SKKN Một số biện pháp thu hút học sinh lớp chủ nhiệm tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động phong trào của trường, lớp

SKKN Một số biện pháp thu hút học sinh lớp chủ nhiệm tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động phong trào của trường, lớp

Trong quá trình đất nước hội nhập kinh tế phát triển hiện đại ở mọi lĩnh vực thì việc đầu tư về mảng giáo dục luôn được đề cao. Nền giáo dục luôn tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất để học sinh phát huy hết năng lực và rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mình theo hướng phát triển toàn diện. Không chỉ chú trọng vào kiến thức sách vở mà ngày nay việc học luôn phải đi đôi với hành, đồng thời rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho các em học sinh để giúp cho thế hệ trẻ tương lai luôn năng động, cởi mở và nắm bắt nhanh những bước tiến mới để phục vụ cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Tuy nhiên, thời gian học trên lớp thì hạn chế mà lượng kiến thức truyền đạt thì nhiều nên việc giáo dục kỹ năng mềm cho các em dường như rất khó thực hiện. Do đó, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức trong các giờ lên lớp thì các hoạt động phong trào trong trường học đã đảm nhận và góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tham gia các hoạt động phong trào giúp các em học sinh giải tỏa căng thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở trường. Các hoạt động phong trào mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe, giúp học sinh năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bạn cải thiện tốt chất lượng học tập cũng như tích cực trong các hoạt động khác. Tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào giúp học sinh cân bằng cuộc sống, thư giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những sở thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị. Hơn nữa, việc tham gia các hoạt động phong trào để tăng thêm tính chuyên nghiệp, khám phá cơ hội và mở rộng tầm nhìn ngoài những kiến thức tích lũy khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống của học sinh cũng được cải thiện rõ rệt thông qua các hoạt động phong trào.

docx 70 trang Thu Kiều 12/09/2024 3483
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thu hút học sinh lớp chủ nhiệm tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động phong trào của trường, lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT HỌC SINH
LỚP CHỦ NHIỆM THAM GIA TÍCH CỰC VÀ CÓ HIỆU QUẢ 
 CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀOCỦA TRƯỜNG, LỚP
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM LỚP MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.........................................................................................1
2.1. Mục đích.............................................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiêncứu .............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2
5. Tính mới của đề tài ..........................................................................................................3
5.1. Về lý luận...........................................................................................................3
5.2. Về thực tiễn........................................................................................................3
6. Cấu trúc của đề tài............................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT HỌC SINH 
LỚP CHỦ NHIỆM THAM GIA TÍCH CỰC VÀ CÓ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG 
PHONG TRÀO CỦA TRƯỜNG, LỚP...............................................................................4
1.1. Cơ sở lí luận.........................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm của đề tài.............................................................................4
1.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường THPT ...............................4
1.1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động phong trào của học sinh THPT ...............5
1.1.4. Sự cần thiết của việc thu hút học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả các 
hoạt động phong trào ở Trường THPT Diễn Châu 4.................................................7
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................7
1.2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động phong trào ở trường THPT Diễn Châu4 7
1.2.2. Thực trạng về vấn đề thu hút học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả các 
hoạt động phong trào ở trường THPT Diễn Châu 4. ...............................................11
1.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phong trào của học sinh 
THPT .......................................................................................................................13
CHƯƠNG 2. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT HỌC SINH LỚP CHỦ 
NHIỆM THAM GIA TÍCH CỰC VÀ CÓ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO 
CỦA TRƯỜNG, LỚP........................................................................................................15
2.1. Một số nguyên tắc thu hút học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt 
động phong trào của trường, lớp..............................................................................15
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh...........................15
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống tạo nên sức mạnh tổng hợp....................16 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
1 THPT Trung học phổ thông
2 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
3 GVBM Giáo viên bộ môn
4 HS Học sinh
5 HĐPT Hoạt động phong trào
6 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo
7 HSSV Học sinh sinh viên
8 LLGD Lực lượng giáo dục
9 SL Số lượng
10 CSVC Cơ sở vật chất
11 ĐTDĐ Điện thoại di động
12 BLHĐ Bạo lực học đường
13 TNHN Trải nghiệm hướng nghiệp
14 ATGT An toàn giao thông một số biện pháp thu hút học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt 
động phong tràothông qua công tác chủ nhiệm. Giúp học sinh nhận thức rõ ý 
nghĩa lớn lao của việc tham gia các hoạt độngphong trào đối với bản thân các 
em và với tập thể lớp học. Từ đó, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, 
ứng xử và giải quyết tình huống, cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm quản lý, 
đào tạo và làm việc theo nhóm.
 2.2. Nhiệm vụ
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc thu hút học sinh tham gia tích cực và có 
hiệu quả các hoạt động phong trào.
 - Khảo sát, đánh giá thực trạng tham gia các hoạt độngphong trào của học 
sinhlớp chủ nhiệm 10A10 ở trường THPT Diễn Châu 4.
 - Đề xuất được một số biện pháp việc thu hút học sinh tham gia tích cực và có 
hiệu quả các hoạt động phong tràoở lớp chủ nhiệm 10A10, trường THPT Diễn 
Châu 4.
 - Thực nghiệm việc vận dụng giải pháp thu hút học sinh tham gia tích cực các 
hoạt động phong trào ở lớp chủ nhiệm 10A10, trường THPT Diễn Châu 4.
 - Rút ra kinh nghiệm về biện pháp thu hút học sinh tham gia vào các hoạt 
động phong trào.
 3. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu
 3.1. Đối tượng nghiêncứu
 Một số biện pháp thu hút học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt 
động phong trào của trường lớp.
 3.2. Phạm vi nghiêncứu
 - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về biện pháp thu hút học sinh tham 
gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động phong trào chung của trường lớp ở 
trường THPT Diễn Châu 4. Đề xuất biện pháp nhằm thu hút học sinh tham gia tích 
cực và có hiệu quả.
 - Về không gian: Trường THPT Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
 - Về thời gian: Áp dụng trong năm học 2022 – 2023.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Phương pháp khảo sát thựctiễn
 - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
 - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
 2 PHẦN II. NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT 
 HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM THAM GIA TÍCH CỰC VÀ CÓ HIỆU QUẢ
 CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA TRƯỜNG, LỚP
 1.1.Cơ sở lí luận
 1.1.1. Một số khái niệm của đề tài
 1.1.1.1. Phong trào và hoạt động phong trào
 a. Phong trào: Là những hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội của một tổ chức 
trong đó lôi cuốn nhiều thành viên tham gia.
 b. Hoạt động phong trào: Là những hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội lôi 
cuốn được đông đảo quần chúng tham gia để tiến hành những việc làm có quan hệ 
với nhau chặt chẽ, nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
 1.1.1.2. Thu hút, tích cực, hiệu quả
 a. Thu hút:Là tạo ra sức hấp dẫn, tạo ấn tượng tích cực để người khác quan 
tâm và dồn sự chú ý vào.
 b.Tích cực: Là chủ động, nhiệt tình, hăng hái đem hết khả năng, tâm trí của 
mình vào công việc, hoạt động hay nhiệm vụ được giao.
 c. Hiệu quả: Là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra 
sản lượng mong muốn.
 1.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường THPT
 Trước hết GVCN cần xác định mình chính là người thay mặt Hiệu trưởng để 
quản lý toàn diện HS trong một lớp
 - GVCN là cầu nối giữa Hiệu trưởng, GVBM, các tổ chức đoàn thể trong nhà 
trường và học sinh
 - GVCN là người cố vấn cho học sinh trong các hoạt động tự quản của HS
 - GVCN phối hợp với Đoàn thanh niên để rèn luyện và giáo dục HS về mọi mặt.
 - GVCN phối hợp với các câu lạc bộ trong nhà trường (Câu lạc bộ âm nhạc, 
câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bóng chuyền) để HS có điều kiện được giao lưu 
học hỏi lẫn nhau
 - GVCN xây dựng đội ngũ cốt cán trong tập thể HS
 - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để trao đổi tình hình học tập 
và sinh hoạt của các em
 - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức các buổi giao 
lưu, mời các chuyên gia tâm lí nói chuyện về tâm lí tuổi thành niên và phương
 4 1.1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động phong trào của học sinh
 Vận dụng phối hợp các phương pháp sau: thảo luận, sắm vai, giải quyết vấn 
đề, xử lý tình huống, giao nhiệm vụ, tổ chức trò chơi, hội thi.
 1.1.3.5. Vị trí, vai trò của hoạt động phong trào
 a. Vị trí
 Qua quá trình sư phạm tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục 
(Theo nghĩa tương đối hẹp). Quá trình dạy học và HĐPT bổ sung, hỗ trợ, thống 
nhất gắn bó hữu cơ với nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển. Quá trình dạy học 
không những giúp người học lĩnh hội những tri thức khoa học một cách hệ thống, 
mà còn nhằm hình thành nhân cách sống thông qua các môn học cụ thể trong 
chương trình. Đồng thời tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình hoạt động ngoài giờ lên 
lớp có hiệu quả. Hoạt động phong trào là một quá trình giáo dục giúp người học 
nắm được nội dung: Hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng xử và thói 
quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình thành 
ở người học những mặt xã hội, tâm lý, thể chất, cách ứng sử đúng đắn thông qua 
các mối quan hệ cùng nhau trong học tập tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động 
học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội. Cùng với 
dạy học ở trên lớp thì HĐPT là một bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiết 
trong quá trình dạy học, giáo dục ở nhà trường nói chung và trường THPT nói 
riêng. Hai bộ phận gắn bó hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục học sinh phát 
triển toàn diện.
 b. Vai trò
 Theo quan điểm của tâm lí học Macxit thì yếu tố hoạt động và giao tiếp của 
cá nhân có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân 
cách của con người. Chính vì lẽ đó, hoạt động phong trào của học sinh trong nhà 
trường có vai trò rất quan trọng, cụ thể:
 - Hoạt động phong trào tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực chủ 
động, sáng tạo của học sinh, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục.
 - Tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực ở học sinh, góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
 - Hoạt động phong trào góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu 
chung, là môi trường nảy nở những tình cảm tốt đẹp, nâng cao tinh thần trách 
nhiệm với bản thân, bạn bè và xã hội.
 - Hoạt động phong trào hướng hứng thú của học sinh vào các hoạt động bổ 
ích làm giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh. Ngoài ra, giúp nhà 
giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, tạo 
điều kiện cho học sinh phát triển năng khiếu, sở thích của bản thân trong học tập và 
cuộc sống.
 - Đây cũng là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà 
trường với thực tiễn xã hội.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_thu_hut_hoc_sinh_lop_chu_nhiem_tham_gi.docx
  • pdfĐÀO THỊ KIM QUYÊN- TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4- CHỦ NHIỆM LỚP.pdf