SKKN Một số biện pháp Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Một số biện pháp Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Nghị quyết số 29-NĐ/TW ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Do vậy, quản lý chất lượng dạy học theo cách tiếp cận này chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh.

Như vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học có thể hiểu đó là một chiến lược giảng dạy trong đó quá trình học tập dựa trên năng lực thực hiện, nó hướng người học đến chỗ làm chủ những kỹ năng cơ bản và những kĩ năng sống cần thiết của cá nhân để hòa nhập tốt vào hoạt động lao động ngoài xã hội. Bởi vậy, tương ứng với mỗi yếu tố đổi mới của quá trình dạy học cần có sự đổi mới về quản lý để tạo nên sự cộng hưởng đồng bộ hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

doc 22 trang thuychi01 15412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.
Lý do chọn đề tài
2
1.2.
Mục đích của đề tài
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1
Cơ sở lý luận 
4
2.2
Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường Tiểu học Quảng Vinh hiện nay:
5
2.3
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
9
2.3.1.
Nâng cao nhận thức cho giáo viên và HS về hoạt động dạy học ở trường tiểu học Quảng Vinh thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh
9
2.3.2
Quản lý mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS
10
2.3.3
Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nâng cao công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đạt hiệu quả
12
2.3.4
Tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nâng cao công tác quản lý hoạt động học của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
13
2.3.5
Nâng cao công tác quản lý đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
15
2.3.6
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học của GV
15
2.4
Kết quả đạt được:
16
3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1
Kết luận
19
3.2
Khuyến nghị
20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Nghị quyết số 29-NĐ/TW ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Do vậy, quản lý chất lượng dạy học theo cách tiếp cận này chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh.
Như vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học có thể hiểu đó là một chiến lược giảng dạy trong đó quá trình học tập dựa trên năng lực thực hiện, nó hướng người học đến chỗ làm chủ những kỹ năng cơ bản và những kĩ năng sống cần thiết của cá nhân để hòa nhập tốt vào hoạt động lao động ngoài xã hội. Bởi vậy, tương ứng với mỗi yếu tố đổi mới của quá trình dạy học cần có sự đổi mới về quản lý để tạo nên sự cộng hưởng đồng bộ hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cấp Tiểu học là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu xây dựng nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Ở cấp học này, giáo viên được xác định là "ông thầy tổng thể", vì ngoài dạy viết chữ, tính toán còn phải rèn các em về "lời ăn, tiếng nói", dạy các em cách chơi, cách ngủ, kỹ năng tham gia vào các hoạt động tập thể, cách làm vui lòng ông bà, cha mẹ và đặc biệt là cách học, rèn nền nếp học tập... Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo mạnh mẽ việc khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng tăng cường hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập như: Giáo viên vẫn còn làm thay cho học sinh, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, chưa thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện, việc kiểm tra, đánh giá dạy học ở một số trường Tiểu học chưa thật sự nghiêm túc,còn mang tính hình thức. Đồng thời công tác quản lý và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục Tiểu học cũng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.
Tuy nhiên, việc đổi mới giáo dục tại các trường tiểu học hiện nay còn chậm, công tác quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh còn gặp nhiều khó khăn như: năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế, đội ngũ giáo viên còn gặp nhiều lúng túng trong quá trình triển khai, ngoài ra học sinh còn chưa thích ứng kịp với những phương pháp dạy học mới.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn theo định hướng phát triển năng lực học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Quảng Vinh thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan, phân tích các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và công tác quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục tại các trường phổ thông.
 Nghiên cứu và phân tích một số tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về khoa học quản lý và quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực người học nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm
	7.2.1. Phương pháp điều tra 
Thiết kế mẫu phiếu điều tra nhằm khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Quảng Vinh Thành phố Sầm Sơn hiện nay. 
	7.2.2. Phương pháp phân tích đánh giá thực trạng và phỏng vấn
Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý giáo dục trong hoạt động dạy học, trên cơ sở đó phỏng vấn giáo viên của Trường Tiểu học Quảng Vinh nhằm thu thập thêm thông tin về quản lý hoạt động dạy học và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường Tiểu học thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh hóa.
	7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả thu được từ phiếu điều tra
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Kế thừa những tinh hoa các tư tưởng giáo dục tiên tiến và vận dụng sáng tạo phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã để lại cho loài người những nền tảng lý luận về vai trò giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lý dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của cán bộ quản lý giáo dục, phương pháp lãnh đạo và quản lý.
Hệ thống các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục có giá trị cao trong quá trình phát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số quan điểm cụ thể của Người như sau:
 Thứ nhất, Người rất quan tâm đến chính sách giáo dục và dạy học. Người cho rằng: “Muốn lãnh đạo cho đúng, tất nhiên phải theo đường lối chung”, và “ Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi”. Theo cách hiểu trên, quản lý giáo dục cần phải có chính sách đúng.
 Thứ hai, về vấn đề bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, Người dạy: “Những cán bộ giáo dục phải luôn luôn cố gắng học tập thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu”. Như vậy, muốn dạy học đạt kết quả cao thì phải chăm lo đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng việc tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 Thứ ba, Người đã nói rõ về phương pháp dạy học “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học ”. Quan điểm này cho thấy: Muốn mang lại hiệu quả dạy học thì cần phải lựa chọn những phương pháp dạy học đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học.
 Thứ tư, về mối quan hệ giữa điều kiện, phương tiện dạy học với hoạt động dạy học, Người khẳng định: “Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ, kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được,hai việc đó có quan hệ mật thiết với nhau”.
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đã có nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục Việt Nam nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học như Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Hoàng Tâm Sơn, Nguyễn Văn Tường . Mặc dù mỗi tác giả đi sâu vào những bình diện khác nhau của hoạt động dạy học nhưng tất cả đều hướng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo viên và nhà quản lý, những nội dung quản lý hoạt động dạy học của người Hiệu trưởng. Cụ thể: 
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: “Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của người thầy”. Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn khi nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, biện pháp quản lý nhà trường cũng đã khẳng định: “ Việc quản lý hoạt động dạy và học (hiểu theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ quản lý trung tâm của nhà trường ” và “Người Hiệu trưởng phải luôn luôn kết hợp một cách hữu cơ quá trình dạy và học”.
Ngoài ra, trong những năm gần đây một số công trình khoa học như: “Lấy học sinh làm trung tâm của tác giả Phạm Viết Vượng; Tác giả Đặng Thành Hưng đã nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn đòi sống sản xuất, dạy học lấy học sinh làm trung tâm; Tác giả Trần Thị Bích Liều và Lê Thanh Huyền với kinh nghiệm quốc tế về dạy học và phát triển năng lực sáng tạo cho HS từ chính sách đến chương trình và thực tiễn lớp họ.
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đó là trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bậc THCS, THPT, các công trình nghiên cứu đã đề xuất 1 số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường theo định hướng đổi mới GDPT hiện nay.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề này ở bậc Tiểu học, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường Tiểu học Quảng Vinh, TP Sầm Sơn, Tỉnh Thanh hóa là cơ sở để đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường Tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học hiện nay.
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường Tiểu học Quảng Vinh hiện nay:
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
* Thuận lợi:
 Trường Tiểu học Quảng Vinh được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Quảng Vinh năm 1995. Là một xã nghèo của huyện nhưng có truyền thống hiếu học. Năm học 2009-2010 với sự nổ lực chỉ đạo cùng sự đồng thuận của nhân dân cũng như tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ một. Cũng từ đó đến nay trường luôn giữ vững danh hiệu đơn vị Tiên tiến cấp huyện (cấp TP), chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.
Năm học 2018 - 2019 trường có 33 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có 1 cán bộ quản lí, 2 nhân viên và 30 giáo viên, cùng học sinh trên 5 khối lớp.
Trình độ chuyên môn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Trong đó Đại học: 14 ; cao đẳng 16.
 Đại đa số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm. Các đồng chí đó có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như quan hệ, trao đổi với phụ huynh. Có đội ngũ nòng cốt chuyên môn nhiệt tình, năng nổ. 
Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự động viên và hỗ trợ tích cực của Đảng uỷ và UBND phường Quảng Vinh và phụ huynh học sinh của trường.
* Khó khăn:
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, là đơn vị chuẩn ở giai đoạn đầu nên đến nay các phòng học đã bị xuống cấp và thiếu trầm trọng. Chỉ có 24 phòng trên 26 lớp học (trong đó có 06 phòng đã xuống cấp không đủ điều kiện sử dung). Thiếu cả phòng học chính và các phòng học chức năng. Trong lúc địa phương còn nghèo, tập trung đầu tư xây dựng chuẩn cho trường THCS và trường mầm non.
Có một số ít phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên chưa thật quan tâm đến việc học hành của con em mình mà còn giao phó cho nhà trường.
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường Tiểu học Quảng Vinh.
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
	Sau khi tiến hành khảo sát trong tập thể 30 giáo viên nhà trường và thu được kết quả như sau:
TT
Mức độ quan trong
GV
Số lượng
%
1
Quan trọng
22
73,3
2
Ít quan trọng
5
16,7
3
Không quan trọng
3
10,0
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết giáo viên đều đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay, trong đó có tới trên 70% giáo viên nhận thức là rất quan trọng, tuy nhiên vẫn còn 10 % GV đánh giá hoạt động này không quan trọng. Tìm hiểu lý do của kết quả trên chúng tôi nhận thấy một số GV rất tâm huyết với nghề giáo, nhưng họ đã nhiều tuổi, sắp về hưu do vậy việc tiếp cận và thay đổi phương pháp dạy học mới thường ngại đổi mới, có tính bảo thủ.
2.2.2.2. Thưc trạng nhận thức của GV về ý nghĩa của hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay
Sau khi tiến hành khảo sát trong tập thể 30 giáo viên nhà trường và thu được kết quả như sau:
Đối tượng
Ý nghĩa
GV
SL
%
Với 
học
 sinh
 Học sinh tự khám phá những kiến thức chưa biết.
8
26,67
 Học sinh chủ động vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn.
19
63,33
 Rèn luyện cho HS kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu học tập
11
36,66
Phát triển các thao tác tư duy của học sinh
13
43,33
Phát triển kỹ năng học tập hợp tác giữa HS với HS, giữa GV và HS.
24
80,00
Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh
21
70,00
Đối với GV
GV thay đổi cách thức tổ chức và điều khiển học sinh tiến hành các hoạt động học tập nhằm giúp HS tự phát hiện kiến thức mới.
25
83,33
Thay đổi cách thức đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập.
16
53,33
Kịp thời đánh giá các năng lực hình thành ở người học nhằm điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân
18
60,00
Kết quả khảo sát cho thấy, GV có sự thống nhất cao về ý nghĩa của hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay. Cụ thể:
Ý nghĩa đối với HS: Hầu hết GV đều cho rằng hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tập trung ở các ý nghĩa: Phát triển kỹ năng học tập hợp tác giữa HS với HS, giữa GV và HS; Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh; Học sinh chủ động vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn. Từ kết quả trên cho thấy cả GV đã nhận thức rõ ý nghĩa của hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung GV đánh giá chưa cao như: Học sinh tự khám phá những kiến thức chưa biết; Rèn luyện cho HS kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Trao đổi với GV tôi nhận được câu trả lời: Tính chủ động, tích cực của HS trường Tiểu học Quảng Vinh chưa tốt, các em còn phụ thuộc vào cha mẹ và thầy cô nhiều, do vậy khả năng tự nghiên cứu tài liệu, tự khám phá kiến thức rất thấp. 
 - Ý nghĩa đối với GV: hầu hết GV đều cho rằng: Dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có tác động tới phương pháp giảng dạy của GV và phương pháp học tập của HS, quan điểm dạy học này dẫn đến GV thay đổi cách thức tổ chức và điều khiển học sinh tiến hành các hoạt động học tập nhằm giúp HS tự phát hiện kiến thức mới. tiếp đến là giúp GV kịp thời đánh giá các năng lực hình thành ở người học nhằm điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân; và dạy học theo định hướng phát triển NL học sinh sẽ làm thay đổi cách thức đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập.
2.2.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Sau khi tiến hành khảo sát trong tập thể 30 giáo viên nhà trường và thu được kết quả như sau:
TT
Nội dung
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
1
Thiết kế nội dung môn học theo hướng tích hợp.
12
40,0
18
60,0
0
0,0
2
Thiết kế các chủ đề học tập mang tính liên môn, gắn với những vấn đề thực tiễn
10
33,3
19
63,3
1
3,3
3
Nội dung môn học có sự phân hóa hướng tới từng cá nhân người học.
4
13,3
24
80,0
2
6,7
4
Chú trọng tính phổ thông, cơ bản, toàn diện nhằm phát huy tối đa tiềm năng cá nhân, đồng thời phát triển kiến thức, kĩ năng cần thiết làm điều kiện cho việc học tập suốt đời.
17
56,7
13
43,3
0
0,0
5
Chú trọng phát triển KN giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
16
53,3
14
46,7
0
0,0
6
Chú trọng hoạt động trải nghiệm của HS, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tư duy.
13
43,3
15
50,0
2
6,7
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Chú trọng tính phổ thông, cơ bản, toàn diện nhằm phát huy tối đa tiềm năng cá nhân, đồng thời phát triển kiến thức, kĩ năng cần thiết làm điều kiện cho việc học tập suốt đời.
- Chú trọng phát triển KN giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Thiết kế nội dung môn học theo hướng tích hợp.
 	Tuy nhiên, một số nội dung chưa được thực hiện thường xuyên như: Thiết kế các chủ đề học tập mang tính liên môn, gắn với những vấn đề thực tiễn; Nội dung môn học có sự phân hóa hướng tới từng cá nhân người học. Kết quả này cho thấy nhận thức về dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS của một bộ phận nhỏ GV chưa đầy đủ, ngoài ra số ít GV cao tuổi, sức khỏe không tốt, sức ỳ lớn trước yêu cầu đổi mới nên việc thực hiện các nội dung dạy học, chuyển đổi sang phương pháp dạy học tích cực chậm và chưa hiệu quả.
2.2.2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Phương pháp dạy học là công cụ để tổ chức dạy học, với mong muốn tìm hiểu mức độ sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của trường Tiểu học Quảng Vinh, tôi đã tiến hành điều tra tập thể 30 GV và xử lý số liệu, tôi thu được kết quả như sau:
TT
Các PPDH
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
1
Kể chuyện
6
20.0
22
73.3
2
6,7
2
Vấn đáp
24
80,0
6
20.0
0
0.0
3
Thí nghiệm
4
13.3
22
73.4
4
13.3
4
Thảo luận nhóm
15
50.0
15
50.0
0
0.0
5
Giải quyết vấn đề
20
66.7
9
30.0
1
3.3
6
Tổ chức trò chơi
11
36.7
16
53.3
3
10,0
7
Dự án
4
13.3
19
63.4
7
23.3
8
Công não
15
50.0
12
40.0
3
10.0
9
Tình huống
7
23.3
20
66.7
3
10.0
10
Thuyết trình
7
23.3
21
70.0
2
6,7
Từ kết quả cho thấy các phương pháp dạy học chưa được sử dụng thường 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_o_truong_tie.doc