SKKN Một số biện pháp rèn luyện Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4, 5

SKKN Một số biện pháp rèn luyện Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4, 5

Môn Âm nhạc hiện nay có vị trí to lớn trong nhà trường góp phần giáo dục thẩm mỹ, trí tuệ, đạo đức, thể chất, nhân cách cho các em. Người giáo viên Âm nhạc ở tiểu học không phải nhằm đào tạo các em trở thành những người hành nghề âm nhạc mà mục đích thông qua môn học tác động vào đời sống tinh thần. Hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh góp phần giáo dục toàn diện hài hòa nhân cách.

Bước đầu rèn luyện làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và Tập đọc nhạc. Tạo cho các em hứng thú giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần các em phong phú. Phát triển trí tuệ hướng tới những tình cảm lành mạnh, giúp các em lĩnh hội và cảm thụ, hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn âm nhạc khíc lệ các em hăng hái hoạt động góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng để học tốt các môn học khác. [2]

 Hiện nay, nội dung môn Âm nhạc đã điều chỉnh giảm tải phù hợp và coi đây là môn học bắt buộc với cấp học. Trong môn học được chia ra làm 3 phân môn đó là: Học hát - Kể chuyện Âm nhạc và phân môn Tập đọc nhạc. Ngoài việc được học các bài hát theo quy định, bên cạnh hình thức đổi mới âm nhạc nói chung và phân môn tập đọc nhạc nói riêng cũng đã đã giảm nhẹ. Tập đọc nhạc chỉ có ở lớp 4, 5 còn ở lớp 3 các em chỉ mới làm quen với khuông nhạc, khoá Son, biết các hình nốt Đen, nốt trắng, nốt móc đơn, ký hiệu dấu lặng đen, dấu lặng đơn, biết gọi tên các nốt trên khuông, không như trước đây tập đọc nhạc được đưa vào ngay từ đầu lớp 1.

 

docx 21 trang thuychi01 32232
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu 	
1.1 Lí do chọn đề tài.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu .
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2..4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
2
3
3
3
4
4
5
7
 16
 17
 17
 19 
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Môn Âm nhạc hiện nay có vị trí to lớn trong nhà trường góp phần giáo dục thẩm mỹ, trí tuệ, đạo đức, thể chất, nhân cách cho các em. Người giáo viên Âm nhạc ở tiểu học không phải nhằm đào tạo các em trở thành những người hành nghề âm nhạc mà mục đích thông qua môn học tác động vào đời sống tinh thần. Hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh góp phần giáo dục toàn diện hài hòa nhân cách. 
Bước đầu rèn luyện làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và Tập đọc nhạc. Tạo cho các em hứng thú giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần các em phong phú. Phát triển trí tuệ hướng tới những tình cảm lành mạnh, giúp các em lĩnh hội và cảm thụ, hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn âm nhạc khíc lệ các em hăng hái hoạt động góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng để học tốt các môn học khác. [2]
 Hiện nay, nội dung môn Âm nhạc đã điều chỉnh giảm tải phù hợp và coi đây là môn học bắt buộc với cấp học. Trong môn học được chia ra làm 3 phân môn đó là: Học hát - Kể chuyện Âm nhạc và phân môn Tập đọc nhạc. Ngoài việc được học các bài hát theo quy định, bên cạnh hình thức đổi mới âm nhạc nói chung và phân môn tập đọc nhạc nói riêng cũng đã đã giảm nhẹ. Tập đọc nhạc chỉ có ở lớp 4, 5 còn ở lớp 3 các em chỉ mới làm quen với khuông nhạc, khoá Son, biết các hình nốt Đen, nốt trắng, nốt móc đơn, ký hiệu dấu lặng đen, dấu lặng đơn, biết gọi tên các nốt trên khuông, không như trước đây tập đọc nhạc được đưa vào ngay từ đầu lớp 1.
Ở lớp 4, lớp 5 có thêm phân môn Tập đọc nhạc đòi hỏi học sinh có sự nâng cao hơn. Trước đây việc giảng dạy phân môn này trên thực tế đã có rất nhiều ý kiến vì không có giáo viên chuyên môn riêng đều do giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm dạy hơn nữa là do việc thiếu hụt phương tiện dạy học không có nhạc cụ tranh ảnh...kết hợp với phương pháp truyền thống cũ nên chưa gây được hứng thú, chưa phát huy tính tích cực chủ động của học sinh mang lại hiệu quả chưa cao. 
Môn Âm nhạc thực tế đã được quan tâm đúng mức thể hiện ở việc: Ngành giáo dục đã đào tạo nhiều giáo viên dạy âm nhạc chuyên sâu, đã mở nhiều lớp tập huấn phương pháp dạy học mới các lớp chuyên đề để giáo viên cùng nghiên cứu thảo luận tìm ra phương pháp dạy học mới có hiệu quả cao. đồng thời đã bổ sung một số đồ dùng dạy học cho giáo viên như: Đàn Oóc – Gan điện tử, Đàn Pi- a- nô các nhạc cụ gõ, tranh tập đọc nhạc 
Ở mục 1.1 đoạn “Hình thành môn học khác” trích từ mục tiêu môn học SGV, SGK âm nhạc lớp 4, 5 (Trang 3) - Hoàng Long (Chủ biên) NXB giáo dục năm 2006. TLTK trong cuốn chương trình tiểu học NXB Giáo dục 2002 (Trang 74) mục tiêu môn Âm nhạc lớp 4,5. Đoạn tiếp theo tự nghiên cứu tài liệu và lý luận. 
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy giúp học sinh học tốt hứng thú với phân môn Tập đọc nhạc. Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn trong những năm trực tiếp dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Kiên Thọ 1. Tôi đã nhận thức được rằng khi hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc nó sẽ giúp các em dễ dàng cảm nhận đúng giai điệu và ghép lời ca nhanh hơn bên cạnh đó cũng góp phần cho không nhỏ giúp các em hát tốt giai điệu các bài hát. Theo tôi việc hình thành kỹ năng đọc nhạc tốt cho học sinh ngay từ lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình tâm huyết yêu nghề, dạy học có trách nhiệm bên cạnh đó là phương pháp truyền thụ, hiểu được tâm lý của học sinh. Đặc biệt người giáo viên phải nắm vững được những kiến thức cơ bản về nhạc lý, biết đánh đàn thuần thục, biết hát hay để tạo uy tín trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên song song với các mặt đạt được vẫn còn tồn tại những cái mà có thể do khách quan và chủ quan.
a) Về mặt khách quan:
- Học sinh ở vùng miền núi, môi trường học tập âm nhạc còn nhiều hạn chế, ngoài việc học ở trường học sinh ít được tham gia vào các trung tâm hay các câu lạc bộ âm nhạc.
- Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm tạo điều kiện cho con học môn âm nhạc. 
b) Về mặt chủ quan:
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên đôi khi chưa sáng tạo, chưa nắm bắt hết được tâm lý học sinh. 
- Năng khiếu của các em hạn chế, khả năng cảm nhận âm nhạc của một số em chưa tốt. Vậy tôi mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp rèn luyện Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4, 5” Để nâng cao chất lượng Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 trường tiểu học Kiên Thọ 1, góp phần nâng cao chất lượng môn Âm nhạc trong nhà trường.
1.2 Mục đích nghiên cứu 
- Giúp các em học sinh lớp 4, 5 học tốt hơn phân môn Tập đọc nhạc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Năm học 2015 - 2016.
- Nội dung chương trình môn Âm nhạc lớp 4,5.
- Học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Kiên Thọ 1.
1.4 Phương pháp nghiên cứu. [4],[9]
- Phương pháp trực quan hỏi – đáp.
- Phương pháp trực quan, thính giác 
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thực hành, luyện tập
 Trong trang này ở mục 1.4 được tham khảo từ tài liệu Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học NXB giáo dục năm 2007. và TL trên mạng intenet GV. Tôn Nữ Diệu Hằng.
- Phương pháp vận động kết hợp trò chơi.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm giáo dục. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên là một hoạt động có suy nghĩ, nhưng đó là sự suy nghĩ một cách toàn diện, tinh tế, đòi hỏi người giáo viên phải có những phẩm chất về nghề nghiệp nhất định, tức là phải có đầy đủ năng lực sư phạm, phẩm chất sư phạm và phải phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.
Đối với người giáo viên Âm nhạc ngoài những phẩm chất trên, khi lên lớp người giáo viên phải nỗ lực với lòng yêu nghề, năng lực chuyên môn hành động cụ thể để truyền tải bài học gây sự hứng thú say mê với tất cả học sinh. giúp các em xóa bỏ quan niệm cũ chỉ có học sinh có năng khiếu mới học được âm nhạc. Trong công tác giảng dạy âm nhạc người giáo viên cần ý thức nắm được đặc trưng tâm lý, năng khiếu âm nhạc, khả năng cảm thụ của từng lứa tuổi, từng em để mở ra cho các em một con đường, một khả năng tiếp thu và cảm thụ âm nhạc đúng đắn. Bởi việc dạy âm nhạc cho học sinh Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành ca sỹ chuyên nghiệp cũng không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối mà người giáo viên phải giúp các em có niềm đam mê, yêu thích học âm nhạc.
Vậy làm thế nào để giúp các em hát đúng giai điệu, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu các nốt nhạc trong một bài tập đọc nhạc đầu tiên giáo viên phải biết xác định tầm cữ giọng cho phù hợp với giọng các em,cho các em thử nghe một số chuỗi giai điệu để tập phân biệt những âm thanh cao, thấp ,dài, ngắn qua đây giáo viên cũng có thể phát hiện nhanh học sinh có năng khiếu và học sinh không có năng khiếu. Đối với những em có năng khiếu hay năng khiếu bị hạn chế thì giáo viên phải có phương pháp dạy khác nhau, cần có sự quan tâm ân cần chỉ bảo cho các em từ những điều đơn giản nhất là rất cần thiết giúp các em có hứng thú say mê với môn Âm nhạc giúp tinh thần các em thoải mái sau những giờ học căng thẳng như: Toán , Tiếng việt... và học tốt các môn học khác.
 Trong trang này ở mục 2.1 Trong quá trình giảng dạy bản thân tự đúc rút kinh nghiệm và lý luận.
 Đối với môn Âm nhạc dù là học phân môn tập hát hay là tập đọc nhạc thì mỗi bài giảng đều có sự biểu hiện sức sống riêng, người giáo viên cần mang đến cho học sinh nhưng phút giây thư giãn thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. thông qua những câu nhạc những lời ca giúp các em nhận thức cảm thụ được âm thanh qua giai điệu bài nhạc. để sức sống âm nhạc của các em được vang lên đầy đủ tác động trực tiếp vào tâm hồn hình thành tình yêu, nhu cầu thái độ tha thiết với môn học âm nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ cho các em. 
Mục tiêu mới của giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng là đào tạo nên con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt. Đức – Trí – Thể – Mỹ do đó 9 môn học chính bắt buộc đã được đưa vào giảng dạy ở bậc Tiểu học, trong đó môn giáo dục Âm nhạc là môn học đặc thù không thể thiếu được ở trường Tiểu học. 
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc có ở mọi lúc, mọi nơi trên toàn thế giới, việc rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, đọc nhạc nó góp phần phát triển các em từ thể chất đến tinh thần để tạo nên một con người năng động lạc quan yêu đời hơn.
Ta có thể ví: Âm nhạc như là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần, gắn liền với cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học. Âm nhạc đã đi vào lòng trẻ ngay từ thuở mới lọt lòng mẹ, khi còn nằm trong nôi bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, tiếng ầu ơ của bà, lớn lên khi biết cái hay cái đẹp trong cuộc sống thì âm nhạc đã mang đến những tình cảm yêu thương, gần gũi giúp trẻ em cảm nhận cái hay cái đẹp. Không giống như các như các loại hình nghệ thuật khác, hình tượng âm thanh của âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể, rõ rệt như từ ngữ trong văn học và cũng không tái hiện thế giới khách quan bằng những bức tranh trong hội hoạ. Đặc trưng diễn tả của âm nhạc mang tính ước lệ khái quát cao. 
Vì thế âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế về thế giới nội tâm của con người, những rung cảm hết sức tế nhị của con người và rất đa dạng về các vật hiện tượng trong cuộc sống. Thế nhưng trong thế giới âm nhạc của học sinh Tiểu học thông qua các bài hát, các bài tập đọc nhạc đơn giản không những giúp các em nhận diện sự vui tươi nhí nhảnh của bài hát, bài tập đọc nhạc mà còn giáo dục các em yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn.
Để giúp các em học tốt phân môn tập đọc nhạc người giáo viên phải tạo cho các em một tâm lý thoải mái trước khi học, phương pháp truyền đạt nhẹ nhàng và chính xác các kiến thức về âm nhạc. 
Tôi là giáo viên được đào tạo chính quy vê Âm nhạc có 15 năm công tác trực tiếp giảng dạy tại trường Tiểu học Kiên Thọ1, tôi đã hiểu rõ được nguyên nhân. Áp dụng phương pháp đổi mới và bằng kinh nghiệm sáng tạo linh hoạt trong giảng dạy, mấy năm gần đây tôi hướng dẫn các em học sinh trường Tiểu học Kiên Thọ1, học rất tốt phân môn tập đọc nhạc không những thế các em còn rất yêu thích và hào hứng với phân môn này.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi 
- Trường Tiểu học Kiên Thọ 1 là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học, qua các đợt thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tốt cho giảng dạy môn học.
- Bản thân tôi lại là giáo viên được đào tạo chính quy về chuyên môn Âm nhạc đồng thời được trực tiếp tham gia chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và chương trình thay sách giáo khoa mới.
- Nhà trường có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, có phòng học Âm nhạc riêng được đầu tư phương tiện đồ dùng dạy học đầy đủ như: Đàn Piano, kèn, bộ gõ, tranh ảnh TĐN, máychiếu... 
(Phòng giáo dục âm nhạc của nhà trường)
b. Khó khăn:
 Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào các môn Toán, Tiếng việt và phân môn khác còn xem nhẹ môn học Âm nhạc.
c. Khảo sát thực tế:
Mục 2.2: Bản thân tự đúc rút từ thực tế giảng dạy ở trường Kiên Thọ 1 nơi đang công tác.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học Kiên Thọ 1, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh khối 4,5. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều yêu thích môn Âm nhạc, chờ đợi tiết học Âm nhạc trong tuần vì môn học hấp dẫn, tạo sự vui vẻ, thoải mái và giúp các em tự tin hơn trước mọi người.
Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em rất năng động, khi đọc nhạc chưa biết làm chủ âm thanh, gây ồn ào cho cả lớp. Đại bộ phận các em do ít được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên còn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen, hát tự do. Học sinh nhiều em còn chưa nắm vững khuông nhạc, các ký hiệu ghi nhạc như hình nốt, tên nốt, chỉ đọc nhạc với tính chất thuộc lòng. Việc thể hiện tính chất của bài là rất hạn chế. Phần đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà không đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài. 
Đầu năm học 2015 – 2016 khi tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng đọc nhạc đầu năm của học sinh khối lớp 5 (có 72 học sinh) yêu cầu các em đọc hoàn thành bài Tập đọc nhạc số 01, mức độ nhận xét thu được kết quả như sau:
Nội dung đánh giá
Kết quả
- Biết đọc đúng cao độ, trường độ, ghép được lời ca kết hợp gõ phách cho bài TĐN, chất giọng đọc hay thể hiện được sắc thái, tình cảm bài TĐN.
6/72 = 8,3%
- Biết nhận diện hình nốt, tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ, kết hợp gõ phách và ghép lời ca hoàn chỉnh bài TĐN.
48/72= 66,7% 
- Nhận biết chậm các hình nốt, tên nốt, đọc còn sai cao độ nhiều, ghép lời ca chưa chuẩn. 
18/72 = 25%
Từ những thực trạng trên để công tác giảng dạy môn Âm nhạc ở lớp 4,5 đạt hiệu quả khả quan hơn, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn luyện kỹ năng Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Kiên Thọ I . 
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ những thực trạng trên tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến như sau.
a) Nguyên nhân.
Ý (c) của mục 2.2 nội dung nhận xét đánh giá căn cứ theo đúng TT 30/ BGD - ĐT/ 2014
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như đã nói ở trên nhưng có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Giáo viên chưa coi trọng việc rèn đọc nhạc cho học sinh nên khi dạy mới chỉ hướng dẫn cách đọc chung chung, chưa cụ thể và không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
Phần hướng dẫn cách đọc bài tập đọc nhạc còn chung chung chưa cụ thể.
b) Các biện pháp rèn kĩ năng Tập đọc nhạc cho học sinh.
 Để giúp học sinh lớp 4,5 đọc tốt bài Tập đọc nhạc ta cần giải quyết những vấn đề sau:
Biện pháp 1: Cách ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông khóa Son.
Ở lớp 3 các em đã được học và làm tiếp cận với các nốt nhạc thông qua trò chơi, học sinh đã biết về khuông, khóa vị trí các nốt nhạc từ (Đô1 – Đô 2) với các hình nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, dấu lặng đen. Tuy vậy ở lớp 3 chưa có yêu cầu Tập đọc nhạc.
 Ở lớp 4,5 Tập đọc nhạc được coi là một phân môn. Trước khi vòa học các bài tập đọc nhạc đơn giản, học sinh được ôn lại vị trí các nốt nhạc, các hình nốt và cách thể hiện cao độ, trường độ, học sinh được đọc thang âm, độ cao của các âm trong bài tập, tập cách thể hiện âm hình tiết tấu sau đó mới nghe đàn và đọc theo giai điệu đúng nốt nhạc. [3]
Để giúp các em kỹ năng nhớ nhanh vị trí các nốt nhạc trên khuông đọc tốt được bài tập đọc nhạc bước đầu tiên là rất quan trọng. Tôi đã hướng dẫn học sinh cách ôn tập lại kiến thức ghi nhạc đã học ở lớp 3 thông qua trò chơi: “Khuông nhạc bàn tay” yêu cầu các em phải ghi nhớ được lý thuyết cơ bản như: Khuông nhạc khóa Son gồm có 5 dòng kẻ và 4 khe song song cách đều nhau, vị trí 7 nốt nhạc cụ thể được dòng theo thứ tự từ dưới lên:
Nốt( Đồ) nằm ở dòng kẻ phụ. 
Nốt (Rê )nằm ở dưới dòng kẻ số 1.
Nốt( Mi) nằm ở giữa dòng kẻ số 1.
Nốt (Fa) nằm ở khe số 1.
Nốt (Son) nằm ở giữa dòng kẻ số 2.
Nốt (La) nằm ở khe số 2.
Nốt (Xi nằm ở giữ dòng kẻ số 3.
Nốt (Đô) nằm ở khe số 3.
 Biện pháp 1: Từ “Ở lớp 3 cho đến nốt nhạc” được trích trong sách hỏi - đáp về âm nhạc lớp 4,5 ((Trang 18) – Hoàng Long chủ biên NXB giáo dục tại Hà Nội năm 2008. Đoạn tiếp theo là kiến thức được học tại trường chuyên nghiệp và kinh nghiệm của bản thân.
Với cách ghi nhớ như vậy tương tự với khuông nhạc bàn tay, hướng dẫn học sinh sử dụng bàn tay trái giáo viên lần lượt đọc tên các nốt nhạc cho học sinh chỉ vào vị trí trên khuông nhạc bàn tay của mình, giáo viên không nên đọc lần lượt vì có em sẽ nhớ máy móc, đọc vẹt theo, vậy để biết được các em có nhớ đúng hay không ta đọc đảo lộn các nốt nhạc bất kỳ. 
Biện pháp 2: Xây dựng phương pháp Tập đọc nhạc.
Mục tiêu dạy TĐN giúp học sinh hiểu thêm về âm nhạc thông qua việc ghi nhớ nốt nhạc, thể hiện cao độ, trường độ để diễn đạt giai điệu của bài. TĐN giúp học sinh nhận thấy mối liên hệ giữa các nốt nhạc và âm thanh, ngoài ra còn phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc và hỗ trợ cho việc học hát cả các em. Thời lượng dạy TĐN không dài bằng tập hát (TĐN chỉ dạy trong khoảng 20 - 25 phút) nhưng đây là phân môn cơ bản và tương đối khó vì vậy giáo viên phải thực hiện dạy đúng quy trình 8 bước cơ bản sau:
Bước 1 - Giới thiệu bài Tập đọc nhạc.
Bước 2 - Học sinh nhận biết nhịp, hình nốt, tên nốt, các ký hiệu trong bài.
Bước 3 - Luyện tập tiết tấu.
Bước 4 - Luyện tập cao độ.
Bước 5 - Tập đọc từng câu.
Bước 6 - Tập đọc ghép cả bài. 
Bước 7 - Ghép lời ca cho bài TĐN
Bước 8 - Luyện tập, kiểm tra, củng cố bài. [3]
Phân môn tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 mỗi lớp gồm có 08 bài được bộ giáo dục biên soạn phù hợp nhẹ nhàng, đơn giản, hầu hết những bài TĐN đều được viết ở nhịp 2/4 có một vài bài viết ở nhịp 3/4 trích từ các bài hát đặt lời ca ngắn gọn, dài không quá 16 nhịp, cao độ trong phạm vi một quãng 8 tất cả các bài Tập đọc nhạc đều dùng chủ âm Đô và viết trên 4,5,6 nốt, hiếm có bài viết đủ 7 nốt. Thường sử dụng các hình nốt đen, nốt trắng, móc đơn, nốt trắng chấm dôi. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi một quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô- Rê- Mi- Son- La và tiến tới thang 7 âm: Đô- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si. 
Để tránh sự khô cứng, máy móc, nhàm chán khi học các bài Tập đọc nhạc đối với học sinh, theo tôi khi dạy phân môn này chúng ta cần xác định đối tượng học sinh. Vì thế giáo viên luôn luôn sáng tạo linh hoạt phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng để lôi cuốn các em vào giờ học một cách vui vẻ và hiệu quả. 
Biện pháp 2: Từ Mục tiêu cho đến bước 8 củng cố bài được trích ở sách hỏi - đáp về âm nhạc lớp 4,5 (Trang 34) – Hoàng Long chủ biên NXB giáo dục tại Hà Nội năm 2008. Đoạn tiếp theo là nội dung kiến thức của phân môn TĐN bản thân tự tổng hợp.
Sau khi treo bảng phụ giới thiệu bài tập đọc nhạc, cũng như ở phân môn tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở phân môn tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ, trường độ. Cho các em luyện cao độ của các nốt nhạc trên đàn không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau.
 Muốn các em thực hiện tốt bài tập đọc nhạc thu được kết quả cao, việc đầu tiên giáo viên cần nắm vững kiến thức, phương pháp dạy học. Thực hiện đúng quy trình các bước dạy, giáo viên phải giới thiệu bài và cho học sinh tự tìm hiểu bài TĐN, giáo viên nên lựa chọn và đưa ra hệ thống câu hỏi sao cho ngắn gọn, vừa đủ, gợi mở được để các em tìm hiểu bài, nhận xét bài nhạc được viết ở nhịp gì (nhịp 2/4 , 3/4 ...); Về cao độ gồm nốt gì? Về trường độ hình nốt gì? Trong bài có sử dụng ký hiệu âm nhạc nào? có bao nhiêu ô nhip?
Về cao độ: Giáo viên nên ghi thang âm có của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó giáo viên đàn cho các em luyện cao độ từ nốt thấp đến nốt cao và lại từ cao xuống thấp có thể luyện chuỗi âm thanh ngắn khoảng từ 2 đến 3 nốt, đàn một lần cho học sinh nghe và bắt nhịp 2/3 cho các em đọc hòa theo cao độ trên đàn Pi a nô.
Về trường độ: Giáo viên ghi tiết tấu của bài tập đọc nhạc ra bảng phụ và hướng dẫn học sinh đọc kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách có thể dùng các âm hình tượng thanh như : Nốt đen thay bằng tiếng tùng, nốt móc đơn thay bằng tiếng rinh vv.. để tạo không khí sinh đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_tap_doc_nhac_cho_hoc_sinh_lo.docx