SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại lớp 7A trường THCS Nga Văn

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại lớp 7A trường THCS Nga Văn

Năm học 2016-2017 là năm học tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Chú trọng tạo chuyển biến mới trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Như vậy việc giáo dục học sinh trong trường THCS song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Nói cách khác, là dạy học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ, vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. Để đạt được mục tiêu đó thì trong giáo dục trách nhiệm hàng đầu là của nhà trường mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong trường giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và mọi thành viên trong lớp. Vạch kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.

 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy rằng để xây dựng được một tập thể lớp có ý thức tự quản tốt trước tiên phụ thuộc vào sự hoạt động tích cực của ban cán sự lớp và ý thức của các thành viên trong lớp đồng thời giáo viên chủ nhiệm có thêm thời gian dành cho chuyên môn và các công việc khác là một việc làm cần thiết.

 Vì vậy tôi chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại lớp 7A trường THCS Nga Văn" với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay.

 

doc 21 trang thuychi01 13884
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại lớp 7A trường THCS Nga Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC TỰ QUẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH 
TẠI LỚP 7A TRƯỜNG THCS NGA VĂN
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Năm học 2016-2017 là năm học tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Chú trọng tạo chuyển biến mới trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Như vậy việc giáo dục học sinh trong trường THCS song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Nói cách khác, là dạy học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ, vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. Để đạt được mục tiêu đó thì trong giáo dục trách nhiệm hàng đầu là của nhà trường mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong trường giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và mọi thành viên trong lớp. Vạch kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
	Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy rằng để xây dựng được một tập thể lớp có ý thức tự quản tốt trước tiên phụ thuộc vào sự hoạt động tích cực của ban cán sự lớp và ý thức của các thành viên trong lớp đồng thời giáo viên chủ nhiệm có thêm thời gian dành cho chuyên môn và các công việc khác là một việc làm cần thiết.
	Vì vậy tôi chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại lớp 7A trường THCS Nga Văn" với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp xây dựng lớp học tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại lớp 7A trường THCS Nga Văn" nhằm góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm làm tôt công tác chủ nhiệm của mình. 
- Ghi lại những việc làm đã thành công để đúc rút kinh nghiệm của bản thân
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 7A trường THCS Nga Văn, năm học 2016-2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Quan sát, so sánh, đối chiếu, điều tra, phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu tài liệu......
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận 
 	Theo điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư số 12/211/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại khoản 2 Điều 31 giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện nhiệm vụ :
	- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của cả lớp và của từng học sinh
	- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng.
	- Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
	Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của sở GD & ĐT Thanh Hóa trường THCS Nga Văn ngày 14/10/2011 tổ chức chuyên đề " Xây dựng phong trào tự quản lớp học". Đây là một hoạt động thiết thực giúp cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường quản lý tốt các hoạt động phong trào cũng như kỷ cương nền nếp học đường đồng thời giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động và khả năng chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động.
	 Lứa tuổi học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng, rất thích hoạt động, ham hiểu biết, muốn thể hiện mình. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật thế giới xung quanh, mà còn muốn khám phá chính bản thân mình, muốn tự khẳng định mình và cũng muốn tập thể công nhận mình. Xây dựng lớp học tự quản và nâng cao vai trò tự quản của ban cán sự lớp không những thoả mãn tâm lý này của các em mà còn tạo cho các em cơ hội để được trải nghiệm và chia sẻ; được nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển theo hướng tích cực.
	Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hoá tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của học sinh, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm Mỗi học sinh trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. Ban cán sự lớp triển khai và tổng kết các hoạt động trong tuần, tháng, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò tham mưu khi cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
	Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho các nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho học sinh được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ.
	Thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho giáo viên chủ nhiệm. Nên công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm. Chính vì vậy, không nhiều giáo viên chủ nhiệm thực sự có năng lực, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho giáo viên chủ nhiệm còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác này. 
	Giáo viên chủ nhiệm không chú ý đến vai trò của ban cán sự. Lớp trưởng , lớp phó, các tổ trưởng chỉ là chức danh, không hoạt động đúng vai trò và chức năng của mình. hay nói đúng hơn là chỉ mang tính hình thức. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải làm thay nhiều việc của lớp.
 	Đối với trường THCS Nga Văn, trong những năm qua, Chi bộ Đảng - Ban Giám hiệu nắm vững các văn bản của pháp luật cũng như các văn bản về quản lý giáo dục. Nhận thức đúng đắn vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm. Tổ chức tốt các đoàn thể như: công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội chữ thập đỏ trong trường hoạt động có hiệu quả; Hội cha mẹ học sinh: luôn quan tâm luôn sát cánh cùng giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục học sinh; Về phía bản thân: Là giáo viên trực tiếp dạy môn toán, đã làm công tác chủ nhiệm và công tác đoàn đội nhiều năm liền, nên đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Mặt khác là giáo viên nữ và là người địa phương nên sự am hiểu hoàn cảnh của học sinh trong lớp có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, Xã Nga Văn là xã vùng chiêm nền kinh tế thuần nông, nghề phụ chưa phát triển, thu nhập bình quân tính trên nhân khẩu còn thấp, nhiều phụ huynh phải đi kiếm việc làm lúc nông nhàn ở xa quê, việc dạy dỗ con còi chưa chu đáo, còn giao phó cho nhà trường. Tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao nên điều kiện đầu tư cho con ăn học chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội ta hiện nay. 
Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi nên nhiều em còn ham chơi, hay bắt chước đua đòi, tập làm "người lớn", ý thức học tập kém, có tính ỷ lại người khác. 
Trường THCS Nga Văn có 8 lớp thì chỉ có 3 giáo viên chủ nhiệm là người địa phương, hai giáo viên chủ nhiệm là người cư trú tị đị phương còn lại 2 giáo viên chủ nhiệm là người Bỉm Sơn. 50% giáo viên chủ nhiệm có số năm công tác ít, nhất là công tác chủ nhiệm còn quá mới thêm vào đó con nhỏ ốm đau luôn nên thời gian dành cho công tác chủ nhiệm còn nhiều hạn chế. 
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên vẫn duy trì quan niệm thầy là "người trên" và học trò là "người dưới" quan niệm này dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trò. 
Về việc tổ chức và chỉ đạo lớp của ban cán sự còn có nhiều hạn chế, giờ sinh hoạt còn đơn điệu và nặng về phê bình, khiển trách các bạn không hoàn thành nhiệm vụ.
Các khó khăn trên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục lớp của giáo viên chủ nhiệm.
Kết quả của thực trạng tại lớp 7A
Trong năm học 2015 - 2016 lớp đạt được kết quả như sau:
	- Hoạt động đội xếp thứ 4 trên tổng số 8 chi đội.
	- Văn nghệ và thể thao xếp thứ 3 , viết vẽ báo tường xếp thứ 4.
	- Đóng góp xếp thứ 5.
- Lao động xếp thứ 6.
- Học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa không có giải, môn giải toán nhanh trên mạng Internet đạt 2 giải khuyến khích, môn thể dục đạt 6 giải ba.
- Danh hiệu thi đua : Lớp tiên tiến.
- Kết quả hai mặt giáo dục cụ thể: 
Xếp loại
Tổng số
Tốt ( Giỏi)
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Hạnh kiểm
30
18
60
8
26,7
3
10
1
3,3
0
0
Học lực
30
3
10
9
30
13
43,4
4
13,3
1
3,3
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Tìm hiểu phân loại học sinh trong lớp 7A:
 Để có một lớp học tự quản tốt và giáo dục học sinh đạt kết quả cao, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp, kết quả xếp loại học tập, hạnh kiểm, những sở trường, năng khiếu, nhu cầu, nguyện vọng, tính cách, nắm vững hoàn cảnh sống, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội, bạn bè của học sinh. Tôi đã cố gắng tìm hiểu học sinh thông qua nhiều biện pháp. Cụ thể như sau:
- Qua phiếu khảo sát thông tin cá nhân( Theo mẫu )
TRƯỜNG THCS
NGA VĂN
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 7A
NĂM HỌC 2016-2017
 A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên học sinh :..................................
Ngày tháng năm sinh: Giới tính : .
Nơi sinh : Quê quán :.
Họ tên cha : Nghề nghiệp : ... 
Nơi làm việc  TuổiSức khỏe:...
Họ tên mẹ : .....Nghề nghiệp :...
Nơi làm việc ......... .Tuổi:Sức khỏe:..
Nơi ở hiện tại:
Số điện thoại:Điện thoại bàn : ...Di động :....
 B. CÂU HỎI KHẢO SÁT 
Điền nội dung thích hợp em chọn vào chỗ dấu chấm:
Câu 1 : Học lực năm học vừa qua 
Câu 2 : Hạnh kiểm năm học vừa qua ..
Câu 3 : Chức vụ từng tham gia ở các lớp 6, 7.. 
Câu 4: Năng khiếu của bản thân :
Câu 5: Trong năm học này em sẽ quyết tâm đạt được kết quả của hai mặt giáo dục là : a) Hạnh kiểm:b) Học lực 
Câu 6 : Nguyện vọng được làm cán bộ lớp năm học 2016-2017: 
 Nga Văn, ngày ..tháng năm
 Học sinh (Kí tên)
 Ngoài kết quả về học tập và hạnh kiểm như tổng hợp ở phần thực trạng tôi còn thu được những thông tin cần thiết.
 * Năng khiếu về thể thao : Bóng bàn, cờ vua , cầu lông : 5 em
 * Năng khiếu về văn nghệ : 8 em
 * Từng tham gia cán bộ lớp với các chức vụ khác nhau : 14 em
 * Nguyện vọng làm cán bộ lớp trong năm học này : 10 em 
 - Điều tra thông tin qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và học bạ của học sinh trong năm lớp 6
 	Ngoài kết quả học tập và hạnh kiểm tôi còn nắm bắt được một số em có khả năng đặc biệt khác. 
VD: Em Nguyễn Thu Hà, em Trịnh Việt Linh có khả năng đặc biệt về môn Tiếng Anh, Em Nguyễn Thị Bình có khả năng đặc biệt về môn Văn, Em Lã Ngọc Trung, em Nguyễn Ngọc Mai học giỏi môn Toán, em Hoàng Thúy Hiền có năng lực lãnh đạo lớp tốt, hai em Trần Thị Tuyết và Nguyễn Thị Bình có năng khiếu hội họa và có giọng hát hay.
 Để có những thông tin đáng quý này đòi hỏi Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự lưu ý đến công tác tổ chức cán sự bộ môn, phải rà soát tất cả các lời nhận xét của Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong năm học trước của học sinh .
- Qua giáo viên Tổng phụ trách đội
	Giáo viên chủ nhiệm nắm lại danh sách ban chỉ huy chi đội cũ và năng lực hoạt động của các em, kết quả hoạt động các phong trào thi đua của chi đội.
 - Thông qua quan sát trực tiếp : Tôi quan sát trực tiếp học sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp để biết hành vi thái độ học sinh. Đây là tài liệu sống, qua đó tôi cố gắng tìm ra những nét cá tính nhất của từng em. Tôi thường có mặt ở lớp trước khi trống vào học và ra về khi trống tan ngay cả những hôm không có tiết dạy cuối buổi. Tôi quan sát lớp chủ nhiệm cả trong giờ ra chơi xem em nào nghịch thái quá, em nào từ tốn, hiền lành, theo dõi các hoạt động của các em khi ra chơi có khi trên đường vào dạy lớp khác tôi cũng ngang qua lớp chủ nhiệm. 
	Qua các biện pháp tìm hiểu trên tôi tiến hành phân loại học sinh theo các tiêu chí : Học lực, hạnh kiểm, năng khiếu ở các lĩnh vực, khả năng làm cán bộ lớp, hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú, nguyện vọng ..
 Sự phân loại các thông tin trên là căn cứ để lựa chọn những em có năng lực và nhiệt tình vào ban cán sự lớp.
2.3.2. Lựa chọn ban cán sự lớp. Sắp xếp khoa học sơ đồ tổ chức, chia tổ và sắp xếp chỗ ngồi	
Đây là một việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc Xây dựng lớp học tự quản nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung. 
- Lựa chọn ban cán sự lớp
	Căn cứ vào kết quả đạt được của năm học 2015 -2016, đồng thời dựa vào kết quả điều tra, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở trường, năng lực hoạt động của học sinh. Tôi lấy ý kiến của tập thể lớp bầu lại ban cán sự và đưa ra một số tiêu chuẩn cần có của ban cán sự lớp để tập thể lớp thảo luận rồi đi đến thống nhất chung.
 + Tiêu chuẩn của cán bộ lớp
- Học lực từ khá giỏi, hạnh kiểm tốt. 
- Tác phong nhanh nhẹn.
- Nhiệt tình và có trách nhiệm.
- Có năng lực hoạt động đoàn thể.
- Tự chủ, công bằng, hiểu biết, và yêu mến đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
 + Cơ cấu ban cán sự lớp: 
Ban cán sự lớp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn - thể - mỹ. 
Cán bộ tổ: Tổ trưởng, tổ phó.
Ngoài ra còn có: Thư ký; Thủ quỹ; Đội cờ đỏ.
 + Tiến hành bình bầu:
Khi học sinh đã thống nhất về tiêu chuẩn, cơ cấu tôi đóng vai trò là cố vấn cho các em tiến hành bình bầu tự do, dân chủ. Đề cử, ứng cử và bầu thông qua phiếu kín. ( Mẫu sau) Nếu đồng ý bạn nào giữ chức vụ gì thì đánh đấu (x), nếu không thì bỏ trống.
STT
 Chức 
 vụ
Tên
Lớp trưởng
Lớp phó học tập
Lớp phó lao động
Lớp phó văn thể mỹ
Kết quả : Lớp trưởng: Nguyễn Thị Bình
Lớp phó học tập : Vũ Văn Dũng
Lớp phó văn thể mỹ : Nguyễn Thu Hà 
Lớp phó lao động : Mai Văn An ( kiêm thư ký)
Bầu ban cán sự tổ tôi dành cho từng tổ tự lựa chọn; kết quả:
Tổ1: Tổ trưởng : Mai Thị Trang; tổ phó : Mai Trà My
Tổ 2: Tổ trưởng : Nguyễn Đức Bình; tổ phó: Nguyễn Thu Hà
Tổ trưởng tổ 3: Lê Thị Ánh ; tổ phó : Nguyễn Thị Giang
Để hỗ trợ cho kiểm tra các nề nếp của đội trong lớp tôi cho lớp bầu thêm một em giữ chức vụ đội cờ đỏ: Nguyễn Thu Hà
- Sơ đồ tổ chức lớp.
 Lớp phó lao động
Tổ 2
Giáo viên chủ nhiệm
Lớp trưởng
 Lớp phó học tập
Lớp phó văn, thể, mỹ
Tổ trưởng
Tổ phó
Các thành viên
Tổ 1
Các thành viên
Tổ trưởng
Tổ phó
Tổ 3
Tổ trưởng
Tổ phó
Các thành viên
- Chia tổ và lập sơ đồ lớp học, 
 Như là căn cứ vào bàn ghế trong lớp học có hai chỗ ngồi được sắp xếp thành 3 dãy, sĩ số lớp có 29 học sinh: 13 em nam, 16 em nữ kết quả hai mặt giáo dục của năm học trước đồng thời tham khảo ý kiến của ban cán sự lớp, tổ tôi tiến hành chia lớp thành 3 tổ. Tổ 1 gồm 4 em nam và 5 em nữ, Tổ 2 gồm 4 em nam và 6 em nữ, tổ 3 gồm 5 em nam và 5 em nữ, trong mỗi tổ có ít nhất một cán bộ lớp, có đủ các đối tượng về học lực và hạnh kiểm và các đối tượng đã phân loại ở phần 1.
	Lập sơ đồ lớp học tức là sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, khoa học. tôi dựa vào các căn cứ sau:
	+ Học lực của học sinh: Khá, giỏi kèm yếu kém; khá kèm trung bình.
	+ Thể chất của học sinh: Thấp ngồi trước, cao ngồi sau; thị giác và thích giác kém ngồi gần bảng.
	+ Chúc vụ : Ban cán sự lớp thường ngồi giữa và sau lớp, tổ trưởng ngồi sau tổ để tiện việc theo dõi.
	+ Hạnh kiểm của học sinh: hạnh kiểm yếu, không chú ý học thường cho ngồi trước lớp hoặc cùng bàn với ban cán sự lớp.
Trên cơ sở đó tôi lập sơ đồ lớp học lần thứ nhất như sau: ( mỗi học kỳ đổi chỗ 2 lần) 
 Sơ đồ lớp 7A
BGV
 Cửa vào lớp
 Diệp An(+)
 Huyền Mai(&) 
Ánh (=) Nhàn ( @)
Hoàng Hòa 
 Hùng Dung (=)
Lợi (Y) Thắng (&)
Đức (Y) Trà My($ ;&) 
Huệ (Y) Hà (-,&) 
Tâm Giang ( $) 
Dũng (#) Hà Thắng (Y) 
Đức Bình ($) Khiêm 
Hương (*;& ) Mai Trang 
Huân Trang (=) 
Thanh Bình(*) Hà My 
 Quyền 
Ghi chú: 
 Dấu (*): Lớp trưởng; Dấu (*): Cờ đỏ (kiêm thủ quỹ) 
 Dấu (#): Lớp phó học tập; Dấu (=): Tổ trưởng
 Dấu (+): Lớp phó lao động (kiêm thư ký) ; Dấu ( $): Tổ Phó)
 Dấu (-): Lớp phó văn thể mỹ, Dấu (&) ; Cán sự môn
 Dấu (Y): Học yếu; Dấu ( @): Thủ quỹ;
	Lập sơ đồ lớp học như trên có tác dụng giúp phát huy vai trò tự quản của ban cán sự lớp trong việc quản lý lớp học, phát huy được việc học tập theo nhóm và các em khá giỏi kèm thêm cho các em học yếu .
2.3.3. Phân công nhiệm vụ và bồi dưỡng ban cán sự lớp
- Phân công nhiệm vụ cụ thể
Giao nhiệm vụ đến từng thành viên trong ban cán sự có hướng dẫn cụ thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn đảm bảo thời gian cho các em hoàn thành chất lượng học tập tốt, vừa sức và phù hợp với đối tượng.
- Nhiệm vụ lớp trưởng: Phụ trách chung - tổ chức, giám sát các hoạt động của lớp, chủ trì các buổi sinh hoạt cuối tuần, sơ kết các đợt thi đua, sơ kết học kỳ, tổng kết măn các cuộc hội ý ban cán sự lớp, các giờ học tự quản... đánh giá các hoạt động của lớp từng tuần, từng tháng, từng kỳ, dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm.
- Nhiệm vụ lớp phó học tập: Tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động học tập, chữa bài tập, giải đáp những băn khăn thắc mắc của các bạn trong học tập, tổng hợp các ý kiến vượt quá khả năng của mình để giáo viên giải đáp, tập hợp ý kiến đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về kế hoạch nội dung học tập của lớp. Thường xuyên kiểm tra bài tập ở nhà, dụng cụ học tập và đôn đốc các bạn trong lớp làm tốt các yêu cầu đề ra. Tổ chức - điều hành cán sự môn, thiết lập được câu lạc bộ (học vui - vui học)
- Nhiệm vụ lớp phó lao động: Linh hoạt trong việc phân công, điều khiển giám sát các buổi lao động, vệ sinh, trực nhật của tổ, lớp, nhận xét đánh giá kết quả, xếp loại từng thành viên trong sổ theo dõi và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm một cách chính xác, trung thực.
- Nhiệm vụ lớp phó văn thể: Tổ chức, điều khiển theo dõi các hoạt động văn nghệ - thể thao của lớp, thành lập được đội văn nghệ, tập các bài hát mới theo chủ 
đề, thành lập được đội tuyển các môn thể thao ( cầu lông , bóng đá, đá cầu...)
- Nhiệm vụ tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động chung của các thành viên trong tổ như nề nếp đi học, đeo khăn quàng, hát và đọc 5 điều Bác Hồ dạy, nề nếp học tập trong lớp, chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhiệm vụ tổ phó: Theo dõi các hoạt động kết hợp với tổ trưởng nhắc nhở, động viên các tổ viên thực hiện tốt mọi nề nếp .
- Nhiện vụ của cán sự môn: Dưới sự điều hành của lớp phó học tập, cán sự môn có nhiệm vụ kèm cặp các bạn học yếu, hướng dẫn chữa bài tập liên hệ với giáo viên bộ môn mình phụ trách để kịp thời có giải đáp thắc mắc của các bạn về các bài tập khó, soạn câu hỏi và đáp án để tổ chức các buổi sinh hoạt lớp.
- Nhiệm vụ của thư ký: Bảo quản sổ sách, ghi chép nhật ký, nghị quyết, biên bản hội họp một cách trung thành.
- Nhiệm vụ của đội cờ đỏ ngoài việc theo đõi hoạt động của lớp khác thì phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong lớp mình thực hiện tốt nền nếp qui định của đội và khi đi giao ban phải ghi chép được các mặt mạnh, mặt yếu của lớp mà đội cờ đỏ lớp khác phát hiện được để kịp thời tuyên dương các bạn làm việc tốt và nhắc nhở các bạn còn thiếu sót thực hiện tốt hơn trong tuần tiếp theo.
- Nhiệm vụ của thủ quỹ là giữ tiền quỹ lớp, có sổ ghi chép các khoản thu- chi - tồn rõ ràng và công bố tài chính trước lớp hàng tháng.
Có thể nói ban cán sự lớp là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học tự quản.
- Bồi dưỡng ban cán sự lớp .
	Tuy nhiên lựa chọn ban 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_tu_quan_nham_nang_cao.doc