SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Môn Tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng, chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình Tiểu học. Học tốt môn Tiếng Việt là tiền đề để học tốt những môn học khác. Nói về mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, văn bản dự thảo “Chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học” ghi rõ:

Mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học là:

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được mục tiêu trên giáo viên chỉ dạy đủ nội dung cho từng phân môn thôi chưa đủ mà còn phải làm thế nào để dạy tốt dạy hay, phải đổi mới phương pháp giảng dạy để cho mỗi giờ học thực sự “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Môn Tiếng Việt được chia làm nhiều phân môn nhỏ: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Riêng với phân môn Tập đọc việc luyện đọc nói chung và phương pháp luyện đọc diễn cảm nói riêng có một vai

trò rất lớn đối với học sinh khi luyện đọc.

 Đọc diễn cảm được thực hiện trong mọi giờ học của bậc Tiểu học nhưng đặc biệt nhất là (lớp 4 + 5). Các em đã đọc thông viết thạo rồi nhưng chưa đọc diễn cảm được. Do vậy các em cần sự giúp đỡ của người thầy, người cô để giúp các em có kỹ năng đọc tốt, tạo điều kiện cho các em đọc để cảm nhận được tốt môn Tiếng Việt cũng như những môn khác.

 

doc 16 trang thuychi01 78197
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài	
a. Lý do khách quan 
Môn Tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng, chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình Tiểu học. Học tốt môn Tiếng Việt là tiền đề để học tốt những môn học khác. Nói về mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, văn bản dự thảo “Chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học” ghi rõ: 
Mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được mục tiêu trên giáo viên chỉ dạy đủ nội dung cho từng phân môn thôi chưa đủ mà còn phải làm thế nào để dạy tốt dạy hay, phải đổi mới phương pháp giảng dạy để cho mỗi giờ học thực sự “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Môn Tiếng Việt được chia làm nhiều phân môn nhỏ: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn... Riêng với phân môn Tập đọc việc luyện đọc nói chung và phương pháp luyện đọc diễn cảm nói riêng có một vai
trò rất lớn đối với học sinh khi luyện đọc. 
 Đọc diễn cảm được thực hiện trong mọi giờ học của bậc Tiểu học nhưng đặc biệt nhất là (lớp 4 + 5). Các em đã đọc thông viết thạo rồi nhưng chưa đọc diễn cảm được. Do vậy các em cần sự giúp đỡ của người thầy, người cô để giúp các em có kỹ năng đọc tốt, tạo điều kiện cho các em đọc để cảm nhận được tốt môn Tiếng Việt cũng như những môn khác. 
b. Lý do chủ quan
- Nhiều người cho rằng học sinh Tiểu học chỉ cần đọc thông viết thạo. Chính vì lẽ đó hoạt động của các em chưa được coi trọng đúng mức
- Một số em còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập. Phần đa gia đình còn khó khăn chưa có đủ đồ dùng sách vở khi đến lớp.
- Mặt khác do từ ở lớp 1 - 2 - 3 các em mới chỉ đọc thông viết thạo. Lên lớp 4 các em còn nhiều bỡ ngỡ khi thể hiện giọng đọc của mình để người nghe cảm nhận được ngay. Các em có đọc diễn cảm hay 1 đoạn thơ, 1 đoạn văn các em mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ, bài văn đó và qua đó các em mới áp dụng vốn kiến thức của mình để viết văn hay. Làm bài tập luyện từ và câu tốt, học tốt các phân môn Tập đọc Luyện từ và câu, Tập làm văn... chính là góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn Tiếng Việt.
Xuất phát từ mục tiêu trên tôi thấy thật cần thiết phải giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho nên tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh
	- Giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm không chỉ trong phạm vi một văn bản của tiết tạp đọc mà biết đọc diễn cảm bất kì một bài văn nào.
- biết vận dụng kiến thức hiểu biết của mình trong giao tiếp hàng ngày để nói hay, nói đúng, mạnh dạn, tự tin, bình tĩnh trước tập thể.
- Thông qua việc rèn luyện đọc diễn cảm, giáo viên còn bồi dưỡng thêm năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
SGK Tiếng Việt 4 gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm, học trong 3 tuần (riêng chủ điểm Tiếng sáo diều học trong 4 tuần).
Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với học sinh thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề đời sống tinh thần của con người như tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích,.. 
* Quy trình dạy tiết tập đọc
a. Kiểm tra bài cũ:
GV cho 2 - 3 HS đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng trước đó, sau đó đặt một số câu hỏi về nội dung bài để kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
b. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học. Đối với bài Tập đọc thuộc chủ điểm mới, trước hết GV cần giới thiệu vài nét chính về chủ điểm.
c. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Luyện đọc:
+ HS đọc thành tiếng từng đoạn văn (khổ thơ)
Ě Đọc nối tiếp nhau trước lớp: mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại nhiều vòng sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc ít nhất 1 đoạn).
Ě Đọc theo cặp hoặc đọc trong nhóm: mỗi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại nhiều vòng sao cho mỗi HS đều được đọc tất cả các đoạn trong bài).
Ě 1 – 2 HS đọc lại toàn bài
+ GV đọc mẫu toàn bài
- Tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK theo các hình thức dạy học thích hợp.
- Đọc diễn cảm (với văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại (với các văn bản phi nghệ thuật)
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn (khổ thơ):
Ě Một số HS đọc: mỗi em đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
Ě GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn (khổ thơ)
Ě GV dùng lời nói hoặc lời nói kết hợp ghi bảng, sử dụng đồ dùng dạy học để hướng dẫn HS cách đọc.
Ě HS đọc đoạn văn (thơ) đã được GV hướng dẫn cách đọc
Ě GV sửa lỗi cho các em
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Học thuộc lòng với những bài có yêu cầu thuộc lòng
+ HS tự nhẩm HTL các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong SGK.
+ GV tổ chức thi đọc thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn vừa học thuộc
d. Củng cố, dặn dò
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa của bài tập đọc
- Nêu nhận xét tiết học
2. Thực trạng của việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
a. Về phía giáo viên
Trước đây, phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt ở chương trình cũ vẫn còn đề cao quá mức về cảm thụ văn học nên một số giáo viên đã biến tiết Tập đọc thành giờ giảng văn. Trong tiết học, giáo viên quá lạm dụng phần tìm hiểu bài, giảng giải là chính còn học sinh chỉ nghe, ít có thời gian để luyện đọc; hậu quả là có một số em học hết chương trình Tiểu học mà vẫn chưa đọc thông thạo. Song ở chương trình tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọc được sắp xếp khá lôgic, chặt chẽ theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nội dung phong phú ; hơn nữa giáo viên đã nắm được chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu của học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc thì người giáo viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá nhịp nhàng giữa các hoạt động.
Mặt khác giáo viên còn chưa hiểu rõ được vai trò của đọc diễn cảm trong phân môn tập đọc lớp 4. Chưa biết phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học từ đó hạn chế hiệu quả giảng dạy. Đa số các bài đọc lớp 4; 5 tương đối dài mà thời gian một tiết học quá ít nên hầu như giáo viên chỉ mới dừng lại ở luyện đọc đúng cho các em, bước hướng dẫn các em đọc diễn cảm còn ít. Chính vì thế, việc yêu cầu các em tham gia thể hiện đọc diễn cảm trước lớp chỉ thực hiện được ở một số học sinh đọc tốt.
b. Về phía học sinh
- Thực tế, trong những năm giảng dạy khối 4 tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều. Đa số các em chỉ mới đọc đúng, số học sinh biết đọc diễn cảm còn rất ít; số học sinh đọc chưa lưu loát và sai lỗi vẫn còn. 
- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó. 
- Như chúng ta đã biết, học sinh ở địa bàn ta phần lớn là người dân tộc Thái, giao tiếp chủ yếu bằng tiếng dân tộc dẫn đến vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc.
- Giọng đọc của học sinh còn nhỏ; nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
- Qua thực tế giảng dạy những năm học trước, tôi nhận thấy khi dạy học sinh đọc diễn cảm giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
* Khảo sát thực trạng
Xuất phát từ các nguyên nhân trên, hàng năm cứ vào đầu mỗi năm học, sau khi ổn định tổ chức lớp xong, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng hai môn Toán, Tiếng Việt để nắm được chất lượng đại trà từng môn của lớp; sau đó tôi tiếp tục đưa ra một đoạn văn ngắn yêu cầu các em đọc để khảo sát kĩ năng đọc của từng học sinh. Kết quả khảo sát đầu năm học 2015 - 2016 là :
Thời gian
kiểm tra
Đọc chưa lưu loát
Đọc đúng
Đọc hay
(có diễn cảm)
KSCL đầu năm
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
10
45,5
10
45,5
2
9,0
 Dựa vào kết quả khảo sát trên, tôi đã phân loại các đối tượng đọc gồm :
* Đối tượng 1: Những học sinh đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm).
* Đối tượng 2: Những học sinh đọc đúng song chưa diễn cảm.
* Đối tượng 3: Những học sinh đọc chưa lưu loát và còn chậm.
3. Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
Sau khi phân loại học sinh, để rèn cho các em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt, tôi đã tiến hành các bước như sau: 
a. Trong giờ tập đọc
* Rèn kỹ năng đọc thầm
- Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết văn bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội dung thông tin của văn bản. 
- Đọc thầm chỉ được thực hiện khi người đó đã biết đọc thành tiếng một cách thành thạo. Khi đọc thầm, do không phải phát âm thành tiếng nên người đọc đỡ hao tốn sức lực hơn so với đọc thành tiếng, tốc độ nhanh hơn, người đọc có điều kiện tập trung tư tưởng để tìm hiểu ý tứ nội dung văn bản đọc. Vì thế đọc thầm giúp người đọc thông hiểu, tiếp nhận tốt hơn nội dung thông tin của văn bản.
- Chính vì thế mà để dạy đọc hiểu được cho học sinh thì giáo viên cần rèn cho các em kỹ năng đọc thầm. Khi tổ chức cho học sinh đọc thầm, theo chúng ta cần chú ý.
- Tư thế ngồi đọc của học sinh ngồi ngay ngắn khoảng cách giữa mắt và sách từ 30 đến 50 cm.
- Thường xuyên củng cố cho học sinh về cách đọc thầm, đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy mắt, không phát ra tiếng. Lúc đầu có thể di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay, khi đạt thành thạo chỉ có mắt di chuyển mà thôi, và quan trọng hơn là mắt đọc nhưng đầu phải suy nghĩ về những điều mình đang đọc.
- Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh. Quy định thời gian đưa ra câu hỏi (đơn giản) yêu cầu học sinh trả lời về hình thức về nội dung của bài đọc.
* Yêu cầu học sinh đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa các bài đọc 
Muốn đọc diễn cảm một tác phẩm trước hết đòi hỏi các em cần phải biết đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó. Vì khi đọc đúng, các em sẽ phát âm chính xác các từ ngữ, biết ngắt nghỉ giọng đúng chỗ trong từng câu, từng đoạn để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ cũng như các câu văn của bài đọc. Còn khi các em nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc sẽ giúp các em biết nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm và tự xác định được giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc đó. Vì thế, đây là một yếu tố rất quan trọng, là cơ sở ban đầu của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho các em.
a.1. Luyện đọc đúng:
Việc giúp các em luyện đọc đúng, lưu loát tôi thực hiện chủ yếu ở bước luyện đọc. Trong quá trình đọc, tôi thường gọi các em thuộc đối tượng 1 và 2 đọc trước; sau đó yêu cầu các em tiếp tục giúp đỡ, kèm cặp các bạn đọc còn chậm, chưa lưu loát tiến đến đọc đúng và lưu loát hơn. 
Đối với học sinh lớp 4 thì việc rèn luyện đọc đúng được rèn luyện như sau:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc. Tôi căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh theo dõi và đọc nối tiếp.
- Dựa vào số đoạn tôi chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn sàng đọc nối tiếp.
- Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, tôi hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng:
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đúng và rành mạch. 
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Nếu học sinh đọc sai giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
 + Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở.Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên hướng dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: Đọc diễn cảm.
Với những học sinh phát âm chưa đúng, giáo viên cần sửa phát âm cho học sinh. Cụ thể:
Ví dụ: Khi dạy bài Hoa học trò học sinh phát âm sai từ “nỗi niềm”, “lá me non”, “lúc nào”, “làm sao” thành các từ “lỗi liềm”, “ná me lon”, “núc lào”, “nàm sao” Đây là lỗi sai khi nói lẫn lộn phụ âm đầu l/n do cách phát âm của địa phương. Đối với những lỗi như thế này tôi gọi một hoặc hai học sinh đọc chuẩn đọc lại hoặc tôi đọc lại từ đó và yêu cầu học sinh phát âm theo. Nếu học sinh không sửa được tôi dùng cách trực quan mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra. Vì âm “n” là âm mũi khi phát âm sờ tay vào mũi thấy rung. Tôi yêu cầu học sinh đọc lại các từ “nỗi niềm”, “lá me non”, “lúc nào” một cách chính xác. Ngược lại, khi bịt mũi học sinh không thể đọc được “ nỗi niềm”.
Đối với những học sinh đọc sai dấu thanh: thanh “hỏi” thành thanh “nặng”, thanh “ngã” thành thanh “sắc”.
Ví dụ: Khi đọc “đỏ rực” thành “đọ rực”, “xã hội” thành “ xá hội”, “đưa đẩy” thành “đưa đậy”, “mạnh mẽ” thành “mạnh mé”.
Đây là những lỗi sai rất khó sửa nên tôi đã rất kiên trì đồng thời phải có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, phụ huynh. Tôi hướng dẫn học sinh cách đặt vị trí của đầu lưỡi khi phát âm “đỏ”, “đẩy” đầu lưỡi đặt lên vị trí hàm trên hai môi khép kín khi đọc lưỡi bật xuống và phát âm. Còn nếu học sinh phát âm sai “đọ”, “đậy” trong khi phát âm nếu khép hai môi như trên thì không thể phát âm được. Tôi cũng hướng dẫn cho phụ huynh cách luyện thêm ở nhà cho các em. Đối với từng bài tôi tìm ra những tiếng khó, từ khó để các em luyện đọc.
a.2. Các hình thức luyện đọc:
* Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, tôi tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp).
- Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn, bài cần thuộc lòng, tạo không khí hào hứng cho lớp học.
- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc).
+ Sau khi hướng dẫn các em khai thác nội dung các câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi đã nêu thêm một vài câu hỏi mở để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài đọc đó.
* Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm. Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung của đoạn của bài. Ví dụ: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh mẽ...
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 3 trong bài thơ “Mẹ ốm” (lớp 4) để trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Với trình độ học sinh trong lớp, tôi chia câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện. 
Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài “Tre Việt Nam” (lớp 4) tôi tách thành 3 ý nhỏ để học sinh dễ trả lời.
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt Nam?
- Bằng nhiều hình thức khác nhau (làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm..), tôi tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực. Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến.
- Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung, ý nghĩa bài đọc. Tôi yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn văn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, tôi dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí. 
- Muốn tìm hiểu được ngữ điệu đọc phải bắt đầu từ hiểu và cảm thụ nội dung bài.
- Trong mỗi tiết học, giáo viên là người giúp các em nắm vững nội dung bài, những từ ngữ gợi tả bằng cách đặt câu hỏi, gợi mở, dẫn dắt, từ đó các em sẽ cảm thụ và rung động trước cái hay, cái đẹp của bài văn. 
- Trong các bài thơ bài văn miêu tả trữ tình tôi giúp học sinh tìm ra các từ “chìa khoá” những từ tạo nên giá trị nghệ thuật của bài. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhận ra được những từ có tín hiệu nghệ thuật ấy? Theo tôi, chúng ta nên bắt đầu bằng những ví dụ thật cụ thể để làm sao cho học sinh thấy được rằng: Những từ có tín hiệu nghệ thuật thường là những từ giàu mầu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng có sự chuyển nghĩa văn chương, những từ có kết hợp bất thường, những từ bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ: bài (Con chuồn chuồn nước - Tiếng việt 4).
+ Với từ thung thăng tôi phải đặt từ đó vào câu để giải thích. (Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng đang gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi). Ngoài ra trong giảng dạy tôi giúp các em học sinh hiểu được các nghĩa của câu từ (nghĩa đen và nghĩa bóng).
- Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu rõ nghĩa của từ, chúng ta cần giúp học sinh hiểu rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật, cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, câu chuyện
- Việc phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật là một trong những phần quan trọng trong việc cảm thụ bài văn. Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên cần bổ sung cho các em hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ như: biện pháp so sánh, nhân hoá và dấu hiệu nhận biết, tác dụng của các biện pháp đó. Đồng thời, các em cần tìm ra sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ. 
- Muốn có được những cảm nhận đó, các em cần có một trí tưởng tượng phong phú, một khả năng nhận diện cảm xúc nhậy bén, giáo viên chính là người phát hiện và bồi dưỡng những khả năng này ở các em.
Ví dụ: Khi dậy bài “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” - Tiếng việt 4 tập 2 trang 71.
- Để giúp các em hiểu rõ nội dung và cảm thụ được bài thơ giáo viên cần đặt câu hỏi:
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói nên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của những chiến sỹ lái xe?
+ Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sỹ được thể hiện trong câu thơ nào?
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung sẽ giúp các em hiểu rõ hơn những khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm lạc quan của các chiến sỹ lái xe trong những năm tháng chống mỹ cứu nước. Đó cũng là khí thế quyết chiến, quyết thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ.
- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp cái hay của

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh.doc