SKKN Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở địa phương khó khăn

SKKN Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở địa phương khó khăn

Sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân. Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội, luôn có tác động cả hai mặt đối với đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Trong giáo dục, cơ sở vật chất truờng lớp là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong 5 tiêu chí bắt buộc. Trong thực tiễn, có những điều luôn đồng hành hay cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, công tác xã hội hoá giáo dục nếu làm tốt thì việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ có nhiều thuận lợi và trái lại. Điều đó luôn phù hợp phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Trong việc đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ cho công tác dạy và học. Năm học 2016-2017 đến nay, trường Tiểu học Xuân Tân, huyện Thọ Xuân luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là việc huy động, phối hợp với phụ huynh học sinh để xây dựng, cải tạo, nâng cấp khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp, đáp ứng các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Có được những kết quả này, khẳng định một điều đó chính là tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, toàn thể các tầng lớp nhân dân với sự nghiệp giáo dục đồng thời là biểu hiện truyền thống hiếu học của nhân dân trong toàn xã.

 Là cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở và mong muốn cán bộ giáo viên và học sinh được làm việc, học tập trong một môi trường cơ sở vật chất khang trang, xanh, sạch, đẹp và an toàn để mang lại hiệu quả giáo dục tốt.

 Xuất phát từ lý do trên, bản thân tôi suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở địa phương khó khăn”.

 

doc 23 trang thuychi01 7110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở địa phương khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
 Ở ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN
 Người thực hiện: Phạm Văn Tuân
 Chức vụ: Hiệu trưởng
	 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Tân - Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Tên mục
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng về công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục.
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu.
2.3.3. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.
2.3.4. Lập kế hoạch xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn.
2.3.5. Tổ chức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn.
2.3.6. Nâng cao chất lượng giáo dục tạo niềm tin cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
2.3.7. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
2.3.8. Tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh.
2.4. Hiệu quả đạt được.
3. KẾT LUẬN:
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
6
8
10
11
13
13
15
16
16
18
1. PHẦN MỞ ĐẦU
 	1.1. Lí do chọn đề tài:
 Sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân. Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội, luôn có tác động cả hai mặt đối với đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Trong giáo dục, cơ sở vật chất truờng lớp là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong 5 tiêu chí bắt buộc. Trong thực tiễn, có những điều luôn đồng hành hay cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, công tác xã hội hoá giáo dục nếu làm tốt thì việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ có nhiều thuận lợi và trái lại. Điều đó luôn phù hợp phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Trong việc đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ cho công tác dạy và học. Năm học 2016-2017 đến nay, trường Tiểu học Xuân Tân, huyện Thọ Xuân luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là việc huy động, phối hợp với phụ huynh học sinh để xây dựng, cải tạo, nâng cấp khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp, đáp ứng các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Có được những kết quả này, khẳng định một điều đó chính là tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, toàn thể các tầng lớp nhân dân với sự nghiệp giáo dục đồng thời là biểu hiện truyền thống hiếu học của nhân dân trong toàn xã.
	Là cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở và mong muốn cán bộ giáo viên và học sinh được làm việc, học tập trong một môi trường cơ sở vật chất khang trang, xanh, sạch, đẹp và an toàn để mang lại hiệu quả giáo dục tốt. 
 	Xuất phát từ lý do trên, bản thân tôi suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở địa phương khó khăn”.
 	1.2 Mục đích nghiên cứu:
 	Nhằm xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia để nghiên cứu, thực hiện rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế cũng như tiếp tục phát huy những mặt tích cực trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.
 	Tiếp tục huy động tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về nhân lực, tài chính của các tổ chức, các nhà hảo tâm và cha mẹ học sinh, trong việc đầu tư xây dựng trường lớp.
 	Giúp cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường luôn có ý thức xây dựng, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan nhà trường đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp và an toàn.
 	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn thông qua các tổ chức, cá nhân, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tại trường Tiểu học Xuân Tân huyện Thọ Xuân.
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Đọc sách, đọc các tài liệu về công tác xã hội hóa giáo dục, các văn bản, chỉ thị của ngành về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các văn bản quy định về trường đạt chuẩn Quốc gia. Trao đổi với các các tổ chức, cá nhân, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên, và học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng.
 	Quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh.
2. NỘI DUNG
 	2.1. Cơ sở lý luận:
 	Xã hội hóa giáo dục là khái niệm chỉ sự quản lý chú ý, hưởng ứng quan tâm của xã hội đóng góp vật chất và tinh thần cho sự nghiệp giáo dục.
 	 Là khái niệm chỉ rõ sứ mệnh của ngành giáo dục, của nhà trường là làm cho người học được thích ứng nhanh với đời sống xã hội. Theo nghĩa rộng xã hội hóa giáo dục có nghĩa là nhà nước phải tạo ra không gian xã hội luật pháp và chính trị cho sự hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục. 
 	Vậy để có ngôi trường “Khang trang, xanh, sạch, đẹp và an toàn” cần đảm bảo cơ sở vật chất cảnh, quan môi trường tốt.
 	Ông cha ta thường nói “Hạt giống tốt phải được gieo ở mảnh đất tốt thì mới phát triển được”. Mảnh đất ấy, chính là môi trường sống để con người và vạn vật phát triển. Đối với học sinh, ngoài gia đình, làng xóm, một môi trường không thể thiếu để các em trưởng thành đó là trường học.
 	Trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh. Đặc biệt, với mái trường tiểu học là nơi để lại nhiều ấn tượng đậm sâu nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Với mái trường không chỉ là người bạn mà là nơi cất dấu những kỉ niệm buồn, vui của quãng đời học trò thơ ngây, trong trắng. Trong nhà trường, học sinh cần được tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi trường thuận lợi đó chính là môi trường giáo dục.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia và đảm bảo xanh, sạch, đẹp và an toàn là tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi thú vị, hấp dẫn đối với các em học sinh. Làm cho các em yêu quý thầy cô, bạn bè, trường lớp. Có ý nghĩa thiết thực trong việc trong việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến gia đình, cộng đồng, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường và còn có ý nghĩa làm cho các em ham thích đến trường và nhận thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 	2.2.Thực trạng về công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Trường Tiểu học Xuân Tân, huyện Thọ Xuân đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia năm 2010 đến năm học 2016-2017 quá thời hạn nhưng chưa đủ điều kiện công nhận lại. Nhà trường có 8 lớp, 170 học sinh và 15 cán bộ giáo viên, nhân viên. Các điều kiện cơ sở vật chất hằng năm không được bổ sung. Nhà trường có 06 phòng học, 5 phòng chức năng. Cảnh quan, khuôn viên chưa đảm bảo theo quy định của trường đạt chuẩn Quốc gia. Xuất phát điểm về cơ sở vật chất nhà trường thấp, hệ thống phòng học, phòng chức năng xuống cấp, hư hỏng và thiếu. Bàn ghế giáo viên, học sinh, trang thiết bị dạy học hư hỏng nhiều, chưa đồng bộ, chất lượng chưa đảm bảo theo qui định. Phòng học chưa được trang trí. Khuôn viên quy hoạch chưa khoa học, sân chơi, bãi tập thấp trũng chưa được nâng cấp, hệ thống tường rào, tường hoa chưa đồng bộ, nhà vệ sinh chưa kiên cố, nhiều khu đất còn bỏ trống, hệ thống nước sạch chưa đảm bảo, vườn hoa, cây cảnh, đường đi, lối lại chưa được qui hoạch. Cảnh quan môi trường chưa cuốn hút. Chất lượng giáo dục hạn chế, thiếu bền vững. Ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh về xây dựng cảnh quan trường lớp chưa thật sự đi vào nề nếp. Trong điều kiện địa phương gặp nhiều khó khăn, 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp thuần túy, thường xuyên gặp thiên tai lũ lụt. Ngân sách xã hạn hẹp. Công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hằng năm của nhà trường hạn chế.
Ngay từ những ngày đầu về nhận công tác tại trường Tiểu học Xuân Tân (Tháng 11/2016), đứng trước thực trạng trên, bản thân tôi vô cùng lo lắng và trăn trở, làm sao để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho. Cụ thể là việc xây dựng và phát triển nhà trường trở thành nơi mà nhân dân và phụ huynh tin tưởng gửi con em mình, tạo được niềm tin và sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy và chính quyền địa phương trong điều kiện ở vùng nông thôn xã nghèo, kinh tế khó khăn, quy mô trường lớp nhỏ, phong trào giáo dục hạn chế. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia và từng bước phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Tôi đề ra một số biện pháp thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 sau 5 năm.
 	2.3. Các giải pháp thực hiện:
 	2.3.1.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục.
 	Chúng ta biết rằng bản chất của xã hội hóa giáo dục là quá trình vận động của tổ chức, sự tham gia rộng rãi của nhân dân của mọi người cùng tham gia làm giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm của ngành giáo dục và nhà trường phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với cộng đồng. Thực tế chứng minh rằng nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục chính là vấn đề nhận thức. Ở nơi nào mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân nhận thức đầy đủ về xã hội hóa giáo dục thì ở đó giáo dục sẽ được ủng hộ và quan tâm đúng mức. Do vậy, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn nhằm tao ra chuyển biến về nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất nghĩa vụ và quyền lợi của xã hội hóa giáo dục. Hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với đài truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân, thông qua các cuộc họp với lãnh đạo địa phương, các ngành đoàn thể, họp phụ huynh toàn trường. Tuyên truyền để mọi người thấy rằng chỉ có thể làm tốt xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mới có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Từ công tác tuyên truyền đó cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, họ đã hiểu rằng xã hội hóa giáo dục là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền trước nhân dân. Từ đó, cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp khang trang.
Toàn cảnh nhà trường.
 	2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu:
 	Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền là hết sức quan trọng, quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và tạo cơ chế cho công tác xã hội hóa giáo dục ở điạ phương được triển khai thuận lợi.
 	 Việc xây dựng và phát triển nhà trường trở thành nơi mà nhân dân và phụ huynh tin tưởng gửi con em mình, tạo được niềm tin và sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy và chính quyền địa phương. Để đạt được mục tiêu này bản thân tôi đã thực hiện những bước đi như sau:
 Trước hết là cùng cấp ủy, chi bộ bàn bạc, xác định mục tiêu và hướng đi cho nhà trường trong thời gian tới. Sau khi xây dựng được Nghị quyết, tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong các cuộc họp hội đồng, các tổ chức trong nhà trường để mọi người được tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng thành kế hoạch chung của nhà trường. Chúng tôi xác định cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học và xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia. Chính vì vậy vấn đề xây dựng quy hoạch tổng thể nhà trường là việc đầu tiên cần làm.
 	Trình bày giải thích để cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể đặc biệt là cha mẹ học sinh hiểu được nội dung yêu cầu giáo dục Tiểu học, từ đó có sự ủng hộ đồng thuận và tích cực.
 	Tham mưu cho Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã đưa vào Nghị quyết Đảng bộ về qui hoạch diện tích, đầu tư nâng cấp, cải tạo khuôn viên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy hoc để xây dựng và giữ vững nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 từng bước xây dựng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Từ đó, xây dựng đề án, lộ trình thực hiện. 
	Chủ động mời đoàn công tác lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh tham quan thực tế tại nhà trường và đã nhận được sự đồng thuận ủng hộ của cấp ủy chính quyền, nhân dân, phụ huynh học sinh.
 	Tham mưu cho Đảng ủy họp bàn thảo luận đề án lộ trình của nhà trường và xây dựng thành Nghị quyết chuyên đề về huy động nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các phòng chức năng, cải tạo và nâng cấp khuôn viên nhà trường.
 Một góc vườn hoa của trường
 	2.3.3. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.
 Xã hội hóa giáo dục là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia. Đồng thời tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ vào thành quả do hoạt động giáo dục mang lại. Đặc biệt Hội Cha mẹ học sinh là lực lượng quan trọng và gần gũi nhà trường nhất. Đây là nhân tố quan trọng, nếu biết phát huy sẽ là cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng và góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nhà trường trong cơ chế xã hội hóa giáo dục “Nhà nước và nhân dân cùng làm" như hiện nay. Cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường, một đối tác trong việc xã hội hóa giáo dục của nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Vì vậy, để làm tốt công tác huy động, phối hợp với hội Cha mẹ học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường bản thân tôi đã thực hiện như sau:
- Xác định con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc nên việc xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học là vô cùng quan trọng. Muốn có được Ban đại diện cha mẹ học sinh có chất lượng, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nhà trường trong năm học thì việc lựa chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh là bước đầu tiên. Trước khi tổ chức hội nghị Cha mẹ học sinh mỗi lớp đầu năm học tôi đã định hướng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến trước những phụ huynh có đủ uy tín và năng lực bầu vào Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh là người có vai trò nòng cốt trong việc điều hành hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học đó thành công hay không. Vì vậy, Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, Trưởng ban, phó ban phải là những người có uy tín, năng lực và trách nhiệm nhất trong số những đại diện cha mẹ học sinh các lớp.
 	- Tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm với nội dung được chuẩn bị trước bao gồm việc báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được trong năm vừa qua, phương hướng nhiệm vụ năm học tới. Đề xuất những phương hướng công tác cụ thể đối với Hội cha mẹ học sinh trong năm học, đặc biệt là các vấn đề về xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, khuôn viên. Cụ thể hóa nhiệm vụ từng thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của nhân dân.
 - Sau khi hội nghị nhất trí các nội dung về xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trong năm học, tôi tiếp tục phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường tổ chức hội nghị thành lập ban kiến thiết xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, khuôn viên, lựa chọn những người có hiểu biết về công việc, có điều kiện về thời gian để tham gia. Phân công cụ thể công việc của từng cá nhân trong việc xây dựng dự toán, tiến hành thi công, giám sát, nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
 - Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa hiệu trường, nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong quá trình thực hiện.
 - Sau khi có sự nhất trí, đồng thuận cùng với cha mẹ học sinh, nhà trường và Trưởng Ban đại diện báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
 - Sau khi cấp ủy, chính quyền địa phương đồng ý, nhà trường sẽ phối hợp thực hiện cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh. Quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, tạo môi trường công khai, thực hiện đúng nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng thực sự tin cậy lẫn nhau, vì sự phát triển chung của nhà trường.
 - Phối hợp với Ban đại diện quản lý và phát huy hiệu quả các nguồn lực huy động được, đặc biệt là tài lực, vật lực, nhân lực.
 - Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm, động viên Ban đại diện trong quá trình thực hiện công việc để tạo quan hệ gần gũi, tin tưởng lẫn nhau.
 	 - Chọn thời điểm để tiến hành công việc đảm bảo hiệu quả và chất lượng trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Như việc xây dựng cải tạo, nâng cấp khuôn viên, xây dựng nhà vệ sinh thực hiện và hoàn tất trước khi bắt đầu năm học; lúc thời tiết khô ráo, thuận lợi.
 	- Luôn động viên kịp thời, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của những người đi trước để lại, có sự cố gắng và trách nhiệm hơn trong việc góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
 	- Trong khi Hội cha mẹ học sinh tiến hành các công trình, tôi thường xuyên có sự quan tâm, phối hợp để cùng Ban đại diện, nhà thầu thống nhất những vấn đề phát sinh; điều chỉnh hợp lý để đảm bảo việc xây dựng, thực hiện có chất lượng, công trình sử dụng lâu dài; luôn lắng nghe, tham khảo ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, phụ huynh học sinh và ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có những điều chỉnh cần thiết.
 	- Sau khi công trình hoàn thành, tiến hành nghiệm thu đưa vào sử dụng. Ban nghiệm thu có đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, Ban giám hiệu nhà trường, nhà thầu, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Việc nghiệm thu, bàn giao có biên bản, có ký xác nhận của các bên, bàn giao cho nhà trường đưa vào sử dụng.
 	- Sau khi nhận bàn giao công trình, tôi đều phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh báo cáo toàn bộ kết quả thực hiện cho cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể phụ huynh học sinh nắm được vào dịp họp phụ huynh gần nhất.
 	- Công tác phối hợp, huy động cha mẹ học sinh trong việc cải tạo, xây dựng khuôn viên cơ sở vật chất nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường hằng năm. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch để thực hiện trong năm học, mỗi giai đoạn là hết sức quan trọng. Để chuẩn bị cho năm học sau, ngay từ cuối năm học trước tôi đã cùng cấp ủy, Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã có những dự kiến, bàn bạc, xác định những nội dung trọng tâm, cơ bản cần phải làm được trong năm học tới. Vì vậy, việc xác định nội dung xây dựng, cải tạo hay nâng cấp luôn được tính toán, bàn bạc và đi đến thông nhất từ cấp ủy, Ban giám hiệu, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong cuộc họp phụ huynh cuối năm học, hai nội dung chính được triển khai đến toàn thể cha mẹ học sinh là báo cáo kết quả làm được của năm học hiện tại và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học tới. Phương hướng, nhiệm vụ đã được thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh về việc huy động phụ huynh đóng góp xây dựng trong năm học tới sẽ được đưa ra cho toàn bộ phụ huynh toàn trường bàn bạc, góp ý và đi đến thống nhất, xác định về thời gian triển khai thực hiện, dự kiến kinh phí và phương thức huy động. Sau khi phụ huynh thống nhất, tôi và Ban đại diện cha mẹ học sinh báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trên cơ sở đó triển khai thực hiện.
 	 Nhà trường phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh thành lập Ban vận động kêu gọi các nhà hảo tâm, gia đình xa quê làm ăn thành đạt hỗ trợ trí lực, vật lực
 	Với cách làm như trên, mọi dự kiến, kế hoạch của Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các tầng lớp nhân d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_xa_hoi_hoa_giao_duc_xay_dung.doc