SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh

SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh

Môn Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng trong chương trình dạy học ở Tiểu học. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, giúp học sinh hiểu,diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình ngày càng chính xác, phong phú và sinh động. Tiếng Việt còn góp phần bồi dưỡng những tình cảm chân thành, lành mạnh như tình yêu gia đình, bạn bè, thầy trò, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất tốt đẹp.

 Môn Tiếng Việt có nhiều phân môn như: tập viết, chính tả, tập đọc, tập làm văn, . Một trong các phân môn đó thì Tập đọc có vị trí rất quan trọng. Nó là môn học công cụ để học tốt các phân môn khác trong Tiếng Việt. Chính nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy học sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy việc dạy Tập đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó luôn bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

 Qua các bài tập đọc, các em được trau dồi vốn ngôn ngữ và bồi dưỡng những kiến thức về đời sống. Tập đọc còn giúp học sinh phát triển những năng lực như: phân tích, óc tưởng tượng, so sánh, . Vì vậy các năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của học sinh được phát triển dần.

 Đọc diễn cảm chính là thước đo sự cảm nhận của học sinh đối với tác phẩm. Nếu các em không hiểu tác phẩm, không nắm bắt được tư tưởng của tác giả thì rất khó “diễn cảm” được cũng khá khó để thể hiện được thái độ của mình. Đọc diễn cảm là một quá trình sáng tạo tích cực của học sinh khi đọc, khám phá nội dung tư tưởng của tác giả, nắm được biện pháp nghệ thuật , tìm ngữ liệu thích hợp thể hiện trong quá trình đọc. Vì vậy rèn đọc diễn cảm cho học sinh là khâu quan trọng trong giờ tập đọc. Thông qua đọc diễn cảm học sinh biết bộc lộ những tình cảm , thái độ của nhà văn trước hiện thực, làm tăng thêm cảm xúc, giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn bài đọc, giờ đọc sẽ sinh động hơn, các em thêm hiểu, yêu thích môn học này. Đọc diễn cảm còn góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học cho học sinh. Từ đó góp phần hình thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp. Vì vậy rèn cho học sinh đọc diễn cảm các bài tập đọc chính là cái đích cuối cùng cần đạt được trong giờ Tập đọc của giáo viên. Xuất phát từ những lí do trên đồng thời muốn có điều kiện tích luỹ thêm hiểu biết nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức cho bản thân, góp phần bồi dưỡng lòng ham thích môn Tiếng Việt cho học sinh, tôi đã dày công tìm tòi, nghiên cứu, rút ra kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh".

 

doc 22 trang thuychi01 20181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
A . MỞ ĐẦU.
2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
1. Về phía giáo viên.
3 - 4
2. Về phía học sinh.
3
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
4
1. Rèn đọc đúng.
4
a. Rèn kĩ năng đọc thầm.
4 - 5
b. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
5
c. Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát.
5 - 6
2. Rèn đọc diễn cảm
6
2a. Đọc mẫu của giáo viên.
6 - 7
2b. Tìm hiểu kĩ nội dung bài để đọc diễn cảm tốt.
7 - 8
2c. Rèn đọc diễn cảm qua việc hướng dẫn HS xác định vị trí ngắt giọng.
8 - 11
2d. Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ.
11 - 12
2e. Hướng dẫn học sinh phân biệt cách đọc thơ, văn, truyện...
12 - 14
2g. Đọc diễn cảm là việc thể hiện kĩ năng.
14 - 16
2h. Tổ chức thi đọc diễn cảm lôi cuốn học sinh ham thích luyện đọc.
17
3. Các hình thức ngoài giờ học 
17 - 19
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
19 - 20
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
I.MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
20 - 21
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
21
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Môn Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng trong chương trình dạy học ở Tiểu học. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, giúp học sinh hiểu,diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình ngày càng chính xác, phong phú và sinh động. Tiếng Việt còn góp phần bồi dưỡng những tình cảm chân thành, lành mạnh như tình yêu gia đình, bạn bè, thầy trò, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất tốt đẹp.
	Môn Tiếng Việt có nhiều phân môn như: tập viết, chính tả, tập đọc, tập làm văn, ... Một trong các phân môn đó thì Tập đọc có vị trí rất quan trọng. Nó là môn học công cụ để học tốt các phân môn khác trong Tiếng Việt. Chính nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy học sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy việc dạy Tập đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó luôn bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 
	Qua các bài tập đọc, các em được trau dồi vốn ngôn ngữ và bồi dưỡng những kiến thức về đời sống. Tập đọc còn giúp học sinh phát triển những năng lực như: phân tích, óc tưởng tượng, so sánh, ... Vì vậy các năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của học sinh được phát triển dần.
 	Đọc diễn cảm chính là thước đo sự cảm nhận của học sinh đối với tác phẩm. Nếu các em không hiểu tác phẩm, không nắm bắt được tư tưởng của tác giả thì rất khó “diễn cảm” được cũng khá khó để thể hiện được thái độ của mình. Đọc diễn cảm là một quá trình sáng tạo tích cực của học sinh khi đọc, khám phá nội dung tư tưởng của tác giả, nắm được biện pháp nghệ thuật , tìm ngữ liệu thích hợp thể hiện trong quá trình đọc. Vì vậy rèn đọc diễn cảm cho học sinh là khâu quan trọng trong giờ tập đọc. Thông qua đọc diễn cảm học sinh biết bộc lộ những tình cảm , thái độ của nhà văn trước hiện thực, làm tăng thêm cảm xúc, giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn bài đọc, giờ đọc sẽ sinh động hơn, các em thêm hiểu, yêu thích môn học này. Đọc diễn cảm còn góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học cho học sinh. Từ đó góp phần hình thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp. Vì vậy rèn cho học sinh đọc diễn cảm các bài tập đọc chính là cái đích cuối cùng cần đạt được trong giờ Tập đọc của giáo viên. Xuất phát từ những lí do trên đồng thời muốn có điều kiện tích luỹ thêm hiểu biết nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức cho bản thân, góp phần bồi dưỡng lòng ham thích môn Tiếng Việt cho học sinh, tôi đã dày công tìm tòi, nghiên cứu, rút ra kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Tìm ra những biện pháp phù hợp với các em học sinh lớp 5 để các em biết đọc diễn cảm các bài văn, thơ, ... trong các tiết tập đọc.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	Trau dồi vốn ngôn ngữ và bồi dưỡng những kiến thức về đời sống, giúp học sinh phát triển những năng lực như: phân tích, óc tưởng tượng, so sánh, ... Từ đó các năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của học sinh được phát triển dần.
	Học sinh lớp 5B ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập, tiếp đó là rèn những kĩ năng, thói quen biểu cảm khi đọc, trong các giờ tập đọc của các tiết Tiếng Việt trong chương trình SGK lớp 5 năm học 2015-2016.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng những phương pháp kĩ thuật sau:
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
	- Phương pháp thực hành luyện tập.
	- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
	Với học sinh lớp 5, phân môn tập đọc có nhiệm vụ giúp học sinh: 
	Củng cố phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh, tiếp tục rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cáchđể hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
	Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới .
 	Ngoài ra môn Tiếng Việt lớp 5 được dạy theo từng chủ điểm. Mỗi chủ điểm là một nội dung mới cung cấp những kiến thức bổ ích cho học sinh. Phân môn tập đọc bao gồm các bài tập đọc xoay quanh các chủ điểm đó. Để rèn đọc diễn cảm tốt cho học sinh trong giờ tập đọc, tôi luôn nghiên cứu suy nghĩ, nắm vững nội dung, chương trình từng chủ điểm, từng bài. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức sao cho phù hợp. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
1. Về phía giáo viên:
 	Dạy một tiết tập đọc để đạt được thành công là một điều rất khó đối với giáo viên. Nó cần có sự chuẩn bị rất công phu: giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài đọc, tìm giọng đọc phù hợp, bản thân phải tự rèn đọc diễn cảm bài đó, tìm đồ dùng dạy học phục vụ bài giảng, soạn giáo án thật chi tiết Có như vậy mới mong đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Nhưng trên thực tế giảng dạy còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tiết dạy, hầu hết chỉ dạy đúng quy trình tiết tập đọc, đủ các bước lên lớp song không chú trọng để dạy sao cho hay. Giáo viên còn chưa quan tâm đến khâu rèn đọc nhất là rèn đọc diễn cảm cho học sinh. 	Ngoài ra, đặc trưng của tiểu học là một giáo viên phải dạy nhiều phân môn nên thời gian dành để nghiên cứu kĩ bài tập đọc, tìm tòi phương pháp, đồ dùng dạy học cho bài đọc gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó một số giáo viên còn chưa nắm vững phương pháp giảng dạy phân môn tập đọc theo hướng đổi mới nên vẫn còn giảng dạy theo phương pháp cũ là sa đà vào giảng nội dung bài nên thời gian dành cho luyện đọc diễn cảm quá ít. Ngoài ra một số giáo viên còn chưa biết cách tổ chức giờ học để phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.
2. Về phía học sinh.
	* Đa số các em còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế khi đọc đó là: 
	- Nhiều em còn đọc ngọng dẫn đến hiểu sai nghĩa của từ.
	- Nhiều em đọc còn nhỏ, ngắc ngứ, đọc chưa lưu loát rõ ràng.
	- Thậm chí một số đọc còn đánh vần, ê a do chưa có ý thức đọc.
	- Có em hiểu bài nhưng diễn đạt tình cảm của mình với nội dung qua đọc chưa cao.
	- Nhiều em còn phát âm theo tiếng địa phương.
 	Từ những lỗi nêu trên dẫn đến các em rất lúng túng, rụt rè, thiếu tự nhiên khi thể hiện một văn bản, một bài thơ nào đó Thiết nghĩ những hạn chế nêu trên xuất phát là do học sinh:
	- Ít có thói quen đọc sách báo
	- Trẻ tiểu học còn nhỏ, cái tuổi dễ nhớ, mau quên nên vốn kiến thức còn nghèo nàn.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Rèn đọc đúng:
 	Để giúp học sinh đọc diễn cảm bài tập đọc trước hết giáo viên phải rèn đọc đúng cho các em. Học xong tiểu học, học sinh phải nắm được thành thạo hai hình thức đọc chính là: đọc thầm và đọc thành tiếng, có các kĩ năng đọc đúng (phát âm đúng, chính xác); đọc nhanh (bao quát được toàn bộ bài đọc, biết ngừng nghỉ theo các dấu câu, không vấp váp ê, a); đọc có ý thức (xác định rõ nội dung, ý nghĩa và các mối quan hệ từ trong bài đọc) và đọc diễn cảm (đọc được cái “thần thái” của bài văn, diễn tả đúng những tình cảm mà nhà văn gửi gắm vào tác phẩm). Những kĩ năng này cũng chính là cơ sở tạo nên chất lượng đọc. Xuất phát từ việc nắm vững được nhiệm vụ đó của việc dạy Tập đọc tôi luôn quan tâm tới hai hình thức đọc: đọc thầm và đọc thành tiếng.
a. Rèn kĩ năng đọc thầm:
Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng của mỗi cá nhân, Đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi. Đọc thầm có ưu thế giúp người đọc dễ có điều kiện tiếp nhận thông tin.
Đọc thầm một bài văn, bài thơ hoặc một đoạn văn đoạn thơ nào đó trước và trong khi tìm hiểu nội dung bài là một việc cần thiết. Trong giờ tập đọc, số lượng học sinh đọc thành tiếng từ 12 đến 15 em thì số lượng học sinh đọc thầm có thể gấp 5 đến 6 lần.
Học sinh được đọc thầm khi nghe thầy giáo đọc, nghe bạn đọc và khi tìm hiểu bài để trả lời các câu hỏi mà thầy giáo đưa ra. Việc rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh có thể phối hợp với đọc thành tiếng. Học sinh vừa lắng nghe thầy giáo hoặc bạn đọc vừa theo dõi sách giáo khoa, đọc thầm theo để tránh thời gian “chết”trong tiết học.
Học sinh có thói quen đọc thầm tốt còn giúp các em phát hiện nhanh, đúng ý, kích thích cả lớp chăm chỉ đọc bài, lớp trật tự, tiếp thu bài tốt. 
Để đánh giá được kết quả của việc đọc thầm tôi thường đặt ra các câu hỏi trước khi đọc.
Ví dụ: Nghe bạn đọc (thành tiếng), lớp đọc thầm và chia đoạn bài văn hoặc tìm câu dài. Nghe thầy đọc, lớp đọc thầm và suy nghĩ xem giọng đọc của từng đoạn có giống nhau không? Hoặc đọc thầm và trả lời câu hỏi sau:
- Bài thơ, bài văn nói về ai?
- Tìm từ tả mầu sắc, âm thanh trong bài.
- Tìm ý chính của đoạn.
b. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	Đọc thành tiếng là hoạt động chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh vang lên trong không khí. yêu cầu của rèn đọc thành tiếng là đọc đúng, đọc rõ ràng rành mạch, lưu loát và đọc diễn cảm.
	Để rèn kĩ năng đọc diễn cảm trước hết người giáo viên phải luyện đọc đúng cho các em . Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là phát âm đúng, chính xác các âm vị tiếng việt, đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. Với các câu cầu khiến nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Như vậy, đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
c. Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng, rành mạch , lưu loát:
c1.Rèn phát âm đúng:
	Trong nhà trường tiểu học phát âm đúng tiếng việt là một yêu cầu cấp thiết hàng đầu.Vấn đề đặt ra là chữ viết trong hệ thống ngữ âm chuẩn nhưng cách đọc của học sinh lại thể hiện ngữ âm của phương ngữ và bất kì sự lệch lạc nào ra khỏi các tiêu chuẩn chính âm đều gây trở ngại cho việc tiếp thu nội dung bài đọc, làm cho người nghe không chú ý, mất lòng tin ở người đọc, đôi khi lại gây buồn cười hoặc coi thường người đọc. Nếu đi lệch khỏi các tiêu chuẩn về ngữ âm, ngữ pháp thì âm điệu và nhạc tính của văn học sẽ bị phá vỡ, tác dụng thẩm mĩ đối với người nghe bị giảm sút nhiều.
c2. Rèn đọc đúng rõ ràng, rành mạch, lưu loát các từ, câu, đoạn, bài:
Phần này tôi thường rèn cho các em đọc trong phần đọc vỡ, khi các em nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài . Tôi yêu cầu các em phải đọc thật đúng với hệ thống âm chuẩn.Chẳng hạn:
	-Em Nguyễn Văn Đậu, Hoàng Thị Hiền, Lê Thị Khánh Huyền đọc đúng phụ âm đầu: 
Không đọc chẻ chung ; phải đọc trẻ trung.
Không đọc dung dinh ; phải đọc rung rinh.
	-Em Bùi Anh Nhân, Nguyễn Thị Loan, Quách Văn Hạnh, Quách Thị Thanh Thư đọc đúng các âm cuối:
Không đọc buồng buồng; phải đọc buồn buồn.
Không đọc cuống vở; phải đọc cuốn vở.
Không đọc buông Chư Lênh; phải đọc buôn Chư Lênh
	- Em Lê Minh Phong, Phạm Ngọc Hoàn, Đỗ Xuân Trường đọc đúng các vần:
Không đọc xăn xăn; phải đọc xanh xanh . 
không đọc chước áo; phải đọc chiếc áo .
Không dọc liu luyến; phải đọc lưu luyến.
	- Em Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Như Quỳnh, Đặng Văn Công đọc đúng các nguyên âm đôi:
	 Không đọc tin tín; phải đọc tiên tiến.
 	 Không đọc quả bửi; phải đọc quả bưởi.
	 Không đọc cây chúi; phải đọc cây chuối.
2. Rèn đọc diễn cảm :
2a. Đọc mẫu của giáo viên: 
 	Trong dạy học ở Tiểu học, “làm mẫu” của giáo viên là một trong những biện pháp có tác dụng tốt nhất. Trong dạy Tập đọc, việc đọc mẫu của giáo viên có vai trò khá quan trọng. Bởi vì phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết tập đọc là bài tập đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Nếu giáo viên đọc hay sẽ tạo được cảm xúc, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào giờ học. Nhưng để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh chúng ta không nên lạm dụng hình thức này. Giáo viên chỉ đọc mẫu nếu trong lớp không có học sinh đọc hay và chỉ đọc mẫu cho học sinh nếu các em đọc chưa tốt hoặc đọc mẫu toàn bài trước khi chuyển sang phần tìm hiểu bài. Xác định tầm quan trọng của việc đọc mẫu nên trước khi dạy bao giờ tôi cũng đọc rất nhiều lần để không những nắm vững nội dung bài mà còn xác định được giọng đọc chung của cả bài: Đoạn nào cần nhấn mạnh giọng, cần bộc lộ cảm xúc gì, ngắt giọng, nghỉ hơi... ra sao để tìm ra giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung bài, đọc mẫu cho học sinh học tập. 
	Như trong bài ‘Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” (Tiếng Việt 5, tập 1) Đây là một bài thơ rất hay ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà và sự gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. Vì vậy, khi đọc bài này giáo viên cần đọc với giọng chậm rãi, ngân nga thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng. Ngoài việc đọc đúng nhịp các câu thơ, cần nhấn giọng ở các từ trọng tâm tả:
Lúc ấy: 
Cả công trường đang say ngủ/ cạnh dòng sông
Những tháp khoan/ nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben/ sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn/ ngân nga
Với một dòng trăng / lấp loáng/ sông Đà.
2b. Tìm hiểu kĩ nội dung bài để đọc diễn cảm tốt:
 	Ngoài việc trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, việc tìm hiểu bài còn phải nhằm mục đích phục vụ cho luyện đọc. Các em hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản mới có thể đọc đúng, hay và diễn cảm được. Chính vì vậy trong giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi để xác định nội dung, hiểu và cảm thụ cái “ thần thái” của văn bản nhằm kích thích khả năng đọc.
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Về ngôi nhà đang xây ” (Tiếng Việt 5, tâp 1). Đây là bài thơ viết theo thể tự do, những câu thơ ngắt không đều, lại không vần nên rất khó đọc. Vì vậy để giúp học sinh phát hiện ra giọng đọc và đọc hay tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung bài bằng một số câu hỏi:
	Các em hãy đọc thầm bài thơ nhiều lần để tìm hiểu nội dung và cách đọc (phần này các em thực hiện ở tiết hướng dẫn học hôm trước).
 	- Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào? 
	(Học sinh nêu, các em khác bổ sung, giáo viên chốt: Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về.).
 	- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
 	(Học sinh nêu: Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa còn nguyên mầu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.).
	Một học sinh đọc đoạn 1 của bài thơ: "Chiều đi học về ... còn nguyên màu vôi, gạch"
 	- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà?
 	(Học sinh nêu những hình ảnh: Giàn giáo tựa cái lồng; trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.).
	Một học sinh đọc toàn bài thơ.
	- Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
 	Học sinh nêu những hình ảnh: Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa; nắng đứng ngủ quên trên những bức tường; làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát; ngôi nhà lớn lên với trời xanh.).
	- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
 	Học sinh nêu: Đất nước ta đang trên đà phát triển./ Đất nước là một công trình xây dựng lớn./ Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ 
	Khi đọc đoạn 1 bài thơ này em cần có giọng đọc ra sao ? Ngắt nhịp thơ, nghỉ lấy hơi, nhấn giọng ở từ nào? Vì sao?
 	Học sinh nêu: Khi đọc khổ thơ này em cần đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm và nhấn giọng vào một số từ như: xây dở, che chở, nhú lên, huơ huơ  để bộc lộ cảm xúc của các bạn học sinh khi đi qua công trình đang xây dựng. 
	Học sinh sẽ dùng kí hiệu đọc để đánh dấu vào sách bằng bút chì như sau:
	+ Ngắt nhịp thơ ( / ) 
	+ Nghỉ hơi ( // ) 
	+ Nhấn giọng hoặc kéo dài âm tiết ( _ ) 
	+ Cao giọng á
	+ Thấp giọng â
 Chiều/ đi học về â
	Chúng em qua ngôi nhà đang xây dở//
	Giàn giáo tựa cái lồng che chở//
	Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây á
	Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
	Tạm biệt!â
	Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc//
	Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng//
	Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong//
	Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.â 
 	Sau đó giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân, đọc theo cặp, theo nhóm, thi đọc
 	- Vậy theo em bài thơ bộc lộ tâm trạng gì của tác giả?
 	* Học sinh nêu, giáo viên chốt: Bài thơ bộc lộ niềm vui của tác giả khi nhìn thấy đất nước đang từng ngày đổi mới. 
	- Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ ?
 	* Học sinh nêu: Những công trình đang xây là sự phát triển sự thay đổi vì vậy chúng ta luôn luôn có tình yêu quê hương đất nước. Từ những câu hỏi gợi mở cùng với những lời giảng của giáo viên, các đồ dùng trực quan minh hoạ kết hợp giải thích nghĩa của từ bằng nhiều hình thức học sinh dễ dàng tìm ra nội dung của bài là: Vẻ đẹp của những ngôi nhà đang xây, điều đó thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta. Sau khi hiễu rõ nội dung các em sẽ đưa ra giọng đọc toàn bài là: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
 	Như vậy, bằng những lời giảng, câu hỏi dẫn dắt, gợi mở của thầy giáo các em học sinh đã hiểu và cảm thụ nội dung bài học, từ đó đưa ra giọng đọc phù hợp .
2c. Rèn đọc diễn cảm qua việc hướng dẫn học sinh xác định vị trí ngắt giọng:
	Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ được tốc độ, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Nghĩa là khi đọc các bài văn xuôi chỗ ngắt giọng phù hợp ranh giới ngữ đoạn. Khi đọc một bài thơ chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Ngữ đoạn và tiết đoạn là những khái niệm gắn với nghĩa, gắn với quan hệ ngữ pháp nên dạy ngắ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop_5_o.doc