa phải, không nên quá chậm, mất nhiều thời gian, cũng không nên lật quá nhanh các slide gây cho học sinh cảm giác không kịp tiếp thu. Tôi thường chọn các kiểu chuyển động: Blinds, Box, Checkerboard, Fade.Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều kiểu chuyển động kiến thức trong 1 slide, vì sẽ làm cho học sinh mất tập trung. - Thể hiện giáo án điện tử dạy học tích cực trong quá trình dạy học: + Sử dụng hiệu quả các loại bảng tĩnh (cùng các loại bảng truyền thống, bảng phụ) và bảng động thông tin quan hệ thống dạy học đa phương tiện (máy tính kết nối với máy chiếu đa năng và màn chiếu trong tiết dạy học tích cực) + Sử dụng tối đa và hiệu quả các loại hình thiết bị dạy học truyền thống như: tranh ảnh giáo khoa, mô hình, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm Sử dụng bảng tĩnh để ghi lại các nội dung cần thiết , chỉ sử dụng bảng động khi có các nội dung mà bảng tĩnh không thể hiện được. Tránh lạm dụng tràn lan công nghệ thông tin và truyền thông qua quá trình dạy học. - Quy trình xây dựng bài giảng điện tử + Bước 1: Tạo giao diện chung cho các slide kiểu thiết kế giả web của giáo án điện tử dạy học tích cực. Mở MS. Powerpoint 2003/ view/ Toolbars/ Drawing. Sau đó tạo kích cỡ cột dàn ý bài giảng theo lề bên trái của slide, chọn màu nền sao cho tương phản với kênh chữ. + Bước 2: Nhập dữ liệu thông tin từ kịch bản vào phần mềm MS. Powerpoint hình thành giáo án điện tử dạy học tích cực. + Bước 3: Tạo liên kết giữa các mục tiêu của giáo án điện tử dạy học tích cực với slide khác trong cùng một tập trình diễn. + Bước 4: Tạo hiệu ứng cho cột dàn ý của giáo án điện tử dạy học tích cực. 2.3.2.2. Thiết kế bài giảng E-learning: 2.3.2.2.1. Cài đặt phần mềm Adobe Presenter trên máy tính Bước 1: Tải phần mềm: Để tải phần mềm Adobe Presenter 7.0 ta vào đường link sau: https://www.mediafire.com/?rv9rcxs3wklg2r7 Sau khi vào đường link trên ta sẽ thấy bảng sau, nhấn giữ phím Ctrl rồi nháy vào biểu tượng để tải về. [H5][1] Bước 2: Cài đặt: Sau khi tải phần mềm, giải nén ra và cài đặt. Để tiến hành cài đặt, cần phải tắt mạng, tắt PowerProint; nháy đúp chuột trái vào phần mềm sẽ hiện ra các bảng (ở bảng 2 nhập key – mở và dán mã key của Bộ GD&ĐT trong phần download về). Sau khi cài đặt xong phần mềm ta khởi động lại máy tính là hoàn tất. [H6], [H7].[1] 2.3.2.2.2. Biên soạn bài giảng E-learning: Để biên soạn một bài giảng E-learning, cần tiến hành theo 2 công đoạn như sau: * Công đoạn 1: Thiết kế bài giảng trên Powerpoint (Tức là thiết kế giáo án điện tử như đã trình bày ở trên) Bao gồm các công việc mà giáo viên đã từng sử dụng Powerpoint để thiết kế bài giảng. Hoặc ta có thể sử dụng lại toàn bộ nội dung bài giảng sẵn có được thiết kế trên Powerpoint trước đây, sau đó tiếp tục thực hiện công đoạn 2 sau đây để hoàn thiện bài giảng điện tử E-learning. Tuy nhiên khi thiết kế bài giảng trên Powerpoint ta chỉ thiết kế kênh chữ và kênh hình, còn phần âm thanh Audio và video clip ta nên thực hiện với phần mềm Adobe Presenter. * Công đoạn 2: Sử dụng các tính năng của Adobe Presenter để hoàn thiện nội dung bài giảng E-learning Trên cơ sở bài giảng đã được thiết kế trên Powerpoint, ta sẽ tiếp tục sử dụng các chức năng của Adobe Presenter để hoàn thiện nội dung bài giảng E-learning. Trước khi thực hiện các thao tác thiết kế bài giảng E-learning ta cần tạo thư mục ban đầu cho việc chứa thiết kế bài giảng. Đây là thao tác quan trọng để sau này có thể chỉnh sửa, di chuyển dễ dàng mà không bị lỗi. Tiếp đó ta cho tất cả những gì cần thiết cho việc biên tập giáo án vào thư mục vừa tạo (tên thư mục gõ không dấu) sau đó ta tiến hành từng bước như sau : Bước 1: Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên - Nhấn vào nút lệnh Adobe Presenter\ Presenter chọn Add -> xuất hiện hộp thoại và lựa chọn theo hướng dẫn[H8]. Nếu bài giảng có hơn một người thực hiện thì chọn thêm người thực hiện như sau: Nhấn vào nút lệnh Adobe Presenter\Sellect All\Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả Slide [H8].[1] Bước 2: Thiết lập câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz) Phần câu hỏi này có thể chèn vào trước phần giới thiệu bài mới (câu hỏi kiểm tra bài cũ), hoặc chèn vào phần tìm hiểu chung (các thông tin về tác giả, tác phẩm,...) sau các phần bài học đã hoàn thành để kiểm tra kiến thức học sinh tiếp nhận được sau mỗi phần của bài học (dạng bài tập nhanh). Như vậy học sinh có thể tự kiểm tra và đánh giá được khả năng tiếp thu của mình ngay sau khi vừa h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_hoc_tap_hien_dai_c.doc
- ẢNH MINH HỌA SKKN.docx
- Bia sang kien kinh nghiem.doc
- Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai.doc
- MỤC LỤC.docx
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.docx