SKKN Một số biện pháp xây dựng “giờ học mở” trong dạy học ngữ văn ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp xây dựng “giờ học mở” trong dạy học ngữ văn ở trường THPT

Văn học là cái đẹp bên trong được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình ảnh, ngôn từ và rồi thấm đượm vào tâm hồn để góp phần hình thành nên những vẻ đẹp bên trong. Chính vì vậy mà đối với bộ môn Văn học nó đòi hỏi cả người dạy và người học phải thực sự hào hứng, say mê. Việc dạy học văn cũng là một nghệ thuật, nó không ưa sự nhàm chán, nó cần đến sự sang tạo và linh hoạt về phương pháp.

Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục nước ta hiện nay, đặc biệt là đối với hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có việc dạy và học môn Ngữ văn. Chiến lược phát triểm giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sang tạo và năng lực tự học của người học”. Và trong những năm gần đây, việc tích cực đổi mới, đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Ngành giáo dục cũng đã tổ chức nhiều đợt chuyên đề cho giáo viên nhằm triển khai và thống nhất kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc 23 trang thuychi01 8134
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng “giờ học mở” trong dạy học ngữ văn ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - NGA SƠN
----– & —----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG “GIỜ HỌC MỞ”
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
 Người thực hiện: Trần Thị Thái
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1 
1. Lý do chọn đề tài. 2
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
II.PHẦN NỘI DUNG 3
1. Cơ sở lý luận. 3
2. Thực trạng vấn đề. 4
3. Các giải pháp. 6
3.1.Tác động bằng tình cảm. 6
3.2. Những bài thơ đồng sáng tạo. 8
3.3. Phương pháp trò chơi. 13
3.3.1. Một số nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi. 13
3.3.2. Một số trò chơi vận dụng lồng ghép trong giờ dạy học Ngữ văn. 13
*. Trò chơi ô chữ bí mật. 13
*. Trò chơi hỏi, đáp nhanh. 16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 17
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19
1. Kết luận 19
1.1. Những bài học kinh nghiệm. 19 
1.2.Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài. 19
2. Kiến nghị. 20
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học là cái đẹp bên trong được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình ảnh, ngôn từ và rồi thấm đượm vào tâm hồn để góp phần hình thành nên những vẻ đẹp bên trong. Chính vì vậy mà đối với bộ môn Văn học nó đòi hỏi cả người dạy và người học phải thực sự hào hứng, say mê. Việc dạy học văn cũng là một nghệ thuật, nó không ưa sự nhàm chán, nó cần đến sự sang tạo và linh hoạt về phương pháp.
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục nước ta hiện nay, đặc biệt là đối với hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có việc dạy và học môn Ngữ văn. Chiến lược phát triểm giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sang tạo và năng lực tự học của người học”. Và trong những năm gần đây, việc tích cực đổi mới, đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Ngành giáo dục cũng đã tổ chức nhiều đợt chuyên đề cho giáo viên nhằm triển khai và thống nhất kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học.
Tại Hội thảo Khoa học Quốc gia dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam (trong 2 ngày 5-6/1/2013, tại Huế), khi bàn về việc tìm phương pháp đổi mới cho môn Văn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, đã đưa ra quan điểm: Dạy học Ngữ văn cần tập trung hình thành cho học sinh phương pháp học và phương pháp đọc. Phương pháp dạy học phải tạo cho học sinh tính hiếu kỳ, tò mò và sự đam mê để họ tự đi tìm và lý giải, qua đó hình thành năng lực. Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên cái cụ thể, chi tiết; chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đềgiúp học sinh tự học, tự khám phá, tự kích thích sáng tạo. Giờ Văn học trước hết hãy giúp cho học sinh niềm yêu thích, say mê văn chương, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thế giới nghệ thuật rồi sau đó mới là những yêu cầu khác. 
Tuy nhiên, việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học văn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Dạy và học vẫn còn đơn điệu, nặng nề thuyết giảng một chiều, để trò ghi chép rồi học thuộc trong vở ghi. Cách học theo lối thụ động đó sẽ không gây được sự hào hứng, tìm tòi, khám phá những nhiều mới mẻ trong mỗi giờ học. Đặc biệt là một thực tế hiện nay, chúng ta thấy rằng sự yêu thích, đam mê của học sinh đối với môn văn đã giảm sút rất nhiều. Có nhiều học sinh không còn mặn mà với việc học văn, nếu không nói là “chán” học môn văn.
Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Niềm yêu thích, say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập của học sinh. Chính vì vậy mà vai trò, nhiệm vụ của mỗi người giáo viên là vô cùng quan trọng. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn điều khiển quá trình học tập của học sinh, người giáo viên phải tìm ra những biện pháp hay nhất để phát huy được tính sáng tạo của người học, tạo cho các em một tâm thế thoải mái. Người giáo viên bên cạnh việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững vàng, cần phải có nghệ thuật đứng lớp và luôn biết làm mới những phương pháp lên lớp. Mà cốt lõi là phải tạo ra được một không gian để học sinh có thể tìm hiểu, sẻ chia niềm đam mê, yêu thích môn Văn – dạy học theo hình thức giáo dục khai phóng. Mà tôi gọi đó là “Giờ học mở”.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của bản thân, với mong muốn trong từng giờ dạy, giáo viên luôn biết tạo cho học sinh một tư thế vững vàng, một tâm lý thoải mái, một xúc cảm, hứng thú và một tầm hồn đam mê, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng “Giờ học mở” trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm mục đích nâng cao chất lượng của giờ học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Đặc biệt là tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, một không gian để học sinh bày tỏ niềm đam mêm, hứng thú trong học tập của mình, một sự thân thiện gần gũi giữa thầy và trò.
- Và hơn thế nữa tôi bày tỏ niềm mong muốn rằng sẽ góp phần nào đó trong việc bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nói: “Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ, cục cằn”.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	Học sinh các khối lớp mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy từ năm 2013 đến nay. Cụ thể như sau: 
Năm học 2013 – 2014: Lớp 11D, 11E, 11H, 11I
Năm học 2016 – 2017: Lớp 10A, 10B, 10D, 10G
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế giảng dạy trên lớp), chủ yếu là một số phương pháp sau:
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây, Ngành giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới từ nội dung chương trình đến phương pháp dạy học. Những quan điểm và đường lối chủ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục đã được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản. Nghị quyết hội nghị TW8, khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt, một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Trong tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi cũng đã viết: “Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường lạnh mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh”.
Khi giáo viên đã tạo được cho học sinh một không gian học tập thật sự thoải mái, thân thiện thì sẽ tạo cho học sinh một niềm yêu thích, sự hứng khởi. Và như vậy sẽ giúp các em chống lại được sự mệt mỏi, học sinh sẽ hang hái trả lời, thích phát triển ý kiến trước những vấn đề nêu ra, tích cực xây dựng bài.
2. Thực trạng vấn đề:
2.1. Khảo sát:
Chúng ta nhận thấy rằng, ở bất kỳ một giai đoạn lịch sử, một cấp học nào thì môn văn vẫn là là một môn học chiếm một vị trí quan trọng. Nó tham gia vào trong kỳ thi vượt cấp của mỗi học sinh, rồi là trong các kỳ thi học sinh giỏi. Song chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế rằng tình trạng học sinh bây giờ không còn mến mộ, yêu thích môn Văn học, tình yêu văn học của học sinh đã giảm sút rất nhiều. Tình trạng học sinh chán học văn, không còn hứng thú say mê với văn chương nữa là rất phổ biến. 
Trong những năm học vừa qua tôi cũng đã làm những lá phiếu thăm dò ý kiến của các em học sinh.
Mẫu phiếu:
Trường THPT Trần Phú Nga Sơn
 Tổ: Ngữ văn
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Về việc học môn Ngữ văn
Thích
Không thích
Bình thường
Lưu ý: Em hãy đánh dấu “x” vào ô mà em đã lựa chọn.
Vào đầu năm học 2012 – 2013, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn ở các lớp 11 D, 11 E, 11 H, 11 I. Tôi đã làm một cuộc khảo sát học sinh yêu thích, hứng thú học môn Ngữ văn và kết quả thu được như sau:
Đối tượng 
khảo sát
Mức độ yêu thích/hứng thú
Lớp
Sĩ số
Thích
Không thích
Bình thường
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
11D
42
20
48
6
14
8
19
11E
41
15
37
18
44
9
19
11H
42
12
29
17
41
13
30
11I
42
7
17
20
48
15
35
Vào đầu năm học 2016 – 2017, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn ở các lớp 10B, 10D, 10G, 10I. Tôi cũng đã làm một cuộc khảo sát và kết quả thu được như sau:
Đối tượng 
Khảo sát
Mức độ yêu thích/hứng thú
Lớp
Sĩ số
Thích
Không thích
Bình thường
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng 
%
10B
40
15
38
17
43
8
19
10D
41
22
53
12
22
6
25
10G
40
8
19.0
16
38.0
18
43.0
10I
39
12
28.5
9
21.4
21
50.0
Dù là hai kết quả khảo sát ở đối tượng học sinh trong hai năm học, ở hai khối lớp khác nhau nhưng vẫn có điểm chung là học sinh yêu thích và có hứng thú với môn học là không cao. Kết quả khảo sát qua bài kiểm tra đánh giá kiến thức môn học của học sinh cũng cho thấy lượng học sinh có điểm yếu cao. Chỉ có hai lớp 10D và 11D là lớp Văn – Toán - Ngoại Ngữ (lớp khối D) mới có tỉ lệ học sinh yêu thích môn Văn cao hơn. Có thể nói nhìn vào thực trạng đó mỗi người giáo viên như tôi cũng không khỏi xót xa và thấy chạnh lòng thương cho “Nghiệp văn chương”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh “chán học văn”, nhưng tôi thiết nghĩ có những nguyên nhân cơ bản sau:
2.2. Về phía giáo viên:
Trong những năm gần đây, ngành luôn đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các giáo viên dạy Ngữ văn còn gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài các tiết dự thi, thao giảng còn đa phần các tiết dạy văn là “dạy chay”, người thầy vẫn giữ phương pháp cũ là thuyết giảng.
2.3. Về phía học sinh:
 Do tính đặc thù môn học là một môn học mang tính cảm xúc, tư duy trừu tượng, chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hoá, tâm lí, cảm xúc, đòi hỏi người học phải có trí tưởng tượng phong phú. Đây cũng là môn học mà nội dung không chỉ hiện ra trên dạng câu từ mà còn bao hàm, ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa. Vì thế việc tiếp nhận môn học này đối với học sinh là rất khó khăn. Vì vậy, có nhiều em rất thiếu long quyết tâm học tập, thường chán nản và không thích học môn văn.
Học sinh hiện nay sống trong thời đại khoa học công nghệ tiên tiến, có khả năng tiếp cận một cách nhanh chóng và không giới hạn với một kho giải trí và thông tin khổng lồ trên internet.
Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, tìm lí do để biện minh cho hiệu quả công việc chưa mấy tốt đẹp của mình; tôi nghĩ, mỗi chúng ta những người truyền dạy văn chương cần nhận thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc học sinh không yêu thích môn Văn.
3. Các giải pháp:
3.1. Tác động bằng tình cảm:
Người ta vẫn thường nói “Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn”. Chính vì vậy mà việc dạy học văn không thể chỉ dung lí trí để “nhận” mà còn phải “cảm” bằng cả trái tim và tâm hồn. Vì vậy, người giáo viên không chỉ truyền kiến thức cho các em học sinh mà điều quan trọng là chúng ta phải nhen nhóm lên cho các em một ngọn lửa đam mê. Người giáo viên phải khơi gợi được lên trong các em một tình yêu văn học thực sự, các em chủ động, sang tạo, tự tin và hứng khởi. Nói một cách đơn giản là để các em thấy thích môn văn và đón nhận một giờ học văn đối với một tâm lí thoải mái, tự tin với một cảm hứng và một tâm hồn văn chương.
Để học sinh luôn tích cực, tự giác, đặc biệt là thích thú với giờ học, người giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả trái tim và lòng tâm huyết của mình, phải để học sinh cảm nhận được tâm hồn mình trong mỗi bài giảng. Như đồng chí Lê Duẩn đã từng nói: “Thầy giáo không chỉ dạy cho học trò bằng những công thức, bằng những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn mình”.
Để làm được điều đó, người giáo viên trước hết phải biết tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, một tình cảm thân thiện, gần gũi hoà đồng. Người giáo viên vừa phải biết nén lòng quên đi những vướng bận lo toan của cuộc sống đời thường để mỗi ngày đến trường là một niềm vui để rồi người giáo viên bước lên bục giảng đầy hung phấn.
Một điều cũng rất quan trọng, đó là người giáo viên phải thực sự quan tâm đến học trò, biết lắng nghe, chia sẻ với những suy nghĩ, tâm tư của các em. Người giáo viên phải luôn là người bạn để sẵn sang chia sẻ. Từ đó tạo được niềm tin, xoá bớt được khoảng cách giữa giáo viên và học sinh; tạo ra không khí học tập thân thiện và gần gũi theo quy luật lây lan tình cảm, từ chỗ trân trọng, yêu quý thầy cô đến chỗ các em thích học là một khoảng cách rất gần. Từ đó học sinh yêu thích say mê với môn học hơn.
Trong năm học 2011 -2012, tôi dạy văn ở các lớp 10 E, 10 I, trong mỗi lớp có khoảng 5 em học sinh, cứ đến giờ học Văn là các em ngồi học được 5-10 phút là lại bắt đầu gục đầu xuống bàn, không ghi bài cũng không chú ý nghe giảng, thậm chí có những em mắt lờ đờ buồn ngủ. Trong số đó lại còn có em quên không mang sách, quên không mang vở, có em thì có vở ghi nhưng cả vở cũng mới được có mấy dòng. Vậy nguyên nhân từ đâu? Lỗi ở trò, ở thầy hay chương trình và sách giáo khoa chưa đủ hấp hẫn? Trong giờ học, thay vì việc cứ đứng mãi trên bục giảng, thỉnh thoảng tôi đi xuống chỗ các em đó, đứng vào cạnh các em, nhắc nhở từng em một với biện pháp mưa dầm thấm lâu. 
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy, tôi luôn biết dành cho các em những lời khen và khuyến khích các em bằng việc cho điểm khá giỏi vào sổ đầu bài và đánh giá nhận xét bằng những giờ học tốt. Học sinh chán học văn vì phải chép bài mỏi tay, chép dài lê thê hang trang giấy mà nhiều khi không hiểu. Tôi khuyến khích các em chỉ ghi chép những gì mà các em đã hiểu, các em cảm thấy hứng thú. Tôi không quan trọng việc các em phả ghi được nhiểu, hướng dẫn các em cách ghi cách nhớ đơn giản mà nhanh thuộc nhất. Như vậy, cùng một bài giảng nhưng trong lớp sẽ có nhiều em với những cách ghi khác nhau. Từ đó các em rất thích học và vô cùng hứng thú. Các em tự giác hơn từ việc ghi bài, soạn bài chuẩn bị bài mới đến việc giơ tay phát biểu ý kiến.
Cứ thế trong suốt giờ dạy học văn, người thầy phải thực sự toàn tâm toàn trí với văn, với học trò, để cùng các em say sưa đi vào lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất.
3.2. Những bài thơ đồng sáng tạo:
 Có nhà giáo từng nói: “Một ông thầy mà không dạy được cho học trò ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”. Cho nên, người giáo viên phải biết cách tạo ra một không khí lớp học thoải mái, kích thích được sự hứng thú học tập trong học sinh. Có rất nhiều cách như giáo viên có thể tạo không khí lớp học bằng cách dẫn các chuyện vui, các câu thơ, câu văn hay, gợi sự chú ý bằng tranh ảnh, tổ chức trò chơi ô chữ... hay một mẩu chuyện về nhà văn sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi tích cực.
Chẳng hạn như khi dạy “Truyện An Dương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” sau khi cho học sinh thảo luận về chi tiết “Ngọc trai- Giếng nước”, tôi đã mở rộng bài bằng cách đọc cho các em nghe bài thơ của tác giả Anh Ngọc. Bài thơ với tên gọi là Mỵ Châu:
Mỵ Châu
Long ngỗng rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không tự biết giấu mình.
Nước mắt thành mặt trái của lòng tin
Tình yêu đến cùng đường cùng cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu
Giá như trên đời còn có một Mỵ Châu
Vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác
Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc
Một Mỵ Châu như ta vẫn hằng mơ.
 Thì hẳn Mỵ Châu không sống đến bây giờ
 Ðể chung thuỷ với tình yêu hai ngàn năm có lẻ 
Như anh với em dẫu yêu nhau chung thuỷ
 Ðến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm. 
Nên chúng ta dù rất đỗi đau long
 Vẫn không thể cứu Mỵ Châu khỏi chết 
Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp 
Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêu. 
Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu 
Bởi cụt đầu nên tượng càng rất sống 
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng màu nóng 
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào. 
Anh cũng như em muốn nhắc Mỵ Châu 
Ðời còn giặc xin đừng quên cảnh giác 
Nhưng nhắc sao được người hai ngàn năm trước 
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình.
Khi hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận văn học, cụ thể là phân tích nhân vật Chí Phèo, tôi có thể đọc cho học sinh nghe bài thơ của Trần Thế Hoàng Phước- một bài làm văn của học sinh lớp chuyên hóa:
"Nam Cao viết truyện Chí Phèo
Cùng làng Vũ Đại đói nghèo tối tăm
Hôm qua em định đi nằm
Ngờ đâu nhớ lại bài văn chưa làm
Em là dân ở trong làng
Hằng ngày thấy cảnh ngang tang hại dân
Chí Phèo xưa vốn hiền lành
Ở cho Lý Kiến ma lanh nhất làng
Vì ghen nên bị nghi oan
Tám năm tù tội hoàn toàn đổi thay
Chí xưa vốn thiệt người ngay
Từ khi mãn hạn người này khác xưa
Suốt ngày xỉn rượu say sưa
Đập đầu ăn vạ chẳng chừa một ai
Trong tay sẵn có mảnh chai
Cả làng Vũ Đại chẳng ai dám gần
Đến nhà cụ Kiến mấy lần
Tiền kia đổi lại một phần lương tâm
Dân làng chỉ biết lặng câm
Nhìn theo bóng Chí đến thăm từng nhà
Người nào chẳng móc tiền ra
Trả cho Bá Kiến thì nhà ra than
Ngày ngày hắn vẫn hung tàn
Tay sai Bá Kiến làm càn hại dân
Nào đâu say rượu một lần
Chí ta gặp Nở đần đần dở hơi
Sau lần ngả ngớn lả lơi
Chí Phèo lại thấy thảnh thơi muôn phần
Nở kia dở dở đần đần
Mà làm cho Chí tâm thần xốn xang
Thị tuy chẳng tốt dung nhan
Nhưng mà tâm ấy hơn ngàn giai nhân
Sau khi ăn ở mấy lần
Chí Phèo tỉnh hẳn, tính nhân ùa về
Người vừa thoát khỏi cơn mê
Tìm ngay Bá Kiến một () chết liền
Chí Phèo cũng mải lên tiên
Cố kia một nhát máu liền tuôn ra
Khổ thân cho chị Nở ta
Bụng mang dạ chửa không nhà không thân
Sau khi suy nghĩ bần thần
Nàng bèn quyết định ẩn thân trong lò
Thật là luẩn quẩn quanh co
Cha con nối tiếp trong lò bước ra
Đọc xong tác phẩm vừa qua
Chúng ta cảm thấy xót xa trong lòng
Người dân bị ép đến cùng
Tính tình thay đổi, tính hung trỗi dậy
Chí Phèo tính vốn người ngay
Tù kia dạy dỗ giờ đây như vầy
Cường hào ác bá một bầy
Đẩy dân xuống hố tiền đầy trong tay
Dân ta chịu đựng lắm thay
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
Đến khi phân rõ trắng đen
Thì thôi hồn đã lên tiên mất rồi
Thật ra cũng tại thói đời
Người dân chịu khổ đứng ngồi không yên
Thời xưa xã hội đảo điên
Cũng vì hai chữ tiền quyền mà ra
Thói đời mềm nắn rắn tha
Người mà mềm quá thành ra miếng mồi
Đến đây em cũng bí rồi
Văn thơ chấm dứt một thời thăng hoa
Người nào chẳng có lúc sa
Vì văn không biết nên là làm thơ
Mong cô ngoảnh mặt làm ngơ
Đừng cho không điểm kẻo mờ em toi
Đồng thời cô cũng săm soi
Có gì sai sót góp lời cho em".
 Trần Thế Hoàng Phước
 (Lớp 11 Hóa 2 THPT chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu)
Đây là một bài văn được viết dưới hình thức thơ của một học sinh lớp chuyên hóa. Bài viết đã được cô giáo đánh giá rất cao bởi sự sáng tạo. Tôi cũng khuyến khích các em học sinh của mình có những vần thơ đồng sáng tạo như thế này. 
Hay khi dạy Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10, kỳ 2 giáo viên có thể liên hệ một số thông tin. Như vào tháng 11 năm 2000 khi thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Tổng thống Mĩ, ông Bill Clinton đã để lại nhiều ấn tượng đẹp, gần gũi với nhân dân Việt Nam khi đề cập chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước Việt Nam – Mĩ, ông đã đọc hai câu thơ Kiều:
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại buổi chiêu đãi trọng thể ở Nhà trắng, phó tổng thống Mĩ Joe Biden đã đọc hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để mô tả quan hệ Việt – Mĩ: “Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.
3.3. Phương pháp “trò chơi”.
	Phương pháp dạy học môn Văn ở trường phổ thông rất đa dạng, phong phú, giáo viên có thể căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức, tâm sinh lý của học sinh, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, trường m,à lựa chọn sử dụng phối hợp phương pháp dạy học một 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_gio_hoc_mo_trong_day_hoc_ngu.doc