SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp 5

SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp 5

 Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của con người. Bởi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp đặc trưng của loài người, là công cụ để tư duy, để thể hiện tư tưởng, tình cảm vào bất kỳ một lĩnh vực, hoạt động nào trong xã hội thì đòi hỏi con người có một sự hiểu biết sâu sắc về Tiếng Việt. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn có chức năng thẫm mĩ giúp người học thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ. Đồng thời xây dựng phẩm chất của con người hiện đại trong xã hội hiện đại. Con người có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và biết rèn luyện với khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học Tiếng Việt. Đặc biệt là phân môn Tập đọc, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm ở nhà trường, cũng như trong suốt cuộc đời.

Đúng vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành đòi hỏi cơ bản đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Đó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.

 Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc, cũng như tư duy trìu tượng.

Những điều trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Là người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy- học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy- học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

 

doc 20 trang thuychi01 10021
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 1. Kết luận:.. 18
 2. Kiến nghị:. 18
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của con người. Bởi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp đặc trưng của loài người, là công cụ để tư duy, để thể hiện tư tưởng, tình cảm vào bất kỳ một lĩnh vực, hoạt động nào trong xã hội thì đòi hỏi con người có một sự hiểu biết sâu sắc về Tiếng Việt. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn có chức năng thẫm mĩ giúp người học thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ. Đồng thời xây dựng phẩm chất của con người hiện đại trong xã hội hiện đại. Con người có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và biết rèn luyện với khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học Tiếng Việt. Đặc biệt là phân môn Tập đọc, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm ở nhà trường, cũng như trong suốt cuộc đời.
Đúng vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành đòi hỏi cơ bản đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Đó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
 Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc, cũng như tư duy trìu tượng.
Những điều trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Là người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy- học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy- học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
 Trong quá trình dự giờ giáo viên dạy Tập đọc lớp 5, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh còn yếu. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức con người ngày càng cao. Trong đó, ngôn ngữ nói và viết là rất cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên có được, mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Trong thực tế, nhiều giáo viên đã tìm ra những giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc nhưng hiệu quả chưa cao. Bản thân là hiệu trưởng nhà trường, tôi xác định mình phải đi đầu trong công tác chuyên môn, thực hiện đúng thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (trong đó quy định hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần), tôi đã nhận dạy phân môn Tập đọc ở lớp 5B, với mong muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nâng cao chất lượng cho học sinh. Vì lý do đó, tôi đi sâu nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp 5”, hy vọng phần nào có thể đáp ứng được yêu cầu trên.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho các em ở bậc tiểu học nói chung, lớp 5 nói riêng, rèn được kỹ năng đọc và cảm thụ tốt bài văn, bài thơ, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các kỹ năng đọc đối với yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 5 theo chuẩn kiến thức- kỹ năng.
 Nghiên cứu kỹ các giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Hưng Lộc 2, huyện Hậu Lộc.
4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” ( Lê-Nin). Không có ngôn ngữ thì xã hội không tồn tại. Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là phải để cho học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Ngôn ngữ luôn gắn chặt với tư duy “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”( Mark). Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ, việc chiếm lĩnh ngôn ngữ là tiền đề phát triển tư duy. Hệ thống dạy học Tiếng Việt cần đảm bảo mối quan hệ giữa dạy nói và tư duy.
 Ngôn ngữ học nói chung, Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học. Có ý kiến cho rằng phương pháp dạy học Tiếng Việt là ngôn ngữ học ứng dụng. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải phát hiện những quy luật riêng, đặc thù của dạy học Tiếng Việt. Tất cả các giờ Tiếng Việt phải đi theo hướng: Cả dạy Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả và Tập viết. 
 Bên cạnh đó còn có thể kể đến cơ sở văn học. Phương pháp dạy học dựa trên cơ sở văn học, lý thuyết văn học, trong quá trình học sinh phân tích các tác phẩm, mặc dù chưa học những kiến thức về lý luận văn học mà khả năng đọc của học sinh phát triển. Việc đọc những bài văn, bài thơ ở tiết Tập đọc đã được xây dựng trên cơ sở những quy luật chung nhất về tác phẩm và sự tác động của nó đến người đọc.
 Mặt khác, quan hệ giữa phương pháp dạy học Tiếng Việt và tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học lứa tuổi rất chặt chẽ, không có những hiểu biết về quá trình tâm lý con người nói chung, về học sinh tiểu học nói riêng thì không thể dạy học tốt và phát triển lời nói cho học sinh. Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng rất nhiều kết qủa của tâm lý học. Đó là quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Người thầy phải biết sản phẩm của lời nói được sản sinh ra như thế nào? Quá trình đọc được thiết lập từ những yếu tố nào? từ đó định ra phương pháp dạy đạt hiệu quả cao.
 Tất cả những vấn đề trên là cơ sở vững chắc và có ý nghĩa to lớn đối với học sinh Tiểu học. Nắm vững được điều này giáo viên sẽ tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, chủ động và nắm chắc các kĩ năng dạy phân môn Tập đọc, từ đó phát huy tính tích cực của các em, nâng cao hiệu quả giờ học. Hơn nữa, tuổi của các em ở Tiểu học là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý lâu chưa bền vững, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình thức tổ chức dạy học chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những biện pháp tổ chức hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ thể. Thông qua trò chơi để học và trong một giờ học, mỗi em được gọi ít nhất hai lần đứng dậy phát biểu ý kiến để có cơ hội thay đổi tư thế. 
 Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm được tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm giúp cho cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. 
II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG LỘC 2.
 + Thực trạng việc dạy của giáo viên qua môn học.
 Qua dự giờ các tiết Tập đọc của đội ngũ giáo viên, tôi nhận thấy trong việc rèn đọc cho học sinh có những ưu nhược sau:
 * Ưu điểm: 
 - Giáo viên nắm rõ tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc ở Tiểu học. Giáo viên đã chú trọng phương pháp dạy học mới.
 - Đảm bảo quy trình tiết dạy, chú ý luyện phát âm cho học sinh, đã giúp học sinh hiểu nội dung bài học.
 * Nhược điểm: 
 - Trên thực tế ở các trường Tiểu học vẫn còn một số giáo viên lại đi sâu vào giảng từ ngữ, biến giờ Tập đọc thành giờ “Giảng văn” nặng nề, không phù hợp đối tượng học sinh. Giọng đọc của nhiều giáo viên chưa thực sự hay, còn mang nặng giọng địa phương, chưa chú trọng việc nhấn giọng ở những từ ngữ mang tính gợi tả, gợi cảm. Thời gian luyện đọc ít, áp đặt cách đọc để học sinh phải đọc thụ động, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu cách đọc, dẫn đến hiệu quả được trong giờ tập đọc chưa cao.
 - Phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết Tập đọc là ngôn ngữ của giáo viên và bài tập đọc trong sách giáo khoa, tranh màu phóng to minh họa và một số vật thật hoặc mô hình để giảng từ và ý chưa được sử dụng thường xuyên, triệt để.
 - Chưa chú ý đến việc dạy cho học sinh ngắt, nghỉ và giọng đọc của bài, đặc biệt là chưa dành thời gian cho học sinh được đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.
 + Thực trạng việc đọc của học sinh:
 - Đa số học sinh biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ. Trả lời tương đối các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
 - Tuy nhiên ở trường Tiểu học hiện nay, trong một lớp trình độ học sinh không đồng đều. Có học sinh đọc đúng, nhanh, diễn cảm nhưng cũng không ít học sinh đọc còn ngắc ngứ, lý nhí, không biết ngắt nghỉ khi gặp dấu câu, không hiểu được sắc thái tình cảm điều đó dẫn đến việc cảm nhận văn bản còn hạn chế. Đặc biệt học sinh lớp 5B ở trường tôi, học sinh thường phát âm sai ở những tiếng có âm đầu như l/n, s/x,
 - Phần đọc hiểu nắm nội dung bài ở một số học sinh còn khó khăn.
 * Kết quả thực trạng:
 Ngay từ đầu năm (năm học: 2015 – 2016), sau quá trình tìm hiểu thực tế tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hưng Lộc 2, tôi nhận thấy: Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nhưng mức độ đọc lưu loát còn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em còn đọc nhát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, bớt từ Mức độ đọc diễn cảm chỉ có rất ít em đạt được. Các em chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ, văn bản kịch Đặc biệt vẫn còn một số học sinh không biết thế nào là đọc diễn cảm. Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại để nắm được trình độ của học sinh, từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 5B như sau:
Lớp
Sĩ số
Chất lượng, mức độ đọc
Số lượng
Tỷ lệ
5B
30
Trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng
23/30
76,6%
Đọc hiểu
13/30
43,3%
Đọc diễn cảm
4/30
13,3%
 Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã tìm ra một số giải pháp rèn đọc nhằm nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh khối lớp 5 trong tiết Tập đọc đạt hiệu quả cao trong tiết Tập đọc. Để giải quyết vấn đề này, tôi khảo sát năng lực đọc của học sinh trong khối lớp 5 để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết dạy để giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ. Giúp cho giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc khối lớp 5 và nhân rộng trong nhà trường.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ TỔ CHỨC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH.
 Từ cơ sở lý luận đến kết quả thực trạng nghiên cứu, tôi đã tìm ra một số giải pháp để rèn đọc cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng như sau:
1.Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK Tiếng Việt Lớp 5 đặc biệt là phân môn Tập đọc. 
 Trong dạy học, để tổ chức các hoạt động dạy học tốt thì phải xác định đúng mục tiêu của phân môn đó, của từng bài cụ thể. Xác định càng rõ ràng, đúng đắn thì tổ chức các hoạt động sẽ tốt. 
 Để tổ chức các hoạt động dạy - học phân môn Tập đọc thì trước hết phải bố trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt, nghiên cứu kĩ từng tiết học, sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học, phải xác định rõ vị trí của từng bài trong chương trình, bài đó thuộc thể loại văn bản nào (Văn xuôi, thơ, văn bản hành chính ) bài đó thuộc chủ đề gì? Bài trước đó là bài nào? Bố trí như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau:
 + Xác định rõ được vị trí của từng bài sẽ giúp người giáo viên xác định rõ được mục tiêu đúng, giọng đọc của từng bài và mức độ yêu cầu học sinh học xong bài đó đọc với giọng như thế nào? Với bài học này học sinh thường phát âm sai tiếng nào ( Do ảnh hưởng của phương ngữ) và cần hướng dẫn học sinh luyện đọc như thế nào cho chuẩn.
 Ví dụ: Bài “ Kỳ diệu rừng xanh ” là bài dạy thuộc tiết thứ nhất, tuần 8, chủ đề “ Con người với thiên nhiên ” - Chủ đề thứ ba của TV5 (Tập một). Chính vì thế, yêu cầu học sinh đọc thành tiếng ở mức độ: Biết thể hiện giọng đọc như: ở đoạn1: đọc giọng khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, đoạn 2: đọc nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú, đoạn 3: đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông, biết đọc thầm nắm ý cơ bản. Chú ý đọc các từ ngữ mới, các từ dễ sai do ảnh hưởng phương ngữ như: Loanh quanh, lúp xúp, len lách, sắc nắng ( do phương ngữ sai giữa n/l)
( SGV có thể yêu cầu các từ khác như: màu sắc rực lên, lâu đài kiến trúc tân kỳ, rừng rào rào chuyển động giáo viên cần chắt lọc từ ngữ khó đọc theo đặc điểm của địa phương lớp mình phụ trách không nhất thiết theo SGV, biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
 Nhưng tới bài “Lập làng giữ biển” ( Tiết thứ nhất, thuộc chủ đề: Vì cuộc sống thanh bình) ở mức độ bài này yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn đó là biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với các lời nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ), đọc đúng lời thoại giữa bố Nhụ ( nói với ông của Nhụ) lúc đầu: rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau hào hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền. Lời ông Nhụ (nói với bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt. Lời bố Nhụ ( nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật: “ Thế nào con, đi với bố chứ?”. Lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng. Giọng kể của người dẫn chuyện: rõ ràng, dễ đi vào nội dung cốt chuyện.
 + Nghiên cứu được mục đích, yêu cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được các biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng nào sẽ phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.
2 - Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên.
Trong giờ Tập đọc giáo viên đọc mẫu tốt cũng góp phần đáng kể trong việc rèn đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em luôn luôn lấy giọng đọc của thầy cô giáo làm mẫu. Bởi vậy, trước giờ Tập đọc, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc nhiều lần.
 + Có thể đọc mẫu trong các trường hợp:
 - Đọc mẫu toàn bài để gây hứng thú cho học sinh.
 - Đọc mẫu âm, vần, tiếng khó.
 - Đọc câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc.
 Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu cả bài hoặc một đoạn, nhưng trước hết người giáo viên phải đọc đúng, ngoài ra còn phải đọc diễn cảm tốt bài văn, bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc cho mình một cách nghiêm túc, giáo viên phải ngiên cứu kỹ cách đọc từng bài, và luyện đọc nhiều lần trước khi đến lớp. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của giáo viên xứng đáng là bài đọc mẫu cho học sinh.
 Ví dụ: Đọc bài: “ Lòng dân” (TV5 – T1) giọng đọc thay đổi, linh hoạt, phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai, đúng ngữ điệu (Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược. Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên. Ở đoạn sau: dì Năm rất khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăng với con khi bị dọa bắn chết ). 
 + Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. Ví dụ:
 Cai: ( Xẵng giọng) // Chồng chị à?
 Dì Năm: - Dạ, chồng tui.
 Cai: - Để coi. ( Quay sang lính) // Trói nó lại cho tao // ( chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà // ( lính trói dì Năm lại).
 Hoặc trong bài: “ Chuyện một khu vườn nhỏ”) ( TV5 – T1).
 Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả ( khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt,); đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu: 
 - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! 
 Giọng hiền từ, chậm rãi của người ông:
 - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì là đâu hả cháu? 	 
 Hay là bài: “Luật tục xưa của người Ê- đê” (TV5 - T2). Đây là một văn bản hành chính nên giáo viên đọc thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục. Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhỏ, nhẹ, lớn, nặng, như vậy, chịu chết, không hỏi cha, chẳng hỏi mẹ. Đọc liền các cụm từ: gánh không nổi, vác không kham, nhìn tận mặt, bồi thường gấp đôi
 Qua việc đọc mẫu tốt của giáo viên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và tự tin hơn khi đọc.
3 - Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh
 Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng bao gồm: Phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
* Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện:
Trước khi lên lớp, giáo viên dự kiến các lỗi của học sinh trong lớp dễ mắc. Những từ, những câu khó trong bài để luyện đọc.
 - Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn là l/n, tr/ch: lặng lẽ, lần lượt, lạnh lùng, len lách, loanh quanh, lúp xúp, sắc nắng, da trắng, đêm trăng, trong vắt, chiến tranh,
 - Đọc đúng các tiếng có chứa vần khó đọc: Lưu luyến, loanh quanh, loay hoay, ..
 - Đọc đúng các tiếng có thanh ngã và thanh hỏi: gỗ, bão, rong ruổi, nẻo, vỗ, vỡ, Phần luyện đọc này phải kết hợp luôn trong phần đọc cá nhân. 
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Kỳ diệu rừng xanh” ( TV5 – T1) 
 Học sinh A đọc đoạn 1, học sinh B nhận xét: Phát hiện bạn đọc sai “noanh quanh, núp xúp, lấm, rực nên, nâu đài, khổng nồ,”. Giáo viên cho học sinh A đọc lại cho đúng:“loanh quanh, lúp xúp, rực lên, lâu đài, khổng lồ”, sau đó giáo viên gọi 3 đến 4 em hay mắc lỗi phát âm sai phụ âm đầu l/n như trên đọc lại. 
 Ngoài việc luyện cho học sinh biết cách phát âm đúng, giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở các cụm từ ngữ để tách ý. Có nhiều cách để hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng:
 Ví dụ 1: Khi đọc bài: “Hộp thư mật” (TV5 – T2). Học sinh đọc:
 “ Bao giờ hộp thư /cũng được đặt tại một nơi/ dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.//”
 + GV giúp học sinh sửa lại bằng cách cho học sinh nhận xét: trình chiếu câu văn đã ngắt sẵn như sau:
 “Bao giờ/ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm/ mà lại ít bị chú ý nhất.//”
 + Sau đó yêu cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách đọc cách nào đúng? 
 * Các em đều thống nhất là đọc theo cách thứ hai mà giáo viên đã trình chiếu câu văn ngăt sẵn trên màn hình.
 Ví dụ 2: Trong bài : “ Một chuyên gia máy xúc ” ( TV5 - T1).
 Học sinh đọc như sau: “Thế là A- lếch- xây đưa/ bàn tay vừa to vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ /của tôi lắc mạnh và nó:.//”
 - Giáo viên đọc lại câu văn và yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ cô giáo ngắt giọng:
 “Thế là / A- lếch- xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.//”
 Sau đó giáo viên yêu cầu 3 em đọc lại câu văn trên. Từ đó giúp học sinh phát hiện và ngắt nghỉ đúng .
 Ví dụ 3: Đối với câu: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo qủa đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San”( Mùa Thảo quả- TV5-T1)
 - Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu văn yêu cầu một học sinh giỏi lên bảng đánh dấu chỗ ngắt nghỉ và đọc để các bạn trong lớp nhận xét, thống nhất cách đọc đúng như sau: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng,/ quyến hương thảo qủa đi,/ rải theo triền núi,/ đưa hương thảo quả ngọt lựng,/ thơm nồng/ vào những thôn xóm Chin San”//.
 Đối với những bài thơ, GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ.
 Ví dụ 4: Với những bài thơ lục bát, nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4. Nhưng tuỳ từng bài phải phù hợp với âm điệu và nhịp: 
 “Chất trong vị ngọt/ mùi hương
 Lặng thầm thay / những con đường ong bay./
 Trải qua mưa nắng vơi đầy.
 Men trời đất / đủ làm say đất trời. (Hành trình của bầy ong –TV5. T1)
 Với bài : Hạt gạo làng ta, giáo viên cần căn cứ vào ý thơ của tác giả để hướng dẫn học sinh cách đọc vắt sang dòng sau : 
 “Hạt gạo làng ta
 Có vị 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_nham_nang_cao_cha.doc