SKKN Một số biện pháp tổ chức hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa
Người ta thường nói gia đình là nơi duy trì nòi giống, là tế bào của xã hội và tế bào ấy có lành mạnh thì xã hội mới phát triển tốt đẹp. Nhận thức từ vai trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng con người, xây dựng xã hội mới, Đảng và Nhà nước đã khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của thời đại. Chính phủ hiện đang xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thực hiện đề án phát triển gia đình Việt Nam bền vững, ban hành các luật, các chính sách đối với gia đình. Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đó có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực tế phong trào cho thấy, chỉ có phát huy tốt những giá trị của gia đình truyền thống, phong trào mới đi vào chiều sâu có chất lượng, thật sự lôi cuốn nhiều gia đình tham gia. Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa, có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đó trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua, phong trào đã được triển khai sâu rộng trong các cơ quan đơn vị trường học trong cả nước, được các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm phối hợp chỉ đạo và thu hút được đông đảo cán bộ - giáo viên ngành giáo dục hưởng ứng tích cực. Nhiều nơi phong trào đã thực sự đi vào đời sống của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện cho mỗi gia đình phấn đấu vươn lên về mọi mặt, quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà đảng và Nhà nước đã giao cho đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và xây dựng nên phong cách, lối sống của nhà giáo và người lao động. Vì mang tính đặc thù của ngành sâu sắc nên phong trào đã phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của cán bộ giáo viên nhân viên ngành giáo dục trong quá trình công tác cũng như trong xây dựng hạnh phúc gia đình.
1. PHẦN MỞ ĐẦU - Lý do chon đề tài: Người ta thường nói gia đình là nơi duy trì nòi giống, là tế bào của xã hội và tế bào ấy có lành mạnh thì xã hội mới phát triển tốt đẹp. Nhận thức từ vai trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng con người, xây dựng xã hội mới, Đảng và Nhà nước đã khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của thời đại. Chính phủ hiện đang xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thực hiện đề án phát triển gia đình Việt Nam bền vững, ban hành các luật, các chính sách đối với gia đình. Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đó có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực tế phong trào cho thấy, chỉ có phát huy tốt những giá trị của gia đình truyền thống, phong trào mới đi vào chiều sâu có chất lượng, thật sự lôi cuốn nhiều gia đình tham gia. Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa, có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đó trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua, phong trào đã được triển khai sâu rộng trong các cơ quan đơn vị trường học trong cả nước, được các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm phối hợp chỉ đạo và thu hút được đông đảo cán bộ - giáo viên ngành giáo dục hưởng ứng tích cực. Nhiều nơi phong trào đã thực sự đi vào đời sống của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện cho mỗi gia đình phấn đấu vươn lên về mọi mặt, quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà đảng và Nhà nước đã giao cho đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và xây dựng nên phong cách, lối sống của nhà giáo và người lao động. Vì mang tính đặc thù của ngành sâu sắc nên phong trào đã phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của cán bộ giáo viên nhân viên ngành giáo dục trong quá trình công tác cũng như trong xây dựng hạnh phúc gia đình. Ở trường tiểu học, nếu đẩy mạnh được phong trào “xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá” trong đội ngũ cán bộ giáo viên sẽ góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo; nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng công tác phục vụ... trong các nhà trưòng. Đồng thời góp phần xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, ấm no, bình đẳng , tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Là một phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn nhà trường, tôi nhận thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của phong trào thi đua “xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá” và trách nhiệm của mình. Vì vậy ngay từ đầu năm học 2015-2016, khi được bầu là Chủ tịch công đoàn trường, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá” để đầu tư nghiên cứu và tổ chức thực hiện. - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng của công tác tổ chức cuộc vân động xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa ở Công Đoàn cơ sở trường Tiểu học Nga Thành, từ đó đề ra các biện pháp và tổ chức thực hiện phong trào xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa của đơn vị ngày một tốt hơn. - Đối tượng nghiên cứu: Thành viên là đoàn viên công đoàn cơ sở trường Tiểu học Nga Thành năm học 2015 -2016 và truyền thống văn hóa Việt Nam mà đặc biệt là văn hóa nhà giáo. - Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa như được sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về gia đình và gia đình văn hóa. Cụ thể là gia đình văn hóa nhà giáo. + Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa và so sánh với thực trạng của các năm học trước ở công đoàn cơ sở trường Tiểu Học Nga Thành. + Phương pháp tuyên truyền: Chủ tich công đoàn trường trực tiếp tuyên truyền các văn bản cũng như các qui định của nhà nước và của địa phương về công tác xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa trong cơ quan. + Phương pháp nêu gương: Thường xuyên phát động thi đua từ đó tổng kết các phong trào và nêu các gương điển hình về các đồng chí đã thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa trong đơn vị. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.1.1. Vị trí và đặc điểm của công tác xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa. - Vị trí - ý nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và việc lấy ngày 28 - 6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội với gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để kinh tế gia đình cũng như kinh tế đất nước phát triển. Đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn và thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã tác động mạnh tới các giá trị đạo đức, truyền thống và lối sống lành mạnh của các gia đình Việt Nam nói chung và gia đình nhà giáo nói riêng. Vì vậy việc xây dựng tốt môi trường văn hoá trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Tại Hội nghị Lần thứ 5, Ban chấp hành TW Đảng Khoá VIII, Đảng ta đã có quan điểm: “ Coi trọng xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội”. Xuất phát từ yêu cầu trên, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã xây dựng 4 chương trình hành động cụ thể cho đoàn viên của các cấp Công đoàn. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình 3 đó là: Thực hiện tốt cuộc vận động dân số và kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, phong trào Giỏi việc trường - Đảm việc nhà trong những cán bộ, giáo viên, công nhân viên là người lao động gương mẫu thực hiện các hoạt động xã hội của nhà nước và của địa phương. Như vậy, chúng ta thấy rằng để thực hiện được mục tiêu xây dựng đất nước của Đảng, xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta phải làm tốt cuộc vận động xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá. 2.1.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: Công đoàn Trường Tiểu học Nga Thành, là một công đoàn cơ sở có đa số đoàn viên thuộc các xã khác về công tác. Nên có thể nói là công đoàn cơ sở được tổng hợp rất nhiều các phong tục, tập quán ở các xã thuộc vùng đồng màu trong huyện hội tụ lại. Vào đầu Năm học: 2015- 2016 số các gia đình đạt gia đình nhà giáo văn hóa cũng như các điều kiện liên quan đến các tiêu chí đánh giá gia đình nhà giáo văn hóa cấp cơ sở được tổng hợp là. * Thống kê thực tế trước khi triển khai áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm. - Về các yếu tố kinh tế cũng như hoàn cảnh sống & vị trí địa lí của các gia đình đoàn viên. Hoàn cảnh kinh tế gia đình đoàn viên trong đơn vị Chia theo vị trí địa lý Hoàn cảnh sống tốt Hoàn cảnh sống tương đối tốt Hoàn cảnh sống bình thường Hoàn cảnh sống khó khăn Giáo viên địa phương Địa phương khác 5 8 3 2 8 10 * Mức độ nhận thức về công tác xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa thực tế trong đơn vị năm 2014. - Số đồng chí nhận thức tốt về tầm quan trọng trong công tác xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa là: 9 đồng chí = 50,0%. - Số đồng chí có nhận thức chưa sâu về công tác xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa là: 6 đồng chí = 34,0% - Số đồng chí đang còn chưa chú trọng trong công tác xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa là: 3 đồng chí = 16,0%. - Về mức độ đạt gia đình nhà giáo văn hóa. Mức độ các gia đình đạt gia đình nhà giáo văn hóa năm 2014 Ghi chú Số gia đình đạt gia đình nhà giáo văn hóa Số gia đình đạt gia đình nhà giáo văn hóa tiêu biểu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 12 66,8% 3 16,6% 3 gia đình chưa đạt Đội ngũ cán bộ - giáo viên nhà trường đã được trẻ hoá, trình độ chuyên môn cũng đã được nâng lên số giáo viên đạt trên chuẩn là: 17/18đ/c. Đây là một điểm thuật lợi lớn cho Công đoàn cũng như nhà trường. Các đoàn viên có sức khoẻ, có trình độ, nhiệt tình trong công tác. Chính vì vậy chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm gần đây đã được nâng lên rõ rệt. Song bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn. Các đoàn viên còn trẻ, đang trong độ tuổi sinh nở, kinh nghiệm trong cuộc sống, trong các mối quan hệ còn ít. Dẫn đến, trong quan hệ, ứng xử, trong công việc cũng như trong việc tổ chức cuộc sống gia đình còn có những hạn chế. Vì vậy, tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá là hết sức cần thiết và cấp bách. Là một Chủ tịch Công đoàn tôi rất băn khoăn, lo lắng. Làm gì? Làm như thế nào? để tổ chức cho cán bộ - giáo viên trong Công đoàn thực hiện tốt cuộc vận động trên. Vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để xây dựng một số biện pháp nhằm tổ chức cho Công đoàn nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá. 2.2.Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, tổ chức tốt công tác động viên khen thưởng. Tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục nâng cao nhận thức là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng vì: Bất cứ một việc làm nào muốn đạt kết quả cao, thành công lớn đều phải có nhận thức đúng đắn. Để mọi đoàn viên trong Công đoàn thực hiện tốt cuộc vận động “ Xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá” trước hết người Chủ tịch Công đoàn cần phải làm cho mọi đoàn viên hiểu và nắm vững về vai trò, tác dụng, nội dung của cuộc vận động xây dựng " Gia đình nhà giáo văn hoá". Công tác tuyên truyền không chỉ một lúc, một thời gian mà tuyên truyền, giáo dục phải thực hiện mọi lúc, mọi nơi, xuyên suốt cả quá trình. Việc xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá không chỉ là người cán bộ giáo viên trong nhà trường mà cả các thành viên trong gia đình họ. Vì vậy việc tuyên truyền, vận động phải rộng khắp. Xuất pháp từ yêu cầu trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: - Hàng năm, ngay vào đầu năm học, cùng với việc nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, Công đoàn tổ chức cho các đoàn viên học tập về nhiệm vụ của ngành, học tập lại về các tiêu chuẩn “Gia đình nhà giáo văn hoá”, “ Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”. Sau khi học tập, chúng tôi cho từng đoàn viên, tổ Công đoàn đăng ký thi đua về tất cả các mặt trong đó có tiêu chuẩn gia đình nhà giáo văn hoá. - Hàng tháng, trong các buổi sinh hoạt định kỳ, bản thân là chủ tịch công đoàn cơ sở đã xây dựng kế hoạch cụ thể trọng tâm bám sát các tiêu chí để đánh giá về gia đình nhà giáo văn hóa và triển khai cho các tổ Công đoàn các nội dung về xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa vào các buổi sinh hoạt đó. Các đồng chí trong tổ Công đoàn góp ý về từng vấn đề nhỏ theo tiêu chuẩn đề các đoàn viên rút kinh nghiệm từ đó phấn đấu thực hiện. - Vào cuối kỳ, cuối năm học Công đoàn tổ chức cho đoàn viên bình bầu các đoàn viên đạt tiêu chuẩn " Gia đình nhà giáo văn hoá" theo 2 mức: Gia đình nhà giáo văn hoá và Gia đình nhà giáo văn hoá tiêu biểu. - Mỗi năm một lần Công đoàn tổ chức gặp mặt dâu rể. Qua buổi tọa đàm Công đoàn tuyên truyền để các nàng dâu, chàng rể hiểu rõ về nội dung của cuộc vận động xây dựng " Gia đình nhà giáo văn hoá", thấy rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc cùng vợ, chồng xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Buổi toạ đàm còn giúp cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ hơn về điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình đoàn viên trong Công đoàn. Từ đó, các gia đình đoàn viên gần gũi nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, Công đoàn nhà trường trở thành một gia đình lớn của tất cả các đoàn viên. - Vào cuối mỗi năm học (ngày 1 tháng 6), Công đoàn tổ chức gặp mặt tất cả các cháu là con của các đoàn viên trong Công đoàn. Trong buổi gặp mặt có tuyên dương khen thưởng cho các cháu đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Việc làm này đã có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục các cháu phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Đồng thời các đoàn viên cũng nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc nuôi dạy con. Cụ thể trong năm học 2015 - 2016 số gia đình có các cháu học sinh ở các cấp THCS và THPT đạt giải cao hơn so với các năm học trước như con trai đồng chí Mai Thị Tâm cháu thi Âm vang xứ Thanh đã đạt giải nhất tháng, con cô Việt, cô Hương, cô Thu, cô Quế, cô Thúy thi học sinh gỏi huyện đều đạt giải chính thức. Vì các năm học trước các cháu chỉ mới đạt giải khuyến kích. 2.2.2. Tổ chức tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các hoạt động khác để hỗ trợ cuộc vận động "Gia đình nhà giáo văn hoá". * Phong trào “ Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” Đây là phong trào tiêu biểu của ngành giáo dục. Thực hiện tốt phong trào " Giỏi việc trường - Đảm việc nhà" sẽ có tác động rất lớn đến cuộc vận động xây dựng " Gia đình nhà giáo văn hoá". Bởi vậy, ngay vào đầu năm học, Công đoàn chúng tôi cho đoàn viên học tập nội dung phong trào " Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", - Công tác giỏi việc trường là: Làm tốt công tác chuyên môn được giao. + Nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy. Đúc rút được sáng kiến kinh nghiệm, làm công tác nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Bằng cách bản thân tôi đã phối hợp với chuyên môn nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng nội dung cụ thể như việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường học. + Làm công tác quản lí giỏi, công tác đoàn thể giỏi, góp phần tích cực vào việc đổi mới quản lí ngành giáo dục và đào tạo. + Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt chủ trương chuẩn hóa đội ngũ. + Tích cực tham gia công tác giáo dục trong nhà trường và công tác xã hội hóa giáo dục, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học, cải thiện điều kiện làm việc. Nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết gắn bó. - Tiêu chuẩn đảm việc nhà: + Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc. + Nuôi con khỏe dạy con ngoan. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. + Tổ chức giúp nhau làm kinh tế gia đình. Đoàn kết với đồng nghiệp, xóm làng. Công đoàn tổ chức cho chị em đăng ký thi đua. Hàng kỳ, hàng năm đều có bình xét danh hiệu " Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", Công đoàn khen thưởng kịp thời. Với những đoàn viên còn hạn chế về chuyên môn, Công đoàn luôn quan tâm, giúp đỡ để các đoàn viên được học tập, phát huy mặt mạnh của mình. Từ đó các đoàn viên có thể tự tin, phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn. Công đoàn phối hợp với nhà trường phân công công tác, tạo điều kiện hợp lý để các đoàn viên có thời gian thu xếp công việc ở nhà thực hiện tốt chức năng người phụ nữ trong gia đình. Như bổn phận làm con, làm vợ, làm mẹ trong gia đình thời hiện đại. * Cuộc vận động “ Dân số - Kế hoach hóa gia đình”. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình là một trong những nội dung tiêu chuẩn của " Gia đình nhà giáo văn hoá". Bởi vậy cùng với việc vận động xây dựng " Gia đình nhà giáo văn hoá". Công đoàn tuyên truyền để các đoàn viên thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình. Hàng năm, Công đoàn đều tổ chức cho đoàn viên học tập tìm hiểu về pháp lệnh dân số, luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công tác dân số - kế hoach hoá gia đình được đưa vào thành một nội dung trong chương trình sinh hoạt hàng tháng của tổ công đoàn. Công đoàn tổ chức cho các đoàn viên đăng kí thời gian sinh con, bảo đảm con thứ nhất cách con thứ hai là 5 năm. Việc đăng ký sinh con của các đoàn viên giúp Công đoàn chủ động trong việc bố trí phân công giáo viên dạy thay đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình được coi là một trong những tiêu chuẩn xét duyệt thi đua của cá nhân và tổ khối. Với những đoàn viên sinh con một bề ( 2 con gái), Công đoàn, tổ nữ công luôn gần gủi, trao đổi, giải thích, vận động để các đoàn viên có nhận thức đúng, tạo môi trường tâm lý tốt để các đoàn viên thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Do vậy trong đơn vị có 5 gia đình sinh con một bề là gái mà vân yên tâm chăm sóc con khỏe mạnh học giỏi. Tiêu biểu trong nội dung này là gia đình đồng chí Mai Hồng Hạnh, gia đình đông chí Mai Thị Quế, gia đình đồng chí Mai Thị Việt,... * Cuộc vận động “ Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; Cuộc vân động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Cuộc vân động Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;.... Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung và thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng nhà giáo văn hoá chúng ta phải tổ chức phát huy tiềm năng lao động sáng tạo, ý thức làm chủ, tự giác của đội ngũ cán bộ, giáo viên - công nhân viên trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quán lý giáo dục, xây dựng nhà trường có kỷ cương, nền nếp. Muốn vậy chúng ta phải làm tốt cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” Ngay vào đầu năm học, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức cho đoàn viên học tập về nội dung các cuộc vận động như “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vân động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; ... nhằm làm cho mọi đoàn viên trong Công đoàn có nhận thức đúng đắn về mục đích yêu cầu và nội dung của cuộc vận động. Công đoàn phối hợp với nhà trường thực hiện công khai, dân chủ, công bằng trong mọi công việc. Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Công đoàn vận động các đoàn viên thực hiện tốt mọi nền nếp, kỷ cương, nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái trong mọi hoạt động giáo dục và sinh hoạt. Chống các hành vi tiêu cực, những biểu hiện gây phiền hà cho phụ huynh, học sinh. Xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, tác phong mẫu mực, mô phạm, giữ gìn danh dự nhà giáo, thương yêu và tôn trọng nhân cách học sinh, có tinh thần giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp, sống có tình có nghĩa với gia đình và cộng đồng nơi công tác và cư trú; Có tinh thần trách nhiệm xây dựng cơ quan và đơn vị. Hàng tháng Công đoàn đều tổ chức cho đoàn viên rút kinh nghiệm về việc thực hiện cuộc vận động, từ đó để các đoàn viên thực hiện tốt hơn nội dung của cuộc vận động. Trong đó đặc biệt hơn là việc hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban Chấp Hành Công Đoàn phối hợp từng tháng tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và gửi kết quả báo cáo về huyện ủy theo quy định. * Nâng cao vai trò hoạt động của Ban nữ công. Kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn và cán bộ làm công tác nữ công. Để đẩy mạnh được phong trào “ Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” nói riêng cũng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hieu_qua_cuoc_van_dong_xay_dun.doc