SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Luận Thành
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”.
Trong thời gian qua, các nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đạt mục tiêu dạy học đó là hình thành năng lực cho học sinh. Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn thông qua các hình thức dạy học trên lớp, dạy học trong thực tế và học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hình thức học cá nhân, đôi bạn, học theo nhóm. Đặc biệt đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường thực hiện qua giảng dạy chính khóa môn Đạo đức, qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác; qua các Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, có sự phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể, tổ chức xã hội. . Tuy nhiên, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vẫn chưa thật sự hiệu quả và có chiều sâu biểu hiện qua tình trạng vẫn còn một số học sinh vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật như bạo lực học đường, vi phạm thuần phong mỹ tục trong lời ăn, tiếng nói; cách ăn mặc,. dẫn đến thực trạng đạo đức ở học sinh có những biểu hiện ngày càng xuống cấp. Vì sao lại như vậy, ngoài tất cả những nguyên nhân khác thì một nguyên nhân rất quan trọng đó là các em còn thiếu kỹ năng sống, chưa được quan tâm giáo dục đạo đức ở tất cả các môi trường. Đặc biệt là môi trường gia đình và cộng đồng nơi các em sinh sống. Nơi mà các em được trải nhiệm, thực hành những bài học ở lớp, ở trường.
MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 1. Mở đầu 2 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 6 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 7 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 8 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 5 9 2.3. Các biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 9 10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17 11 3. Kết luận, kiến nghị 18 12 3.1. Kết luận 18 13 3.2. Kiến nghị 20 1. Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”. Trong thời gian qua, các nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đạt mục tiêu dạy học đó là hình thành năng lực cho học sinh. Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn thông qua các hình thức dạy học trên lớp, dạy học trong thực tế và học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hình thức học cá nhân, đôi bạn, học theo nhóm. Đặc biệt đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường thực hiện qua giảng dạy chính khóa môn Đạo đức, qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác; qua các Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, có sự phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể, tổ chức xã hội. .. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vẫn chưa thật sự hiệu quả và có chiều sâu biểu hiện qua tình trạng vẫn còn một số học sinh vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật như bạo lực học đường, vi phạm thuần phong mỹ tục trong lời ăn, tiếng nói; cách ăn mặc,... dẫn đến thực trạng đạo đức ở học sinh có những biểu hiện ngày càng xuống cấp. Vì sao lại như vậy, ngoài tất cả những nguyên nhân khác thì một nguyên nhân rất quan trọng đó là các em còn thiếu kỹ năng sống, chưa được quan tâm giáo dục đạo đức ở tất cả các môi trường. Đặc biệt là môi trường gia đình và cộng đồng nơi các em sinh sống. Nơi mà các em được trải nhiệm, thực hành những bài học ở lớp, ở trường. Đứng trước thực trạng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và triển khai tiến hành lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các nhà trường trong phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm 2010 -2011 nhằm trang bị cho các em những năng lực cần thiết để nâng cao giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Đến năm học 2017-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa xây dựng Kế hoạch số 121/KH-SGDĐT ngày 17 tháng 1 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 9 trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học được đưa vào thông qua hai hoạt động đó là hoạt động ngoài giờ lên lớp và lồng ghép vào các môn học. Đặc biệt là việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên. Bởi học sinh tiểu học là lứa tuổi có đời sống tâm lí rất phức tạp và đa dạng. Các em ở lứa tuổi này rất ham hiểu biết, tò mò khoa học, thích cái mới, nhảy cảm, hồn nhiên. Nhưng tri thức kĩ năng còn hạn chế. Do đó để phát triển nhân cách toàn diện cho các em, giáo viên tiểu học đóng vai trò rất quan trọng, chính chúng ta là người trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng, hành vi, cử chỉ điệu bộ, nét chữ, nết người,... Nội dung dạy học sinh tiểu học có rất nhiều môn học mỗi môn đều góp phần phát triển nhân cách cho trẻ, trong đó môn Đạo đức là một môn học cơ bản, cung cấp cho trẻ hệ thống mẫu hành vi, hệ thống chuẩn mực xã hội. Bác Hồ đã dạy chúng ta “Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do vậy việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu của trường Tiểu học. Việc nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn Đạo đức trong trường tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi người giáo viên. Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học thì giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nào là thuyết giảng hay nhồi nhét các bài học đạo đức mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức là phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh. Nhằm gây hứng thú cho các em và giúp các em thực hiện chuẩn mực hành vi đạo một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả theo cách “ học mà chơi chơi mà học”. Là một giáo viên tiểu học tôi rất tâm đắc với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay mà đặc biệt là dạy học dưới hình thức tổ chức các trò chơi. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để dạy học theo phương pháp này nhưng những trò chơi phải dễ chuẩn bị, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao đó là điều tôi hằng mong muốn. Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên, rất cần có những biện pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học Đạo đức trong nhà trường, tôi đã thực hiện thành công sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Luận Thành” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học Đạo đức ở Trường Tiểu học Luận Thành, Sáng kiến kinh nghiệm đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 4 nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức lớp 4. - Thực trạng dạy- học Đạo đức ở Trường Tiểu học Luận Thành. - Biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức ở Trường Tiểu học Luận Thành nói chung và cho học sinh lớp 4 nói riêng. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - khảo sát thực tế. - Phương pháp quan sát - thu thập thông tin. - Phương pháp tổ chức trò chơi - Phương pháp luyện tập - Thực hành. - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp đối chiếu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong công tác giáo dục, bậc Tiểu học là bậc học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển con người làm chủ tương lai cho đất nước. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản nhất trong các bậc học của học sinh nhằm làm cho nhân cách được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức, có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Vì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này. Các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây. Đó là các ý thức như: giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay lịch sự, ... Để có một tiết học Đạo đức đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải nghiên cứu kĩ kế hoạch bài để tổ chức tiết học một cách hợp lý. Cách sử dụng đồ dùng dạy học đưa ra phải đúng lúc, đạt hiệu quả tốt. Tiết lý thuyết khi giảng dạy giáo viên phải lưu ý đến hệ thống câu hỏi đàm thoại phải phù hợp, phải logic để đúc rút ra được những bài học quý báu trong giờ đạo đức cho học sinh cần học tập. Tiết thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện những hành vi đạo đức tốt vừa học được qua tiết lý thuyết bằng những việc làm cụ thể vừa sức, vừa khả năng của học sinh: bằng nhiều việc làm khác nhau, cũng như nhiều hình thức khác nhau. Trong đó tổ chức trò chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh là một hình thức được cáo em yêu thích. Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc gần gũi với con người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng từng tham gia các trò chơi. Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với môi trường . Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình. Đúng như AM- go- rơ - ki đã nhận xét "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi " Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học, dù không còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao với trẻ. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi các em không những đươc phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy tổ chức trò chơi là một phương pháp quan trọng để hình thành hành vi đạo đức cho học sinh. Mặt khác, dạy học là một nghề sáng tạo, nhất là trong môn học Đạo đức, môn học cung cấp cho học sinh những chuẩn mực về đạo đức. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, suy nghĩ của các em còn non nớt, kinh nghiệm sống của các em còn chưa có, học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng, có tính bắt chước nên cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách người công dân, người chủ của xã hội tương lai. Mặt khác nó giúp cho các em hình thành cơ sở ban đầu, như một “Sức đề kháng” chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài và gột rửa những cái xấu đã bị tiêm nhiễm, những cái đi ngược với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định. Để các chuẩn mực hành vi đạo đức trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày của các em thì đòi hỏi người giáo viên phải cho các em luyện tập tốt trong giờ thực hành. Vì qua tiết thực hành giúp các em hình thành được thao tác, hành động phù hợp với mẫu hành vi rút ra từ tiết kể chuyện đạo đức. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên tôi nhận thấy rằng, để biến chuẩn mực hành vi đạo đức, thành thói quen hàng ngày của các em, phải có thời gian kiên trì, thường xuyên phải thực hiện đựơc của từng tiết dạy từng bài. Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc gần gũi với con người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng từng tham gia các trò chơi. Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình. Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học, dù không còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao với trẻ. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi các em không những đươc phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy tổ chức trò chơi được sử dụng như là một phương pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường Luận Thành là một xã trung tâm của khu vực phía Nam huyện Thường Xuân. Một trong những xã có tiềm năng về phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ, trồng trọt; là nơi đã và đang quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ của huyện Thường Xuân. Với tổng diện tích đất tự nhiên là: 3402,38ha, 1894 hộ và 7682 nhân khẩu. Gồm 3 dân tộc chung sống: Thái, Mường, Kinh. Nền sản xuất chủ yếu của nhân dân là Nông, Lâm nghiệp và Dịch vụ. Kinh tế địa phương nhiều năm gần đây tương đối ổn định và tăng trưởng. Văn hoá xã hội phát triển mạnh, an ninh quốc phòng được giữ vững. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Luận Thành thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong những năm vừa qua giáo dục Luận Thành cũng có nhều mặt thuận lợi và đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Trường Tiểu học Luận Thành là đơn vị có bề dày thành tích, vì thế đã khích lệ tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh phát huy truyền thống để đẩy mạnh các phong trào thi đua. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, được nhân dân tin tưởng ủng hộ và luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ – Hội đồng nhân dân–Ủy ban nhân dân xã Luận Thành. Cơ sở vật chất trường học của nhà trường đã được quan tâm từ các dự án, sự đóng góp của Phụ huynh và quan tâm của nhà nước, vì thế cơ sở vật chất, trường lớp học, khuôn viên nhà trường đã được nâng cấp, tu bổ đảm bảo xanh- sạch- đẹp. Phòng học ở tất cả các điểm trường đã đảm bảo kiên cố 100%; trang thiết bị phục vụ dạy và học tương đối đảm bảo. Năm học 2018-2019, nhà trường có 43 cán bộ giáo viên trong biên chế và có 2 giáo viên hợp đồng. Trong đó số giáo viên có độ tuổi trên 50 tuổi là 6 đồng chí, tất cả các cán bộ giáo viên trong trường đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Toàn trường có 27 lớp được chia làm ba khu, khu chính và hai khu lẻ. Tổng số học sinh toàn trường là 723 học sinh.Trong đó điểm chính 13 lớp 400 học sinh, điểm Cao Tiến 5 lớp 93 học sinh, điểm Sơn Minh 5 lớp 98 học sinh, điểm trường Thành Thắng 132 học sinh. Nhờ vào sự nổ lực phấn đấu của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh mà trong nhiều năm liền, nhà trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc. Đơn vị được hội đồng thi đua ngành bình xét là đơn vị dẫn đầu cấp Tiểu học huyện nhà. Với những thành tích đạt được, nhà trường đã được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu. 2.2.2. Thực trạng dạy- học Đạo đức ở Trường Tiểu học Luận Thành Trong những năm qua, công tác dạy – học luôn được ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Cũng như các môn học khác, phương pháp dạy học môn Đạo đức cũng dạy theo hướng tiếp cận nội dung là quá trình tiếp thu và lĩnh hội nhằm đạt mục tiêu là cung cấp kiến thức từ đó hình thành kỹ năng cho học sinh. Vì vậy mà chúng tôi thường sử dụng phương pháp giảng giải, truyền thụ kiến thức cho học sinh ở trên lớp. Để đổi mới phương pháp dạy học chúng tôi cũng đã chủ động nghiên cứu, học hỏi, cố gắng vận dụng phương pháp dạy học mới để truyền tải từng nội dung cụ thể của bài học. Trong mỗi tiết học, bản thân chúng tôi cũng đã đưa ra nhiều hoạt động như: Chơi trò chơi, sắm vai, kể chuyện, nhằm phát huy tính tự chủ trong học tập của học sinh. Đặc biệt là chú trọng đến khâu luyện tập, thực hành xử lý tình huống cho các em trong từng bài học, nhằm giúp các em sớm có kĩ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống hàng ngày theo đúng các chuẩn mực hành vi của xã hội. Khi tổ chức trò chơi, tôi đã động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tượng học sinh đều được tham gia chơi. Lựa chọn trò chơi, lựa chọn các yêu cầu phù hợp, vừa sức với từng đối tượng để tất cả học sinh trong lớp đều được học, đều nhận được ở đó những kiến thức, những nội dung mang ý nghĩa giáo dục. Tuy nhiên trong qua trình tổ chức trò chơi cho học sinh, tôi nhận thấy các em còn rất nhút nhát, thiếu tự tin. Đây chính là hạn chế chủ yếu của các em học sinh vùng nông thôn miềm núi vì còn ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vốn từ của các em không nhiều, các em ít có điều kiện tiếp xúc với tranh ảnh, sách báo. Để khắc phục hạn chế ấy, ngay từ khi nhận lớp (đầu năm học) tôi làm công tác điều tra cơ bản, lấy thông tin từng hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống của từng học sinh, tìm hiểu tính cách, cá tính, trình độ năng lực, khả năng hiểu biết của các em, sau đó phân loại để có các cách khác nhau giúp đỡ học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi cố gắng dạy tốt tất cả các môn học, thành lập tủ sách măng non của lớp (do học sinh đóng góp). Nhờ vậy các em đã được bổ sung rất nhiều kiến thức nâng dần trình độ hiểu biết về mọi mặt. Tôi thường xuyên gần gũi trò chuyện với các em và đặc biệt quan tâm đến hai đối tượng học sinh. Một là học sinh có cá tính mạnh dạn, hai là những học sinh còn e dè nhút nhát trong các hoạt động. Với đối tượng một: Bên cạnh những việc nêu lên những điểm tốt của học sinh này là nhanh nhẹn, hoạt bát, hăng hái trong các hoạt động, thì chúng tôi hình thành cho các em thói quen hoạt động có nề nếp, trật tự. Ở những học sinh còn nhút nhát, tôi thường xuyên quan tâm, trò chuyện gợi mở, động viên khích lệ học sinh nói lên ý kiến của bản thân. Bên cạnh đó giáo viên cũng gặp không ít những vướng mắc như: giáo viên ngại tổ chức vì sự mất thời gian mà khi có tổ chức thì còn lúng túng. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi vào trong những tiết dạy Đạo đức còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên không thấy hết được tác dụng của hoạt động tổ chức trò chơi còn xem nhẹ và rất ngại sử dụng hoạt động trò chơi vào tiết dạy. Giáo viên hết sức lúng túng không biết tổ chức vào lúc nào, cách thức tổ chức ra sao. Học sinh ngượng ngùng, bỡ ngỡ khi thể hiện nên dẫn đến sau trò chơi không mang lại hiệu quả giáo dục cao. Vì vậy, trong giờ học giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải. Hình thức tổ chức dạy học trong các hoạt động còn đơn điệu. Sau giờ học, học sinh chưa biết biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh vừa được học bài giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng song lại rất ồn ào mất trật tự, nhiều học sinh làm việc riêng trong giờ học hay là còn vứt rác bừa bãi trong sân trường. Học sinh vừa được học bài biết ơn thầy cô giáo nhưng ra khỏi lớp chỉ chào hỏi cô giáo dạy mình. Hoặc là học sinh không biết cảm ơn, xin lỗi khi được giúp đỡ hay làm điều gì không phải với bạn bè, thầy cô, người khác v.v.. Rộng hơn nữa hiện nay ngoài xã hội một số bộ phận thanh thiếu niên đang có nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức ngày một nhiều. Đâu đó vẫn còn hiện tượng học sinh chưa biết lễ phép với người lớn với mọi người xung quanh. Đây cũng là điều mà những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ. Nguyên nhân có thể là có nhiều, song bản thân tôi thiết nghĩ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_mon_dao.doc