SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Hải Ninh - Tĩnh Gia - Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Hải Ninh - Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Ngày nay, những thành tựu của khoa học – công nghệ đang đưa thế giới từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, tác động tới tất cả mọi lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng và phong phú. Trong điều kiện đó, việc toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu khách quan của các nước đang phát triển. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển giáo dục. Nhà trường hoạt động theo hướng mở cửa, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng; giáo viên thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách tự lực, có phân tích và tổng hợp.

Trong bối cảnh quốc tế đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam phải thực hiện một sự đổi mới sâu sắc và toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học như tinh thần của nghị quyết TW2 - khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học ”.

 Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở các trường học đặc biệt là cấp Tiểu học còn rất hạn chế. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.

 

doc 21 trang thuychi01 8504
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Hải Ninh - Tĩnh Gia - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
 Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
 NỘI DUNG
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí chuyên môn của trường Tiểu học Hải Ninh
4
2.2.1
Khái quát tình hình địa phương
4
2.2.2
Khái quát đặc điểm nhà trường
5
2.2.3
Thực trạng ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên trường TH Hải Ninh 
5
2.3
Một số biện pháp ứng dụng CNTT vào công tác quản lí và dạy học tại trường Tiểu học Hải Ninh
7
2.3.1
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên
7
2.3.2
Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho nhà trường
8
2.3.3
Tăng cường hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học
9
2.3.4
Tổ chức tập huấn chia sẻ các nguồn tài nguyên
12
2.3.5
Tăng cường các nguồn lực đầu tư và cơ sở vật chất, kĩ thuật tin học, hiện đại hoá trang thiết bị trong nhà trường
14
2.3.6
Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT và bảo quản thiết bị
14
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
2.4.1
Cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin
16
2.4.2
Kết quả ứng dụng CNTT của giáo viên trường Tiểu học Hải Ninh
17
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, những thành tựu của khoa học – công nghệ đang đưa thế giới từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, tác động tới tất cả mọi lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng và phong phú. Trong điều kiện đó, việc toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu khách quan của các nước đang phát triển. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển giáo dục. Nhà trường hoạt động theo hướng mở cửa, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng; giáo viên thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách tự lực, có phân tích và tổng hợp. 
Trong bối cảnh quốc tế đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam phải  thực hiện một sự đổi mới sâu sắc và toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học như tinh thần của nghị quyết TW2 - khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.
 Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở các trường học đặc biệt là cấp Tiểu học còn rất hạn chế. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
 Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho chính nó. 
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo của ngành, nhận thức được rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới công tác quản lí và phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất . Nhưng làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lí và dạy học? Đây là câu hỏi đặt ra cho tất cả cán bộ quản lí và giáo viên trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải suy nghĩ, trăn trở và tìm ra cho được lời giải đáp phù hợp. 
 Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và dạy học; được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát  của Phòng GD&ĐT, trong những năm học vừa qua cá nhân tôi đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Vì lẽ đó, tôi đã tập trung nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và dạy học trong trường tôi đang công tác. Và với đề tài “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Hải Ninh- Tĩnh Gia- Thanh Hóa” tôi hi vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy ở các trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu .
Trên cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn, sáng kiến nhằm đưa ra một số biện pháp khả thi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và giảng dạy ở trường Tiểu học.
 Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học ở trưởng Tiểu học Hải Ninh- Tĩnh Gia- Thanh Hóa năm học 2016- 2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ tăng cường ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu giáo trình, sách báo, các chuyên đề dạy học có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học của các địa phương; nghiên cứu báo cáo kế hoạch của trường Tiểu học Hải Ninh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các trường học.
1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Cơ sở lý luận:
 Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lí thông tin. Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của con người.
 Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Chính phủ đặt nhiệm vụ trọng tâm tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ thông tin trong xã hội, bảo đảm công nghệ thông tin là một trong các nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng các cấp. Đặc biệt, sẽ xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống Cổng thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Cũng theo kế hoạch của Chính phủ, sẽ thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế, kỹ thuật, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, xây dựng, điện, thuế, hải quan, tư pháp
Thực hiện hướng dẫn số: 4622/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin cho năm học 2016 – 2017, trong hướng dẫn đã chỉ rõ: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Kĩ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Kĩ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường. Kĩ năng sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học. Kĩ năng xây dựng bài giảng e-Learning, xây dựng sách giáo khoa điện tử; khai thác các nguồn học liệu, kĩ năng tìm kiếm thông tin trên InternetKĩ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản; kĩ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị công nghệ thông tin; kĩ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin phục vụ dạy học...
Nội dung hướng dẫn cũng đưa ra: Hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, Sử dụng phần mềm quản lí nhà trường trực tuyến, gồm: quản lí hành chính điện tử (e-office), quản lí học sinh, quản lí giáo viên, quản lí các kỳ thi, xếp thời khóa biểu, quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất, quản lí thư viện... Ứng dụng sổ điện tử, học bạ điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, gồm: sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng; ứng dụng một cách có hiệu quả hệ thống ứng dụng dạy – học thông minh, hiện đại ở những nơi có điều kiện; ứng dụng kho bài giảng e-Learning, sách điện tử, sách giáo khoa điện tử đổi mới phương pháp dạy – học; ứng dụng hệ thống đánh giá người học trực tuyến. ..
Không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên theo hướng chuẩn hóa và chuyên nghiệp, từng bước đạt chuẩn quốc tế.
Như vậy, ta thấy được tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học là vấn đề tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí chuyên môn và giảng dạy của trường Tiểu học Hải Ninh- Tĩnh Gia- Thanh Hóa
 2.2.1 Khái quát tình hình địa phương.
 Hải Ninh là một xã vùng bãi ngang, nằm ở phía Đông Bắc huyện Tĩnh Gia. Là một xã có gần 3 km đường quốc lộ 1A chạy qua, có bờ biển dài hơn 2 km. Hải Ninh có nền kinh tế đa ngành nghề: nông nghiệp, buôn bán, đánh bắt thủy hải sản. Trong những năm gần đây đời sống nhân dân địa phương đã có nhiều thay đổi, trình độ dân trí đã được nâng lên một cách rõ rệt. Phụ huynh học sinh đã quan tâm hơn đến việc học hành của con em. Các cấp các ngành của địa phương cũng đã quan tâm đầu tư nhiều hơn cho công tác giáo dục. Bên cạnh đó với tinh thần hiếu học của người dân Hải Ninh cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác dạy chữ, dạy người của những người đứng trên bục giảng.
 Tuy nhiên với một xã còn nghèo như Hải Ninh, một bộ phận nhân dân có cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; đất chật, người đông; tỉ lệ sinh đẻ cao; số lượng trẻ mồ côi nhiều đó cũng là điều kiện khó khăn ảnh hưởng nhỏ đến giáo dục và những người làm công tác giáo dục ở địa phương.
 2.2.2 Khái quát đặc điểm nhà trường:
Trường Tiểu học Hải Ninh được thành lập từ năm 1957. Trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã được Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tĩnh Gia, sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá nhà trường luôn luôn vững bước tiến lên, là một địa chỉ tin cậy cho con em trong xã. 
Năm học 2016-2017 trường có 35 lớp với 1131 học sinh. Toàn trường có 47 cán bộ, giáo viên. 100% cán bộ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhà trường trong những năm gần đây liên tục đạt danh hiệu tập thể xuất sắc cấp huyện.
 Toàn trường có 24 cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học đạt 51,1%. Con số này còn rất khiêm tốn so với yều cầu cấp thiết hiện nay. Mặt khác trong số những cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học vẫn còn nhiều người sử dựng và ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả. Chính vì vậy hằng năm nhà trường vẫn phải có kế hoạch bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ giáo viên trong trường. 
 Về cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin:
TT
Năm học
Máy tính
Máy in
Máy chiếu projector
Phòng máy
Tính
Phòng đa năng
Máy ảnh KTS
Tổng
Dùng được
Tổng
Dùng được
Tổng
Dùng được
1
2014-2015
5
5
02
02
3
3
0
0
0
2
2015-2016
7
7
02
02
3
3
0
0
0
 Bảng trên đây cho thấy thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin của trường trong hai năm đã có nhiều cải thiện song còn ở mức hạn chế: Số lượng và chất lượng các trang thiết bị còn chưa đồng đều, tỉ lệ phương tiện công nghệ thông tin trên số lớp của nhà trường còn hạn chế. Đây là một khó khăn rất lớn cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học như yêu cầu đặt ra. 
 2.2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ giáo viên trường Tiểu học Hải Ninh
	Qua những năm học trước cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin ở nhà trường cũng đã áp dụng các hình thức phổ biến như:
	- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử
	- Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ quản lí và dạy học
	- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng internet
	- Dạy các hoạt đông thông qua các phần mềm
 - Quản lí cán bộ giáo viên bằng các phần mềm.
	Thực trạng sử dụng các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường Tiểu học Hải Ninh qua điều tra thể hiện ở kết quả trong bảng như sau:
TT
Các hình thức ứng dụng CNTT-TT trong day học
Các mức độ sử dụng
Số giáo viên
Thường xuyên
Tỷ lệ ( %)
Không thường xuyên
Tỷ lệ ( %)
Rất ít
Tỷ lệ ( %)
Không thực hiện
Tỷ lệ ( %)
1
Dạy học bằng giáo án điện tử
41
8
20
29
70
4
10
0
0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học
41
16
39
15
37
10
24
0
0
3
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet
41
15
37
16
39
10
24
0
0
4
Dạy học máy tính, qua các phần mềm 
41
11
27
17
42
13
31
0
0
Bảng trên cho thấy các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã được giáo viên thực hiện nhưng đều ở mức không thường xuyên và rất ít. Việc khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học còn rất hạn chế.
Qua khảo sát và trao đổi với đội ngũ giáo viên trong nhà trường tôi thấy rằng việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hầu như mới chỉ được thực hiện ở các giờ dạy chuyên đề, giờ thi giáo viên giỏi và trong một số giờ dạy được thanh tra có báo trước. Tỉ lệ số giờ dạy có ứng dụng ở mức rất thấp. Trang thiết bị hiện đại đã đầu tư như máy tính, máy chiếu đa năng có giờ trống, không được khai thác hàng ngày rất cao.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
 dạy học cũng như công tác quản lý chuyên môn trong trường Tiểu học Hải Ninh còn có những hạn chế sau:
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí thiết bị thiếu, tỉ lệ máy tính trong trường còn thấp về số lượng, kém về chất lượng, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy còn ít.
 Một số giáo viên chưa có chứng chỉ tin học, việc ứng dụng công nghệ thông tin của một bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế.
 Nhân lực phục vụ cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí còn thiếu và còn yếu.
 Sự hiểu biết về công nghệ thông tin của đa số giáo viên trong trường còn chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kĩ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được.
	Việc sử dụng máy móc chưa khoa học, làm cho máy móc bị hư hỏng, phải sửa chữa nhiều. Không có người am hiểu về các thiết bị công nghệ thông tin nên thường xuyên phải thuê thợ bên ngoài về sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
 2.3. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và dạy học tại trường Tiểu học Hải Ninh
 2.3.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên.
 Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua nhiều hình thức như: triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đềĐộng viên, khuyến khích các thầy, cô giáo cao tuổi có kinh nghiệm, say mê công nghệ thông tin, say sưa tìm tòi phương pháp giảng dạy mới, tổng hợp, góp ý, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học, coi đó là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trẻ noi theo. Đặc biệt, để triển khai thành công thì trước hết, lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học, phải là người tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo...
 Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dương các cá nhân, tập thể ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công việc và đổi mới phương pháp dạy học. Coi đó là một tiêu chí thi đua trong các cá nhân, tập thể trong nhà trường. Nếu chỉ phát động mà không quan tâm, không thể hiện quyết tâm và thực hiện những biện pháp bổ sung thì việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên cũng không thể mang lại kết quả như mong đợi. 
 2.3.2 Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về công nghệ thông tin cho nhà trường 
 Thành lập ban công nghệ thông tin trong nhà trường do Hiệu trưởng làm trưởng ban để theo dõi, giúp đỡ các cán bộ, giáo viên. Tích hợp, lồng ghép và triển khai các hoạt động về ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi học lấy chứng chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn về Tin học, giáo viên không đi học các lớp cấp chứng chỉ thì chỉ cần có kĩ năng sử dụng, ứng dụng; đồng thời mời các chuyên gia và giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm, hướng dẫn trực tiếp, thuyết trình bằng máy chiếu, thảo luận, hỏi đáp, thực hành tại trường. Bồi dưỡng kiến thức về tin học cho cán bộ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai thác tốt các thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường. Tin học hóa trong công tác quản lý nhân sự, công tác báo cáo cấp trên, trao đổi thông tin trong trường qua email,
 Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày, trực tiếp cho giáo viên có những kiến thức và kĩ năng cần thiết để ứng dụng các thiết bị và phần mềm nhằm đổi mới nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá, vận dụng phương tiện công nghệ thông tin vào tự học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
 Hằng năm, luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên cốt cán để sử dụng được máy vi tính, phần mềm ứng dụng vào giảng dạy, công tác. Từ những giáo viên cốt cán này này sẽ tự bồi dưỡng cho những giáo viên khác trong trường về những kiến thức cơ bản của tin học để có khả năng sử dụng tốt máy vi tính trong công tác “Học thầy không tày học bạn”.
 Qua kinh nghiệm cho thấy một cách học tập nhanh nhất của Tin học đó là học tập kinh nghiệm, qua “truyền tay” và chỉ bảo trực tiếp qua máy tính ngay từ tổ, nhóm chuyên môn.
 Tổ chức cho cán bộ giáo viên tự học bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3 các modul : 
 TH 20 Kiến thức kĩ năng tin học cơ bản. 
 TH 21 Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft powerpoint trong dạy học
 TH 22 Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở Tiểu học
 TH 23 Mạng Internet tìm kiếm và khai thác thông tin.
	Hình 1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
 Thông qua việc tự học bồi dưỡng thường xuyên ở 4 modul này, giáo viên được cung cấp rất nhiều kiến thức từ đơn giản nhất như khái niệm về thô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_quan.doc