SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói qua phần luyện nói của phân môn học vần lớp 1
Chúng ta đều biết rằng môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh.
Học vần có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Học vần là phân môn khởi đầu của việc dạy học Tiếng Việt. Học vần trao cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp, trong học tập, trong cuộc sống.
Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển của lời nói. Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “ Trường học có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta”. Muốn thực hiện lời dạy đó trường Tiểu học cần tổ chức và có phương pháp dạy học hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt, giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt.
Một trong những quan điểm cơ bản của xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã được thể hiện khá rõ trong sách Tiếng Việt 1, nhất là sự xuất hiện của nội dung luyện nói được coi như một nội dung độc lập. Đây là một nội dung mới trong SGK Tiếng Việt 1. Trẻ lớp 1 trước khi đến trường đã “biết nghe, biết nói” tiếng Việt song vẫn chưa thật sự thành thạo và thực tế hoạt động nói của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Chương trình môn Tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng. Trong đó kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kỹ năng đọc, nghe, viết. Điển hình là trong tiết 2 của một bài học vần hay tập đọc đều có riêng một hoạt động để học sinh được luyện nói.
Việc rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cho các em có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc bằng nhận thức riêng, qua sự cảm nhận ngây ngô của con mắt trẻ thơ. Đó chính là cơ sở bước đầu để tạo nên một con người mạnh dạn, tự tin và giao tiếp nhạy bén trong tương lai. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có biện pháp, cách tổ chức dạy học để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của riêng mình, nhằm phát huy kỹ năng nói của các em. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói qua phần luyện nói của phân môn học vần lớp 1.”
I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Chúng ta đều biết rằng môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Học vần có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Học vần là phân môn khởi đầu của việc dạy học Tiếng Việt. Học vần trao cho học sinh công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp, trong học tập, trong cuộc sống. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển của lời nói. Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “ Trường học có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta”. Muốn thực hiện lời dạy đó trường Tiểu học cần tổ chức và có phương pháp dạy học hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt, giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt. Một trong những quan điểm cơ bản của xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã được thể hiện khá rõ trong sách Tiếng Việt 1, nhất là sự xuất hiện của nội dung luyện nói được coi như một nội dung độc lập. Đây là một nội dung mới trong SGK Tiếng Việt 1. Trẻ lớp 1 trước khi đến trường đã “biết nghe, biết nói” tiếng Việt song vẫn chưa thật sự thành thạo và thực tế hoạt động nói của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Chương trình môn Tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng. Trong đó kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kỹ năng đọc, nghe, viết. Điển hình là trong tiết 2 của một bài học vần hay tập đọc đều có riêng một hoạt động để học sinh được luyện nói. Việc rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cho các em có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc bằng nhận thức riêng, qua sự cảm nhận ngây ngô của con mắt trẻ thơ. Đó chính là cơ sở bước đầu để tạo nên một con người mạnh dạn, tự tin và giao tiếp nhạy bén trong tương lai. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có biện pháp, cách tổ chức dạy học để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của riêng mình, nhằm phát huy kỹ năng nói của các em. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói qua phần luyện nói của phân môn học vần lớp 1.” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng phần luyện nói của học sinh chưa cao. Đề xuất, áp dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần luyện nói phân môn Học vần ở lớp 1A4 trường Tiểu học Ba Đình, thành phố Thanh Hoá. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thực trạng dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Ba Đình, thành phố Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Đọc đề tài tham khảo: Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp một tập 1, 2. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp phân tích nội dung. + Phương pháp thống kê. II. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1. Vai trò của việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh lớp 1. “Nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Việt để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Học sinh lớp 1 nhìn chung kỹ năng nói còn nhiều hạn chế, các em rất ngại nói trong các giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục bớt những hạn chế trên. Thông qua thực hành nói học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học trung bình hoặc yếu. Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi thực hành giao tiếp, giờ học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. 2.1.2. Yêu cầu kỹ năng nói đối với học sinh lớp 1 trong phân môn học vần. - Phát âm: + Phát âm đúng rõ các âm, vần và tiếng được học (trừ các tiếng có vần khó ít dùng) và chữa các lỗi về phát âm theo hướng dẫn của giáo viên. + Phát âm liền mạch 1 lời nói (không lặp, không thiếu tiếng) biết nói to đủ nghe trong giờ học Học vần. - Diễn đạt bằng lời nói. + Nói trong hội thoại: Trả lời các câu hỏi về vật, người, hành động, tính chất, tập trả lời các câu hỏi: ai, cái gì, việc gì, là gì, làm sao, như thế nàothuộc phạm vi trường lớp, gia đình và môi trường xung quanh. Đặt câu hỏi có sử dụng từ để hỏi :ai, cái gì, việc gì, là gì, làm sao, như thế nào? Dùng đúng từ xưng hô khi xưng hô với người trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người gần gũi, luyện tập xưng hô với các đối tượng ở lớp, trường trong khi học và chơi. Chào, hỏi, mời, nhờ, yêu cầu bằng một vài cách theo nghi thức lời nói. + Nói thành đoạn. Giới thiệu về mình, về người thân về đồ vật, con vật quen thuộc bằng 2- 3 câu liên tục; tập kể về ông bà bố mẹ anh chị em, tập kể về động vật, con vật Kể lại một câu chuyện đơn giản chỉ có một tình tiết với sự hỗ trợ của văn bản, của tranh liên hoàn và các câu hỏi gợi ý. 2.1.3. Nội dung chương trình rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 trong phân môn học vần. Phần học vần có 88 chủ đề. Thời gian dành cho phần luyện nói giao động trên dưới 10 phút. Trong chương trình yêu cầu luyện nói được nâng dần theo mức độ từ dễ đến khó, ngắn đến dài. Việc luyện nói thường được sắp xếp ở phần cuối mỗi bài học. Bài tập rèn kĩ năng nói trong phần luyện nói phân môn học vần lớp 1 hiện nay bao gồm những nhóm bài sau: Kiểu bài Nhóm bài Số lượng Luyện nói Nói theo chủ đề tranh: Ví dụ: Chủ đề “bé” (TV1, trang 9), chủ đề “bẻ” (TV1, trang 11) 6 Nói theo chủ đề liên quan đến âm, vần mới học. Ví dụ: Bài 8: l – h : chủ đề: “le le”. Bài 9 : o – c : chủ đề “vó bè” 80 Nói theo nghi thức lời nói: Nói lời xin lỗi (TV 1, trang 96); Nói lời cảm ơn (TV1, trang 123) 2 Qua khảo sát thức tế, tôi nhận thấy số lượng bài tập nói theo chủ đề nhiều, nhưng chủ yếu là bài độc thoại (đối với HS lớp 1, dạng bài này khó hơn so với bài hội thoại). Một số chủ đề còn khó và xa lạ đối với HS (Bài 8 có chủ đề là “le le”; Bài 9 có chủ đề là “vó bè”). Quy trình tổ chức luyện nói cho HS còn chung chung. Đa số các bài luyện nói trong sách, giáo viên đều thực hiện như sau: Bài luyện nói trong phần Học vần: Một HS (hoặc GV) đọc (hoặc nêu) yêu cầu → GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở→ HS trả lời. Các biện pháp vận dụng rèn KNN cho HS chưa tường minh và không có hướng dẫn cách thực hiện cụ thể: Bước 1: HS đọc tên bài luyện nói; Bước 2: GV tùy trình độ lớp để có các câu hỏi gợi ý theo tranh cho thích hợp, sau đó đưa ra một loạt các câu hỏi gợi ý. (Phần Học vần từ bài 7 đến bài 82, Tiếng Việt 1, tập 1). Chính vì những điều đó GV đã không áp dụng được nhiều và cảm thấy lúng túng khi dạy luyện nói cho HS. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY LUYỆN NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 HIỆN NAY: Qua thực tiễn giảng dạy, qua trao đổi kinh nghiệm và các tiết dự giờ, các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng các đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực tế việc dạy học luyện nói ở trường tôi hiện nay như sau: 2.2.1. Về phía giáo viên: Nhìn chung giáo viên Tiểu học đều rất coi trọng phân môn học vần lớp 1. Qua khảo sát 6 lớp 1, tôi nhận thấy: + Chỉ có 70% giáo viên khẳng định việc luyện nói quan trọng. + Thời gian phân bố luyện nói trong giờ học vần: - 100% số giáo viên cho rằng thời gian học vần là nhiều hơn. Thời gian phân bố cho dạy học luyện nói trong 1 tiết học vần ít hơn thời gian học âm, vần mới. + Phương pháp, đồ dùng dạy học giáo viên thường sử dụng trong phần luyện nói: Các phương pháp mà giáo viên sử dụng trong việc giảng dạy phần này chưa khai thác hết nội dụng cần chuyển tải cho học sinh. Đa số giáo viên chưa sử dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng nhóm chủ đề cũng như các loại bài luyện nói. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế, giáo viên còn dạy “ Chay” chưa coi những phương tiện trực quan, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học luyện nói. 2.2.2.. Về phía học sinh: Thực tế cho thấy khả năng nói của học sinh mới bước vào lớp 1 nói chung, cũng như học sinh lớp 1A4 nói riêng còn rất hạn chế. Đa số các em đều không diễn đạt được hết ý khi nói, khi giao tiếp; các em phát âm không chuẩn, phát âm không đúng; còn rụt rè trong giao tiếp, giao tiếp kém hoặc có thì nói năng cộc lốc. Tình trạng trên vẫn còn là do những nguyên nhân sau: 2.2.2.1. Xuất phát từ bản thân học sinh. + Khả năng ngôn ngữ, vốn sống còn ít. Học sinh lớp 1 lần đầu tiên được đầu tiên được tiếp xúc với chữ cái, học âm- vần luyện nói thành câu, đoạn do đó vốn từ của học sinh còn rất ít khả năng diễn đạt còn hạn chế nên khi luyện nói thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các em. Môi trường hoạt động lứa tuổi chưa phong phú. Các em chỉ chủ yếu tiếp xúc với gia đình, nhà truờng (chủ yếu là lớp học), tiếp xúc với môi trường xã hội còn rất ít. Đây cũng là một nguyên nhân làm hạn chế kĩ năng nói của các em. + Do tâm lý rụt rè, e ngại. Như đã nói học sinh lớp 1 khả năng giao tiếp, giao lưu trò chuyện với mọi người xung quanh còn hạn chế. Do đó học sinh thường hay e ngại, rụt rè. Mặt khác do tâm lý sợ nói sai ý của giáo viên, sợ bạn bè chê cười nên học sinh cũng rất ít thể hiện mình, rất ít nói thậm chí tới giờ luyện nói các em không phát biểu. + Do đề tài hội thoại. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 đã xây dựng những đề tài hội thoại phong phú, đa dạng để học sinh luyện nói. Tuy nhiên những tình huống hội thoại được SGK xây dựng cũng đem lại không ít khó khăn cho học sinh lớp 1. Những đề tài hội thoại quá khó vượt ra ngoài vốn hiểu biết của học sinh. Ví dụ: - Không có gợi ý: + Nói về quyển vở của các em (tr 77) + Nói về ngôi nhà mơ ước của em (tr. 83) + Kể về người bạn tốt của em (tr. 107) - Có gợi ý nhưng gợi ý không thực tế: + Ở nhà em làm gì để giúp bố mẹ (Gợi ý bằng tranh vẽ) Những gợi ý bằng tranh vẽ để hướng dẫn cho học sinh luyện nói trong đề tài này không phù hợp với học sinh lớp 1, đặc biệt đối với những em ở thành phố thì lại càng không thể (Quét nhà, cho gà ăn, tưới cây) sẽ làm cho học sinh lúng túng không biết nói gì hoặc nói không đúng sự thật. + Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp em đã ngoan như thế nào? - Đề tài khó. + Nói về ngôi nhà em mơ ước ( Tr. 83) + Nói về sen ( Tr.92) + Hỏi nhau: Bạn làm gì để bảo vệ các loài chim? (tr. 152) Qua khảo sát thực tế, bài 15: t – th với chủ đề luyện nói “ổ, tổ”. Tôi thu được kết quả như sau: TSHS Nói chưa đủ câu Nói chưa đúng chủ đề Nói đủ câu, đúng chủ đề SL % SL % SL % 45 20 44,4 15 33,3 10 22,4 Qua khảo sát, tôi thấy số lượng học sinh nói chưa đủ câu chiếm 44,4%, số lượng học sinh nói chưa đúng chủ đề chiếm 33,3%. Chỉ có 22,4% số học sinh trong lớp có thể nói đủ câu, đúng chủ đề. Đứng trước thực trạng trên, tôi việc rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh là một vấn đề cấp bách phải thực hiện ngay từ đầu năm học. 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN NÓI CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN HỌC VẦN. Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận và thực trạng của việc dạy luyện nói phân môn học vần. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh luyện nói để nâng cao hiệu quả của giờ học vần ở lớp Một nói riêng và ở Tiểu học nói chung. Cụ thể: 2.3.1.Hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung của chủ đề luyện nói Các chủ đề luyện nói trong phân môn học vần lớp 1 thường gắn liền với môi trường sống thân quen, gần gũi với các em. Tất cả các chủ đề luyện nói đều có tranh ảnh. Mỗi bức tranh đều có chủ đề ở phía trên. Do đó, để học sinh nắm chắc chủ đề luyện nói, tôi thường áp dụng các bước sau: Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh của chủ đề luyện nói. Bước 2: Đưa ra hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung tranh Bước 3: Nói tên chủ đề luyện nói ở bên trên bức tranh. Các chủ đề “Nói lời cảm ơn”, “Giúp đỡ cha mẹ” ,“Con ngoan trò giỏi” “Những người bạn tốt” Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang dạy đạo đức.Vì thế, để khắc phục điều này,tôi chỉ định hướng cho các em câu hỏi gợi ý xoay quanh vấn đề trọng tâm cần luyện nói: Em hãy kể cho cô và các bạn trong nhóm nghe về những lần mình đã cảm ơn ai đó về điều gì? Hoặc kể những việc em đã làm để giúp đỡ cha mẹ của mình ? Kể những việc đã làm thể hiện em đã cố gắng để trở thành một người con ngoan trong gia đình?... Hoặc những chủ đề về “Biển cả”, “Thung lũng, suối, đèo”, “Hươu, Nai, Gấu,Voi, Cọp” “Sẻ, ri, bói cá, le le” “Gió, mây, mưa, bão, lũ”nếu khai thác sai hướng, giáo viên sẽ chuyển sang việc dạy tự nhiên xã hội. Do đó, tôi cố gắng giúp học sinh bằng cách gợi ý những câu hỏi thật sát với chủ đề không sa đà tìm hiểu về đời sống của các động vật, sự vật, hiện tượng. Ví dụ: chủ đề “ Nói lời xin lỗi”(Sách Tiếng Việt 1, tập 1, trang 99 Đây là chủ đề đã được lồng ghép trong môn học Đạo đức, nó cũng gắn liền với đời sống hàng ngày của các em. Vì thế hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh cần được sắp xếp khoa học, khai thác đúng hướng. Do đó, tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi đảm bảo khai thác được hết các đối tượng học sinh, đi từ dễ đến khó. Tôi đã tiến hành khai thác chủ đề này như sau: Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh thật chi tiết Bước 2: Đưa ra hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung bức tranh: Câu hỏi 1: Tranh vẽ cảnh gì ? (Bạn nhỏ đi học muộn) Câu hỏi 2: Nếu đi học muộn, em sẽ nói gì với cô giáo ? (Nói lời xin lỗi cô) Câu hỏi 3:Khi nào em nói lời xin lỗi? (Khi em làm việc có lỗi với người khác) Bước 3: Yêu cầu học sinh nói tên chủ đề luyện nói: ? Em hãy nêu tên chủ đề luyện nói hôm nay? (Nói lời xin lỗi) Trong quá trình các em luyện nói, tôi theo dõi để chỉnh sửa câu văn của các em hoàn thiện hơn. Đồng thời định hướng và khuyến khích những học sinh có năng khiếu phát triển nói thành đoạn văn ngắn từ hai đến ba câu. Ví dụ: Chủ đề “Nói lời cảm ơn” (Tiếng Việt 1, trang 123) Học sinh lớp tôi đã có thể nói thành đoạn văn ngắn như sau: “Tranh vẽ cảnh mẹ cho bạn nhỏ quả bóng bay. Bạn nhỏ rất vui khi được nhận quà. Bạn nhỏ đã nói lời cảm ơn mẹ.” Để học sinh có thế nói được thành đoạn văn như trên, tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: Câu hỏi 1: Mẹ tặng gì cho bạn nhỏ ? (Mẹ tặng bạn nhỏ quả bóng bay) Câu hỏi 2: Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi được mẹ tặng bóng? (Bạn nhỏ cảm thấy rất vui.) Câu hỏi 3: Bạn nhỏ sẽ nói gì với mẹ? (Bạn nhỏ sẽ nói cảm ơn mẹ.) 2.3.2. Sử dụng phương tiện – đồ dùng dạy học phù hợp với từng chủ đề luyện nói. 2.3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học luyện nói: Đây cũng là biện pháp hết sức quan trọng, giúp tiết học sinh động hơn, tạo cảm giác thích thú cho học sinh. Đa số các tiết dạy tôi đều sử dụng hệ thống tranh, ảnh trong sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm thêm trình chiếu trên powerpoint để khai thác và mở rộng chủ đề luyện nói. Ví dụ: Chủ đề “Ao, hồ, giếng” (Trang 113, Tiếng Việt 1, tập 1) Nếu chỉ sử dụng hình ảnh sách giáo khoa cung cấp thì sẽ khó trong việc giúp học sinh phân biệt ao, hồ, giếng. Đặc biệt, với đối tượng học sinh lớp tôi thì đa số các em đều là học sinh thành phố. Phần lớn các em đều ít có cơ hội nhìn thấy ao, hồ, giếng. Do đó, để giúp học sinh có thể luyện nói thuận tiện hơn, tôi đã sử dụng thêm những hình ảnh thực tế sưu tầm cho học sinh quan sát. Ao cá Bác Hồ Hồ Gươm Hà Nội Giếng làng Khi cung cấp thêm tranh ảnh hỗ trợ cho quá trình luyện nói, tôi luôn lựa chọn trên tiêu chí đó là những hình ảnh gần gũi, thân quen với học sinh. Nhằm giúp các em tự tin trả lời đúng câu hỏi mà giáo viên gợi ý nhanh và hiệu quả nhất. 2.3.2.2. Sử dụng vật thật: Khi gặp những chủ đề quen thuộc với thực tế các em đã được tiếp xúc và làm quen như: “Chuối, bưởi, vú sữa” hoặc “Xanh, đỏ, tím, vàng”, “Nặn đồ chơi” tôi cho các em trưng bày vật thật (chuối, bưởi, vú sữa, giấy màu xanh, màu đỏ, màu tím, màu vàng; đất nặn) và thảo luận trong nhóm nhằm phát huy tính sáng tạo, đồng thời giúp các em tự trao đổi để phát triển khả năng diễn đạt của mình. Qua đó, các em sẽ cởi mở với nhau hơn, sẽ có sự thi đua giữa các nhóm. Muốn đạt được điều này tôi phải chuẩn bị rất kĩ, nhất là hệ thống câu hỏi gợi ý, có thể chẻ nhỏ câu hỏi (nhưng không vụn vặt) để đối tượng học sinh yếu có thể tham gia được, đồng thời huy động vốn từ tiềm ẩn của các em. Tôi định hướng học sinh thảo luận đúng chủ đề và không đi sâu quá sẽ gây lan man và hiệu quả không cao. Chủ đề: “Chuối, bưởi, vú sữa (Tiếng Việt 1, trang 73) Chủ đề “Nặn đồ chơi” (Tiếng Việt 1, trang 93) 2.3.2.3. Sử dụng âm thanh thật và video của các sự vật, hiện tượng: Với những chủ đề có thiên về âm thanh của các con vật, sự vật hoặc hiện tượng, tôi đã cho học sinh được lắng nghe trực tiếp tiếng động của những sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ: chủ đề “ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu” (trang 43) Tôi đã cho học sinh được lắng nghe tiếng tu tu của tàu hỏa, tiếng gió thổi vù vù, tiếng đàn ong bay vo vo. Sau khi cho cho học sinh được nghe tiếng động trực tiếp, tôi thấy học sinh rất phấn khởi và hứng thú luyện nói. Hoặc chủ đề: “Ong, bướm, chim, cá cảnh” (Tiếng Việt 1, trang 135) Tôi đã sử dụng những video quay về các con vật mà mình sưu tầm trên mạng cho học sinh được xem trực tiếp “Chim hót, ong đang lấy mật hoa, cá đang bơi lội tung tăng, bướm đang bay theo đàn”. Qua việc sử dụng những video này, tôi thấy học sinh lớp tôi tiếp thu bài nhanh, tự tin luyện nói hơn rất nhiều. 2.3.3. Giúp đỡ những học sinh chưa mạnh dạn nói trước lớp: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh không tự tin nói trước lớp. Một phần sợ nói sai, nhưng cũng có một số em biết nhưng không dám nói vì rất sợ nói trước đông người. Chính vì lẽ đó việc làm đầu tiên là tôi ổn định tâm lí cho các em để các em không còn cảm giác sợ sệt khi nói sai hoặc không nói được bằng cách tạo cho các em cảm giác chủ đề luyện nói rất quen thuộc và gần gũi với cuộc sống của các em. Ví dụ: Chủ đề “ Chợ Tết” (tiếng Việt 1, trang 145) Để tạo không khí gần gũi, quen thuộc, tôi mở cho các em nghe và hát theo bài hát “Sắp đến tết rồi”, đồng thời cho các xem các đoạn phim tôi đã sưu tầm về quang cảnh chợ tết, lễ hội giao thừaTôi kết hợp cho các em tự trao đổi theo cặp về các hình minh họa đó, hướng dẫn các em so sánh xem các tranh, hình, phim minh họa có khác gì so với chợ tết mà các em đã được bố mẹ dẫn đi cùng không. Qua đó một số em rất hứng thú kể cho cả lớp nghe về buổi được mẹ chở đi sắm tết, cảm giác rụt rè nhút nhát của các em tan biến thay vào đó là bầu không khí sôi động về chủ đề ngày tết. Các câu từ được sử dụng rất phong phú, câu văn đa dạng, hồn nhiên. Đối với học sinh chưa mạnh dạn, còn nhút nhát hoặc tiếp thu chậm tôi dẫn dắt các em làm quen với từng ý nhỏ, tôi phải nói mẫu sau đó cho các em nói lại, tập cho em dần làm quen với việc luyện nói. Tôi tích cực cho em tham gia các hoạt động trên lớp như : hoạt động nhóm, trò chơi giúp em mạnh dạn để dễ hòa nhập với các bạn bớt đi tính rụt rè. Ví dụ như học các chủ đề về: Nặn đồ chơi; đọc truyện tranh; áo choàng, áo len, áo sơ mi; phim hoạt hình, tôi cho học sinh hoạt động nhóm đôi, nhóm 3, vận dụng những vốn kiến thức của mình đã được học để chọn các loại áo, loại ghế theo sở thích của mình. 2.3.4. Hướng dẫn học sinh nói đủ câu, đủ ý Thực trạng lớp tôi cho thấy đa phần các em thường nói câu chưa đủ ý, nói trống không hoặc hỏi gì thì trả lời đó. Để khắc phục điều này tôi yêu cầu các em trước khi trả lời phải nhắc lại câu hỏi. VD: Chủ đề luyện nói “Ngày chủ nhật” (trang 141, Tiếng Việt 1, tập 1) Khi tôi đặt câu hỏi để khai thác bài luyện nói: Chủ nhật vừa qua em
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_noi_qua_phan_luyen_noi_cua.doc