SKKN Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh tại trường THPT Lê Hồng Phong

SKKN Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh tại trường THPT Lê Hồng Phong

 Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức công đoàn Việt Nam, là nơi thể hiện vai trò của một đoàn thể lấy việc chung, lợi ích cộng đồng làm bản lề xây dựng tổ chức. Công đoàn còn là sợi dây tạo dựng sự đoàn kết trong hệ thống cơ quan, đơn vị dựa trên cơ sở lấy việc bảo vệ quyền lợi của người lao động làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Mục tiêu phương hướng nhiệm kỳ 2018-2023 của Đại hội Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa là: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn; hướng mạnh về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động; thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động; chủ động tham gia có hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức pháp luật, trách nhiệm xã hội của người lao động, đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng quê hương Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”

Trong những năm qua ở Trường THPT Lê Hồng Phong chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở có nhiều hướng chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu mong muốn. Hoạt động công đoàn cơ sở còn mờ nhạt còn phụ thuộc vào chuyên môn trong mọi công việc và chưa phát huy hết chức năng của tổ chức và vai trò công đoàn. Trình độ năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế cho nên Ban chấp hành chưa chủ động trong công tác định hướng, lập kế hoạch trong hoạt động.

Một số đoàn viên còn nghiêng nặng về vai trò chuyên môn, không hứng thú với sinh hoạt công đoàn. Một ít cán bộ giáo viên trong suy nghĩ của họ hoạt động Công đoàn và hoạt động của nhà trường là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Họ xem chuyên môn giảng dạy là quan trọng, các hoạt động khác có cũng được không có cũng chẳng sao.

 

doc 16 trang thuychi01 13413
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh tại trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
a. Lí do chọn đề tài.
 Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức công đoàn Việt Nam, là nơi thể hiện vai trò của một đoàn thể lấy việc chung, lợi ích cộng đồng làm bản lề xây dựng tổ chức. Công đoàn còn là sợi dây tạo dựng sự đoàn kết trong hệ thống cơ quan, đơn vị dựa trên cơ sở lấy việc bảo vệ quyền lợi của người lao động làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Mục tiêu phương hướng nhiệm kỳ 2018-2023 của Đại hội Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa là: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn; hướng mạnh về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động; thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động; chủ động tham gia có hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức pháp luật, trách nhiệm xã hội của người lao động, đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng quê hương Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”
Trong những năm qua ở Trường THPT Lê Hồng Phong chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở có nhiều hướng chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu mong muốn. Hoạt động công đoàn cơ sở còn mờ nhạt còn phụ thuộc vào chuyên môn trong mọi công việc và chưa phát huy hết chức năng của tổ chức và vai trò công đoàn. Trình độ năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế cho nên Ban chấp hành chưa chủ động trong công tác định hướng, lập kế hoạch trong hoạt động.
Một số đoàn viên còn nghiêng nặng về vai trò chuyên môn, không hứng thú với sinh hoạt công đoàn. Một ít cán bộ giáo viên trong suy nghĩ của họ hoạt động Công đoàn và hoạt động của nhà trường là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Họ xem chuyên môn giảng dạy là quan trọng, các hoạt động khác có cũng được không có cũng chẳng sao.
  Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở mà nhất là công tác quản lý đoàn viên, tạo động lực tích cực trong công tác dân chủ hóa, xã hội hóa thi đua mà ở đó trong mỗi cơ quan, Ban chấp hành công đoàn là linh hồn trong công tác thi đua, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên – người lao động. 
Bản thân là Chủ tịch Công đoàn tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm giải pháp đổi mới hoạt động công đoàn sao cho phù hợp với tình hình thực tế vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động chuyên môn, hài hòa lợi ích của đoàn viên và của đơn vị, nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý đoàn viên, đổi mới phương thức hoạt động, đề ra một số biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, nên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh tại trường THPT Lê Hồng Phong” nhằm góp phần cùng với nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt, triển khai các cuộc vận động một cách hiệu quả, tạo mối đoàn kết nội bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ Ngành giáo dục đề ra. 
b. Mục đích nghiên cứu
Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể trong nhiệm vụ của người làm công tác công đoàn ở cơ sở, nhằm giúp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt động công đoàn. Bám sát vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp. 
Bản thân tôi là người làm công tác công đoàn, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể giúp cho tôi trao đổi tư vấn công việc với công đoàn trường bạn để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động ở cơ sở.
Việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho tập thể Giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong phấn đấu thể hiện được vai trò và trách nhiệm của mình đối với tổ chức Công đoàn.
Đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn cơ sở trong đó có công đoàn trường THPT Lê Hồng Phong, góp phần xây dựng công đoàn cơ sở ngày càng tiến bộ và hoạt động có hiệu quả hơn.
c. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài đề cập đến là công đoàn cơ sở mà trực tiếp là công đoàn trường THPT Lê Hồng Phong. Tập trung nêu ra những biện pháp để góp phần xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh cũng như những kinh nghiệm hoạt động của công đoàn cơ sở.
Đề tài tập trung vào những mặt làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp cho quá trình hoạt động ở công đoàn cơ sở có hiệu quả.
Nêu kinh nghiệm hoạt động của công đoàn cơ sở từ thực tiển hoạt động của đơn vị mình. Những giải pháp để xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và có khả năng thực thi và thực hiện được ở tất cả các công đoàn cơ sở.
Dựa vào thực tế hoạt động của đơn vị, của Công đoàn ngành mà định hướng những hoạt động cơ bản góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động ở công đoàn cơ sở.
d. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Khai thác thông tin khoa học về nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở, tham khảo tài liệu có liên quan đặc biệt qua các khoá học bồi dưỡng chuyên môn, tài liệu về công tác công đoàn, các Nghị quyết công đoàn do công đoàn cấp trên tổ chức.
Phương pháp quan sát: Trực tiếp thực hiện các hoạt động công đoàn của đơn vị, của đơn vị bạn và của ngành, từ đó đúc rút kinh nghiệm động viên khích lệ các thành viên công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trao đổi với các đoàn viên công đoàn về nghĩa vụ và quyền lợi của từng thành viên trong tổ chức công đoàn cơ sở.
e. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đề tài tập trung vào một hai nội dung cơ bản, lấy cán bộ, giáo viên, người lao động làm trung tâm nhằm phát huy trí tuệ cá nhân thành sức mạnh tập thể. Đó là điều cốt lõi trong nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn cơ sở. Trước khi tổ chức sinh hoạt ban chấp hành công đoàn nhất thiết phải họp trước để bàn kĩ nội dung của cuộc họp, điều hành linh hoạt rõ ràng. Trong sinh hoạt cần tạo không khí cởi mở, dân chủ để Đoàn viên gắn kết với tổ chức Công đoàn.
Ở Công đoàn cơ sở vấn đề đoàn kết nội bộ là tiên quyết. Chỉ có đoàn kết mới phát huy hết sức mạnh tổng hợp trong xây dựng công đoàn, tạo ra khả năng cống hiến tích cực cho đoàn viên, người lao động. Bên cạnh đó, do đặc thù của Công đoàn, nên đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn sáng tạo, luôn luôn đổi mới, bắt nhịp nhanh với xu thế của thời đại.
f. Điểm khó của đề tài.
Nhận thức của đoàn viên công đoàn về vai trò, vị trí của Công đoàn thường đơn giản hóa, không coi trọng, chỉ tập trung chuyên môn, một số đoàn viên công đoàn vừa đảm bảo chuyên môn vừa chăm lo gia đình nên ít có thời gian tham gia các hoạt động phong trào.
Sự phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn còn lúng túng chưa ăn ý với nhau. Chính quyền đồng cấp một số nơi chưa quan tâm tạo điều kiện về thời gian và vật chất để công đoàn hoạt động.
Kinh phí công đoàn hạn hẹp nên việc khen thưởng cho hoạt động công đoàn chưa tương xứng với những đóng góp của đoàn viên.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp Công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Công đoàn là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân-lao động. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lí cơ quan, đơn vị; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia.
Ngày nay trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của công đoàn cơ sở càng ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là một trong những tiền đề quan trọng để củng cố tổ chức Công đoàn, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ chức Công đoàn từ trung ương đến địa phương lớn mạnh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Công đoàn ngành và Công đoàn cấp trên, sự giúp đỡ, phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường và sự chỉ đạo của Đảng ủy tạo điều kiện cho hoạt động Công đoàn có hiệu quả. Ban chấp hành trong nhiệm kì mới nhiệt tình, trẻ khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, trong sáng.
Trường THPT Lê Hồng Phong đã trải qua 23 năm hình thành và phát triển, tổ chức công đoàn của trường vững mạnh đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên vị trí, vai trò Công đoàn đôi khi vẫn chưa được chú ý đầy đủ, hoạt động công đoàn thường chủ yếu hoạt động vào các ngày lễ 20/10, ngày 20/11 và ngày 8/3. 
- Khó khăn:
Kinh phí hoạt động còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động. Cơ sở vật chất của trường đang xây dựng nên gặp không ít khó khăn.
Đoàn viên công đoàn còn nặng về chuyên môn nên ít có thời gian để tham gia các hoạt động phong trào.
Nhà trường số lượng đoàn viên nữ giáo viên chiếm đa số, thời gian dành cho nuôi con nhỏ, nên việc xây dựng kế hoạch hoạt động và hoạt động có hiệu quả là một điều rất khó cho Ban chấp hành công đoàn qua các thời kỳ. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đổi mới tư duy và phương pháp làm việc của tập thể Ban chấp hành
Ban chấp hành Công đoàn do Đại hội công đoàn cơ sở bầu ra, là người đại diện cho đoàn viên, mang tiếng nói của họ đến với chính quyền, đồng thời cũng thay mặt đoàn viên công đoàn nói lên tiếng nói của người lao động, nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người lao động, cũng như qui chế dân chủ ở cơ sở; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Công đoàn cơ sở chỉ thật sự vững mạnh khi Ban chấp hành công đoàn là một tập thể đoàn kết, thống nhất, chịu khó học tập, rèn luyện, có phương pháp hoạt động phù hợp, sáng tạo. Bản thân cán bộ công đoàn phải có lối sống trong sáng, giản dị, biết hòa đồng, biết chia ngọt sẽ bùi với đoàn viên lao động, được đoàn viên lao động tin tưởng, tín nhiệm... 
Bên cạnh đó, người cán bộ công đoàn phải là người gương mẫu trước tiên trong học tập, trau dồi, rèn luyện bản thân để có được “cái tâm và cái tầm”, phải xây dựng cho mình một phong cách làm việc khoa học, sâu sát như Bác Hồ đã dạy: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Có như thế mới thật sự làm đúng, làm đủ, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình được quy định bởi Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Có như thế công đoàn mới thực sự là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy của đoàn viên và người lao động.
2.3.2. Quan tâm chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn
Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên là một nhiệm vụ rất quan trọng của tổ chức công đoàn. Trong những năm qua, công đoàn cơ sở chúng tôi đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ đó góp phần tích cực trong việc ổn định tư tưởng và niềm tin của công đoàn viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm công tác, gắn bó với nhà trường, hăng hái tham gia các hoạt động và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Trong công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ đoàn viên công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn luôn phối hợp với chuyên môn quán triệt sâu sắc chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: Chỉ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị 32 của Chính phủ về chống bệnh thành tích trong giáo dục và nhiều văn bản chỉ đạo khác của ngành và công đoàn cấp trên. Trong đó, trọng tâm là việc tổ chức học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, “Hai không và chống bệnh thành tích trong giáo dục” được tuyên truyền đến đông đảo đoàn viên trong nhà trường. Hàng năm, Công đoàn phối hợp với chuyên môn ký cam kết thực hiện “Hai không” ngay từ đầu năm học. Tổ chức các hội thi, giao lưu văn nghệ, TDTT chào mừng các ngày kỷ niệm, ngày lễ như: Thi nấu ăn, cắm hoa cho chị em phụ nữ và nữ học sinh nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; Hội thi văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ giáo viên và người lao động, nhằm tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Với tinh thần “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, công đoàn trường đã vận động đoàn viên nhà trường đóng góp, ủng hộ các quỹ, như “Quỹ tình nghĩa”, “Quỹ khuyến học”, “Quỹ mái ấm công đoàn” ,"Tết vì người ngèo"vv. Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, Ban chấp hành Công đoàn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của đoàn viên như thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ... 
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ, giáo viên nhà trường. Phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp giải quyết kịp thời, chính xác các chế độ, chính sách cho cán bộ giáo viên.
Phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” đã động viên được hầu hết nữ cán bộ giáo viên tham gia và không ngừng đổi mới nâng cao về chất lượng hoạt động nhằm thực hiện tốt việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa. Bên cạnh việc chăm lo đời sống tinh thần, hoạt động công đoàn luôn chú ý đến công tác chăm lo đến chế độ chính sách nữ, lao động nữ, cải thiện đời sống vật chất tạo điều kiện để chị em được học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quán triệt sâu sắc chức năng tham gia quản lý và vai trò vận động, giám sát, công đoàn đã thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách liên quan đến công đoàn viên. Đã phối hợp và tham mưu với chính quyền thực hiện nghiêm các chế độ chính sách và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, người lao động. Công đoàn đã tham gia, đóng góp ý kiến với Hiệu trưởng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn như: phụ cấp thâm niên, làm thêm giờ, chế độ độc hại, cán bộ viên chức thuộc các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác Ủng hộ bằng vật chất và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cho cán bộ giáo viên hợp đồng.
2.3.3. Tổ chức tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động.
Trước tiên đối với phong trào thi đua nên lồng ghép hài hòa với các cuộc vận động lớn của Ngành và được xây dựng cụ thể qua các đợt thi đua: đợt 1 từ đầu năm học đến 20/11; đợt 2 từ 21/11 đến hết học kỳ I; đợt 3 từ đầu học kỳ II đến 26/3; đợt 4 từ 27/3 đến kết thúc năm học. Ở mỗi tháng, mỗi đợt thi đua, Ban chấp hành Công đoàn đều trình Đảng ủy phê duyệt, xin ý kiến chỉ đạo thống nhất; sau đó phát động, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể, đầy đủ; tuyên dương, khen thưởng công minh, kịp thời động viên phong trào thi đua yêu nước. Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát hoạt động chuyên môn song phải chủ động và linh hoạt trong kế hoạch và phải biến kế hoạch chuyên môn thành phong trào thi đua.
2.3.4. Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng và chính quyền trong đơn vị.
Đầu năm Ban chấp hành xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm học và từng học kỳ thông qua Đảng ủy xét duyệt, góp ý để lãnh đạo và tổ chức thực hiện
Tham mưu với Đảng ủy xây dựng “Quy chế dân chủ”, phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, tổ chức học tập tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, học tập quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và vận động cán bộ, viên chức, người lao động tham gia học tập
Thông qua các phong trào và các hoạt động do Công đoàn tổ chức, phát động đã theo dõi, phát hiện và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Chi bộ bồi dưỡng, kết nạp theo qui định của điều lệ Đảng, góp phần trong công tác phát triển đảng viên, hoàn thành chỉ tiêu, xây dựng tổ chức Đảng trong đơn vị vững mạnh. Cử ủy viên Ban chấp hành là đảng viên nằm trong các tổ công đoàn có nhiệm vụ phát hiện đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng, năm 2017-2019 đã có 3 đoàn viên công đoàn được kết nạp vào Đảng.
Trong việc tổ chức các phong trào vui chơi, sinh hoạt tại trường và giao lưu với các đơn vị bạn nhân dịp các ngày lễ, tổ chức tham quan du lịch, cuối năm Ban chấp hàng đều họp bàn lên kế hoạch liên tịch với Ban giám hiệu sau đó thông qua Đảng ủy để được sự góp ý, đồng ý  mới tiến hành thực hiện
Giới thiệu và tham gia bình chọn dự trù nhân sự dự bị, dự nguồn ở các chức danh chính quyền
Ngoài ra Ban chấp hành đều xin ý kiến với Đảng ủy trong giải quyết và thực hiện các công việc đột xuất của công đoàn.
Công đoàn có nhiệm vụ tham gia phối hợp nhiều mặt như xây dựng: kế hoạch, cam kết; quy chế phối hợp: giữa nhà trường - Công đoàn, Chuyên môn - Công đoàn. tổ chức hội nghị công chức, viên chức, người lao động; tổ chức đối thoại các hội nghị liên tịch; tổ chức chỉ đạo các hoạt động của ban thanh tra nhân dân; tổ chức phong trào thi đua trong đơn vị
2.3.5. Thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp sinh hoạt công đoàn cơ sở
Như chúng ta đã biết công đoàn cơ sở  là nền tảng, là một mắc xích quan trọng trong chuỗi hệ thống của tổ chức công đoàn, công đoàn cơ sở có vững mạnh thì công đoàn các cấp mới vững mạnh. Vị thế của công đoàn cao hay thấp phụ thuộc những gì công đoàn đã đem lại cho cán bộ, đoàn viên, người lao động. Để phát huy được vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở, việc tổ chức sinh hoạt thường xuyên là yếu tố quan trọng, cũng là một trong những điều kiện xây dựng đơn vị vững mạnh.
2.3.6. Duy trì thi đua giữ danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh
Việc phấn đấu trở thành công đoàn cơ sở vững mạnh là điều không dễ, việc duy trì giữ vững danh hiệu này còn khó hơn. Mỗi Ban chấp hành phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện hơn. Tư tưởng tự bằng lòng với những gì đã có là sự thoái bộ, do đó danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh cần phải trở thành bộ rễ ăn sâu vào lòng đất từng đơn vị trường học vì vậy :
Sau khi tiến hành đại hội, Ban chấp hành công đoàn cần bắt tay ngay vào xây dựng kế  hoạch cho từng giai đoạn cụ thể dự trên nghị quyết đề ra của đại hội.
 Việc tiến hành hội nghị Cán bộ công chức, viên chức, người lao động đầu năm học phải tiến hành từ tổ chuyên môn, dựa trên đăng ký thi đua, biện pháp thực hiện từ tổ chuyên môn, Ban chấp hành xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học sao cho phù hợp.
Cuối năm học trong nhiệm kỳ cần tổng kết, đánh giá, chỉ rõ những ưu khuyết điểm, những việc đã làm, những việc chưa làm được trong năm học, từ đó có hướng khắc phục trong năm học tiếp theo. Tránh vì thành tích mà quên khuyết điểm dù nhỏ nhất. Kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, khắc phục những khuyết điểm trong quá trình thực hiện nghị quyết của đại hội công đoàn cơ sở. Tránh tình trạng để những thiếu sót, sai lầm diễn ra trong thời gian dài.
Xây dựng tập thể công đoàn thành một tập thể đoàn kết nhất trí cao, các thành viên Ban chấp hành công đoàn cần nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, tránh để xảy ra những việc không hay, những xích mích dù là nhỏ trong đoàn viên công đoàn.
Cần làm cho mọi thành viên trong công đoàn nhận thức rõ việc đoàn kết nhất trí một lòng quyết tâm xây dựng và giữ danh hiệu của công đoàn cơ sở vững mạnh là vinh dự và trách nhiệm của mỗi đoàn viên. Có như vậy mỗi đoàn viên cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường và của ngành, Không vi phạm đạo đức nhà giáo, pháp lệnh dân số và kế hoạch hoá gia đình. Có ý thức xây dựng và góp phần giữ vững danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh.
 Trong hoạt đông công đoàn cơ sở tuỳ theo đặc điểm của mỗi đơn vị mà ban chấp hành công đoàn cần có kế hoạch chỉ đạo và phương pháp hoạt động sát đúng với đơn vị mình. Nhưng theo tôi "một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh" mà chúng tôi  đã nêu ở trên là những biện p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_cong_doan_co_so_vung_manh_tai.doc