SKKN Một số biện pháp xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực

SKKN Một số biện pháp xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực

Môi trường giáo dục có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trí tuệ người học. Trong đó giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và có hiệu quả. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Hiện nay, trong điều kiện đất nước đang từng bước tiết tới công nghiệp hóa- hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách to lớn để đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng môn học mà bản chất của dạy học hiện đại là: Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người. Theo quan điểm này chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kĩ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu trên.

 Năm học 2016- 2017 phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được phát động. Đây là bước tiến vượt bậc của các nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung, đã tạo điều kiện để giáo viên được làm việc trong bầu không khí an toàn tích cực đi vào thực chất. Học sinh nhận thấy mình tìm được niềm vui, sự tin tưởng, tình đoàn kết bạn bè trong sáng, tình thầy trò cảm động và mình được tôn trọng. Các em chủ động, thân thiện hơn, tích cực trong các hoạt động học tập, bước đầu được rèn luyện kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.

 Phong trào thực sự đã được các trường học trên toàn Quốc hoan nghênh, tích cực triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo ở các trường học đã xây dựng kế hoạch hoạt động, cụ thể hóa phong trào thi đua phù hợp với đặc điểm từng trường, từng địa phương và có nhiều sáng tạo, từng tiêu chí nội dung đã dược các nhà trường hoàn thiện dần trong từng năm học.

 

doc 18 trang thuychi01 8264
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trí tuệ người học. Trong đó giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và có hiệu quả. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Hiện nay, trong điều kiện đất nước đang từng bước tiết tới công nghiệp hóa- hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách to lớn để đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng môn học mà bản chất của dạy học hiện đại là: Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người. Theo quan điểm này chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kĩ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu trên.
 Năm học 2016- 2017 phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được phát động. Đây là bước tiến vượt bậc của các nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung, đã tạo điều kiện để giáo viên được làm việc trong bầu không khí an toàn tích cực đi vào thực chất. Học sinh nhận thấy mình tìm được niềm vui, sự tin tưởng, tình đoàn kết bạn bè trong sáng, tình thầy trò cảm động và mình được tôn trọng. Các em chủ động, thân thiện hơn, tích cực trong các hoạt động học tập, bước đầu được rèn luyện kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
 Phong trào thực sự đã được các trường học trên toàn Quốc hoan nghênh, tích cực triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo ở các trường học đã xây dựng kế hoạch hoạt động, cụ thể hóa phong trào thi đua phù hợp với đặc điểm từng trường, từng địa phương và có nhiều sáng tạo, từng tiêu chí nội dung đã dược các nhà trường hoàn thiện dần trong từng năm học. 
 Một trong các nội dung cơ bản của phong trào đó là: “ Tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh. Cụ thể: Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến khích đề xuất ý kiến và cùng các thầy cô giáo giải quyết thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Giáo viên có biện pháp kịp thời khắc phục việc học sinh bỏ học, học sinh ngồi nhầm chỗ, quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh cá biệt, xây dựng được môi trường thân thiện ở lớp ở trường, phát triển từng học sinh” Để thực hiện tốt nội dung này mỗi giáo viên cần có một số kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh.
Với mục tiêu giúp học sinh thân thiện và tích cực trong học tập “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì ta đã nghe nhiều. Song, làm thế nào để tạo ra môi trường thân thiện, trong mỗi tiết học làm thế nào để tạo nên sự thân thiện, làm thế nào để phát huy tính tích cực thì chưa có tài liệu viết cụ thể và đầy đủ, do vậy tôi chọn nội dung “Một số biện pháp xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm cụ thể hóa phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và tổng kết thành đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra các biện pháp có tính thiết thực để xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực góp phần nâng cao chất lượng học sinh.
- Trau dồi nghiệp vụ sư phạm, góp phần bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn thân thiện, phát huy đội ngũ và học sinh đóng góp vào mục tiêu chung trong xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Cầu Lộc trong các hoạt động ở nhà trường như: cách tổ chức lớp của giáo viên, tính tích cực của học sinh trong hoạt động và học tập.
 - Tổng kết rút kinh nghiệm về xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực, trang trí trường lớp áp dụng vào thực tế góp phần đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường lớp. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
- Kế hoạch thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của nhà trường .
- Dự giờ thăm lớp thống kê xử lí các số liệu, tổ chức thực hiện và đúc rút kinh nghiệm. Tham khảo các tài liệu trên mạng có cùng chủ đề. Viết thành sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
* Cơ sở pháp lí: Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường;
 * Cơ sở khoa học:
Xuất phát từ quan điểm “ Học đi đôi với hành”, muốn cho việc học tập có kết quả cao thì người học phải tích cực vì vậy phát huy tính tích cực của học sinh là tiền đề xây dựng kỹ năng sống cho các em. Giúp các em phát huy năng lực, trí lực của mình vào các hoạt động chung của nhà trường, gia đình và xã hội; Giúp các em tự biết chăm sóc, bảo vệ mình và độc lập sáng tạo trong học tập, lao động; biết tự mình xây dựng hoạt động cá nhân và tập thể, biết đóng góp ý kiến, tự rèn luyện nhân cách trong cuộc sống hằng ngày, tính tích cực của con người được thể hiện qua các mức độ:
Mức 1. Bắt chước . 
Mức 2. Tìm tòi .
Mức 3. Sáng tạo.
Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định đến trường, là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao, có môi trường sống lành mạnh, an toàn và cơ sở vật chất đảm bảo. Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.
Trường học thân thiện là việc tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ. Ngoài ra điều đó còn thể hiện sự động viên, khuyến khích học sinh, giáo viên và các đối tượng liên quan xây dựng môi trường giáo dục với tình thương yêu và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục khi có kĩ năng tự giáo dục thì sẽ đề kháng được những tác động tiêu cực của xã hội từ đó phát triển tốt nhân cách như Bennet- Người anh nói : “ Chỉ có người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục”
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với nhà trường.
 Trường TH Cầu Lộc có diện tích 7500m2, được đặt tại thôn Đông Thịnh Xã Cầu Lộc, một xã vùng quê, ở phía bắc và thuộc vùng khó khăn bậc nhất của huyện Hậu Lộc, Xã gồm 13 thôn, dân số hơn 8000 người, nhân dân thuần nông, làm thêm nghề nấu rượu, kinh tế phát triển chậm. Năm học 2016-2017 trường TH Cầu Lộc có 17 lớp với 504 học sinh ( trong đó có 73 học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, 77 học sinh thuộc hộ cận nghèo, 6 học sinh mồ côi, 7 học sinh khuyết tật). Cơ sở vật chất được địa phương và nhân dân đầu tư tương đối đảm bảo để xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia.
Cũng như nhiều trường học trên toàn quốc, trường TH Cầu Lộc hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT một cách tích cực. Phong trào đã đem đến cho học sinh được học tập, vui chơi trong môi trường sạch - đẹp, an bình, vui vẻ, tràn ngập tình yêu thương. “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ý nghĩa của mô hình rộng lớn, bao quát cả mọi hoạt động của một nhà trường, cả nội khóa, ngoại khóa, thầy và trò, sự phối hợp cả gia đình và cộng đồng. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có ý nghĩa vô cùng to lớn từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 
Xác định được nhiệm vụ yêu cầu của phong trào và cụ thể hóa các yêu cầu bằng các hoạt động cụ thể là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi một nhà trường. Không chỉ xây dựng trường xanh - sạch - đẹp, học sinh học tốt mà cũng đã góp phần rèn kĩ năng sống mà phong trào đã định hướng để giúp nhà trường thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã tạo sự đồng thuận của nhân dân trong công tác xã hội hóa giáo dục. 
Tuy nhiên, dù nhà trường công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 nhưng trường Tiểu học Cầu Lộc một số hạng mục về cơ sở vật chất chưa đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động dạy học hiện đại như: Bàn ghế chưa đúng quy chuẩn, máy tính, máy chiếu, mạng lan hoạt động kém hiệu quả...Mặt khác đội ngũ giáo viên nhà trường được đào tạo ở nhiều loại hình khác nhau nên trình độ chuyên môn không đồng đều, một số giáo viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, việc tiếp cận với khoa học hiện đại và cái mới còn hạn chế ... Học sinh vùng nông thôn điều kiện kinh tế của phụ huynh cũng như địa phương còn eo hẹp, nhiêù khó khăn ( trong trường còn 150/504 học sinh thuộc diện gia đình hộ nghèo hoặc cận nghèo) vì vậy các em không có nhiều điều kiện để tiếp cận với cái mới mẻ và khoa học hiện đại. Các em ít có cơ hội được trải nghiệm thực tế do đó kĩ năng sống của các em chưa nhiều...Tất cả những điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.2.2, Thực trạng đối với giáo viên: 
Để đảm bảo các chỉ tiêu của nhà trường, của ngành đề ra xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 4 năm 2017, các áp lực công việc về thời lượng tiết học, mục tiêu bài dạy, giáo dục lồng ghép, dạy phân hóa đối tượng học sinh, hồ sơ giáo viêndẫn đến không ít giáo viên đôi khi quá nóng vội trong việc giáo dục học sinh để đảm bảo chỉ tiêu và hoàn thành tất cả các công việc đó. 
Chính vì lí do trên mà giáo viên rơi vào tình trạng áp đặt, nhồi nhét kiến thức, răn đe hình phạt, gò bó học sinh, chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng, tình cảm của các em. Việc đánh giá sửa sai cho các em còn khắt khe, chưa dân chủ làm học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ học, làm triệt tiêu sự ngây thơ, ham học hỏi, tính tích cực, sôi nổi của các em.
Một số giáo viên chưa thường xuyên bồi dưỡng thêm kiến thức và kĩ năng sư phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí trẻ nên đôi khi thấy lúng túng trong tình huống sư phạm. Việc phát huy tính tích cực, suy nghĩ rằng đơn thuần tiết dạy có tổ chức trò chơi là đã phát huy tích cực, đôi khi còn giáo viên lạm dụng hình thức này trong một tiết học.
 Để xây dựng được nhà trường thực sự thân thiện, bản thân mỗi thành phần cấu tạo nên nó phải thực sự thân thiện. Một trong các thành tố đó chính là lớp học, là giáo viên, là học sinh, là các giờ học, khuôn viên và cơ sở vật chất trường lớp nên tôi chú ý tới công tác trang trí lớp học: Biểu bảng khẩu hiệu đã có nhưng chưa có cái nhìn thẩm mĩ trong cách trang trí lớp học thân thiện, xanh-sạch-đẹp, nên việc trang trí rườm rà, rối, chưa có bàn tay khéo léo chỉnh sửa nên chưa gọn, chưa đẹp mắt. Kết quả: còn 9/17 lớp công tác trang trí lớp chưa đạt.
Năm học 2016-2017 tôi được chuyển về trường công tác, qua tìm hiểu, theo dõi dự giờ tôi thấy trong chuyên môn tổ chức số tiết thao giảng nhiều, 8 tiết/ năm ( Bình quân mỗi giáo viên 1 tiết/ tháng) Nhưng việc Giáo viên tham gia xây dựng góp ý chưa tích cực, giáo viên còn ngại góp ý nhất là phần hạn chế, trong dự giờ thiên về xếp loại giờ dạy, chưa phát huy được đội ngũ trong xây dựng giờ dạy nên qua dự giờ đầu năm còn tới 7 giáo viên lúng trong dạy học.
Kết quả thi giáo viên giỏi trường năm học 2015-2016: Đạt 9/22
2.2.3, Thực trạng đối với học sinh 
	Qua dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy còn nhiều tiết việc học sinh học tập trên lớp rất thụ động. Hầu như các em chỉ khoanh tay lên bàn, ngồi nghe cô giáo giảng. Các em ít tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, chưa tự tin và còn sợ sệt khi cô giáo gọi trả lời, chưa hứng thú trong các hoạt động học tập, nếu hoạt động nhóm thì có một vài cá nhân hoặc nhóm trưởng hoạt động là chủ yếu. Các em chưa tự nhiên còn rụt dè khi được cô giáo chọn đóng vai trong các hoạt động. Còn có giờ học không khí nặng nề, ít sôi nổi. Giáo viên còn lúng túng khi đặt câu hỏi dẫn dắt và chưa biết đặt câu hỏi phụ phù hợp để học sinh tiếp tục khai thác chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Tôi nhận thấy mỗi giờ lên lớp, những vấn đề giáo viên đưa ra vẫn còn gò bó, giờ học quá khuôn phép, thiếu vắng sự thân thiện, giao tiếp giữa thầy và trò trở nên cứng nhắc, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu trách nhiệm trong xây dựng giờ học, không tích cực chủ động, sáng tạo đồng thời thiếu tự tin và phấn khởi trong học tập.. Từ đó đề suy nghĩ và tìm tòi các cách để khắc phục các hạn chế góp phần xây dựng trường lớp, cùng tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết chung tay với cán bộ và nhân dân Cầu Lộc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2017.
Bản thân là thành viên Ban giám hiệu nhà trường, tôi không chỉ quan tâm đến mục tiêu, nội dung của phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà luôn trăn trở làm thế nào để thực hiện mỗi tiêu chí đó một cách có hiệu quả không hình thức phô trương, trọng tâm trong đề tài này tôi tập trung vào các nội dung: “Cách phát huy tính tích cực của học sinh, xây dựng mối quan hệ thân thiện, và trang trí lớp học thân thiện”
- Điểm khó khăn nhất của bản thân khi thực hiện đó là: Bản thân mới về đơn vị làm thế nào để được tập thể đồng thuận và chia sẻ và làm theo. Làm thế nào để thay đổi nhận thức của giáo viên trong việc phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, Làm thế nào để giáo viên hưởng ứng thay đổi cách xây dựng giờ dạy trong sinh hoạt chuyên môn.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện “chỉ đạo xây dựng giờ học thân thiện, học sinh tích cực” tôi đã sử dụng các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tăng cường nhận thức của giáo viên, học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về mục đích ý nghĩa và nội dung của từng tiêu chí phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” .
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường (lớp học) thân thiện, bầu không khí thân thiện trước, trong và sau giờ học. 
Giải pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực, thân thiện.
 Giải pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, hiểu biết xã hội.
Sau đây tôi xin trình bày các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Biện pháp 1: Để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, lãnh đạo nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền. 
Cần phải làm cho tất cả giáo viên- học sinh trong trường hiểu : nhà trường muốn thân thiện thì bản thân mỗi cán bộ giáo viên học sinh phải là những con người thân thiện: Thân thiện với môi trường, thân thiện trong giao tiếp, thân thiện trong cả cách truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Không chỉ triển khai các văn bản của các cấp mà lãnh đạo nhà trường cần giúp giáo viên cụ thể hóa nội dung phong trào bằng kế hoạch hoạt động cụ thể trong mọi mặt công tác của mình và trong mỗi giờ lên lớp, mỗi mục tiêu nội dung bài dạy. Cần định hướng để giáo viên tuyên truyền nội dung này đến học sinh mọi lúc, mọi nơi. Giúp học sinh hiểu khái niệm “Thân thiện” không có gì là trừu tượng, nó là những điều diễn ra hằng ngày trong cách ứng xử với bạn bè, thầy cô, ông bà cha mẹ tích cực sáng tạo trong học tập và lao động, 
Dùng nhiều kênh thông tin để truyền đạt, quán triệt các hệ thống văn bản chỉ đạo về nội dung, tiêu chí của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến Cán bộ, Giáo viên và học sinh trong nhà trường như: Sinh hoạt trong Hội đồng giáo viên, đưa lên bảng thông báo trong phòng giáo viên, tải lên hộp thư hỗ trợ giáo viên trong nhà trường, thành lập tủ sách tuyên truyền trong Thư viện trường, chỉ đạo cán bộ thư viện xây dựng các chuyên đề hàng tháng triển khai các chuyên đề giới thiệu sách theo tiêu chí lớp học thân thiện.
- Tuyên truyền tốt góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cùng chung tay hành động một cách thiết thực, Người quản lí cần biết tuyên truyền và thuyết phục để tập thể cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh hưởng ứng một cách tích cực. 
- Bản thân luôn tích cực học hỏi, nắm vững về tay nghề, luôn tham mưu tích cực trong Ban giám hiệu, và tạo được niềm tin đối với Hiệu trưởng, Với tổ trưởng và tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường, luôn thực hiện nói đi đôi với làm, sẵn sàng sắn tay cùng đồng nghiệp cùng phụ huynh, cùng học sinh tham gia lao động như: Trồng cây, Trang trí lớp, san lấp khuôn viên...
 Bất kỳ công việc nhỏ hay lớn trong tập thể nếu làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người hiểu đúng và chung sức thực hiện thì hiệu quả mang lại sẽ tốt.
Biện pháp 2: Tạo môi trường (Lớp học) thân thiện.
 Với mục đích tạo môi trường học tập thân thiện, thu hút các em học sinh thêm gắn bó, yêu thương trường, lớp. Trao đổi thông tin của lớp học, tạo hứng thú cho quá trình dạy và học. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tôn vinh học sinh, tôn vinh sản phẩm của học sinh. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu Ban giám hiệu chỉ đạo cho Liên đội và các lớp trang trí lớp học theo mô hình “Lớp học thân thiện” , với tiêu chí:
1. Phần trang trí theo quy định (Mặt trước- phía bục giảng)
 Bên trên cao nhất và trung tâm treo ảnh Bác Hồ, phía dưới ảnh Bác là khẩu hiệu: “Thi đua dạy tốt, học tốt”; Bên phải bảng-nhìn từ dưới lên treo 5 điều Bác Hồ dạy, bên bên trái có bảng “Trích thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường”, Bảng chữ viết mẫu và chữ số treo ngay ngắn, đẹp, góc gần cửa ra vào có khung treo thời khóa biểu và bảng theo dõi chuyên cần học sinh trong tháng. 
 2. Phần trang trí sáng tạo (Hai bên tường lớp và phía sau)
 Với quan điểm xây dựng lớp học thân thiện (Căn cứ vào không gian các phòng học có thể bố trí cây xanh vào các lớp học phù hợp ), thiết kế, bố trí các biểu bảng khoa học, hợp lí. 
 * Cải tạo: Thay thế ảnh, khẩu hiệu đã cũ mờ, gỡ bỏ những tranh ảnh quảng cáo, điều chỉnh lại góc treo, độ nghiêng cho phù hợp.
* Các lưu ý: 
 - Biểu bảng, khẩu hiệu phải sử dụng phông chữ to, rõ, dễ đọc, nổi bật, không bị bạc màu, mờ chữ.
 - Trong phòng học có treo câu khẩu hiệu nhưng không được treo trên ảnh Bác. Nội dung phải hướng vào việc kêu gọi học sinh học tập tốt, tôn trọng thầy cô.
 - Ảnh Bác phải được bỏ vào khung treo ngay ngắn, phía trên cách tường 10cm
Ví dụ: sau đây là một số gợi ý về các góc trang trí lớp, tùy vào điều kiện và cách sắp xếp, giáo viên chọn các cách bố trí cho phù hợp:
- Góc thiên nhiên trong lớp học: cây xanh, cây dây leo...
- Góc học tập: Trưng bày những cuốn sách mới, hay dành cho học sinh tham khảo, những bài làm tốt của học sinh, kết quả thi đua, gương điển hình.....
- Góc Thư viện thân thiện: Từ suy nghĩ “ Bố trí thuận lợi, cũ với bạn này nhưng mới với bạn kia” tôi phát động giáo viên, học sinh sưu tầm sách tham khảo, truyện thiếu nhi,... để lưu trữ vào thư viện dùng chung của lớp, điểm khác so với cách làm thông thường là: Học sinh được tham gia bổ sung quản lí tủ sách, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên thư viện, định hướng cho các em chọn lọc sưu tầm theo chủ đề tháng giáo viên thư viện kết hợp giới thiệu sách mới và sách theo chủ đề để học sinh sẽ tìm đọc, cũng như sưu tầm. Tài liệu học sinh sưu tầm được, được theo dõi ghi chép vào sổ của lớp, được đánh giá tuyên dương hàng tháng. Hơn nữa người quản lý phát huy việc mỗi tuần các lớp đổi cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_gio_hoc_than_thien_hoc_sinh_t.doc
  • docSKKNKhacTH- NguyenXuanCau_Bia va Phu Luc.doc