SKKN Một số biện pháp xây dựng kế hoạch thanh tra năm học đạt hiệu quả cao

SKKN Một số biện pháp xây dựng kế hoạch thanh tra năm học đạt hiệu quả cao

Chúng ta biết rằng bất kỳ một một Bộ, một Ngành hay một đơn vị, một địa phương, một doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động đều phải có kế hoạch. Kế hoạch được hiểu toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành. Việc xây dựng kế hoạch là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công nhân lực và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, với thời gian tiết kiệm nhất. Đối với Thanh tra Giáo dục, việc lập kế hoạch là một công việc quan trọng; lập kế hoạch là chức năng của nhà quản lý. Chức năng lập kế hoạch liên quan chặt chẽ đến các chức năng khác của người cán bộ quản lý trong chu trình hoạt động quản lý của mình: Lập kế hoạch - tổ chức thực hiện - chỉ đạo - kiểm tra - điều chỉnh kế hoạch. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. V.I. Lê Nin đã từng nói: " Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc" Đối với tổ chức, đơn vị, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt đối với Thanh tra giáo dục, việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc Sở GD&ĐT giao, phải thực thi theo pháp luật; vừa khẳng định những ưu điểm, vừa chỉ ra những tồn tại thiếu sót, nhằm giúp các đơn vị trường học chấn chỉnh công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc lập kế hoạch lại càng hết sức quan trọng. Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu, nó giúp người quản lý hình dung rõ và chủ động trong công việc. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong cơ quan Thanh tra Sở nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm học, giúp cho mọi hoạt động của Thanh tra Sở tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác, giúp cho người Lãnh đạo chủ động trong khi điều hành công việc, đưa các hoạt động vào nề nếp. Nếu không có kế hoạch thì mọi hoạt động trở nên vô mục đích, trở nên khó khăn, không tránh khỏi mò mẫm, giẫm đạp lên nhau, lúng túng và luôn nằm trong tình trạng bị động. Kế hoạch đồng thời còn là cơ sở để cấp trên kiểm tra, đánh giá các hoạt động, biết được kết quả để giúp Thanh tra Sở có sự thay đổi, điều chỉnh tích cực nhằm tạo nên sự phát triển cả về chất và lượng. Tuy thế lý luận kế hoạch hóa của Khoa học quản lý giáo dục hết sức khái quát, trừu tượng nên nhận thức trong mỗi người không khỏi không có những chỗ khác nhau, khó vận dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm học thường gặp một số khó khăn về xác định nhiệm vụ mục tiêu, kế hoạch vừa mang tính trọng tâm, vừa phải bao quát được các nhiệm vụ trong năm học, cụ thể hoá các nhiệm vụ, đề ra các biện pháp chưa xác đáng nên mặc dầu có kế hoạch nhưng tính khả thi chưa cao. Vì thế , trong quá trình làm công tác thanh tra giáo dục, qua thực tế xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra năm học 2015-2016, tôi mạnh dạn chọn và nêu lên kinh nghiệm về "Một số biện pháp xây dựng kế hoạch thanh tra năm học đạt hiệu quả cao".

doc 13 trang thuychi01 25181
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng kế hoạch thanh tra năm học đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
THANH TRA SỞ
KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Người thực hiện: Lê Khắc Vinh
Chức vụ: Phó Chánh thanh tra
Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 6 năm 2016
	SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
	MỘT SỐ BIÊN PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
I. MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng bất kỳ một một Bộ, một Ngành hay một đơn vị, một địa phương, một doanh nghiệp... Trong quá trình hoạt động đều phải có kế hoạch. Kế hoạch được hiểu toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành. Việc xây dựng kế hoạch là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công nhân lực và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, với thời gian tiết kiệm nhất. Đối với Thanh tra Giáo dục, việc lập kế hoạch là một công việc quan trọng; lập kế hoạch là chức năng của nhà quản lý. Chức năng lập kế hoạch liên quan chặt chẽ đến các chức năng khác của người cán bộ quản lý trong chu trình hoạt động quản lý của mình: Lập kế hoạch - tổ chức thực hiện - chỉ đạo - kiểm tra - điều chỉnh kế hoạch. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. V.I. Lê Nin đã từng nói: " Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc" Đối với tổ chức, đơn vị, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt đối với Thanh tra giáo dục, việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc Sở GD&ĐT giao, phải thực thi theo pháp luật; vừa khẳng định những ưu điểm, vừa chỉ ra những tồn tại thiếu sót, nhằm giúp các đơn vị trường học chấn chỉnh công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc lập kế hoạch lại càng hết sức quan trọng. Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu, nó giúp người quản lý hình dung rõ và chủ động trong công việc. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong cơ quan Thanh tra Sở nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm học, giúp cho mọi hoạt động của Thanh tra Sở tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác, giúp cho người Lãnh đạo chủ động trong khi điều hành công việc, đưa các hoạt động vào nề nếp. Nếu không có kế hoạch thì mọi hoạt động trở nên vô mục đích, trở nên khó khăn, không tránh khỏi mò mẫm, giẫm đạp lên nhau, lúng túng và luôn nằm trong tình trạng bị động. Kế hoạch đồng thời còn là cơ sở để cấp trên kiểm tra, đánh giá các hoạt động, biết được kết quả để giúp Thanh tra Sở có sự thay đổi, điều chỉnh tích cực nhằm tạo nên sự phát triển cả về chất và lượng. Tuy thế lý luận kế hoạch hóa của Khoa học quản lý giáo dục hết sức khái quát, trừu tượng nên nhận thức trong mỗi người không khỏi không có những chỗ khác nhau, khó vận dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm học thường gặp một số khó khăn về xác định nhiệm vụ mục tiêu, kế hoạch vừa mang tính trọng tâm, vừa phải bao quát được các nhiệm vụ trong năm học, cụ thể hoá các nhiệm vụ, đề ra các biện pháp chưa xác đáng nên mặc dầu có kế hoạch nhưng tính khả thi chưa cao. Vì thế , trong quá trình làm công tác thanh tra giáo dục, qua thực tế xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra năm học 2015-2016, tôi mạnh dạn chọn và nêu lên kinh nghiệm về "Một số biện pháp xây dựng kế hoạch thanh tra năm học đạt hiệu quả cao".
 II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
Muốn nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ thanh tra năm học 2015-2016 của Thanh tra Sở thì việc xây dựng kế hoạch thanh tra là công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Trong quản lý, kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh hoạt động của thanh tra Sở trong năm học. Trong chu trình quản lý thì xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng nền tảng. Nếu xây dựng một bản kế hoạch chặt chẽ, phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học sẽ hạn chế sự bất cập trong quá trình tổ chức, giúp cho người quản lý nhìn thấy những thay đổi, tạo khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, tập trung được sự cố gắng của mọi người vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ thanh tra năm học. Khi có kế hoạch sẽ giúp cho quản lý dễ dàng thực hiện các chức năng quản lý. Có thể nói rằng tính kế hoạch là đặc trưng của quản lý, kế hoạch là nguyên tắc của quản lý, quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quá trình quản lý. Mục đích của quản lý là nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của đơn vị nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Để hoạt động thanh tra đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học, Lãnh đạo phải tổ chức xây dựng một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của Thanh tra sở, yêu cầu của Ngành và thực tế của tỉnh, bản kế hoạch có tính khả thi cao.
 2. Cơ sở thực tiễn
Để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra ngoài các văn bản luật, hướng dẫn của ngành rất cần sự giúp đỡ của các cấp, các ban, ngành, trong đó vai trò của người thủ lĩnh là quan trọng nhất (Người nhạc trưởng trong dàn nhạc). Người Lãnh đạo muốn quản lý tốt thì phải có kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. Trong từng năm học, việc xây dựng kế hoạch thanh tra giúp người Lãnh đạo định hướng trước được những công việc sẽ làm, phải làm, ai làm, thời gian bao lâu,... có như vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học, người Lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ, thanh tra viên không bị động và không bị bỏ sót một công việc nào. Xây dựng kế hoạch thanh tra năm học là biện pháp tốt nhất góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong thanh tra. Đối với lãnh đạo Thanh tra Sở ngoài phẩm chất chính trị tốt, hiểu biết về từng cán bộ cấp dưới, còn phải có năng lực phân tích, phán đoán, tổng hợp, tư duy lôgic; nắm bắt và xử lý các thông tin linh hoạt, chính xác, biết xác định mục tiêu trọng tâm, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể, phù hợp, phân công, bố trí công việc khoa học, hợp lý để hoàn thành kế hoạch. Đối với bản thân, tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm học, nhưng những năm trước đây vì chưa nắm chắc lý luận nên nhiều khi bản thân xây dựng kế hoạch chưa tuân theo các nguyên tắc và quy trình chặt chẽ. Do đó bản kế hoạch nhiều khi lại là sản phẩm riêng của người lãnh đạo chứ chưa tập trung được trí tuệ của tập thể dẫn đến nội dung kế hoạch chỉ mang tính bề nổi, không có chiều sâu, khó thực hiện vì khó thực thi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Đó là câu hỏi khiến tôi băn khoăn và suy nghĩ, mong tìm được giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và nắm chắc lý luận và rút được một số kinh nghiệm của những năm trước đây và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác thanh tra năm học, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng kế hoạch thanh tra năm học đạt hiệu quả cao của người quản lý” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp xây dựng kế hoạch thanh tra năm học một cách hợp lý có tính khả thi, đạt hiệu quả cao. 
3. Thực trạng
Việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm học 2015-2016 có những khó khăn và thuận lợi sau: 
Thuận lợi: 
Thanh tra Sở GD&ĐT có 07 cán bộ, trong đó: 03 lãnh đạo, 04 cán bộ, tỷ lệ 9% biên chế của Cơ quan Sở GD&ĐT. 100% cán bộ, thanh tra viên đều có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình trách nhiệm trong công tác, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có bản lĩnh, 100% là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam; đều đã qua các lớp học về nghiệp vụ thanh tra viên. Thanh tra Sở được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ GD&ĐT, đặc biệt là sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi của Giám đốc Sở GD&ĐT nên hàng năm Thanh tra Sở đều hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ năm học.
Khó khăn: 
Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích rộng (11.168,3 km2), nhiều vùng miền khó khăn, xã đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 11 huyện miền Núi; có 07/62 huyện nghèo nhất cả nước, 5 huyện và 15 xã giáp biên giới. Toàn tỉnh có 2.157 trường học với 26.191 lớp, tổng số học sinh 749.009; trong đó đơn vị trực thuộc 107 trường THPT; 27 Trung tâm GDTX huyện, 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 01 TTKTTH-HN; 11 trường TCCN, 03 trường Cao đẳng, 03 trường Đại học trên địa bàn; và các cơ sở tham gia đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học, bậc học toàn tỉnh gần 58.377 người. Địa bàn Thanh Hóa rộng, số trường học trực thuộc nhiều, nội dung thanh tra nhiều nhưng thanh tra Sở đã chọn khâu đột phá là: Xây dựng kế hoạch thanh tra năm học 2015-2016 phải có tính khả thi, đạt hiệu quả cao. Với suy nghĩ như vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn một số biện pháp cơ bản sau: 
4. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: 
Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan để hiểu rõ, hiểu chắc những vấn đề cơ bản về công tác xây dựng kế hoạch. Khi xây dựng kế hoạch nhất thiết người Lãnh đạo phải dựa vào những căn cứ quan trọng, đó là:
- Văn kiện và Nghị quyết đại hội Đảng các cấp
- Luật Thanh tra năm 2010
- Luật Tố cáo năm 2011
- Luật Khiếu nại 
- Luật phòng chống tham nhũng
- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Luật Giáo dục
- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 về xử lya vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
- Điều lệ Trường Mầm non; Trường tiểu học, Trường THCS và THPT, Trường TCCN, Cao đẳng.
- Các Công văn, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, của Ngành về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016; Công văn số 4190/BGDĐT-TTr ngày 17/08/2015 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn công tác thanh tra năm học 2015-2016
- Căn cứ tình hình thực tế phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; kết quả thanh tra trong những năm học trước đây đã đạt được và những kinh nghiệm được rút ra làm căn cứ cho những năm học tiếp theo.
 Từ những căn cứ đó, muốn xây dựng kế hoạch tốt, người Lãnh đạo cần phải có những hiểu biết thật cụ thể, chính xác các vấn đề có liên quan đến kế hoạch. Lãnh đạo trong bất kỳ giai đoạn nào cũng phải đọc và nghiên cứu kỹ các Chỉ thị, văn bản để nắm bắt được đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và của Ngành về công tác giáo dục để tích luỹ kiến thức đó là việc làm hết sức quan trọng. Tôi muốn nhấn mạnh ở điểm này hơn nữa bởi theo tôi được biết vẫn còn một số Lãnh đạo khi được hỏi về các văn bản hướng dẫn, về đường lối chỉ đạo của cấp trên đã rơi vào tình trạng lúng túng. Nguyên nhân là do bản thân nghiên cứu không kỹ, không thường xuyên, không cập nhật. Điều này sẽ gặp khó khăn không nhỏ khi tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm. Kinh nghiệm về vấn đề này, vì vậy tất cả các Quyết định, văn bản, Chỉ thị khi nhận được phải đọc, xem đi xem lại nhiều lần để hiểu kỹ, Sau mỗi tháng xem lại và thông qua trong cuộc họp phòng hàng tháng hay trước khi tiến hành cuộc thanh tra mà có liên quan đến các văn bản. Làm như vậy tất cả các văn bản không những bản thân nắm được mà tất cả cán bộ, thanh tra viên đều biết. Đây cũng chính là việc làm giúp cho tôi có được thông tin cụ thể, chính xác khi xây dựng kế hoạch.
Biện pháp 2:
Làm tốt khâu chuẩn bị, có hệ thống thông tin đầy đủ chính xác về nhiệm vụ của Thanh tra Sở, tình hình diễn biến về kinh tế, xã hội và giáo dục trên địa bàn quản lý của Sở GD&ĐT. Thông tin có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác lập kế hoạch. Theo APhaNaXép: "Nếu không có thông tin, hoặc thông tin không đầy đủ thì mọi quá trình quản lý sẽ không diễn ra hoặc diễn ra một cách kém hiệu qủa". Thông tin là cơ sở cho việc quản lý có khoa học và hiệu quả. Nhờ có thông tin mà chủ thể quản lý kịp thời điều chỉnh những hiện tượng bất ngờ, ngẫu nhiên nhằm cho đơn vị vận hành một cách bình thường. Muốn có hệ thống thông tin tốt người Lãnh đạo cần có 3 kỹ năng: 
- Thu thập thông tin. 
- Xử lý thông tin. 
- Lưu trữ thông tin. 
Thu thập thông tin: Người lãnh đạo phải biết tìm hiểu, khai thác và thu thập (Kể cả những thông tin nhỏ). Bên cạnh việc thu thập thông tin, cần phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên biết thu thập thông tin ở tất cả các mặt liên quan đến kế hoạch: Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn của địa phương, của đơn vị về truyền thống địa phương, tập quán, thói quen, điều kiện cho giáo dục và đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị, về đội ngũ, số học sinh, chất lượng giáo duch, công tác phổ cập, công tác huy động học sinh, các nhiệm vụ được giao, các văn bản, Chỉ thị, hướng dẫn của Ngành, của Đảng, của Chính quyền Tất cả các lĩnh vực ấy được thu thập từ nhiều góc độ, nhiều đối tượng, nhiều thời điểm. Có thể từ lãnh đạo địa phương, từ nhân dân, từ các phòng ban cơ quan Sở. Quá trình thu thập thông tin phải được thực hiện thường xuyên liên tục, nhưng tập trung cao độ là vào thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới, Lãnh đạo cần tăng cường tích cực cho vấn đề thu thập thông tin. 
Xử lý thông tin: Người Lãnh đạo phải biết lắng nghe, thu thập, lắng nghe tất cả những thông tin cần thiết. Nhưng không có nghĩa là tất cả các thông tin ấy đều đúng, đều chính xác. Điều này đòi hỏi phải biết xử lý thông tin bằng cách phân tích các thông tin ấy theo nhiều góc độ: Chủ quan, khách quan, thậm chí có thể tìm hiểu, điều tra, xem xét lại để có lượng thông tin có độ chính xác cao, không mâu thuẫn với đường lối của Đảng, của Nhà nước và của Ngành và của đơn vị.
Lưu trữ thông tin: Kỹ năng này liên quan đến vấn đề đã trình bày ở giải pháp thứ nhất đó là việc theo dõi, lưu trữ các văn bản, các thông tin đã thu thập và xử lý để thông tin đầy đủ hơn. 
Biện pháp 3:
Thực hiện tốt phương châm: "Dân biết, dân bàn , dân làm, dân kiểm tra". Phương châm này thực sự mang lại hiệu quả cao nhất, bởi trí tuệ của nhiều người trong trí tuệ của một người và trí tuệ của một người nằm trong nhiều người. "Dân" ở đây chính là cán bộ, thanh tra viên, công chức. Kế hoạch và lập kế hoạch là nhiệm vụ của người lãnh đạo, người lãnh đạo giỏi là những người biết lắng nghe ý kiến của quần chúng đóng góp tạo nên quyết định của chính mình. Nghĩa là kế hoạch không phải chỉ do lãng đạo ngồi trong phòng lạnh viết, trình lên cấp trên phê duyệt, rồi về đơn vị triển khai thực hiện. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì phương châm này chưa triệt để, chưa đúng nghĩa và chưa mang tính chất dân chủ tập thể. Để kế hoạch thực sự là trí tuệ của tập thể, trước khi viết dự thảo kế hoạch phải có sự bàn bạc kỹ trong tập thể Thanh tra Sở, sau đó đi đến thống nhất cao trong đơn vị. Trên cơ sở đó, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân cùng với hệ thống thông tin đã được xử lý, lãnh đạo mới tiến hành viết dự thảo kế hoạch thanh tra năm học. Bản dự thảo kế hoạch phải được thiết kế theo hướng dẫn của ngành, của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra tỉnh. Mỗi nội dung đều phải đầy đủ về nội dung thanh tra, địa điểm thanh tra, thời gian thanh tra, lực lượng thanh tra. Sau khi định hình được bản kế hoạch thanh tra năm học, tiến hành viết dự thảo. Để đảm bảo tính thống nhất cao trong việc thực hiện kế hoạch, hoàn chỉnh bản dự thảo. Trước khi dự thảo kế hoạch được phê duyệt, tổ chức họp Chi bộ Thanh tra Sở nêu lên những vấn đề cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ thanh tra năm học, các biện pháp chính. Sau đó tổ chức họp phòng, mời Giám đốc Sở cùng dự. Trong phiên họp lãnh đạo thông qua bản dự thảo kế hoạch trưng cầu và xin ý kiến đóng góp của các thành viên. Sau khi thống nhất cơ bản, lãnh đạo mới tiến hành bổ sung, điều chỉnh lại kế hoạch sao cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm thanh tra trong năm học, sau đó điều chỉnh bổ sung hoàn thiện kế hoạch, đến khâu trình Giám đốc phê duyệt. Sau khi được Giám đốc phê duyệt kế hoạch, kế hoạch chính thức có hiệu lực được sao gửi đến Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT, các phòng ban có liên quan và phổ biến đến tất cả mọi thành viên Thanh tra Sở để tố chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo cần cụ thể hoá kế hoạch thành kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng để thực hiện. Căn cứ vào các nội dung, chỉ tiêu và biện pháp mà định ra công việc cụ thể cho các hoạt động bằng cách sắp xếp theo trình tự thời gian và để giám sát việc thực hiện kế hoạch: Khi xây dựng kế hoạch thì một tính chất cần phải thể hiện rõ ở phương châm này đó là tính chất "hai chiều". Nghĩa là từ trên xuống, dưới lên một cách nhịp nhàng hợp lý.
Biện pháp 4: 
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch. Khi đã được phê duyệt, bản kế hoạch trở thành văn bản pháp lệnh và có hiệu lực thi hành. Song song với việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra năm học, Kế hoạch thanh tra từng cuộc, từng nội dung phải được cụ thể hóa.
Khi tiến hành một cuộc thanh tra, trước hết phải thông báo kế hoạch thanh tra cụ thể đến đối tượng được thanh tra, lập đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản cho Đoàn thanh tra, ban hành Quyết định thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra; khi tiến hành thanh tra phải công bố quyết định thanh tra (lập biên bản công bố quyết định thanh tra); nêu mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra từng nội dung phải lập biên bản cụ thể, cuối đợt thanh tra họp Đoàn thanh tra với đơn vị được thanh tra để thông qua kết quả thanh tra; kết thức thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra khắc phục những tồn tại, hạn chế sau thanh tra.
Trong thực tế thực hiện kế hoạch, có nội dung cần phải bổ sung điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, cho phù hợp với yêu cầu và sự chỉ đạo của cấp trên (hay có sự thay đổi). Vì kế hoạch không phải là cái bất biến. Điều đó cũng góp phần đánh giá được mức độ khả thi của kế hoạch, phát hiện những gì chưa phù hợp để điều chỉnh kịp thời. Khi tiến hành thanh tra cần phải bám sát kế hoạch thanh tra, kế hoạch các phòng, ban có liên quan về nội dung, phương pháp thanh tra, từ đó đánh giá kết quả chính xác, tránh chồng chéo về nội dung, thời gian. Trong quá trình thanh tra, cần có phương pháp để động viên, khuyến khích những cá nhân, những việc làm tốt, uốn nắn những việc làm chưa tốt để hướng việc thực hiện kế hoạch đi đúng trọng tâm. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra chỉ ra cho đơn vị được thanh tra thấy được những ưu điểm đạt được để phát huy, đồng thời chỉ ra những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Cán bộ thanh tra đánh giá phải khách quan, trung thực, thẳng thắn, công bằng, chính xác để đối tượng được thanh tra tâm phục, khẩu phục và chấp hành nghiêm kết luận của Đoàn thanh tra.
 	Biện pháp 5: 
Để thực hiện hoàn thành kế hoạch thanh tra năm học, cần tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra tỉnh trong việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch được chính xác và đầy đủ về nội dung, bao quát được nhiệm vụ thanh tra trong năm học. Để kế hoạch có tính thực tiễn và khả thi. Người lãnh đạo phải luôn trau dồi và nâng cao năng lực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Bên cạnh đó cần tranh thủ sự giúp đỡ chỉ đạo từ phía các cấp lãnh đạo nhất là đồng chí Giám đốc Sở GD&ĐT. Đây là một kinh nghiệm cơ bản, bởi sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc triển tổ chức, khai thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất. 
5. Kết quả
Thực tế trong năm học 2015-2016, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thực hiện hoàn thành 100% chương trình, kế hoạch thanh tra đề ra, Thanh tra hành chính 06 cuộc, thanh tra chuyên ngành được 02 cuộc, thanh tra chuyên đề 04 cuộc, cụ thể như sau:
a) Thanh tra hành chính 06 cuộc:
- 01 cuộc: 03 trường THPT Huyện Hà Trung
- 01 cuộc: 05 trường THPT huyện Yên Định
- 01 cuộc: 04 trường THPT huyện Thạch Thành
- 01 cuộc: Các trường TH

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_ke_hoach_thanh_tra_nam_hoc_da.doc