SKKN Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất học sinh tiểu học

SKKN Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất học sinh tiểu học

 Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. Vì vây, đồng thời với chăm lo tăng trưởng về kinh tế, phải chăm lo nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có một hệ thống giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới”. “ Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người”. Đó là những con người năng động, sáng tạo vừa “ hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. Đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Giáo dục phẩm chất đạo đức là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục phẩm chất là một mặt giáo dục quan trọng của giáo dục trong nhà trường. “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc rất quan trọng” ( Hồ Chí Minh- Bài nói chuyện với cán bộ, học sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/10/1954).

Đối với học sinh tiểu học phẩm chất là một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Ở bậc học này độ tuổi các em còn nhỏ, rất ngây thơ và trong trắng các em dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Cha ông chúng ta thường nói “ Dạy con từ thuở còn thơ”, “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những kết quả giáo dục có được ở lứa tuổi này có một ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến cuộc đời của đứa trẻ. Trong thực tế giáo dục, chúng ta thấy vẫn còn một số ít học sinh chưa đạt được các chuẩn mực phẩm chất. Các em còn lười học, lười lao động, cư xử thiếu lịch thiệp, suy nghĩ thiếu lành mạnh. Đây là vấn đề bức xúc mà cả xã hội đang quan tâm. Vấn đề này đặt ra cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và toàn xã hội cùng nhau giải quyết. Giáo dục phẩm chất cho học sinh tiểu học được xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra cơ sở vững chắc cho các hoạt động giáo dục khác.

 

doc 15 trang thuychi01 9852
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài :
 Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. Vì vây, đồng thời với chăm lo tăng trưởng về kinh tế, phải chăm lo nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có một hệ thống giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới”. “ Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người”. Đó là những con người năng động, sáng tạo vừa “ hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. Đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Giáo dục phẩm chất đạo đức là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục phẩm chất là một mặt giáo dục quan trọng của giáo dục trong nhà trường. “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc rất quan trọng” ( Hồ Chí Minh- Bài nói chuyện với cán bộ, học sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/10/1954).
Đối với học sinh tiểu học phẩm chất là một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Ở bậc học này độ tuổi các em còn nhỏ, rất ngây thơ và trong trắng các em dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Cha ông chúng ta thường nói “ Dạy con từ thuở còn thơ”, “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những kết quả giáo dục có được ở lứa tuổi này có một ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến cuộc đời của đứa trẻ. Trong thực tế giáo dục, chúng ta thấy vẫn còn một số ít học sinh chưa đạt được các chuẩn mực phẩm chất. Các em còn lười học, lười lao động, cư xử thiếu lịch thiệp, suy nghĩ thiếu lành mạnh. Đây là vấn đề bức xúc mà cả xã hội đang quan tâm. Vấn đề này đặt ra cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và toàn xã hội cùng nhau giải quyết. Giáo dục phẩm chất cho học sinh tiểu học được xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra cơ sở vững chắc cho các hoạt động giáo dục khác.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của việc giáo dục phẩm chất cho học sinh, trước tình hình thực tế, người quản lý phải tìm những biện pháp để từng bước tháo gỡ những tồn tại trên. Là một cán bộ làm công tác quản lý ở trường Tiểu học, bản thân tôi đã có nhiều trăn trở về vấn đề trên và quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất học sinh tiểu học”. 
Tôi xin trình bày những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện tại trường Tiểu học nơi tôi đang công tác. nhằm đóng góp một một phần nhỏ kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục phẩm chất cho học sinh để phần nào đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. 
 - Mục đích nghiên cứu: 
 Nghiên cứu thực trạng vấn đề giáo dục phẩm chất của học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường tiểu học nói riêng. Từ đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất ở trường Tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh trường Tiểu học ,Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá.
 - Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu qua tài liệu.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp khảo sát.
+ Phương pháp phân tích , tổng hợp. 
 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1:Cơ sở lý luận : 
Mục tiêu giáo dục trong nhà trường tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về một con người toàn diện. Đó là con người mới xã hội chủ nghĩa, con người có trí tuệ, có đạo đức, có thể chất, có kĩ năng cơ bản để sống, giao tiếp, học tập, lao động,làm nền tảng để học sinh tiếp tục rèn luyện, phấn đấu ở cấp học trên.
Mục tiêu giáo dục phẩm chất cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh, với cộng đồng. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của bản thân và của mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đạo đức đã học; có kĩ năng lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các tình huống đơn giản của cuộc sống. Bước đầu giúp các em có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của mình, có trách nhiệm với bản thân, với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người, biết yêu cái thiện, ghét cái ác, không đồng tình với cáí sai, cái xấu 
Theo quan điểm Mác xít phẩm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người .
Việc giáo dục phẩm chất cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. 
Giáo dục phẩm chất cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm- nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. 
Cấp tiểu học – cấp học có vị trí nền móng (luật giáo dục) trong hệ thống giáo dục quốc dân. Như trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục phẩm chất cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. 
Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm "phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng" cho học sinh. 
Việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, không đơn thuần trên lý thuyết, mà phải truyền thụ, trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội. 
Phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách, đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực. Sự hài hoà giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội con người. Như Bác Hồ nói:
 " Có tài mà không có đức là con người vô dụng 
 Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó " 
Vì vậy việc quản lý hoạt động giáo dục phẩm chất đạo đức trong nhà trường là một trong những biện pháp quản lý rất quan trọng đối với người quản lý. 
Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục phẩm chất đạo đức của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân.
Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể là:
Trong gia đình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động lười học, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, ăn quà vặt, ý thức tu dưỡng đạo đức chưa cao. thiếu liên tục, thiếu tự giác  
Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như một số tụ điểm chơi game,quán chat, chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em. 
Trong nhà trường: học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh lớp 2 vừa được học bài “Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại rất mất trật tự trong giờ học hoặc vứt rác bừa bãi ở sân trường. Học sinh vừa được học bài “Lễ phép vâng lời thày cô giáo” nhưng lại chỉ chào hỏi thầy cô giáo dạy mình hoặc không biết cảm ơn, xin lỗi khi được người khác giúp hay làm điều gì đó không phải. Sở dĩ vẫn còn có các các hiện tượng trên tôi nghĩ nguyên nhân do:
- Về phía gia đình học sinh: Nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn, phải bươn chải kiếm tiền hoặc chạy đua làm ăn, kiếm nhiều tiền, lo làm giàu, đi làm ăn xa, đi làm công ty tối ngày chưa thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái.
- Về phía giáo viên: còn coi nhẹ công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Một số thầy cô giáo chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hoá, chưa thực sự chú trọng đến việc giảng dạy tốt môn học đạo đức cho các em. Nếu có dạy chỉ cung cấp cho các em về mặt lý thuyết mà coi nhẹ thực hành. Trong giờ học, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải. Hình thức tổ chức dạy học đơn điệu. Học chưa đi đôi với hành. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên chưa sát với mục đích yêu cầu của bài giảng. Một số trường, cán bộ quản lý trường học (hiệu trường, phó hiệu trưởng) chưa nhận thức rõ vấn đề này, chưa quán triệt một cách đúng đắn, sâu sắc nội dung cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em thông qua bài giảng của các môn học đặc biệt ở môn đạo đức, thông qua việc phối kết hợp giữa: nhà trường – gia đình – xã hội. 
 2.2: Thực trạng về phẩm chất đạo đức của học sinh Tiểu học:
 2.1. Tình hình địa phương:
Quảng Đại là một xã ven biển, nằm ở phía nam thị xã Sầm Sơn. Đa số dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt hải sản, và đi làm ở xí nghiệp giầy da. Những năm gần đây tình hình kinh tế, chính tri, an ninh và trật tự xã hội có nhiều chuyển biến, Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2010. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp xây dựng nhiều. Lãnh đạo địa phương chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, đầu tư đáng kể cho việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho các cấp học trên địa bàn xã, động viên tinh thần, vật chất kịp thời cho đội ngũ giáo viên và học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập. Tuy vậy trên địa bàn xã tệ nạn xã hội vẫn diễn ra phức tạp như : trộm cấp, cờ bạc, lô đề, đánh chửi nhau học sinh đã tận mắt chứng kiến công an bắt những vụ buôn bán ma tuý, đánh nhau, trộm cắp, nạn lô đề, cờ bạc Đây là một vấn đề ánh hướng lớn đến việc giáo dục và hình thành nhân các cho học sinh tiểu học.
2.2. Tình hình nhà trường:
Trường Tiểu học Quảng Đại có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt; nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lí đoàn kết, thống nhất, có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là nâng cao chất lượng chuyên môn, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Các hoạt động đoàn thể trong nhà trường được lồng ghép để giáo dục học sinh. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tố chức nhiều sân chơi cho học sinh cùng tham gia theo chủ đề của năm học.như ; Thể dục nữa buổi, múa hát sân trường, thi tiếng hát và kể chuyện cấp thị, thi nghi thức dội do thị đoàn tổ chức. tổ chức các trò chơi dân gian, thi "Rung chuông vàng", thi tìm hiểu về truyền thống địa phương , nhận chăm sóc di tích lịch sữ địa phương 
Tuy nhiên, hiện nay, việc giáo dục phẩm chất đạo đức trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển làm cho trẻ dễ dàng tiếp cận và từ đó làm cho các em dễ dàng tiếp nhận những điều xấu. Bên cạnh đó, ở gia đình và ngoài xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học trong nhà trường. Những điều trái ngược này là do người lớn thực hiện một cách thường xuyên trực tiếp trước mắt các em. Đó là các ý thức như: giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay lịch sự không đựoc cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy. Những điều trái ngược này ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Các em có hoàn toàn tin vào những điều thầy cô dạy bảo? Hay các em phải làm theo cha mẹ và những người xung quanh? Và dần dần có thể thấy hình ảnh học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, thương yêu bạn bè đang bị phai nhạt ở đâu đó.
Cho dù có gặp nhiều khó khăn đến đâu, với bản chất là một trong những đơn vị văn hoá giáo dục quan trọng đối với học sinh bậc tiểu học, nhà trường luôn tìm ra những biện pháp khắc phục để đảm bảo việc giáo dục phẩm chất đạo đức đạt yêu cầu theo sự phát triển của kinh tế - văn hoá - xã hội trong thời kì hội nhập.
2.3: Nững biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh:
Xác định việc giáo dục phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp. Tôi xin được đề cập một số biện pháp cơ bản sau:
a- Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh.
 - Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình các em
 Có thể nói gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. gia đình và truyền thống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Mọi người trong gia đình có quan hệ đối xử tốt, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, có tôn ti trật tự, ông bà, cha mẹ, anh chị thật sự là tấm gương để học sinh noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu sẽ có nền tảng phẩm chất đạo đức tốt và ngược lại. Nhà trường và thầy cô chỉ là mối liên hệ là gắn kết, hỗ trợ với gia đình trong biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh sao cho phát triển hơn hoặc hạn chế bớt những tác hại ảnh hưởng đến trẻ. Chính vì vậy việc thầy cô phối kết hợp với cha mẹ học sinh là hết sức cần thiết, tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình giáo dục học sinh tốt hơn.
+ Thành lập hội cha mẹ học sinh.
 Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh 3 lần/năm. Đầu mỗi năm học cần kiện toàn chi hội trưởng cha mẹ học sinh các lớp đến ban chấp hành hội.
 Tạo điều kiện cho hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của hội. Từng thành viên trong BCH nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua nhà trường các GVCN thông báo với các bậc cha mẹ học sinh.
 + Thông qua sổ liên lạc.
 - Chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm (4 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em. Ngược lại giáo dục cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà. Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
+ Thông qua các buổi họp phụ huynh.
- Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường tới các bậc phụ huynh đôn đốc học sinh thực hiện. 
- Thông qua với gia đình về các chuẩn mực phẩm chất đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể riêng với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng.
- Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ sách, có một môi trường sống lành mạnh. Cha mẹ anh chị em có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các em.
+ Thông qua việc thăm hỏi gia đình học sinh 
Chỉ đạo GV làm tốt công tác chủ nhiệm dành thời gian để đi thăm gia đình một số học sinh , HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. HS cần được giáo dục và giúp đỡ để nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh của từng em để kết hợp với phụ huynh học sinh tìm cách uốn nắn, giáo dục giúp đỡ các em ngày càng tiến bộ. Liên đội, GVCN và nhà trường cần thông báo cho cha mẹ học sinh về những loại sách vở và đồ dùng cần thiết cho con em học tập; Yêu cầu phụ huynh nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ để các em đến trường học khỏi lúng túng vì nếu thiếu đồ dùng học tập sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh như tự ti, mặc cảm hoặc có thể tạo tình huống cho các em lấy cắp đồ dùng học tập của bạn bè mình.
Đề nghị cha mẹ học sinh cần phải quan tâm đặc biệt đến việc học ở nhà của học sinh, hằng ngày bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với các em về việc học ở trường, về mối quan hệ giữa con mình với bạn bè và thầy cô giáo để kịp thời giúp con mình vượt qua những khó khăn trong học tập và sinh hoạt tập thể. Khi con cái có sai phạm (ở trường hoặc ở nhà) cha mẹ không nên đánh mắng con mà cần bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm cách khuyên nhủ để con cái biết sửa những lỗi lầm mắc phải, trong việc giáo dục con em, phụ huynh cần chú ý kết hợp với GVCN, TPT đội và nhà trường thật nhuần nhuyễn để đạt được hiệu quả cao.
Phối hợp với hội cha mẹ học sinh của lớp để tìm biện pháp giáo dục, giúp đỡ những em chưa ngoan
 - Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương. 
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt sao, đội nhi đồng. Ngoài hoạt động ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể các xóm. Đoàn thể trực tiếp quản lý các em là đoàn thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này. Với địa bàn xã rộng có thôn xóm chúng tôi đã phân công giáo viên phụ trách phối kết hợp với các đoàn thể trong xóm tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục: sửa sang tượng đài liệt sĩ, giúp đỡ người cô đơn không nơi nương tựa, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, chăm sóc khu di tích lịch sữ.. Vào những ngày lễ kỉ niệm lớn trong năm, phối kế t hợp với hội Cựu chiến binh, mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ., Phối hợp với trạm y tế khám chữa bện ban đầu cho HS, Với học sinh tiểu học việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có nhân cách toàn diện.
 b-Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh.
 - Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Đối với HS tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận nhưng cũng với những điều đó được thầy cô yêu cầu thì các em lại phục tùng một cách tuyệt đối. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo bậc tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh. Điều này xuất phát từ sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học. Hiện nay sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học được thể hiện rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thầy cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_li_chi_dao_nang_cao_chat_luong_gi.doc