SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên” và “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh” ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Than
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học.
Đối với giáo viên, việc dạy học theo chủ đề tích hợp khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học hay hoạt động giáo dục và gắn liền với thực tiễn góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên.
Đối với học sinh, việc vận dụng kiến thức liên môn khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học hay hoạt động giáo dục khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh việc học tập theo phương châm “học đi đôi với hành”. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
Ở trường THPT Quan Sơn 2 việc thực hiện Cuộc thi dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ban đầu gặp nhiều khó khăn do điều kiện giáo viên còn non trẻ, ít kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là kinh nghiệp dạy học tích hợp, học sinh hạn chế về nhận thức, kiến thức nhiều môn học bị hổng, mất gốc từ các cấp dưới, khả năng vận dụng kiến thức và kiến thức liên môn của học tập vào thực tiễn còn hạn chế nhiều, việc thực hiện “học đi đôi với hành” khó khăn. Bên cạnh đó các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tích hợp kiến thức liên môn, phục vụ cho việc tìm hiểu Cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh còn thiếu thốn nhiều, đặc biệt là Công nghệ thông tin.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1.1. Lý do chon đề tài..............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................................3 2.1. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn...............3 2.2. Thực trạng công tác tham dự thi dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................................................5 2.3.Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc thi Dạy học tích hợp dành cho giáo viên trung học và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học...........................................................6 2.3.1.Tăng cường sự quan tâm, lãnh,chỉ đạo của Đảng ủy.................................. ...6 2.3.2.Đẩy mạnh vai trò lãnh, chỉ đạo của Ban Giám hiệu.......................................7 2.3.3. Phát huy vai trò của Ban Chuyên môn, tổ, nhóm Chuyên môn................8 2.3.4.Nêu cao vai trò của giáo viên Chủ nhiệm lớp................................................8 2.3.5. Nêu cao vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên.....................9 2.3.6. Tích cực học hỏi, đúc rút kinh nghiệm của các đơn vị bạn.........................10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................................................10 3. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12 DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC GIẢI......................................................13 I. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học. Đối với giáo viên, việc dạy học theo chủ đề tích hợp khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học hay hoạt động giáo dục và gắn liền với thực tiễn góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên. Đối với học sinh, việc vận dụng kiến thức liên môn khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học hay hoạt động giáo dục khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh việc học tập theo phương châm “học đi đôi với hành”. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. Ở trường THPT Quan Sơn 2 việc thực hiện Cuộc thi dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ban đầu gặp nhiều khó khăn do điều kiện giáo viên còn non trẻ, ít kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là kinh nghiệp dạy học tích hợp, học sinh hạn chế về nhận thức, kiến thức nhiều môn học bị hổng, mất gốc từ các cấp dưới, khả năng vận dụng kiến thức và kiến thức liên môn của học tập vào thực tiễn còn hạn chế nhiều, việc thực hiện “học đi đôi với hành” khó khăn. Bên cạnh đó các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tích hợp kiến thức liên môn, phục vụ cho việc tìm hiểu Cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh còn thiếu thốn nhiều, đặc biệt là Công nghệ thông tin. Trong khi đó, mục tiêu giáo dục của ngành nói chung và của nhà trường nói riêng là phải tạo nên được một đội ngũ nhà giáo “vừa hồng vừa chuyên”, luôn sáng tạo, đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức, cách thức dạy học hiệu quả nhất, tạo ra được những sản phẩm con người luôn biết cách vận dụng kiến thức các môn học, các hoạt động giáo dục để giải quyết các tình huống thực tiễn một cách khoa học, hiệu quả, luôn linh hoạt trước các tình huống của cuộc sống để thích nghi và phát triển trở thành nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Trong quá trình theo dõi, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn và tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” và “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả giáo viên và học sinh. Các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn và trong nhà trường chưa có hoặc chưa bàn sâu để cho chúng ta thêm kinh nghiệm giải quyết, khắc phục các tồn tại hạn chế. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên” và “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh” ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” và “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Quan Sơn nói chung và của trường THPT Quan Sơn 2 nói riêng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp quản lý công tác thi “Dạy học tích hợp dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp; phân loại và hệ thống hóa, cụ thể hóa các tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát sư phạm. - Điều tra. - Lấy ý kiến chuyên gia. - Tổng kết kinh nghiệm QLGD trong các năm học. - Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. 1.4.3. Nhóm phương pháp toán học: Xử lý và đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được bằng định tính và định lượng. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của dạy học tích hợp và vận dung kiến thức liên môn. Dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn trong giai đoạn hiện nay đang là nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy và học. Trong đó, dạy học tích hợp liên môn năm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục trung học nói riêng trên phạm vi cả nước vừa gấp rút xây dựng và thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, vừa triển khai thực hiện đổi mới đồng bộ cách tiếp cận các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá chất lượng giáo dục trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên săn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Trong qúa trình đó, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông hiện nay là: Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lố sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mối cơ sở giáo dục; Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý; tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giả quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; Đẩy mạnh đổi mới hình thức phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội; Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Ở đây chúng ta cần hiểu rõ dạy học tích hợp là gì, dạy học tích hợp liên môn là gì để từ đó có định hướng rõ ràng cho giáo viên làm bài thi Dạy học theo chủ đề tích hợp và cho học sinh làm bài Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Dạy học tích hợp là lồng ghép các nội dung cần thiết vào các nội dung vốn có của một môn học(tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Dạy học tích hợp liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh học sinh phải học nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn học đó và không dạy lại ở các môn học khác. Nếu nội dung kiến thức liên môn cao hơn thì tách thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy riêng vào thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn học liên quan. Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn là việc học sinh vận dụng các kiến thực liên môn của nhiều môn học để giải quyết tình huống thực tiễn nào đó. Ví dụ như, vận dụng kiến thức của các môn Hóa, Sinh, Vật lý, Địa lýđể giải quyết tình huống ô nhiễm môi trường nào đó. Trong quá trình dạy học tích hợp liên môn cả giáo viên và học sinh đều có những ưu điểm cụ thể. Ưu điểm đối với giáo viên: trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy có sự am hiểu về những kiến thức đó. Với việc đổi mới phương pháp như hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp. Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Dạy học các chủ đề kiến thức liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn. Ưu điểm đối với học sinh: chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc, giúp học sinh không phải học nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Trên cơ sở Công văn số:4188/BGDĐT- GDTrH ngày 07/8/2014, Công văn số:3790/BGDĐT- GDTrH ngày 29/7/2017, Công văn số:3844/BGDĐT- GDTrH ngày 09/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số: 1526/SGDĐT- GDTrH ngày 21/8/2014, Công văn số: 1539/SGDĐT- GDTrH ngày 19/8/2015, Công văn số: 1619/SGDĐT- GDTrH ngày 19/8/2016 của Sở giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên phổ thông” và “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh phổ thông” Từ cơ sở những nội dung trên đã giúp cho việc chỉ đạo, tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” hiệu quả. 2.2. Thực trạng công tác tham gia dự thi Dạy học tíc hợp và vận dụng kiến thức liên môn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a. Thực trạng về công tác dạy học tích hợp và tham gia cuộc thi dạy học tích hợp của giáo viên trường THPT Quan Sơn 2: - Những ưu điểm: Phần lớn giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, được đào tạo cơ bản, kiến thức chuyên sâu, có tính mô phạm cao, 80% giáo viên ở trong khu nhà công vụ của nhà trường, 100% giáo viên tích cực học hỏi, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên được tuyển dụng từ 2009 và các năm sau đó đề có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi. Tuy nhiên, kinh nghiệm tham gia cuộc thi dạy học tích hợp còn hạn chế, chất lượng bài thi chưa cao. - Những nhược điểm: Đa số giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy gần như chưa có, đặc biệt là kinh nghiệm giảng dạy ở một trường THPT miền núi cao biên giới. Nhiều giáo viên còn mang nặng tính thanh niên, chưa thật chuyên tâm nghiên cứu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, một bộ phận chưa yên tâm công tác vì cho rằng điều kiện khó khăn, xa xôi, học sinh chưa có phong trào học tập. Một bộ phận luôn có tư tưởng thuyên chuyển về xuôi, nên trong công việc giảng dạy còn thờ ơ, mang nặng hình thức, đối phó. Trong giảng dạy tích hợp và tham gia cuộc thi dạy học tích hợp nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm làm bài, chất lượng thấp, một số giáo viên làm đối phó Bảng 2.1. Số lượng và chất lượng bài thi của giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến Năm học Số lượng Chất lượng cấp trường Bài gửi cấp Sở Đạt giải cấp Sở Nhất nhì Ba KK 2014 - 2015 13 00 `00 03 05 08 3 KK b. Thực trạng về nhiệm vụ học tập và tham gia cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh: - Những ưu điểm: Phần lớn học sinh đã có tinh thần học tập tích cực, chủ động, ham học hỏi, chuyên cần, thực hiện khá đầy đủ các yêu cầu của thầy cô về học bài cũ, làm bài tập và các nhiệm vụ học tập khác. Ngoài ra các em còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể bổ trợ học tập, một số em học sinh đỗ đạt các trường Đại học, Cao đẳng, nhiều em trở thành con ngoan, trò giỏi, là tấm gương cho các em khác noi theo. Nhiều học sinh tham gia cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tích cực - Những nhược điểm: Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, các tác động của kinh tế, xã hội, do phong trào học tập, công tác quản lý của nhà trường, gia đình còn chưa chặt chẽ nên nhiều em học sinh còn ham chơi, chưa chịu khó học tập, thường xuyên bỏ học, trốn tiết để chơi điện tử, hoặc lấy lý do nào đó để nghỉ học. Vì vậy, nhiều em có kết quả học tập không tốt, không đủ điều kiện lên lớp, phải thi lại, rèn luyện lại. Nhiều học sinh chưa thật tích cực tham gia cuộc thi hoặc tham gia một cách đối phó. Bảng 2.2. Số lượng và chất lượng bài thi của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến. Năm học Số lượng bài thi Chất lượng cấp trường Bài gửi cấp Sở Đạt giải cấp Sở Nhất nhì Ba KK 2014 - 2015 21 00 `00 02 04 06 3 KK 2.3. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ” ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2.3.1.Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ủy. Trong tất cả các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cơ quan, đơn vị sự nghiệp giáo dục, sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của tổ chức Đảng đóng vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ. Ở đâu có sự quan tâm, động viên, khích lệ, lãnh, chỉ đạo kịp thời, sát sao trong việc thực hiện thành công Nghị quyết của Chi bộ, Đảng bộ thì ở đó kế hoạch, nhiệm vụ cũng hoàn thành xuất sắc. Tại trường THPT Quan Sơn 2, Đảng ủy luôn quan tâm, động viên, khích lệ một cách kịp thời, thường xuyên, sự lãnh, chỉ đạo sát sao, toàn diện các kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường, trong đó có hoạt động Chuyên môn. Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh nằm trong chuỗi hoạt động Chuyên môn quan trọng của nhà trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ đều chỉ rõ: Cần đặc biệt quan tâm, đầu tư, khuyến khích tham gia đầy đủ và có chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động cụ thể trong mỗi chức trách, nhiệm vụ được phân công. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng Chương trình hành động và Bản đăng ký làm theo lời Bác hàng năm gắn với công việc của bản thân. Từ việc thực hiện nghị quyết đó mỗi cán bộ giáo viên nhà trường luôn tích cực tham gia đầy đủ và hiệu quả cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”. Sau ba năm tham gia cuộc thi, tuy là trường miền núi điều kiện mọi mặt khó khăn, giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm, học sinh có mặt bằng chung thấp, nhận thức
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_cuoc.doc