SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy học tại trường tiểu học Xuân Phúc, huyện Như Thanh

SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy học tại trường tiểu học Xuân Phúc, huyện Như Thanh

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng khẳng định tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống. Với giáo dục và đào tạo, CNTT cũng đang và sẽ tạo nên những thay đổi hết sức tích cực, góp phần quan trọng trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đối với công tác quản lý giáo dục tại các cơ sở trường học, việc vận dụng CNTT đã tạo ra một bước phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại rất nhiều những tiện ích. Đặc biệt trong việc xử lý thông tin trường học (đội ngũ, học sinh, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, thống kê, báo cáo vv) được cập nhật nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, lưu trữ thuận lợi. Việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ giúp lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng quản lí; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất, kỹ năng cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá.

Như vậy, việc hiểu biết và ứng dụng được CNTT đối với mỗi người nói chung và đối với mỗi cán bộ giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Đối với công tác quản lý việc ứng dụng CNTT là cần thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo, thực hiện ứng dụng CNNT vào công tác quản lý vẫn còn gặp những khó khăn như năng lực của đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị vv chưa đảm bảo, do vậy để đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNNT trong trường học và khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi đề xuất “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy học tại trường tiểu học Xuân Phúc, huyện Như Thanh”.

 

doc 15 trang thuychi01 7172
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy học tại trường tiểu học Xuân Phúc, huyện Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng khẳng định tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống. Với giáo dục và đào tạo, CNTT cũng đang và sẽ tạo nên những thay đổi hết sức tích cực, góp phần quan trọng trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đối với công tác quản lý giáo dục tại các cơ sở trường học, việc vận dụng CNTT đã tạo ra một bước phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại rất nhiều những tiện ích. Đặc biệt trong việc xử lý thông tin trường học (đội ngũ, học sinh, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, thống kê, báo cáovv) được cập nhật nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, lưu trữ thuận lợi. Việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ giúp lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng quản lí; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất, kỹ năng cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá.
Như vậy, việc hiểu biết và ứng dụng được CNTT đối với mỗi người nói chung và đối với mỗi cán bộ giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Đối với công tác quản lý việc ứng dụng CNTT là cần thiết hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo, thực hiện ứng dụng CNNT vào công tác quản lý vẫn còn gặp những khó khăn như năng lực của đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịvv chưa đảm bảo, do vậy để đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNNT trong trường học và khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi đề xuất “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy học tại trường tiểu học Xuân Phúc, huyện Như Thanh”.
2. Mục đích nghiên cứu
	- Giúp lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng quản lý; thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
	- Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho đội ngũ được học hỏi, nâng cao các kỹ năng ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Cán bộ quản lý, giáo viên
- Những ứng dụng CNNT trong công tác quản lý trường học
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
	- Phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý, chất lượng giảng dạy của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhiều năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, vị trí và sự cần thiết của CNTT trong giáo dục. Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và quản lý.
- Phổ biến rộng rãi và quán triệt đầy đủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về CNTT của Chính phủ và của ngành.
- Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại.
- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục và thống kê giáo dục thông qua việc tích hợp cơ sở dữ liệu từ các cơ sở giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, trường tiểu học Xuân Phúc, huyện Như Thanh đã và đang tích cực đưa CNTT vào nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy. Về cơ bản cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đã tiếp cận một cách nhiệt tình. Cán bộ quản lý đã biết sử dụng CNTT để quản lí hồ sơ, thời khoá biểu, kết quả đánh giá học sinh; soạn thảo, quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT; giáo viên biết tổng hợp, thống kê số liệu làm các báo cáo đơn giản khi nhà trường yêu cầu. Một số giáo viên đã biết xây dựng, sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy bước đầu đã có kết quả nhất định. 
Song thực tế, việc sử dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy trong nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: 
* Đối với quản lý.
- Chưa nhận thức hết vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý trường học.
- Chưa khai thác và sử dụng các hệ thống phần mềm về quản lý nhà trường có hiệu quả, cập nhật các thông tin về cán bộ giáo viên, học sinh, các thông tin về tài sản, tài chínhtrong trường để quản lý trên máy chưa thường xuyên, thiếu tính khoa học. Việc khai thác trên mạng để lấy các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc đang còn nhiều hạn chế. Chưa chỉ đạo được các đoàn thể trong nhà trường sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động một cách có hiệu quảvv.
- Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý.
- Chưa xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong nhà trường.
* Đối với giáo viên:
- Hầu hết các giáo viên đã qua lớp tập huấn 100 tiết của Sở giáo dục nhưng do điều kiện gia đình, một số chưa có máy tính, hoặc chưa kết nối Internet thành ra đi học về không sử dụng thường xuyên dẫn đến không thành thạo.
- Việc xây dựng kế hoạch, báo cáo đối với một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng trình bày văn bản chưa đúng phông chữ và thể thức trình bàyvv. 
- Một số giáo viên do chưa tiếp cận với giáo án điện tử, tưởng chừng rất khó nên không giám mạnh dạn. Có giáo viên đã biết xây dựng và sử dụng giáo án điện tử nhưng việc ứng dụng còn lúng túng dẫn đến tiết học chưa sinh động, chưa hấp dẫn người học.
Tiến hành khảo sát tại thời điểm tháng 9/2016 đối với 18 cán bộ giáo viên (trong đó có 16 giáo viên trực tiếp giảng dạy) trong nhà trường. Kết quả cụ thể như sau:
Số CBGV sử dụng máy tính chưa thành thạo
Số CBGV sử dụng máy tính thành thạo
Số giáo viên soạn bài trên máy tính
Số giáo viên biết soạn và dạy được giáo án điện tử
Số CBGV biết sử dụng mạng Internet
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8/18
44,4
10/18
55,6
12/16
75,0
4/16
25,0
10/18
55,6
	Xuất phát từ thực tế của vấn đề ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy, tôi đã trăn trở rất nhiều, làm thế nào để công tác quản lý trong nhà trường được tốt và không mất nhiều thời gian. Giáo viên khi lên lớp không phải mất nhiều công chuẩn bị đồ dùng nhiều mà hiệu quả mang lại cao. Tôi đã tiến hành thực hiện bằng các giải pháp sau:
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc sử dụng công nghệ thông tin vào nhà trường đến toàn thể cán bộ giáo viên.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là rất cần thiết vì vậy việc đưa CNTT vào nhà trường là một việc làm rất quan trọng. Để thực hiện tốt công việc này, đầu tiên tôi giúp CBGV nhận thức được tác dụng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy, vì việc nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng CNTT giúp các cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức một cách đầy đủ ý nghĩa về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT. Từ đó cán bộ giáo viên sẽ biết công việc của mình sẽ phải làm để hòa mình vào hoạt động của nhà trường. Đưa ra một số nội dung ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động dạy học có tính chất so sách, phân tích để mọi người thấy được lợi ích, tác dụng của việc ứng dụng.
Nếu chúng ta quản lý học sinh theo dạng thủ công dẫn đến tốn khá nhiều thời gian, công sức của người thực hiện, gây ra nhiều sai sót dẫn đến chất lượng và hiệu quả công việc không cao nhưng nếu chúng ta sử dụng phần mềm quản lý học sinh sẽ có nhiều thuận tiện trong quá trình thực hiện không tốn thời gian và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh. 
Thông qua môi trường Internet, các thông tin được cập nhật kịp thời, dữ liệu tập trung giúp học sinh xem kết quả học tập nhanh chóng, dễ dàng; phụ huynh có thể theo dõi kết quả học tập của con em mình ở bất cứ nơi nào có kết nối Internet, rất thuận tiện. Đồng thời, giáo viên dễ dàng cập nhật thông tin học sinh: chất lượng và kết quả học tập, kết quả kiểm tra; bộ phận lãnh đạo, quản lý nhà trường theo dõi thông tin một cách toàn diện đến từng lớp học, giáo viên và học sinh. 
- Khi tổ chức các cuộc họp, triển khai các chuyên đề cho cán bộ giáo viên ta dùng hình thức PowerPoint sẽ rất tiện trong quá trình triển khai và sẽ rất dễ dàng cho người truyền đạt và người tiếp thu, mang hiệu quả tốt.
- Tổ chức các tiết dạy bằng giáo án điện tử với nhiều hình ảnh sinh động và hấp dẫn sẽ gây được nhiều hứng thú học tập cho học sinh. 
- Các hoạt động đoàn thể có dùng ứng dụng CNTT để tổ chức hoạt động đặc biệt là trong hoạt động Đội tổ chức các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nhà trường tổ chức các diễn đàn, hội thảo, triển khai và tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên bằng hình thức trình chiếu các tài liệu, các hình ảnh, các giáo án điện tử để giáo viên tham khảo tìm hiểu và thấy được tính hiệu quả của việc sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
Với những hình thức hoạt động thiết thực như thế sẽ giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng CNTT. Từ đó giáo viên sẽ ý thức và nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức tin học để tiết cận CNTT được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
3.2. Ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý nhà trường.
3.2.1. Về quản lý thực hiện thông tin 2 chiều.
- Công khai địa chỉ gmail để khi cần, giáo viên có thể chủ động liên hệ, trao đổi thông tin, công việc. Qua việc thực hiện trao đổi thông tin, các kế hoạch của nhà trường, của các đoàn thể đều được gửi lên địa chỉ gmail để giáo viên tiện cập nhật nắm bắt công việc một cách kịp thời. Bên cạnh đó thông qua địa chỉ gmail giáo viên có thể trao đổi những thông tin về cá nhân tiện cho việc ban giám hiệu nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, qua đó có cách giải quyết kịp thời hoặc chia sẻ khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình công tác. 
- Các kết quả kiểm tra nội bộ trong nhà trường đều được cập nhật và gửi lên địa chỉ gmail để tổ trưởng, cá nhân giáo viên kịp thời nắm bắt thông tin có kế hoạch điều chỉnh, sửa chữa phù hợp.
Ví dụ: Sau khi kiểm tra bất cứ hồ sơ nào của giáo viên thì kết quả kiểm tra của ban giám hiệu đều được gửi lên địa chỉ gmail của trường để giáo viên cập nhật nhanh chóng biết được những gì làm được và những gì chưa được.
- Các báo cáo của cá nhân, của tổ khối nhà trường đều yêu cầu gửi trên địa chỉ gmail. Với hình thức này giúp giáo viên buộc phải vào cuộc để làm quen và sử dụng công nhệ thông tin trong mọi hoạt động.
	- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo và yêu cầu bộ phận văn thư thu thập những thông tin về giáo viên để cập nhật kịp thời vào hồ sơ cá nhân trong chương trình quản lý cán bộ. Sử dụng những hiệu quả của chương trình để nhanh chóng phục vụ công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Phòng giáo dục.
- Ngoài ra cũng thường xuyên truy cập để kịp thời nắm bắt những văn bản chỉ đạo, kế hoạch, các hoạt động theo lịch công tác của phòng giáo dục, từ đó ban giám hiệu nhà trường kịp thời xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai đến các bộ phận trong nhà trường nhằm chủ động thực hiện công việc của mình. 
- Thường xuyên chỉ đạo các bộ phận truy cập mạng Internet để lấy những thông tin cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của nhà trường.
Ví dụ: Ý nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm trong năm, tranh ảnh phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, thực hiện tuyên truyền cho cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”vv.
- Đối với các bộ phận trong nhà trường như: thư viện - thiết bị, tài chính - kế toán, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội cũng đẩy mạnh việc vận dụng CNTT vào quá trình thực hiện công việc để tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả lại tích cực (Soạn thảo văn bản, lên kế hoạch hoạt động, thể hiện chứng từ, sổ sách...). Nhận thức được những tiện ích mà CNTT đã mang lại trong công việc, các bộ phận: Công đoàn, Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM là những bộ phận chủ động và thường xuyên ứng dụng CNTT vào quá trình công tác và đã đạt được những hiệu quả nhất định.
3.2.2. Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy.
- Nếu dạy theo các dạy đơn thuần truyền thống việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học, các tư liệu để phục vụ cho bài học thường sẽ rất khó khăn và không thể đầy đủ. Nhưng nếu là xây dựng giáo án điện tử thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy và học. Các đồ dùng dạy học, các tư liệu cần thiết để sử dụng trong bài dạy sẽ rất đầy đủ, hình ảnh sống độngvà tiện lợi trong quá trình lên lớp. Nhờ đó giúp học sinh đi vào bài học một cách thực tế gây được hứng thú học tập. Như thế hiệu quả của tiết dạy sẽ rất cao, học sinh chủ động tiếp thu bài tốt hơn.
- Các tiết học trong các môn học của chương trình, giáo viên có thể chọn lựa các bài dạy với những nội dung phù hợp để đầu tư giảng dạy giáo án điện tử. Qua những các tiết dạy giáo viên phát huy tối đa những ưu thế trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh động với những hiệu quả về âm thanh, hình ảnh, làm tăng hứng thú học tập cho các em. 
3.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể đối với ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường.
3.3.1. Đối với công tác quản lý:
- Đầu năm học, BHG nhà trường quán triệt với tập thể cán bộ, nhân viên, giáo viên tinh thần làm việc. Mọi bộ phận cần ứng dụng những kỹ năng đã được tập huấn về CNTT để thực hiện hiệu quả công tác của mình. 
- Đưa việc quản lý trong nhà trường bằng hệ thống phần mềm quản lý ngay từ đầu năm học.
- Trong các buổi họp hội đồng nhà trường để thực hiện nội dung sơ kết hoạt động trong tháng và triển khai những nội dung trọng tâm trong tháng tới, ban giám hiệu đều thực hiện dưới hình thức trình chiếu để giáo viên dễ theo dõi, rút ngắn thời gian hội họp và tiện trong quá trình làm việc. Bên cạnh giúp giáo viên tiếp cận nhiều hơn đến công nghệ thông tin.
- Ngoài ra chỉ đạo các đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường đều ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động như gửi kế hoạch tổ chức hoạt động của tổ chức mình, bộ phận do mình phụ trách cho BGH thông qua địa chỉ gmail của nhà trường. Sau đó ban giám hiệu sẽ góp ý và bổ sung những thiết sót để bộ phận hoàn chỉnh kế hoạch.
3.3.2. Đối với công tác giảng dạy:
	- Tổ chức các chuyên đề bằng CNTT đến toàn thể giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Qua chuyên đề, giáo viên nòng cốt cùng BGH nhà trường hướng dẫn giáo viên trong các tổ khối thực hành một số kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy: chèn hình ảnh, âm thanh, cắt đoạn phim, tạo những hiệu ứng liên kết các slide, cách truy cập vào các trang web để lấy thông tin, hình ảnh, đoạn phim... cần thiết để phục vụ soạn giảng giáo án điện tử. 
	- Xây dựng các tiết dạy minh họa bằng giáo án điện tử ở mỗi phân môn, mỗi khối lớp.
- Ban giám hiệu quan tâm và động viên khuyến khích những giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy. Sưu tầm những giáo án hay của các hội thi giáo viên giỏi các cấp để giáo viên tham khảo. Ngoài ra còn cung cấp thêm những nguồn tài nguyên thiết thực, cụ thể để động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên tích cực giảng dạy giáo án điện tử. Cùng tham gia xây dựng giúp đỡ giáo viên thiết kế bài dạy bằng giáo án điện tử với những nội dung bài phù hợp.
	- Các tổ khối xây dựng kế hoạch và đăng ký ứng dụng CNTT vào giảng dạy như: soạn bài bằng máy tính, thao giảng bằng giáo án điện tử với ban giám hiệu. 
- Ban giám hiệu kiểm tra kế hoạch bài học thường xuyên để góp ý về kỹ năng thực hiện trình bày văn bản về soạn bài bằng máy tính. Các tiết thao giảng bằng giáo án điện tử được ban giám hiệu quan tâm một cách đặc biệt. Tổ chức cho giáo viên toàn trường dự giờ, sau khi dự giờ tổ chức góp ý đánh giá xếp loại cụ thể để rút kinh nghiệm cho tiết dạy sau.
- Khuyến khích các giáo viên sử dụng giáo án điện tử tốt để nhân rộng điển hình trong nhà trường.
4. Hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dạy học
- Ứng dụng CNTT tạo môi trường làm việc khoa học, xử lý công việc nhanh, chính xác; giúp cán bộ giáo viên giảm được sức ép về công việc (Hỗ trợ giờ dạy, thống kê phổ cập, xếp TKB, hỗ trợ đánh giá xếp loại học sinh, xử lý các loại báo cáo, tổ chức các kì kiểm tra, quản lý chất lượng, hỗ trợ tự học, tự bồi dưỡngvv); là cầu nối thường xuyên giữa nhà trường và phụ huynh. Đặc biệt là kết quả học tập được công khai, minh bạch. Phụ huynh yên tâm về kết quả học tập của học sinh. 
- Ứng dụng CNTT trong quản lý giúp CBQL có cái nhìn tổng quát, làm giảm nhẹ lao động sư phạm mang tính cơ học (Sự dụng Máy Vi tính, phần mềm máy tính, khai thác thông tin dữ liệu, tài nguyên, tham gia các diễn đàn trên Internet, sử dụng máy chiếu để triển khai hoặc đánh giá công việcvv). 
Giúp người quản lý thấy được nhiều sự việc thông qua việc phân tích, xử lý số liệu kết hợp cùng quan sát thực tiễn, nhờ vậy đánh giá chính xác công bằng các việc làm của giáo viên và học sinh từ đó thúc đẩy nhà trường phát triển. 
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhà trường theo hướng tin học hóa quản lý giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học như: Triển khai chương trình quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong nhà trường; tin học hóa công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; khai thác tốt các phần mềm quản lý đang thực hiện trong nhà trường theo sự chỉ đạo của ngành: Phần mềm phổ cập, vermis, Emis, thống kê báo cáo trực tuyếnvv. Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm như: phần mềm mô tả, mô phỏng, minh họa ... để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học; sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như: phần mềm Microsoft PowerPoint, Microsoft FrontpageTăng cường khai thác thông tin trên mạng internet để tra cứu, tải các thông tin, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp ở nhà trường và đây cũng là môi trường thuận lợi giúp các nhà giáo cập nhật, khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin phục vụ cuộc sống và công việc hàng ngày.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận
Với quyết tâm đưa CNTT vào quản lý các hoạt động dạy học, năm học 2016-2017 trường tiểu học Xuân Phúc đã có bước chuyển biến khá tích cực trong việc vận dụng CNTT. Ban giám hiệu và các bộ phận trong nhà trường đã phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nhờ tích cực ứng dụng CNTT vào công tác quản lý dạy học mà thông tin trong nhà trường được thiết lập nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và thông suốt; công tác giảng dạy của giáo viên có nhiều thuận lợi hơn do chủ động đầu tư soạn giảng giáo án điện tử với những tiết học thật sự lôi cuốn học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
 Sau một năm thử nghiệm cho thấy kết quả:
Số CBGV sử dụng máy tính chưa thành thạo
Số CBGV sử dụng máy tính thành thạo
Số giáo viên soạn bài trên máy tính
Số giáo viên biết soạn và dạy được giáo án điện tử
Số CBGV biết sử dụng mạng Internet
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2/18
11,1
16/18
88,9
16/16
100
10/16
63,0
16/18
88,9
So sánh với khảo sát đầu năm cho thấy: Số lượng và chất lượng CBGV ứng dụng CNTT đã tăng lên rất tích cực (Chỉ trừ 2 giáo viên cao tuổi, nghỉ hưu vào tháng 9/2017 là sử dụng máy tính chưa th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cong.doc