SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4, 5

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4, 5

Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu “Nét chữ, nết người” có nghĩa là nét chữ thể hiện tính cách con người. Thông qua nét chữ trên trang giấy người ta có thể đoán biết tính cách của con người đó là thế nào. Những dòng chữ đẹp, đúng chính tả có một sức hút kì lạ ai ai cũng muốn ngắm nhìn và không tiếc lời ngợi khen. Nét chữ đều, đẹp thể hiện con người đó có tính cẩn thận; nét chữ đúng thể hiện người đó có trí nhớ tốt ghi nhớ đúng các mặt chữ. Cho nên, một bài viết đúng chính tả, viết đều đẹp thể hiện được con người vừa hồng vừa chuyên về đức, trí, thể, mĩ. Cho đến nay, câu nói trên vẫn được coi là đúng. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu “nét chữ” không phải đơn thuần là nét thanh, nét đậm mà nó bao hàm cả việc viết đúng, viết đẹp chính tả, viết hoa, viết đúng các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài

 Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh Tiểu học. Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều sai sót về mặt chính tả người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu được đầy đủ văn bản. Muốn rèn luyện được kĩ năng viết đúng cho HS, GV cần có một số hiểu biết về chữ Quốc ngữ, về nguyên tắc chính tả của tiếng Việt, về những lỗi sai do phát âm địa phương. Từ đó tiến hành rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả theo một số quy tắc nhất định, cần nhớ, cần rèn luyện. Những vấn đề về chữ viết và chính tả thường tỉ mỉ và khô khan. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cả thái độ học tập và rèn luyện cần mẫn, thận trọng, chú ý đến từng chi tiết nhỏ, chú ý sửa cái sai để luyện cái đúng.

 Xuất phát từ nhận thức trên, ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường nói chung. Nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Ngoài ra, phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, trí tưởng tượng, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Đúng như bác Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn bè đọc bài, vở của mình.”

 

doc 20 trang thuychi01 59702
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài 
Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu “Nét chữ, nết người” có nghĩa là nét chữ thể hiện tính cách con người. Thông qua nét chữ trên trang giấy người ta có thể đoán biết tính cách của con người đó là thế nào. Những dòng chữ đẹp, đúng chính tả có một sức hút kì lạ ai ai cũng muốn ngắm nhìn và không tiếc lời ngợi khen. Nét chữ đều, đẹp thể hiện con người đó có tính cẩn thận; nét chữ đúng thể hiện người đó có trí nhớ tốt ghi nhớ đúng các mặt chữ. Cho nên, một bài viết đúng chính tả, viết đều đẹp thể hiện được con người vừa hồng vừa chuyên về đức, trí, thể, mĩ. Cho đến nay, câu nói trên vẫn được coi là đúng. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu “nét chữ” không phải đơn thuần là nét thanh, nét đậm mà nó bao hàm cả việc viết đúng, viết đẹp chính tả, viết hoa, viết đúng các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài 
 	Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh Tiểu học. Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều sai sót về mặt chính tả người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu được đầy đủ văn bản. Muốn rèn luyện được kĩ năng viết đúng cho HS, GV cần có một số hiểu biết về chữ Quốc ngữ, về nguyên tắc chính tả của tiếng Việt, về những lỗi sai do phát âm địa phương. Từ đó tiến hành rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả theo một số quy tắc nhất định, cần nhớ, cần rèn luyện. Những vấn đề về chữ viết và chính tả thường tỉ mỉ và khô khan. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cả thái độ học tập và rèn luyện cần mẫn, thận trọng, chú ý đến từng chi tiết nhỏ, chú ý sửa cái sai để luyện cái đúng. 
 Xuất phát từ nhận thức trên, ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường nói chung. Nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Ngoài ra, phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, trí tưởng tượng, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Đúng như bác Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn bè đọc bài, vở của mình.”
 Đối với người sử dụng tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ đó là người có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả giúp học sinh có điều kiện sử dụng tiếng Việt thành thạo, đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá, trong việc viết các văn bản, thư từ. Đồng thời viết đúng chính tả còn thể hiện sự tôn trọng của người viết đối với người đọc và với chính bản thân mình. Đại đa số những quyển vở được trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, viết đúng mẫu thì đó là những quyển vở của học sinh học tốt. 
 Vấn đề chính tả của chữ Việt đã được bàn khá nhiều và đã đạt được 
những thành tựu tốt. Song đến nay chưa phải vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn. Trong thực tế, học sinh còn viết sai nhiều lỗi. Nguyên nhân có thể do phát âm địa phương đọc sao viết vậy, hoặc do không nắm được sự kết hợp ngữ nghĩa của từ. Ngoài ra, do trong một tiết dạy Chính tả giáo viên hay cắt bớt một số bước trong quy trình của tiết dạy để học sinh tự làm các bài tập chính tả phân biệt âm vần dẫn đến kết quả viết đúng trong phân môn Chính tả chưa cao. Tình trạng đó có nguyên nhân từ cả nội dung và phương pháp dạy học phân môn này. Do đó, nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh viết không sai lỗi để rồi viết đẹp của học sinh hiện nay là một vấn đề cần thiết và đúng với chương trình giáo dục. Ngay từ bậc nền tảng cần phải rèn luyện cho học sinh tính kiên trì rèn luyện nét chữ của mình là một việc làm quan trọng nhằm mục đích giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đúng luật chính tả, nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Mặt khác quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học được áp dụng từ năm học 2002 – 2003, đã tạo cho nét chữ của học sinh được viết đẹp hơn, thoáng hơn. 
 Xuất phát từ thực tế trên mà tôi chọn đề tài để nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4; 5”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Qua đề tài này tôi muốn mình thực sự nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, cụ thể là: 
- Phát hiện, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4; 5. 
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả qua việc nắm chắc mẹo luật chính tả và các quy tắc chính tả để nâng cao chất lượng chữ viết đúng cho học sinh. 
- Tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ việc giảng dạy tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng ở Tiểu học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các nguyên tắc, mẹo luật chính tả và cách khắc phục để viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4; 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu quyết định về mẫu chữ viết trong trường Tiểu học và quy định về cách viết đúng chính tả 
 - Nghiên cứu thực tiễn: 
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm đọc các tài liệu có liên quan đến cách sửa sai khi viết chính tả
 + Phương pháp điều tra thông tin: khảo sát học sinh, tổng hợp số lỗi học sinh mắc phải trong mỗi bài kiểm tra
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
 Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển theo những quy luật nhất định. Các quy luật này được phát hiện, được ý thức và trở thành các nguyên tắc. Hiện tượng chính tả, trong quá trình vận động và phát triển cũng có quy luật riêng và được ý thức thành các nguyên tắc. Muốn hiểu và viết đúng chuẩn mực chính tả thì trước tiên ta phải nắm vững các nguyên tắc này. 
 Nguyên tắc cơ bản của chữ Việt là nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là phát âm thế nào thì viết thế ấy, giữa chữ viết và phát âm có sự nhất trí cao. Như vậy, ngay từ nội dung của nguyên tắc này ta cũng thấy vai trò của việc phát âm là quan trọng. Nếu như giáo viên đọc đúng (phát âm đúng) thì học sinh sẽ viết đúng và ngược lại nếu như giáo viên đọc sai thì học sinh sẽ viết sai. Có trường hợp thầy đọc đúng nhưng học sinh nhận sai (do qua một lần đọc lại của các em) nên vẫn viết sai. Vì vậy khi dạy chính tả ta cần kết hợp với việc rèn luyện phát âm. 
 Ngoài nguyên tắc trên, chính tả còn nguyên tắc hình thái học và nguyên tắc theo truyền thống. Nguyên tắc hình thái học đặc biệt quan trọng với các ngôn ngữ biến hình. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ biến hình. Theo nguyên tắc này, cách ghi một từ tố bao giờ cũng viết như nhau mặc dù cách đọc có khác nhau. Còn nguyên tắc theo truyền thống chỉ dựa vào truyền thống chữ viết của bản ngữ hay của ngôn ngữ mà nó mượn từ hoặc của hệ thống chữ viết được dùng làm cơ sở. Nguyên tắc theo truyền thống này đã gây nhiều rắc rối, nhất là với trẻ em. 
 Và ở mỗi địa phương, người dân có những thói quen phát âm riêng, lệch chuẩn so với hệ thống. Dấu này của phương ngôn ảnh hưởng rất lớn đến chính tả. Mỗi vùng có một số lỗi chính tả đặc thù mà địa phương khác, vùng khác không mắc phải. Do đó, khi dạy Chính tả ta cần biết Chính tả là việc viết đúng chữ viết theo chuẩn mực: viết đúng các âm, các thanh trong âm tiết. Hơn nữa, chính tả còn bao gồm cả về viết hoa, viết các chữ số, viết các từ ngữ mượn từ tiếng nước ngoài theo đúng chuẩn mực. Chữ viết của ta theo nguyên tắc ghi âm vị. Vì vậy, chính tả phải dựa trên chuẩn mực về ngữ âm – tức là chính âm. Đồng thời, chính tả trong chữ viết của ta hiện nay còn phải dựa vào những quy tắc của chữ Quốc ngữ. Như vậy, chính tả là việc viết đúng chữ viết theo chuẩn mực ngữ âm và theo những quy tắc trong một hệ thống chữ viết. 
Vấn đề chính tả trong nhà trường Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng là rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe nói đọc viết thông qua hệ thống các bài tập: bài tập Chính tả đoạn bài (nhớ viết hoặc nghe viết) bài tập Chính tả âm vần (kĩ năng phân biệt Chính tả). Cả hai loại bài tập này đều nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả, đồng thời phát triển tư duy logic (bài tập âm vần) cho học sinh hiểu biết thêm về sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt trong cuộc sống muôn màu xung quanh chúng ta.
 Ở Tiểu học không có các tiết dạy riêng về nguyên tắc chính tả mà học sinh được hình thành dần qua các bài học cụ thể. Vấn đề quan trọng là với mỗi một nguyên tắc giáo viên cần tập trung vào các vấn đề học sinh dễ mắc lỗi. 
 Từ lâu, chính tả đã là một môn học chính thức trong nhà trường, yêu cầu về chính tả trong nhà trường đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc, cấp bách và triệt để hơn, tuyệt đối không được tuỳ tiện. Học chính tả, học sinh phải nắm được các quy tắc, rèn luyện để có kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả. Mỗi giáo viên phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, viết nhanh và có thể viết ra các mẫu chữ sáng tạo nhưng vẫn giữ được nét chữ, thế chữ mà chữ vẫn đũng, vẫn đẹp. 
Kĩ năng viết chính tả được luyện suốt cấp Tiểu học, chủ yếu qua các tiết chính tả. Điều cần quan tâm là các bài chính tả cần có đủ độ khó thích hợp để sớm nâng cao và hoàn thiện trình độ viết chính tả của học sinh.[7]
 Để dạy tốt phân môn Chính tả, mỗi giáo viên cần nắm vững được nội dung chương trình. Xác định và thực hiện cách viết hoa đúng với từ ngữ; xác định và thực hiện những nguyên tắc khác của chính tả như viết hoa, viết tắt, dùng dấu, phiên âm... 
 Ở Tiểu học hiện nay có thể dạy chính tả bằng hai phương pháp: tích cực và tiêu cực. Theo phương pháp tích cực, giáo viên cho học sinh nhìn cách viết đúng, nghe cách nói đúng để bản thân sẽ viết đúng và nói đúng. Theo phương pháp tiêu cực, giáo viên tìm ra các lỗi chính tả của học sinh, rồi trên cơ sở đó chữa để các em không còn phạm lỗi như vậy nữa. 
2.2. Thực trạng của việc dạy chính tả ở trường Tiểu học Quảng Thái
Đối với người sử dụng Tiếng Việt, việc viết đúng chính tả là phải nắm được luật, ngôn ngữ, đối với học sinh tiểu học, việc viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiểu quả cao trong việc học tất cả các môn khác góp phần phát triển năng lực tư duy. Môn Chính tả cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học về tiếng Việt như một đối tượng của môn học, cung cấp những hiểu biết về cách thức sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và tư duy.[1] Trong thực tế, những trường hợp viết sai chính tả hiện nay do những nguyên nhân chính sau:
- Thiếu những hiểu biết về các quy tắc trong hệ thống chữ Quốc ngữ. Muốn viết đúng chính tả trong chữ Quốc ngữ cần nắm vững những quy tắc này.
- Khi chữ viết phân biệt hai âm tiết mà phát âm theo một phương ngữ nào đó lại không phân biệt. Cho nên với các phương ngữ khác nhau có những vấn đề 
chính tả khác nhau.[2] 
- Lỗi do cẩu thả của người viết. Nhiều học sinh khi viết bài chính tả (nghe viết hay nhớ viết) thì viết thật nhanh để ngồi chơi hay để thi với bạn bên cạnh, do đó khi viết thường mắc một số lỗi như: thiếu chữ, thiếu nét, thiếu dấu thanh, sai phụ âm đầu, sai vần 
- Lỗi do nhược điểm của chữ quốc ngữ. Bên cạnh sự tương hợp giữa âm và chữ, chữ Việt còn có nhiều trường hợp không đảm bảo sự tương hợp này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh. Ví dụ ở các trường hợp sau: 
+ Âm đệm lúc ghi “u”, lúc ghi “o”, học sinh rất lúng túng khi gặp trường hợp này. Cùng là vần “oanh” nhưng lúc viết “oanh” lúc viết “uanh”, khi nghe giáo viên đọc “loanh quanh” học sinh không biết ghi “loanh quanh”, “luanh quanh” hay “ loanh qoanh”. Để viết đúng được các âm đệm này, học sinh cần nắm vững quy tắc chính tả khi viết âm đệm. Đó là vấn đề rất khó và phức tạp đối với các em. 
 + Phụ âm “k” lúc ghi “c”, lúc ghi “k”, lúc ghi “q”. Khi nghe cô giáo phát âm các tiếng đánh vần với “ c” học sinh lúng túng. Tuy đối với học sinh lớp 4 đây không phải là loại lỗi phổ biến nhưng một số em vẫn bị mắc lỗi khi viết chính tả. 
 + Hiện tượng bị đầy lưỡi, ngắn lưỡi dẫn đến trường hợp học sinh phát âm không chuẩn và viết sai chính tả. Ví dụ: Nói ngọng “bảo” thành “bạo”, “nghĩ ngợi” thành “nghí ngợi”, “mải mê” thành “mãi mê” đến khi viết các em viết như mình phát âm. 
- Lỗi do chính giáo viên: Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về nguyên nhân viết sai chính tả trong học sinh. Đó là do giáo viên còn dành ít thời gian cho phân môn Chính tả, chưa coi trọng và chưa xác định được chính tả là một môn có động lực thúc đẩy cho các môn học khác. Đồng thời với hệ thống bài tập âm vần nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi sai do ảnh hưởng của phương ngữ nhưng giáo viên vẫn chưa coi trọng đến hiệu quả của việc lựa chọn bài tập. Giáo viên chưa giúp học sinh nắm vững các mẹo, luật chính tả để viết đúng. 
Trên đây là những điều tra mà tôi thu thập được trong giảng dạy. Qua phần điều tra tôi thấy rằng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Trong thực tế học sinh còn nhiều em mắc lỗi chính tả. 
 Thông qua bài Chính tả nghe viết Mười năm cõng bạn đi học (lớp 4 - tuần 2) và bài Chính tả: Nghe viết Lương Ngọc Quyến (lớp 5 - tuần 2), chất lượng viết chính tả đầu năm của học sinh lớp năm học 2017-2018, như sau:
Lớp
Số HS
Số lỗi chính tả học sinh viết sai/bài chính tả
0-1 lỗi
02 lỗi
03 lỗi
Trên 03 lỗi
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
35
6
17,1
9
25,7
11
31,4
9
25,8
5A
32
5
15,6
9
28,1
10
31,2
8
25,1
2.3. Những giải pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4; 5.
2.3.1. Rèn kĩ năng ghi nhớ mặt chữ của từng từ
 Đây là một hình thức rèn luyện và học tập thường xuyên được sử dụng và có những hiệu quả. Đối với biện pháp này nên sử dụng ngay từ lớp 1 trong việc dạy học sinh phát âm, dạy tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau. Việc ghi nhớ mặt chữ của từng từ đòi hỏi công sức và thời gian bền bỉ, mà số lượng từ ngữ lại nhiều cho nên không thể chỉ bằng lòng với cách ghi nhớ máy móc này.
2.3.2. Luyện phát âm cho đúng chuẩn trên cơ sở đó viết đúng chính tả.
 Do đặc điểm phát âm của vùng miền làm cho người ta dễ nói sao viết vậy. Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến viết sai chính tả nằm ở yếu tố này. Vì thế điều quan trọng để sửa sai chính tả trước hết phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc đúng, phát âm đúng.[3]
Nguyên tắc ngữ âm học trong chính tả dẫn đến hệ quả là: muốn viết đúng chính tả thì cần phát âm đúng ,cần khắc phục và sửa chữa những cách phát âm cá nhân hay do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (khác với chuẩn ngữ âm) đây là biện pháp có cơ sở lí thuyết, có sự hợp lí, nhưng thực hiện trong thực tế thì gặp nhiều khó khăn. Vì con người luôn luôn sống ở môi trường ngôn ngữ xung quanh, không dễ gì không chịu ảnh hưởng khi nói năng, khi giao tiếp. Hơn nữa, thay đổi một giọng nói chung của một vùng miền là cả một vấn đề không phải chỉ liên quan đến thói quen, ý chí, mà có liên quan đến cả lĩnh vực tình cảm, đạo đức.
 Tuy nhiên, đây vẫn là một biện pháp tích cực để rèn luyện chính tả và sửa lỗi chính tả và việc rèn luyện đó đạt được hai mục đích: chính âm và chính tả. Hơn nữa ngày nay giao lưu trong xã hội được mở rộng, các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài phát thanh) có tác dụng hỗ trợ cho việc rèn luyện về phát âm. Nếu luyện phát âm tốt thì đó vẫn là cơ sở để viết đúng chính tả.
	Để khắc phục được lỗi chính tả do phát âm sai, trước hết giáo viên phải tự rèn luyện nói viết theo chuẩn tiếng phổ thông. Việc đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc, đọc hay, đọc chuẩn của giáo viên là quan trọng nhất. Đồng thời giúp học sinh nhận diện, phân biệt được cách đọc đúng giữa các âm, vần, dấu thanh còn lẫn lộn để các em viết đúng với loại bài chính tả nghe đọc. Rèn cho học sinh phát âm đúng qua các tiết Tập đọc ở phần luyện đọc và ở phần chính tả trong luyện viết đúng. Trên cơ sở phân tích về mặt ngữ âm học để hình thành cho học sinh ý thức đọc đúng với loại bài chính tả nhớ viết.
Ví dụ: Khi viết tiếng khuy hoặc khuya học sinh dễ viết sai chính tả chủ yếu về phần vần. Do đó, giáo viên cần phân tích cấu tạo vần rồi cho học sinh phát hiện ra sự khác nhau giữa hai chữ. Học sinh phát âm (phần vần): u-i-uy và u-ya-uya để nhận diện sự khác nhau giữa nguyên âm y và nguyên âm đôi ya và sẽ viết đúng chính tả. 
2.3.3. Khuyến khích học sinh đọc và sử dụng từ điển chính tả
 Từ điển chính tả là loại từ điển tập hợp các tiếng hoặc từ dễ viết sai chính tả. Mỗi tiếng hay từ trong từ điển đều được thể hiện ở dạng chính tả chuẩn mực (đúng với chuẩn mực ngữ âm và quy tắc của chữ Quốc ngữ). Khi viết một văn bản nào đó, nếu người viết còn lưỡng lự hoặc hồ nghi cách viết một tiếng hay một từ nào đó thì có thể tra từ điển rồi viết theo, miễn là phải tìm đúng tiếng hay từ phù hợp với nội dung định biểu đạt. Tôi đã gợi ý cho học sinh và nhà trường mua và sử dụng quyển Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên NXB Giáo dục 1988.
2.3.4. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả qua nắm vững các quy định về viết nguyên âm và phụ âm trong hệ thống chữ Quốc ngữ
 Giáo viên đưa ra các quy định về việc viết phụ âm, nguyên âm vì chữ Quốc ngữ còn một số hạn chế: không đảm bảo đúng nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là nguyên tắc ghi âm vị chỉ bằng một kí hiệu chữ viết và ngược lại, mỗi kí hiệu chữ viết chỉ để ghi một âm vị. Nhưng chỗ hạn chế đó được khắc phục bằng những quy định bổ sung. Nếu viết không đúng những quy định này là mắc lỗi chính tả. Đó là những trường hợp sau :
 * Âm /k/: 
 - Viết bằng chữ k khi đứng trước các nguyên âm hẹp e, ê, i. VD: kiến, kềnh, 
kẻng Nếu đứng trước các nguyên âm khác (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua) 
mà viết là k thì sai. Ngoại lệ: Mê-kông, ka-ki.
 - Viết bằng chữ c khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua. VD: con, cá, cẳng, cân, cổng, cụt, cứ Nếu trước các nguyên âm e, ê, i mà viết c là sai.
 - Viết bằng q khi đi trước âm đệm u. VD: quan, quyên, quăng khi không có âm đệm thì trước đó không được viết q.
+ GV cần lưu ý học sinh về sự biến thể của chữ Quốc ngữ: các vần có âm đệm là o (oa, oan, oang, oat, oac, oe, oet, oăn, oăng,... ) khi đứng sau q thì viết o thành u (quả, quét, quãng, quăn,...)  
      + Trường hợp đặc biệt: Tổ quốc.     
 * Âm g, ng và âm gh, ngh:
 - Viết là g và ng khi đi trước các âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ươ, uô, ưa, ua. VD: gà, gỗ, gò, gắng, gân, gù, gừ, nga, ngu, ngư, ngô, ngơ.
 - Viết là gh và ngh khi đứng trứng các nguyên âm i, e, ê, iê, ia. VD: ghi, ghế, nghe, nghê, nghĩa,nghiên
 Nếu viết lẫn lộn giữa hai nhóm trên thì đều sai.
 * Âm đệm /u/:
 - Viết bằng chữ u khi phụ âm đầu là q: quốc, quân, quen, quyền, quê..
 - Viết bằng chữ u khi đi trước các nguyên âm â, ê, ya, yê. VD: huân, huê, huynh, khuya, nguyện, 
 - Viết bằng o khi đi trước các nguyên âm a, ă, e. VD: ho, khoăn, toét, 
 * Nguyên âm đôi /ie/:
 - Viết là iê khi âm tiết có âm đầu, âm cuối nhưng không có âm đệm: chiên, tiết, tiếng, nghiện, 
 - Viết là yê khi âm tiết có thể không có âm đầu, âm đệm nhưng không có âm cuối: yên, yết, chuyện, tuyết, nguyệt, 
 - Viết là ia khi âm tiết không có âm đệm và âm cuối: tia, chia, ỉa, 
 - Viết là ya khi âm tiết không có âm cuối nhưng có âm đệm và âm đầu: khuya.
 - Khi viết không theo những quy định trên thì đều sai chính tả.
 * Nguyên âm đôi /uo/:
 - Viết là uô khi có âm cuối : tuổi, chuồng, chuột, buồng, thuốn, ...
 - Viết là ua khi không có âm cuối: mua, chùa, khua, thua, đua, 
2.3.5. Rèn kĩ năng cho học sinh sửa các lỗi chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ
 Chữ viết của tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm vị: mỗi chữ để ghi một âm vị. Cho nên, phát âm thế nào thì thường viết như thế ấy. Hơn nữa, sự phát âm có thể khác biệt ở từng âm trong âm tiết, do đó có thể mắc lỗi sai ở từng vị trí âm chính và âm đệm. Tình hình đó dẫn đến chỗ thực tế thường xảy ra lỗi chính tả ở các vị trí tương ứng trong âm tiết. Sau đây là những lỗi phổ biến cùng với những cơ sở và biện pháp rèn luyện, sửa chữa:
2.3.5.1. Viết sai âm đầu
 * tr và ch
 Mẹo luật để rèn luyện và sửa chữa là:
 - T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.doc