SKKN Một số biện pháp tổ chức tuần làm quen cho học sinh lớp 1

SKKN Một số biện pháp tổ chức tuần làm quen cho học sinh lớp 1

Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đào tạo được một con người, một nhân cách toàn diện thì phải bắt đầu từ những cái nhỏ bé và sơ đẳng nhất của quá trình giáo dục. Nhiệm vụ của các thầy, cô giáo nói chung và đặc biệt là giáo viên lớp 1 nói riêng là làm cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Muốn vậy các em cần được hình thành thói quen tốt từng bước trong hoạt động ở lớp, từ nền nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội. Muốn cho các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường.

Bước vào học lớp 1, các em vẫn còn bỡ ngỡ xa lạ với các hoạt động ở trường Tiểu học. Các em đang quen với các hoạt động ở mẫu giáo đó là vừa học vừa chơi, hoạt động chơi là chính. Ở trường Tiểu học, hoạt động học là chính, học ra học, chơi ra chơi. Vì vậy, việc thay đổi hoạt động của các em là một vấn đề khó khăn đối với giáo viên lớp 1.

Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong năm học 2016-2017 của lớp 1A, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp học bán trú, bản thân tôi nhận thấy việc hình thành thói quen, nề nếp học tập, sinh hoạt cho học sinh lớp Một là rất cần thiết. Có thể nói nền nếp học tập là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tác động đến chất lượng hiệu quả dạy học.

 

doc 13 trang thuychi01 12091
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tuần làm quen cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TUẦN LÀM QUEN CHO HỌC SINH LỚP 1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên I
SKKN thuộc môn: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN 
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1
Người thực hiện: Trương Diệu Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên I
SKKN thuộc môn: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU:
Lí do chọn đề tài:
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đào tạo được một con người, một nhân cách toàn diện thì phải bắt đầu từ những cái nhỏ bé và sơ đẳng nhất của quá trình giáo dục. Nhiệm vụ của các thầy, cô giáo nói chung và đặc biệt là giáo viên lớp 1 nói riêng là làm cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui... Muốn vậy các em cần được hình thành thói quen tốt từng bước trong hoạt động ở lớp, từ nền nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội... Muốn cho các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. 
Bước vào học lớp 1, các em vẫn còn bỡ ngỡ xa lạ với các hoạt động ở trường Tiểu học. Các em đang quen với các hoạt động ở mẫu giáo đó là vừa học vừa chơi, hoạt động chơi là chính. Ở trường Tiểu học, hoạt động học là chính, học ra học, chơi ra chơi. Vì vậy, việc thay đổi hoạt động của các em là một vấn đề khó khăn đối với giáo viên lớp 1. 
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong năm học 2016-2017 của lớp 1A, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp học bán trú, bản thân tôi nhận thấy việc hình thành thói quen, nề nếp học tập, sinh hoạt cho học sinh lớp Một là rất cần thiết. Có thể nói nền nếp học tập là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tác động đến chất lượng hiệu quả dạy học. 
Điều khó khăn nhất của các em từ Mầm non lên Tiểu học là các em đang ở trong môi trường học tập mà các hoạt động chơi là chủ yếu, khi bước vào bậc học Tiểu học các em bắt đầu làm quen với cách học, tư duy và các hoạt động khác, các em làm quen với sách vở, đồ dùng học tập và các nội quy của nhà trường. Các em phải thực hiện các quy định đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, tính chuyên cần, cố gắng trong học tập, có tính độc lập trong cuộc sống, sinh hoạt trường Tiểu học. 
Nhiều em đến tuổi đi học lớp 1 nhưng không biết tự đi vệ sinh hoặc không biết xúc cơm ăn, chưa có những thói quen tự phục vụ bản thân trong những việc đơn giản. Và chính những biểu hiện "vụn vặt" này khiến các em thấy tự ti trước bạn bè và sợ đi học. Đó cũng chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này: “Một số biện pháp tổ chức tuần làm quen cho học sinh lớp 1”.
Mục đích nghiên cứu:
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp tổ chức tuần làm quen cho học sinh lớp 1 như giúp học sinh làm quen với môi trường học tập, với nề nếp sinh hoạt ở trường Tiểu học
Đối tượng nghiên cứu:
 Tổ chức tuần làm quen cho học sinh lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thống kê. 
 - Phương pháp điều tra, đánh giá, nhận xét.
 - Phương pháp tuyên dương, khen thưởng. 
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận: 
Tổ chức “Tuần làm quen" cho học sinh lớp 1 nhằm giúp cho các em thích nghi với môi trường học tập ở trường Tiểu học và đem đến cho các em niềm vui thích được đi học. Chính vì thế mỗi giáo viên lớp Một phải giúp các em làm được điều này để các em có hứng thú trong học tập.
Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách, trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học cấp THCS.
Về tâm lý, học sinh ở lứa tuổi lớp Một còn rất ngây ngô, dễ tin và rất biết nghe lời cô giáo. Các em còn ngây thơ, trong trắng như một tờ giấy trắng. Các em rất dễ tiếp thu những thói quen tốt lẫn thói quen xấu. Nếu như giáo viên thường xuyên giáo dục và rèn luyện thì những thói quen tốt sẽ dần dần được hình thành trong các em và sẽ trở thành thói quen. Trái lại, nếu không được giáo dục và rèn luyện đúng cách các em dễ sa vào những thói hư tật xấu mà rất khó sửa chữa về sau. Nề nếp học tập tốt sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức trong từng tiết học, hình thành cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống ... 
Như vậy, trường học là nơi trẻ em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện nhất. Ở trường các em được đón nhận sự quan tâm dạy bảo của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em không chỉ được học các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia nhiều hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Hoạt động học và hoạt động giáo dục là hai mặt quan hệ chặt chẽ nhau, hữu cơ nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong quá trình phát triển chung của trẻ. Có thể nói trường học là vườn ươm cho những tài năng tương lai của đất nước. Muốn nâng cao chất lượng toàn diện ở nhà trường Tiểu học thì mọi kỉ cương, nề nếp phải chặt chẽ, nghiêm túc. Các hoạt động trong nhà trường phải đồng bộ, tạo nên bộ máy nhịp nhàng đều tay, tạo được phong trào thi đua trong nhà trường thực sự có hiệu quả và chất lượng cao. 
Để thực hiện tốt yêu cầu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ tìm ra phương pháp để hướng dẫn điều khiển về mọi mặt từ cách nói, chào, hỏi, cách sử dụng đồ dùng học tập, ý thức học tập, cho học sinh.	
2.2. Thực trạng:
*Về chương trình: Chưa có chương trình giáo dục cụ thể để giáo viên hướng dẫn “Tuần làm quen” cho học sinh.
*Về học sinh:
Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Đối với học sinh lớp Một, nền nếp học tập ở trường tiểu học đã chuyển các em từ hoạt động “chơi” sang hoạt động “học” mà ở trường mầm non học sinh chủ yếu từ hoạt động “học” sang hoạt động “chơi”. Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo này có tác động lớn đến tâm lý của trẻ. Bước vào lớp Một các em chuyển sang hoạt động học tập với nhiều thao tác cùng sách vở và các đồ dùng học tập. Bên cạnh đó trường tiểu học cũng là môi trường hoàn toàn mới lạ đối với học sinh: Trường - lớp - cô giáo - bạn bè và tất cả những nền nếp sinh hoạt thường ngày diễn ra ở trường học. Đó là bước ngoặt lớn đối với học sinh lớp Một ở những năm tháng đầu tiên. Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp Một có sự thay đổi hoàn toàn cả về môi trường cũng như hình thức học tập. Tất cả mọi thứ đều mới mẻ đối với các em. Các em chưa quen với việc nghe trống thì phải xếp hàng vào lớp, sinh hoạt 5 phút đầu giờ, cách đưa bảng, lau bảng, cách chào các thầy cô giáo khi vào lớp, đưa tay khi muốn phát biểu ý kiến, lắng nghe khi bạn trả lời và nhận xét cách trả lời của bạn, ra vào lớp phải xin phép, nghỉ học phải có xin phép...
Học sinh lớp Một là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, còn nhiều bỡ ngỡ với nhiệm vụ học tập và ý thức tự giác, kỉ luật của lớp, của trường. Phần lớn hoạt động của các em phải có giáo viên chủ nhiệm bên cạnh. Khi vắng giáo viên chủ nhiệm là mọi hoạt động đều không đi đúng “quỹ đạo”. 
- Biểu hiện về nền nếp học tập: Học sinh học không có định hướng trước, không có thời gian cho từng môn học, không có kế hoạch nhất định mà chỉ học theo sự dặn dò của giáo viên.
- Biểu hiện về nền nếp sinh hoạt: Ở lớp các em có thói quen chỉ nghe lời thầy cô chủ nhiệm, hay lẫn tránh những hoạt động tập thể như lao động, sinh hoạt hè. Còn ở nhà các em lại hay cãi lời cha mẹ, một số em có biểu hiện vô lễ, chẳng biết đi thưa về chào, nói trống không, tự do,...
- Biểu hiện về cách ứng xử đơn giản: Thầy cô vẫn còn nghe đâu đó nhiều câu nói tục, chửi thề ở các em, nói năng với người lớn chưa lễ phép, có nhiều hành vi thiếu suy nghĩ như đánh bạn, tự ý lấy đồ ở trường, chưa biết quan tâm đến buồn vui của bạn bè,...
*Về giáo viên: Dạy theo hiểu biết của bản thân, chưa biên soạn chương trình ứng với thời gian học.
 	Vì thế việc tổ chức tuần làm quen cho học sinh lớp 1 là việc làm không thể thiếu. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
 	Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1A bán trú. Lớp gồm có 37 học sinh, trong đó có 20 nữ, 17 nam.
*Thuận lợi: 
- Đa số HS đều ngoan, lễ phép nghe lời thầy cô giáo. Các em đều ở gần trường, đều qua mẫu giáo, được bố mẹ đưa đón, mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em.
- Nhà trường đặc biệt quan tâm đến nề nếp và chất lượng học tập của học sinh.
- Thực hiện phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, sôi nổi.
*Khó khăn: 
- Một số em nam rất hiếu động, lại được gia đình quá cưng chiều. 
- Trình độ học sinh không đồng đều, một số em ngồi học ít tập trung.
- Khái niệm về trường tiểu học đối với các em còn bỡ ngỡ.
- Một số gia đình lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm đến con em mình.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
Với đối tượng là học sinh lớp 1, lớp đầu cấp của bậc tiểu học các em còn nhỏ, rất hiếu động, mải chơi, chưa chú tâm vào việc học, chưa xác định được hướng đi đúng đắn trong học tập và kỉ luật. Lần đầu tiên cắp sách đến trường với bao bỡ ngỡ, chắc chắn  rằng cả cha mẹ, thầy cô cũng như chính bản thân các em đều rất mong mình học được nhiều điều. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nền nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nền nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này. Đối với học sinh lớp 1 cần tập cho HS làm quen một số nền nếp cơ bản sau: 
2.3.1. Xây dựng chương trình “Tuần làm quen”:
Việc làm này rất thực tế và quan trọng đối với mỗi giáo viên. Bởi đây là kế hoạch ban đầu đặt ra để giáo viên có kế hoạch thực hiện theo từng buổi học. Mỗi giáo viên chủ nghiệm phải giúp cho các em thực hiện được theo kế hoạch đã sắp xếp như sau:
Thứ/ngày
Tiết
Nội dung 
Thứ 2
Tiết 1
Tập trung học sinh. 
Tiết 2
Ổn định tổ chức
Tiết 3
Phổ biến nội quy trường lớp. 
Thứ 3
Tiết 1
Ổn định tổ chức.
Tiết 2
Giới thiệu và cho học sinh làm quen với nội quy trường, lớp.
Tiết 3
Tập xếp hàng ra, vào lớp. Trò chơi
Thứ 4
Tiết 1
Ổn định tổ chức
Tiết 2
Giới thiệu và cho học sinh làm quen với thầy cô giáo, nhân viên của trường. 
Tiết 3
Tập xếp hàng ra, vào lớp. Trò chơi.
Thứ 5
Tiết 1
Ổn định tổ chức. 
Tiết 2
Giới thiệu và cho học sinh làm quen với việc sử dụng bút chì, sách, vở, bảng.
Tiết 3
Giới thiệu và cho học sinh làm quen với các bạn trong lớp.
Thứ 6
Tiết 1
Ổn định tổ chức
Tiết 2
Giới thiệu và cho học sinh làm quen với các nề nếp học tập
Tiết 3
Giới thiệu và cho học sinh làm quen với thầy cô giáo, nhân viên và các bạn học sinh.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh làm quen với ngôi trường:
Đây là môi trường rất quan trọng đối với học sinh lớp 1. Vì ở mầm non môi trường chủ yếu là chơi, bước vào lớp 1 các em bắt đầu làm quen với môi trường học tập theo thời khóa biểu một cách nghiêm túc khiến các em thấy lúng túng nên giáo viên phải giúp các em làm quen với môi trường học tập ngay từ đầu. Học sinh được giới thiệu về nhà trường, lớp; làm quen với cách bài trí, sắp xếp lớp học; khuôn viên nhà trường; khu vực vui chơi, vệ sinh; lối đi, nơi đưa đón của cha, mẹ. (Chụp ảnh về khuôn viên của nhà trường để giới thiệu trước, sau đó mới dẫn HS đi quan sát.) 
Giới thiệu cho học sinh đây là khu nhà 2 tầng dành cho các lớp học (lớp 1, lớp 2, lớp 5). Đây cũng chính là khu nhà trung tâm của nhà trường.
Tiếp theo là khu nhà 3 tầng gồm có phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, thư viện, phòng Đội, phòng y tế, phòng Hội trường và các phòng học của học sinh lớp 4.
HS được tham quan và nghe giới thiệu về các phòng học, phòng hội họp, phòng làm việc, phòng thư viện, phòng đội, phòng y tế của nhà trường. Hiểu và thực hiện tốt những điều cơ bản trong nội quy nhà trường.
Cho HS quan sát về nhà trường, lớp bằng hình ảnh, sau đó cho hs đi quan sát khuôn viên của nhà trường. Điều đầu tiên cho HS phải nhớ lớp học của mình để không bị lạc vào lớp khác, sau đó dẫn các em đi thăm quan phòng chức năng, các phòng học, khu vệ sinh, giới thiệu nhà vệ sinh nam, nữ, cách sử dụng trong phòng vệ sinh như thế nào. Nhắc các em chơi ở khu vực nào là an toàn và phù hợp, chơi như thế nào. Đi đến đâu thì GV hỏi HS “bạn nào biết đây là nơi nào” để HS khắc sâu và nhớ được các nơi mình đã quan sát, sau này có thể giúp các bạn khác của mình một cách chắc chắn.
Học sinh được hướng dẫn về cách xưng hô, chào hỏi, giữ gìn vệ sinh trường, lớp; bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường (thông qua các tiết SHTT và các tiết GDNGLL) 
2.3.3. Hướng dẫn học sinh làm quen với thầy cô, nhân viên của trường:
	Việc làm này rất thực tế và quan trọng đối với mỗi HS. Bởi đây là bước đầu các em có thể làm ngay khi bước chân vào trường Tiểu học. Các em cần phải biết tên và chức danh của mỗi thầy cô để các em biết cách xưng hô, cư xử, và đề nghị giải quyết công việc khi cần thiết. Mỗi giáo viên chủ nghiệm phải giúp cho các em biết được điều đó.
Để học sinh tiếp thu một cách nhanh nhớ nhất thì giáo viên phải làm hình ảnh thầy cô, nhân viên của trường trên Power Point (có kèm theo chức danh). Sau đó giáo viên giới thiệu để học sinh biết cụ thể từng người. Hết buổi học đó giáo viên gửi hình ảnh thầy cô, nhân viên của trường qua hòm thư cho phụ huynh cùng theo dõi để giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn. Ngày hôm sau đến lớp giáo viên sẽ kiểm tra nhận thức của học sinh bằng trò chơi. Cụ thể: Trò chơi mang tên “Người đó là ai”. Để dành được chiến thắng trong trò chơi, các em cần chú ý quan sát để nhớ mặt, nhớ tên các thầy cô giáo trong ban giám hiệu và các cô giáo dạy lớp mình.
Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh của các cô giáo và nêu chức danh của các cô. Sau đó tổ chức cho HS chơi bằng bài hát và một phong bì có ảnh của một thầy cô giáo. Cả lớp vừa hát vừa chuyền phong bì cho các bạn bên cạnh, hát đến một câu bất kì thì dừng lại, lúc đó phong bì đến tạy bạn nào thì bạn ấy đứng lên giới thiệu tên thầy cô trong ảnh cùng chức danh, nhiệm vụ của người đó tại trường. VD: Đây là cô Phạm Thị Mai Hoa - Hiệu trưởng nhà trường; đây là Vũ Thị Thương, cô Nguyễn Thị Liên - Phó Hiệu trưởng nhà trường.
CÁC CÔ TRONG BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
Đây là cô Nguyễn Thị Hằng - chủ nhiệm lớp 1D; đây là cô Nguyễn Thị Lan - chủ nhiệm lớp 1C; đây là cô Đỗ Thị Hòa - chủ nhiệm lớp 1B; cô Phạm Thủy dạy Mĩ thuật, 
Nếu có điều kiện giáo viên cho học sinh quan sát trên hình ảnh sau đó có thể dẫn học sinh đi thăm và giới thiệu trực tiếp.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh làm quen với nền nếp học tập:
 Học sinh được hướng dẫn về cách xếp hàng ra vào lớp, chào cờ, sinh hoạt lớp; tư thế ngồi học, phát biểu ý kiến. (Cho HS xem hình mẫu, sau đó HS thực hành làm theo)
 Đây là hình ảnh xếp hàng khi ra về. Các em xếp từ trong lớp, 3 hàng theo 3 tổ. Khi xếp hàng các em xếp lần lượt theo vị trí ngồi học. Lần lượt bàn đầu xếp trước rồi các bàn tiếp theo. Làm như vậy HS sẽ không bị ùn tắc và xô đẩy vào người nhau, tạo thói quen ngay từ đầu để HS dễ nhớ.
 Đây là hình ảnh các em ngồi học ngay ngắn ở trong lớp. Hướng dẫn các em ngồi học nghiêm túc và ngồi thẳng hàng với nhau theo dãy.
 Đây là hình ảnh các em giơ bảng. Các em để bảng vào giữa ngón tay cái và ngón tay út, khuỷu tay để xuống bàn.
Giáo viên giúp học sinh được học tập, làm quen với nội quy của trường, lớp, sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập, trang phục khi đến lớp.
Việc làm này nhằm giúp các em làm quen với không gian và nề nếp học tập ở lớp. Giáo viên cần nhẹ nhàng hướng dẫn, giảng giải cho học sinh hiểu, không gây áp lực để các em quen dần với việc học tập. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, hợp tác với cha mẹ học sinh về những trường hợp học sinh có biểu hiện còn nhút nhát, sợ sệt để tạo cho các em tâm lý thoải mái, tự tin và thích thú đi học. Để làm tốt điều này, các giáo viên hướng dẫn học sinh ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt vở, mở trang sách giáo khoa... Chú trọng dạy học sinh kỹ năng giao tiếp như cách xưng hô, phép lịch sự trong sinh hoạt hàng ngày; cách diễn đạt, trình bày với thầy cô, bạn bè, cha mẹ... 
 Hướng dẫn, rèn cho học sinh về nền nếp học tập; kết hợp trong buổi dạy, tiết dạy, bài dạy để nhắc nhở, tập các thói quen tốt cho các em. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm hết sức chú ý những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp giúp đỡ kịp thời và phù hợp với từng đối tượng.
 Quan tâm, hướng dẫn, uốn nắn học sinh làm quen với các phương pháp học đặc trưng của bộ môn, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp của trường, hình thành cho các em thái độ tự tin, hòa nhập với các hoạt động tập thể của trường.
Khi cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi buổi học. Ví dụ như việc sử dụng đúng sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Những ngày đầu tôi hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, qui định đồ dùng học tập của các em gồm có một bút chì, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán và Tiếng việt. Hướng dẫn các em nhận biết các loại sách qua bìa của sách và nội dung bài học của từng ngày. Nhận biết vở qua quy định trên nhãn tên của vở. 
	Sách Tiếng Việt tập 1 có bìa màu vàng, hình cô giáo và các bạn học sinh. Sách Toán có bìa màu xanh, có các số, ...
 	Để giúp các em mở sách, vở đúng nội dung bài học, tôi hướng dẫn các em làm mũi tên chỉ bài trong từng quyển sách để làm dấu, học đến bài nào, các em gấp mũi tên ở ngay bài đó, tiết sau chỉ cần lật sang bài sau để học. 
Qua kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh tôi nhận thấy nhiều học sinh còn thiếu sách vở đồ dùng học tập: giờ toán quên vở bài tập; giờ Học vần, Tập đọc quên sách Tiếng việt; giờ viết không có bút,.. Vì vậy các em không học tập cùng bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó tôi hình thành cho các em thói quen đem đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập dưới sự giúp đỡ của phụ huynh. 
Trong giờ Tập viết, trước khi hướng dẫn các em viết đúng, viết đẹp tôi hướng dẫn các em tư thế ngồi, cách để vở, phải biết sử dụng bút để có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật cho học sinh như: cận thị, vẹo cột sống. 
 	Bên cạnh việc rèn cho học sinh tư thế ngồi thì việc rèn cho các em cách cầm bút cũng rất quan trọng, lớp có một vài em cầm bút chưa được nên tôi hướng dẫn các em cách cầm bút như:
 	Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. 
Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lực tì xuống lưng của hai ngón út và áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
 	Học sinh cầm bút theo chiều ngòi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái sang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy.
 	Trong những giờ học tập trên lớp, nhiều tiết học diễn ra rất nặng nề, các em không có tâm thế học tập, không tập trung trong giờ học. Để đảm bảo không khí “học mà vui, vui mà học”, tôi hướng dẫn cho học sinh có nề nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chăm chú nghe giảng và ý thức tham gia 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tuan_lam_quen_cho_hoc_sinh_lop.doc