SKKN Một số biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm thông qua Ban cán sự lớp tại lớp 10A6 trường THPT Yên Định 1
Trong giáo dục, chúng ta cần sự hòa nhập mạnh mẽ với bên ngoài, nhưng sự hòa nhập đó luôn mang tính hai mặt của cuộc sống, cùng với những giá trị tốt đẹp ta tiếp thu được, nhưng cũng không ít mặt tiêu cực ta không muốn tiếp thu, nhưng nó vẫn đi theo ta suốt cả chặng đường. Chính điều này đã làm cho con người ta như đang đứng giữa nga ba đường và luôn phải suy nghĩ nên chọn ngã rẽ nào là đúng nhất.
Chúng ta thường có câu: trẻ em như là tờ giấy trắng mà ai trong chúng ta cũng có thể vẽ lên đó. Nói cách khác, học sinh cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng từ các luồng tư tưởng, các phong thái, tính cách của những người xung quanh. Đặc biệt hiện nay - thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, sự phát triển của mạng xã hội quá nhanh thì điều đó lại càng rất dễ.
Trên thực tế, nhiều học sinh tốt, có ý thức, chăm ngoan, chịu khó học hỏi, . nhưng những học sinh chưa nhận thức đúng đắn được việc học tập và rèn luyện cũng không ít. Hiện nay bất cứ trường nào, lớp nào cũng có những học sinh tốt và những học sinh chưa tốt. Lớp tôi chủ nhiệm ở đây cũng không ngoại lệ.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, những năm trước tôi chưa đi sâu, chưa chú ý nhiều đến công tác chủ nhiệm, chỉ mong là hoàn thành nhiệm vụ công tác chủ nhiệm và các công việc chủ nhiệm chỉ mang tính hình thức còn tôi chỉ chú ý tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì thế, ở những năm trước tôi chưa quan tâm đến việc xây dựng một tập thể Ban cán sự lớp tốt, có thể quản lớp những khi tôi không có mặt trên lớp, không quan tâm đến khả năng tự quản của một số đối tượng học sinh, nên Ban cán sự lớp hoạt động chưa hiệu quả.
Những vấn đề này đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại quá trình làm công tác chủ nhiệm của các năm trước, tôi thấy mình còn rất nhiều hạn chế và những hạn chế này cần được khắc phục ngay. Điều đó làm tôi suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao công tác chủ nhiệm của mình. Tôi đã nghĩ và thử nghiệm nhiều biện pháp. Và bây giờ tôi mong muốn tạo ra một bước ngoặt trong công tác chủ nhiệm.
1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Trong giáo dục, chúng ta cần sự hòa nhập mạnh mẽ với bên ngoài, nhưng sự hòa nhập đó luôn mang tính hai mặt của cuộc sống, cùng với những giá trị tốt đẹp ta tiếp thu được, nhưng cũng không ít mặt tiêu cực ta không muốn tiếp thu, nhưng nó vẫn đi theo ta suốt cả chặng đường. Chính điều này đã làm cho con người ta như đang đứng giữa nga ba đường và luôn phải suy nghĩ nên chọn ngã rẽ nào là đúng nhất. Chúng ta thường có câu: trẻ em như là tờ giấy trắng mà ai trong chúng ta cũng có thể vẽ lên đó. Nói cách khác, học sinh cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng từ các luồng tư tưởng, các phong thái, tính cách của những người xung quanh. Đặc biệt hiện nay - thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, sự phát triển của mạng xã hội quá nhanh thì điều đó lại càng rất dễ. Trên thực tế, nhiều học sinh tốt, có ý thức, chăm ngoan, chịu khó học hỏi, ... nhưng những học sinh chưa nhận thức đúng đắn được việc học tập và rèn luyện cũng không ít. Hiện nay bất cứ trường nào, lớp nào cũng có những học sinh tốt và những học sinh chưa tốt. Lớp tôi chủ nhiệm ở đây cũng không ngoại lệ. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, những năm trước tôi chưa đi sâu, chưa chú ý nhiều đến công tác chủ nhiệm, chỉ mong là hoàn thành nhiệm vụ công tác chủ nhiệm và các công việc chủ nhiệm chỉ mang tính hình thức còn tôi chỉ chú ý tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì thế, ở những năm trước tôi chưa quan tâm đến việc xây dựng một tập thể Ban cán sự lớp tốt, có thể quản lớp những khi tôi không có mặt trên lớp, không quan tâm đến khả năng tự quản của một số đối tượng học sinh, nên Ban cán sự lớp hoạt động chưa hiệu quả. Những vấn đề này đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại quá trình làm công tác chủ nhiệm của các năm trước, tôi thấy mình còn rất nhiều hạn chế và những hạn chế này cần được khắc phục ngay. Điều đó làm tôi suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao công tác chủ nhiệm của mình. Tôi đã nghĩ và thử nghiệm nhiều biện pháp. Và bây giờ tôi mong muốn tạo ra một bước ngoặt trong công tác chủ nhiệm. Tất cả những gì suy nghĩ và cách làm đã được tôi áp dụng thành công sẽ được tôi trình bày trong “Một số biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm thông qua Ban cán sự lớp”. Thông qua những biện pháp này có thể xây dựng được một đội ngũ Ban cán sự lớp tốt, đủ sức để quản lớp những khi giáo viên chủ nhiệm không có mặt trên lớp, và lớp vẫn hoạt động, duy trì được nề nếp như những khi có giáo viên chủ nhiệm lên lớp. Biện pháp này đã được tôi áp dụng trong năm học năm học 2017 - 2018 tại lớp 10A6 trường THPT Yên Định 1 và đã mang lại hiệu quả tích cực. 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm giảm bớt gánh nặng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm, và cũng giúp cho một số học sinh năng động, tự tin hơn trong các hoạt động tập thể và phát huy được thế mạnh của mình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 10A6 trường THPT Yên Định 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài này, tôi đã quan sát các giáo viên chủ nhiệm khác thực hiện quản lí học sinh, nhưng tôi thấy họ rất khó khăn trong việc quản lớp, xây dựng tổ chức lớp. Chính vì thế tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nghiên cứu nhiều tài liệu và đưa ra một số giải pháp 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu “Các biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm thông qua Ban cán sự lớp” tạo nên một tập thể đoàn kết, học tập tốt, hoạt động phong trào tập thể tốt tại lớp 10A6 trường THPT Yên Định 1. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Chắc rằng trong chúng ta ai cũng biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ các hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. Đối với giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông là người trực tiếp vừa “dạy” và vừa “dỗ”, đảm nhận nhiều gánh nặng cũng như những trọng trách cao cả, là người quản lí toàn diện một tập thể học sinh của một lớp, có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa là học sinh đầu cấp, các em học sinh hầu hết đều đang trong độ tuổi trưởng thánh. Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định rõ được vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải nắm được đường lối, quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm cũng phải tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội tốt, tự rèn luyện mình ở mức độ cao hơn. Hàng năm khi được Ban giám hiệu nhà trường phân công nhiệm vụ, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì mình có thể được cống hiến một phần công sức của mình cho ngôi trường mà mình gắn bó. Lo là vì mỗi năm thì đối tượng học sinh lại khác nhau, tâm sinh lí của các em cũng có sự thay đổi theo từng độ tuổi, hoàn cảnh, có những em chăm ngoan học giỏi hơn và cũng có những em học sinh cá biệt hơn, nghịch ngợm hơn so với năm học trước... Năm nay tôi được Ban giám hiệu nhà trường tiếp phân công chủ nhiệm lớp 10A6, đây là lớp thuộc phân ban cơ bản C, phần lớn học sinh là nữ, chăm ngoan và có ý thức học tốt, thế nhưng, bên cạnh đó cũng còn có những em học sinh nghịch ngợm, còn lơ là trong việc học. Thực trạng vấn đề này đã đặt ra một số yêu cầu là tôi phải làm thế nào để các em cố gắng phấn đấu rèn luyện trong học tập cũng như trong các hoạt động phong trào của lớp để có sự khác biệt (tốt hơn) với các lớp khác trong khối và cũng như trong toàn trường. 2.2. Thực trạng của vấn đề Là một giáo viên trung học phổ thông, tôi vừa là một giáo viên bộ môn, và cũng vừa là một giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lí học sinh sao cho tốt, đó là một công việc khó và cũng rất nặng nề đối với người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Đối tượng học sinh lớp 10 là lứa tuổi “tinh nghịch”, lớn thì chưa lớn, nhỏ thì cũng không phải và có thể coi là “nửa nạc nửa mỡ”, các em cũng có những thay đổi về tâm sinh lý, tình cảm, dễ bị những tác động xấu từ bên ngoài nếu các em không được giáo dục tốt. Vào đầu năm học 2017 - 2018, sĩ số lớp tôi là 41 em, trong đó có 32 học sinh nữ và 9 học sinh nam. Một số học sinh trong lớp điều kiện gia đình cũng khó khăn, thiếu sự quan tâm sâu sát của gia định (thuộc hộ nghèo có 06 em học sinh, thuộc hộ cận nghèo có 09 em học sinh, có 04 em học sinh mồ côi cha, 01 học sinh mồ côi mẹ, 1 học sinh cha mẹ ly thân đang ở với Ông bà ngoại, 6 em bố mẹ đi làm xa ở với Ông bà ...), Ngoài ra còn một số cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học, giáo dục các em. Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường có tâm lí chán học, thường xuyên chơi game (Hùng, Quốc Cường, Linh...), một số em nữ có biểu hiện yêu sớm, nghiện fabook như em Hướng, Hằng, Hoa, Hải Anh, Thanh Phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong lớp cũng có một số em rất chăm chú, quan tâm đến đến học tập cũng như các hoạt động phong trào của lớp (Hà, Quỳnh, Ngô Hồng, Chi, Ánh, Thắng, Nam, Ngàn, Diệp...). Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ vần phải xây dựng được một Ban cán sự lớp thật tốt vừa có thể quản lí được học sinh trong lớp, vừa có thể là những người bạn thường xuyên tâm sự, chia sẻ những vui buồn của cuộc sống hàng ngày cùng nhau để cả lớp cùng đi lên. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.1. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp. * Cơ sở để chọn ban cán sự lớp Khi bắt đầu vào nhận lớp, tôi cố gắng nhớ hết tên học sinh trong lớp. Đây là điều rất quan trọng. Bởi con người, ai cũng muốn mình là người quan trọng đối với người khác, là người được người khác tôn trọng. Việc giáo viên gọi tên các em học sinh mới ngay những ngày đầu gặp nhau là biểu hiện của điều đó. Chắc chắn rằng học sinh sẽ rất vui, rất bất ngờ vì việc này. Chính điều này sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các em. Điều quan trọng là các em nhận được sự tôn trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với mỗi học sinh. Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện các kế hoạch chung của nhà trường, có thể ví dụ như những buổi lao động đầu năm, hoặc là buổi học nội quy nhà trường. Bằng những hoạt động như lao động, giáo viên chủ nhiệm sẽ định hình được đội ngũ Ban cán sự lớp sau này và đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh về sau. Sau khi nhận lớp, tôi cố gắng tìm hiểu ngay một số thông tin quan trọng của một số học sinh như: Địa bàn cư trú ở đâu, học sinh thuộc diện khó khăn, học sinh có hoàn cảnh cha mẹ đang trong tình trạng bất ổn về hôn nhân gia đình hoặc là một số thông tin về học lực và hạnh kiểm của các em ở các lớp cấp dưới, rồi năng khiếu của một số em ... Trên cơ sở những thông tin đó, trước những hành vi ứng xử của học sinh, tôi sẽ đưa ra được những biện pháp xử lí phù hợp, có thái độ, lời nói đúng mực, tránh đụng chạm đến những vấn đề tế nhị hay nhạy cảm của các em và cũng là để động viên kịp thời. Theo tôi nghĩ, khi mới nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm không nên áp đặt ngay những quy định của lớp, buộc các em vào ngay khuôn khổ của mình. Vì điều này sẽ tạo cho các sự gò bó, thiếu thiện cảm với giáo viên chủ nhiệm. Sau một thời gian làm quen được với lớp, đến tuần học đầu tiên, tôi cho cả lớp tiến hành bầu Ban cán sự lớp, chia lớp theo các tổ, nhóm. Để bầu Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả, hoạt động tốt, tôi đã tham khảo một số ý kiến từ những thầy cô giáo dạy ở trường trung học cơ sở xung quanh, và cũng tham khảo một số ý kiến của các em học sinh trong lớp thông qua các buổi lao động đầu năm. Tiêu chí một cán bộ lớp phải là người năng động, nhiệt tình, biết sống vì tập thể, không được ích kỉ ... cho nên khi chọn Ban cán sự lớp tôi cần chú ý đến tính cách của học sinh mà mình muốn chọn. Ngay những ngày đầu, lớp có một vài buổi học tập nội quy, lao động, tôi cũng có thể quan sát những học sinh mà mình có ý định đưa vào Ban cán sự lớp. Trong khi các em học sinh cả lớp lao động, tôi quan sát để đánh giá về ý thức, tác phong, trách nhiệm và khả năng phối hợp với các bạn khác. Đặc biệt trong giờ lao động, người giáo viên có thể sẽ chọn được một lớp phó lao động tốt. Khi quan sát, tôi không nhất thiết phải có mặt ở bên lớp mà tôi có thể quan sát học sinh từ xa, vì khi đó thái độ, ý thức, khả năng tư duy và uy tín của các em học sinh mới thực sự bộc lộ. Ngoài ý thức trách nhiệm, các thành viên trong Ban cán sự lớp còn phải có năng lực tốt. Muốn biết điều này cần phải dựa vào học bạ của học sinh ở các lớp dưới và tham khảo các giáo viên chủ nhiệm ở cấp hai. Khi chọn Ban cán sự lớp, tôi cố gắng phân chia ở mỗi địa bàn cư trú có một thành viên trong Ban cán sự lớp. Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt động của giáo viên mới có thể nắm bắt được tình hình các thành viên trong lớp thông qua các em. Tôi có thể cho một ví dụ cụ thể: Trường tôi đang công tác (trường THPT Yên Định 1) nằm ở Thị Trấn Quán Láo trung tân của huyện Yên Định và xã Định Tường: Lớp trưởng tôi chọn là một em học sinh thuộc Thị trấn Quán Lào, một lớp phó tôi chọn là một học sinh ở gần trường thuộc xã Định Tường, còn lớp phó còn lại tôi chọn em học sinh thuộc Định Hòa. Tương tự như vậy tôi cũng chọn tổ trưởng của các tổ cũng phân chia theo địa bàn cư trú. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc chọn Ban cán sự lớp rất quan trọng, nhưng các thành viên trong lớp cũng có vai trò không kém. Vì vậy khi lựa chọn giáo viên cần căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể, điều này thể hiện qua việc bình bầu dân chủ trong lớp. Khi tiến hành chia tổ, tôi cũng cần tạo ra sự đồng đều trong tổ, có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú, ... tương đồng nhau. Làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động. Khi tiến hành bầu Ban cán sự lớp, tôi nêu ra ý kiến: “Ban cán sự lớp do thầy chọn hay các em chọn?”. Khi học sinh cả lớp quyết định do các em chọn thì giáo viên chủ nhiệm cần thỏa thuận: “thầy đồng ý cho các em chọn nhưng khi chọn xong các em phải tôn trọng, hoạt động theo sự điều hành của các bạn trong Ban cán sự lớp”. Việc bầu chọn Ban cán sự lớp được tiến hành trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên ở tuần thứ nhất. Khi bầu Ban cán sự lớp, tôi thông qua các tiêu chuẩn của các chức danh được bầu. Có thể đưa ra một vài ví dụ: * Tiêu chuẩn của ban cán sự lớp. - Tiêu chuẩn của lớp trưởng Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, năng động, nhiệt tình, có khả năng tổ chức, có uy tín với các bạn trong lớp. Lớp trưởng không chỉ đơn thuần, nhất thiết phải là người đứng đầu lớp về học tập mà là người có khả năng tổng hợp, biết phân phối, giải quyết hài hòa, hợp lý các công việc, mối quan hệ để đưa thành tích tập thể lớp cũng như cá nhân được tiến lên. Trên kinh nghiệm và góc độ quan sát thì một lớp trưởng “cừ” phải có những tố chất sau: + Có tinh thần tập thể cao. Đây là tiêu chí quan trọng và đầu tiên của một lớp trưởng. Có vô số công việc đè lên vai khi các em làm lớp trưởng. Chính vì thế, song song với việc lo việc học tập và rèn luyện cá nhân thì công việc và lợi ích của tập thể phải đặt lên hàng đầu. + Nhanh nhẹn, hoạt bát và sôi nổi. Khi trên cương vị là lớp trưởng, lớp trưởng không chỉ đơn giản chỉ lo cho mình bản thân mình như những người bạn khác, mà còn phải lo cho cả tập thể. Đối với các bạn học sinh thì thường xuyên có những hoạt động đoàn thể và thi thoảng có “mini game, mini party” nên nếu không có sự nhanh nhẹn, sôi nổi thì khó có thể tổ chức được những hoạt động như vậy. + Có khả năng trong học tập và quản lý. Là một lớp trưởng, về lý thuyết phải là người dẫn đầu về tất cả. Tuy nhiên, thật khó để một bạn có đủ tiêu chí trên. Vì thế, một lớp trưởng chỉ cần có tương đối đầy đủ các điều kiện này cũng đủ để tạo ra uy tín và trọng lượng trong hành động. + Có khả năng chịu đựng cao. Hẳn không ít các bạn lớp trưởng từng nghe câu “trách nhiệm”. Trên cương vị lớp trưởng tổ chức, quản lý và duy trì lớp học thì luôn phải có trách nhiệm trước thầy cô và tổ chức. Vì vậy, mỗi khi có một sự việc nào đó xảy ra, người bị quy trách nhiệm đầu tiên chính là lớp trưởng. Do đó, lớp trưởng không thể thiếu khả năng chịu đựng. + Có chỉ số EQ cao. Đây là chỉ số “Trí tuệ cảm xúc”. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, dễ hiểu hơn là khả năng tương tác và xử lý tốt trong các tình huống. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng của một lớp trưởng, nó cũng là yếu tố quyết định thành công của mỗi cá nhân. Lớp trưởng cũng như người anh và “Làm anh khó đấy – phải đâu chuyện đùa”, đòi hỏi yêu cầu tổng hợp các khả năng cũng như hài hòa các mối quan hệ trong quản lý con người. Tuy nhiên đó cũng là một thử thách, trải nghiệm của các em. Sẽ có rất nhiều kỷ niệm vui để nhớ. - Tiêu chuẩn của lớp phó học tập: Học lực giỏi, hạnh kiểm tốt, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, tính tình hòa đồng, ... Qua các tiêu chuẩn mà tôi đưa ra như thế, các em học sinh trong lớp bắt đầu đã định hình được những người mà mình sẽ chọn. Chọn xong lớp trưởng, lớp phó học tập, đến lớp phó lao động (giáo viên có thể quan sát qua các buổi lao động đầu năm), giáo viên có thể chỉ định luôn và phân tích, đưa ra các lí do để các em học sinh trong lớp thuyết phục vì sao chọn em học sinh này . Đến lượt bầu lớp phó văn - thể - mĩ thì tôi đưa ra một số tiêu chí như học khá trở lên, có năng khiếu: ca hát, múa, hoặc có thể chơi được một loại nhạc cụ nào đó... sau đó các em học sinh trong lớp tự bầu. Sau đó là bầu thủ quỹ tôi cũng đưa ra một vài tiêu chí và hỏi ý kiến của các em học sinh trong lớp xem đã có em nào ở lớp dưới có kinh nghiệm, uy tín làm công việc này và để các em tự bầu. Khi bầu tổ trưởng, giáo viên cũng nên định hướng cho các em. Bên cạnh bầu lớp trưởng, lớp phó, thủ quỹ, tổ trưởng tôi còn định hướng cho các em lựa chọn ra một cán sự lớp làm thư ký, thông thường chúng ta đều nghĩ trong một lớp học không nhất thiết phải có thư ký, tuy nhiên tôi nghĩ đây lại là một móc xích quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý lớp. Kết quả bầu chọn Ban cán sự lớp 10A6 như sau: Lớp trưởng: LêThị Tú Hà Lớp phó học tập 1: Lê Thị Nam (chịu trách nhiệm các môn tự nhiên). Lớp phó học tập 2: Ngô Yến Quỳnh (chịu trách nhiệm các môn xã hội). Lớp phó lao động: Lê Văn Thắng Lớp phó văn - thể - mĩ: Lê Thị Hồng Phượng Thủy quỹ: Phạm Thị Chi. Thư ký: Lê Thị Thùy Dung Tổ trưởng tổ 1: Lê Thị Thúy Ngàn Tổ trưởng tổ 2: Lê Thị Diệp Tổ trưởng tổ 3: Lê Thị Loan Tổ trưởng tổ 4: Trần Quốc Tuấn 2.3.2. Xây dựng ban chấp hành chi đoàn lớp. * cơ sở bầu ban chấp hành chi đoàn. Bí thư chi đoàn và các Ủy viên Ban Chấp hành: Trực tiếp liên hệ với Đoàn trường trong công tác đoàn hàng tuần, tháng theo quy định. Đồng thời cũng là người tham mưu với giáo viên chủ nhiệm trong phân công các thành viên tham gia các hoạt động phong trào, đoàn thể nhà trường phát động. Theo tôi ban chấp hành chi đoàn lớp cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với lớp. Qua gợi ý phân công của các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm xem xét và phê duyệt. Đặc biệt, trong công tác này giáo viên chủ nhiêm cần quán triệt cho học sinh tinh thần hết mình, vô tư, không đặt nặng thành tích thi đua, hơn thua mà chủ yếu qua hoạt động này để rèn luyện tinh thần đoàn kết, tập thể và vì trách nhiệm chung trong tập thể. Tôi cũng đưa ra một số yêu cầu đối với các em, ví dụ như làm bí thư chi đoàn phải là người năng động, đã được kết nạp đoàn từ lớp dưới đồng thời phải có học lực đạt từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt và là người có khả năng văn nghệ một chút. Bầu ban chấp hành chi đoàn lớp được tổ chức trong buổi đại hội thành lập chi đoàn do Đoàn trường tổ chức. * Kết quả bầu Tại buổi Đại hội thành lập chi đoàn đã bầu ban chấp hành chi đoàn như sau: Bí thư: Ngô Thị Hồng. Phó bí thư: Lê Thị Tú Hà. Ủy viên: Lê Văn Thắng. Sau khi bầu chọn xong Ban cán sự lớp, tôi tiến hành phân công cụ thể cho từng chức cụ trong lớp: 2.3.3. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp. * Nhiệm vụ của lớp trưởng: Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng về việc quản lý , điều hành mọi mặt của lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm hoặc theo lệnh của giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể như sau: + Thay mặt giáo viên chủ nhiệm quản lý, duy trì trật tự kỷ cương, điều hành lớp thực hiện nội dung, kế hoạch theo qui định của trường , nhận chìa khóa phòng học tại phòng trực (bảo vệ). Chịu trách nhiệm về mọi hiện tượng và mọi việc xẩy ra ở lớp trong quá trình mình phụ trách. Khi có vụ việc mà mình không thể quản lý điều hành và xử lý được phải báo cáo gấp với người có trách nhiệm nơi gần nhất (Ban Giám Hiệu, Bảo vệ, giáo viên phụ trách Đoàn, giáo viên bộ môn hoặc bất cứ cán bộ – công nhân viên chức nào của trường). + Trước khi vào mỗi tiết học phải ghi sĩ số, tên học sinh vắng có phép hay không lên góc bảng phía cửa ra vào của lớp. Nếu phải di chuyển phòng học, tập hợp lớp theo 2 hàng dọc và chỉ huy di chuyển có trật tự về phòng được qui định. Nếu vắng giáo viên dạy phải báo cáo ngay với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách Đoàn để xử lý . + Thường xuyên theo dõi lịch công tác, thông báo của trường để triển khai công việc cho lớp đúng theo yêu cầu của trường. + Tuyệt đối chấp hành và thực hiện những yêu cầu, mệnh lệnh của giáo viên chủ nhiệm hay người có trách nhiệm của nhà trường, hoàn thành tốt các yêu cầu mệnh lệnh đó . + Cuối tuần phải báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình của lớp, đề nghị giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những cá nhân có thành tích, tiến bộ trong học tập, tu dưỡng rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay trách phạt những cá nhân vi phạm nội qui qui đinh của nhà trường, lớp. + Cùng với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các thành viên trong lớp trước khi nhà trường xét duyệt . * Nhiệm vụ của lớp phó: - Nhiệm vụ chung. Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về việc quản lý, điều hành những mặt, phần việc của lớp được phân công hoặc theo lệnh của giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể như sau: + Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công, điều hành thực thi và xử lý các công việc, phần việc được giao cũng như kết quả, hiệu quả các công việc đó. + Tuyệt đối chấp h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_li_hoc_sinh_cua_giao_vien_chu_nhi.doc