SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm ở trường mầm non Nga Thủy
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Lời dạy của Hồ Chủ Tịch từ xa xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Theo Bác thì một trong những tiêu chí của đứa trẻ “Ngoan” là phải biết “Học hành”. Như vậy, chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Theo lịch sử Giáo dục Mầm non đã khẳng định: “Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, là khâu đầu tiên của việc quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người”. Như vậy, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Ở trường Mầm non, việc tổ chức và hình thành cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học có một vai trò to lớn. Quá trình này giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, nhận thức được những thuộc tính, đặc điểm của các đồ vật xung quanh. Nhờ vậy, ở trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng như: Biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, biểu tượng về kích thước hình dạng, vị trí sắp đặt của các vật trong không gian. Những biểu tượng này được hình thành trong quá trình trẻ tích cực tri giác và thao tác với các đồ vật, đồ chơi đa dạng. Nhờ vậy mà những khả năng tìm tòi quan sát, thói quen định hướng thế giới xung quanh của trẻ trở nên sáng tạo hơn trong mọi hoạt động, thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ TẬP HỢP, SỐ LƯỢNG VÀ PHÉP ĐẾM Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY Người thực hiện: Mai Thị Yến Oanh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thủy SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang 1 1. MỞ ĐẦU 1 2 1.1. Lý do chọn đề tài 1 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 4 1.3.Đối tượngnghiên cứu 2 5 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 6 1.5.Những điểm mới của sáng kiến 2 7 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 8 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 9 2.2. Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 10 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 11 2.3.1. Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học 4 12 2.3.2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 5 13 2.3.3. Thiết kế bài giảng trình chiếu và trò chơi ôn luyện củng cố cho trẻ. 5 14 2.3.4. ứng dụng các trò chơi trên phần mềm vui chơi học tập cho trẻ làm quen với biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm. 7 15 2.3. 5. ứng dụng công nghệ thông tin vào các phương pháp dạy học cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm . 8 16 2.3. 6.Lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm thông qua các hoạt động học khác. 13 17 2.3.7.Phối hợp cùng phụ huynh cho trong việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm 16 18 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường 17 19 3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 18 20 3.1. Kết luận 18 21 3.2. Kiến nghị 18 * Tài liệu tham khảo 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Lời dạy của Hồ Chủ Tịch từ xa xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Theo Bác thì một trong những tiêu chí của đứa trẻ “Ngoan” là phải biết “Học hành”. Như vậy, chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Theo lịch sử Giáo dục Mầm non đã khẳng định: “Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, là khâu đầu tiên của việc quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người”. Như vậy, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Ở trường Mầm non, việc tổ chức và hình thành cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học có một vai trò to lớn. Quá trình này giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, nhận thức được những thuộc tính, đặc điểm của các đồ vật xung quanh. Nhờ vậy, ở trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng như: Biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, biểu tượng về kích thước hình dạng, vị trí sắp đặt của các vật trong không gian. Những biểu tượng này được hình thành trong quá trình trẻ tích cực tri giác và thao tác với các đồ vật, đồ chơi đa dạng. Nhờ vậy mà những khả năng tìm tòi quan sát, thói quen định hướng thế giới xung quanh của trẻ trở nên sáng tạo hơn trong mọi hoạt động, thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong số những biểu tượng toán học mà trẻ Mầm non được làm quen, biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm đi theo trẻ suốt quá trình làm quen với toán và các môn học khác. Khi làm quen với các biểu tượng này trẻ còn hiểu và diễn đạt được các từ: Một, nhiều, ít, rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, chia, nhóm, ghép đôi, kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản. Đó là những kỹ năng cơ bản quan trọng để trẻ học tốt môn toán sau này. Để giúp trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm một cách tốt nhất thì việc ứng dụng công nghề thông tịn vào quá trình dạy học cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết. Thế nhưng, trong trường Mầm non việc dạy nội dung này còn nhiều hạn chế. Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm ở trường mầm non Nga Thủy”. Để nghiên cứu và áp dụng vào dạy học ở lớp mình phụ trách. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm đưa ra một số biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm ở trường Mầm non Nga Thủy”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu lí luận + Phương pháp quan sát + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp thực hành 1.5.Những điểm mới của sáng kiến - Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm tạo ra môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy trẻ. - Giáo viên Mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm các hình ảnh chân thực thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng giáo án điện tử cho riêng mình. - Giúp giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như là kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy hoạt động làm quen với toán. - Trong quá trình trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin trẻ sẽ được lĩnh hội nguồn kiến thức phong phú, giúp sự tri giác và tư duy của trẻ phát triển hơn. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng phân tích từng phần tử của tập hợp tốt hơn, có thể hình dung được phần tử của tập hợp không phải chỉ là từng vật riêng lẻ mà có thể là từng nhóm gồm một số vật. Xu hướng đánh giá tập hợp về mặt số lượng của trẻ tốt hơn, không còn chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài (Màu sắc, kích thước) hay sự sắp xếp trong không gian. Trên cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém 1 phần tử bằng thiết lập tương ứng 1 - 1, trẻ biết đếm trong phạm vi 10, nắm vững thứ tự gọi tên các số. Trẻ hiểu được 2 ý nghĩa của số: Chỉ số lượng và chỉ thứ tự. Đồng thời, trẻ có khả năng “Gọi tên chung” cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10 bằng các số từ 1 đến 10 và nhận biết được các chữ số đó. Trẻ còn nắm được thứ tự chặt chẽ giữa các số của dãy số tự nhiên từ 1 đến 10, thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ở lứa tuổi này, trẻ còn có khả năng đếm các tập hợp với các đơn vị khác nhau, hiểu được thành phần của số từ các đơn vị, nghĩa là các cháu hiểu rằng đơn vị của số có thể là một nhóm vật chứ không nhất thiết là từng vật riêng lẻ. Dưới tác động của dạy học, trẻ mẫu giáo lớn không chỉ biết đếm xuôi mà còn biết đếm ngược trong phạm vi 10. Trẻ hiểu rằng, mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lời nói mà còn có thể viết. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. 2.2. Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm * Thực trạng chung Trường mầm non Nga Thủy là một xã bãi ngang của huyên Nga Sơn Nằm ở phía đông Thị trấn Huyện Nga Sơn. Trường mầm non xã Nga Thủy vinh dự được các cấp, các nghành quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất rất khang trang, rộng rãi, thoáng mát, là một trường có bề dầy thành tính trường rất vinh dự được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào tháng 4 vừa qua, có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình sáng tạo, đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên trong đó có 100% giáo viên đạt trình độ đại học. Giáo viên thực sự đã có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với cụng nghệ thông tin, hầu hết giáo viên đã ý thức được các vấn đề chuyên môn theo thông tư 28 của bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu. 2.2. 1.Thuận lợi: *Đối với giáo viên: -Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường về chuyên môn xây dựng phương pháp mầm non mới và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Đội ngũ giáo viên: 100% cán bộ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, luôn luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động cao. - Bản thân giáo viên có nhiều cố gắng và luôn trao đồi học hỏi đồng nghiệp nên tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm. * Đối với học sinh Năm học 2018 -2019 tổng số học sinh lớp tôi là 30 cháu, đa số các cháu ngoan ngoãn, lễ phép, các cháu trong lớp cùng độ tuổi nên nhận thức của các cháu khá đồng đều. 2. 2.2. Khó khăn * Đối với giáo viên: Một số giáo viên chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách gây hứng thú vào bài, chưa sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Chưa có nhiều sáng tạo trong việc soạn giáo án điện tử nên chưa có được bài giảng chi tiết. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin chưa linh hoạt, trẻ chưa thực sự say mê hào hứng, giáo viên sử dụng giáo án điện tử chưa khoa học nên nhiều hoạt động trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả hoạt động chưa cao. *Khó khăn đối với học sinh Đa số trẻ con nhà nông nên khả năng nhận thức chậm, nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp với người lạ, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động. Điều kiện kinh tế của phụ huynh khó khăn dẫn đến việc quan tâm đến trẻ còn hạn chế, đa số các gia đình mải lo làm kinh tế nên chưa quan tâm đúng mức đến trẻ. Nhiều trẻ chưa được tiếp xúc với máy tính và một số phụ huynh chưa thực sự coi trọng việc cho trẻ học và làm quen với toán trên máy tính ở độ tuổi mầm non. * Kết quả của thực trạng: Năm học 2018 - 2019, tôi được phân phụ trách lớp Mẫu giáo lớn (5 - 6) tuổi với số cháu 30 cháu vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng trẻ với kết quả như sau: Phụ lục 1 kèm theo bảng khảo sát kết quả đầu năm Sau khi khảo sát nắm được kết quả cụ thể trên từng trẻ, bản thân rất băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượngứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ làm quen vớicác biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm ở lứa tuổi Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) mà hiện tại mình đang phụ trách. Nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm làm đề tài nghiên cứu trong năm học mà phụ trách.. 2.3 . Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3. 1. Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học. Xác định vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong những năm qua tôi đã chủ động từng bước: Từ học hỏi đồng nghiệp, tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học. Bản thân không ngừng tìm tòi học hỏi, khai thác thông tin. Từ chỗ không biết, soạn giáo án cũng phải soạn đi soạn lại; từng ngày, từng tháng và từng năm tôi đã vun đắp kiến thức của mình. Đến nay tôi đã biết khai thác thông tin, soạn thảo giáo án điện tử. Bên cạnh đó, sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường về sự chỉ đạo công tác chuyên môn, bảo ban, kèm cặp hướng dẫn ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của đồng nghiệp để tôi có thêm nguồn động viên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Bản thân là một giáo viên có trình độ về chuyên môn, đã được học các lớp về tin học hơn nữa luôn nêu cao tinh thần học hỏi và sáng tạo, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có khả năng sử dụng giáo án điện tử, và sử dụng các công nghệ giảng dạy. Kết qủa: Nhờ sự ham học hỏi của mình và sự giúp đỡ của mọi người đến nay tôi đã tự mình thiết kế được giáo án điện tử trong khi dạy trẻ trong lớp vào các hoạt động khác nhau, trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động. 2.3. 2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non là hết sức cần thiết. Vì vậy đầu tư trang thiết bị cho giảng dạy là yếu tố quyết định. Bên cạnh kiến thức của giáo viên để khai thác thì thiết bị là điều kiện để giáo viên rèn luyện, trau dồi và học hỏi thêm và cũng vô cùng quan trọng để sử dụng bằng nhiều hình thức đa dạng trong các hoạt động tạo sự hứng thú tham gia của trẻ. Máy tính và thiết bị tin học là điều kiện cơ bản, không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi phải đầu tư kịp thời, tương đối đầy đủ và hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ cần riêng máy tính mà cần rất nhiều loại thiết bị khác (Ti vi, điện thoại chụp ảnh và quay camera,) cũng như điều kiện về kỹ thuật (Lioa, nguồn điện). Nếu đầu tư không đồng bộ sẽ không đạt hiệu quả.Trước đòi hỏi đó tôi đã gom góp mua sắm máy tính, máy in, điện thoại chụp hình ảnh. Tham mưu với nhà trường đầu tư mua sắm ti vi, đầu đĩa,đàn máy tính. Ngoài ra hàng năm tôi huy động phụ huynh lớp tôi phụ trách, sau nhiều năm đầu tư theo hướng “Từng bước, hiện đại” từ nhiều nguồn nên đã có được một kết quảtương đối đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho giáo viên và trẻ tham gia học tập. Kết qủa: Hiện nay lớp tôi đã có đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như ti vi màn hình lớn, máy tính, loa dài, âm li. (Hình ảnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động toán) 2.3. 3. Thiết kế bài giảng trình chiếu và trò chơi ôn luyện củng cố cho trẻ. Để thiết kế bái giảng trình chiếu và trò chơi ôn luyện củng cố cho trẻ tôi thường sử dụng một số phần mềm như Adobe Presenter để thiết kế các trò chơi và phần mềm Adobe Photoshop CS5 để cắt dán hình ảnh, phối mầu theo ý tưởng của mình. Ngoài ra phần mềm photoshop còn có chức năng làm ảnh động rất tốt. Tùy vào mục đích yêu cầu của từng bài giảng, tùy vào từng chủ đề tôi tự thiết kế giáo án điện tử để giảng dạy. Để soạn được giáo án giáo viên cần tuân thủ nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, chủ động tìm hiểu nội dung của hoạt động học (Chủ đề nào, đề tài gì, cho trẻ ở độ tuổi nào, cho cá nhân trẻ, một nhóm trẻ hay cả lớp, trong thời gian bao lâu, trẻ cần đạt được những nội dung gì để đạt mục đích đó) từ đó xác định mục đích yêu cầu cần hình thành để thiết kế các hoạt động . Ví dụ: Với trò chơi có nội dung ôn đếm đến 10, nhận biết chữ số từ 1-10: Tại slide đầu tiên: Giới thiệu trò chơi, cách chơi đặt liên kết Slide thứ hai sang các slide tiếp theo, tôi đặt các nhóm có số lượng khác nhau và yêu câu trẻ quan sát, đếm và chọn một nhóm theo yêu cầu. Kéo tranh đúng ở từng slide từ slide thứ hai cho đến hết. Đặt ký hiệu “Đúng” vào ô vừa để trống vừa chuyển Lập tiếp slide có ký hiệu “Sai” nhấp chuột phải vào Action setting / Hyperlinkto / Last Slide Viewed. Liên kết các tranh ở từng slide + Liên kết tranh đúng / liên kết các tranh sai / một slide + Trước slideký hiệu “sai” đặt dấu quay lại slideđầu tiên: Vào Autoshapes / Action Buttons:Home +Giáo viên đưa ra yêu cầu, trẻ click chuột để chọn. + Nếu chon đúng sẽ có những lời khen ngợi, động viên khích lệ, nếu chọn sai sẽ có yêu cầu nhấp chuột vào biểu tượng theo yêu cầu để slide xuất hiện và tiếp tục trò chơi. Cách tạo kết nối giữa các đói tượng khi nhấp chuột vào đối tượng này sẽ hiện đối tượng khác + Nhấp chuột vào đối tượng / slide show / Action Setting / Hyperlink to / chọn placein This / chọn slide liên kết. + Muốn chọn thao tác trước đó: Last Slide Viewed. Nếu là bài giảng thì phải thể hiện được mục đích yêu cầu cần đạt của hoạt động, trình tự tiến hành các bước theo đúng phương pháp cơ bản và phải tuân thủ những quy tắc nhất định nhằm tạo hiệu quả khi trình chiếu . Nên thận trọng trong việc lựa chọn các kỹ xảo , hiệu ứng vì nếu dùng không hợp lý sẽ phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo hiệu ứng vừa phải làm nổi bật nội dung cần chuyển tải.Nên chọn phông nền đơn giản, các hình ảnh minh họa phải rõ nét. Tránh chọn nhiều màu nhiều hình cùng một slide. Nên dùng các font chữ đậm rõ ràng và gọn (Arial, Tahoma, VNI-Helve) hạn chế dùng các font chữ có đuôi ( VNI- times) vì dễ mất nét khi trình chiếu. Khi trình chiếu cho trẻ thì cỡ chữ phải 28 trở lên trẻ mới nhìn thấy. Khi soạn xong bài giảng thì phải thuộc “Kịch bản” mà mình đã xây dựng. Đặc biệt cần thực hiện các liên kết trình diễn hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Kết qủa: Được tiếp xúc nhiều với giáo án điện tử mà khả năng hoạt động của trẻ cũng nhanh nhẹn hơn, trẻ được tiếp xúc nhiều hình ảnh mới lạ và trẻ rất hứng thú khi học. 2.3. 4. Ứng dụng một số phần mềm vui chơi học tập để cho trẻ làm quen với biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm. * ứng dụng phần mềm Kidsmart -Tổ chức cho trẻ vui học Kidsmart là hoạt động giáo dục giúp trẻ có cơ hội được làm quen kiến thức mới và củng cố kiến thức đã học một cách hiệu quả. Trong phần mềm trò chơi này tôi thấy “Ngôi nhà toán học của Millie” ứng dụng được nhiều và hiệu quả nhất trong việc cho trẻ hình thành các biểu tượng ban đầu về toán với các phần chơi: “Máy đếm số” “Xưởng làm bánh”, “Hãy làm một con bọ” Cùng học và chơi với các nhân vật trong trò chơi giúp trẻ nâng cao kỹ năng đếm và làm quen chữ số, nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10. - Tôi đã ứng dụng trò chơi Kidsmart trong việc hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ, trò chơi này có thể ứng dụng để cung cấp kiến thức cho trẻ trong hoạt động góc, sau tiết học nhằm ôn lại lại kiến thức giáo viên vừa cung cấp. Không chỉ ứng dụng hiệu quả trong việc cho trẻ hình thành các biểu tượng ban đầu về toán, trò chơi Kidsmart còn cung cấp và ôn luyện cho trẻ kiến thức kỹ năng về môi trường xung quanh, tạo hình, văn học. Thời gian tổ chức cho trẻ chơi với phần mềm này phù hợp nhất là vào hoạt động góc, hoạt động chiều. (Hình ảnh trẻ chơi trò chơi trên máy tính) * Ứng dụng phần mềm Kidpix Phần mềm Kidpix gồm hai giao diện chính là: Giao diện một: Là phần chứa các công cụ đồ họa giúp tạo nên những bức tranh Giao diện hai: Là phần bảng trình chiếu cho phép giới thiệu những bức tranh đã tạo ra ở giao diện một hoặc tạo ra những câu truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình bằng kỹ thuật ghép hình ảnh. Tôi thường ứng dụng phần mềm Kidpix vào hoạt động toán cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm cho trẻ như: + Đếm đối tượng trên bảng + Chia một nhóm đối tượng thành hai phần: Sử dụng chức năng “Băng keo hình ảnh” + Trò chơi: Tô màu thích hợp với ô đánh số tương ứng. Ví dụ: Màu vàng cho mảng màu số một, màu đỏ cho mảng màu số hai. tranh nối số và tô màu. Đặt thẻ số tương ứng với số đối tượng trên bảng bằng cách tạo một số mẫu thẻ số bằng dấu cho trẻ chọn và đóng lên tranh. Kết qủa: Được chơi các trò chơi trên máy tính đến nay đa số trẻ trong lớp tôi đã biết cách sử dụng con chuột để tham gia trò chơi trên phần mềm Kidsmart và phần mêmKidpix mà cô giáo đưa ra khi chơi. 2.3. 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các phương pháp dạy học cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm cho trẻ 5 - 6 tuổi * Củng cố, phát triển biểu tượng tập hợp và luyện tập cho trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 Giáo viên cho trẻ ôn lại kỹ năng: Tạo nhóm, tìm nhóm theo dấu hiệu chung. Rồi từ đó dạy cho trẻ tạo nhóm theo 1,2 dấu hiệu, nhận biết dấu hiệu chung của nhóm vật và tìm 1 đối tượng không thuộc nhóm, từ đó dạy trẻ sắp xếp 3 nhóm đối tượng có số lượng tăng hay giảm dần. Trẻ lớn được tiếp xúc với những tập hợp mang dấu hiệu chung có tính khái quát hơn như: tập hợp những con vật có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, để cho chúng thành một nhóm vật chọn vẹn thì trẻ cần biết bỏ qua những dấu hiệu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_vie.doc