SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa tổ chức công đoàn với ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay

SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa tổ chức công đoàn với ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay
  1. Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng xây dựng đảng và chính quyền; đồng thời có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước yêu cầu đổi mới về công tác Giáo dục - Đào tạo; Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đổi mới về giáo dục, tiến tới, hiện đại, đạt ngang tầm với các nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Để thực hiện những chủ trương lớn đó, Công đoàn ngành đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt các chủ trương lớn đó. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn nhà trường là một đòi hỏi tất yếu trong việc biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành trở thành hiện thực. Với những ý nghĩa to lớn đó, là một cán bộ công đoàn cấp cơ sở chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn nhà trường không những là trách nhiệm của người làm công tác cán bộ công đoàn mà còn là vinh dự, trách nhiệm của mỗi đoàn viên chúng ta; Đặc biệt là việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường trong việc cải tiến và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với công tác quản lý và giảng dạy của mình.
  2. Công đoàn ngành giáo dục nói chung và công đoàn trường THPT Quỳnh Lưu 2 nói riêng có một đặc thù khác với nhiều tổ chức công đoàn lao động khác; vì công đoàn nhà trường gồm những người lao động trí thức; các đoàn viên công đoàn viên là những thầy cô giáo trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh, do vậy mỗi cử chỉ, lời nói, hành động của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường cũng khác với kết quả của người lao động khác bởi sản phẩm làm ra của họ không phải là những vật chất cụ thể mà là sản phẩm của trí tuệ và đạo đức con người. Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” mà nghề nhà giáo là nghề trồng người, đó là nghề vì lợi ích trăm năm, một nghề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâudài.
  3. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một vấn đề cực kỳ cấp bách nhưng lại là vấn đề khó nếu như chỉ có bộ phân chuyên môn nhà trường thực hiện; Vì vậy cần phải có lực lượng các đoàn thể kết hợp hỗ trợ, động viên giúp đỡ. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường. Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, phong trào thi đua muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp thực hiện đồng bộ của nhiều tổ chức trong đó Công đoàn trong trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu giữa Công đoàn và nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất, đồng bộ và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện và phát động các phong trào thi đua trong nhà trường.


Ðổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục và Ðào tạo hiện nay. Ðồng hành cùng chuyên môn, Công đoàn trường đã thể hiện vai trò của mình qua nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua; phát huy chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động để phát huy sức sáng tạo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo. Công đoàn THPT Quỳnh Lưu 2 luôn đoàn kết, luôn phát huy hết mình chức năng, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn để đồng hành cùng nhà trường nâng cao, phát triển mọi hoạt động giáo dục. Tổ chức công đoàn luôn là điểm tựa, là niềm tin cho mọi CB,GV,CNV trong nhà trường.

docx 61 trang Thu Kiều 03/10/2024 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa tổ chức công đoàn với ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 =====    =====
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN 
VỚI BAN CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 
 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 Lĩnh vực: Công đoàn
 Năm học 2022 - 2023 CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
T.T Chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ
 1 CBNGNNLĐ Cán bộ nhà giáo người lao động
 2 CĐCS Công đoàn cơ sở
 3 LĐLĐ Liên đoàn lao động
 4 GDVN Giáo dục Việt Nam
 5 THPT Trung học phổ thông
 6 SHCM Sinh hoạt chuyên môn
 7 CNTT Công nghệ thông tin
 8 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
 9 BHXH Bảo hiểm xã hội
 10 BHYT Bảo hiểm y tế
 11 BGH Ban giám hiệu
 12 BCH Ban chấp hành
 13 CLB Câu lạc bộ
 14 GV Giáo viên
 15 HS Học sinh
 16 CB,GV,CNV Cán bộ, giáo viên, công nhân viên 3.2. Công đoàn phối hợp với ban chuyên môn trong việc đổi mới sinh hoạt tổ, 
nhóm chuyên môn trong trường và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm
Quỳnh Lưu - Hoàng Mai ............... 16
3.3. Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn để thành lập các CLB học tập,
CLB năng khiếu góp phần phát triển năng lực cho học sinh ..... 22
3.4. Tích cực động viên, bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học kỷ thuật cho giáo viên và học sinh .. 27
3.5. Nâng cao nhận thức cho CBNGNLĐ về tầm quan trọng của việc xây
dựng “Trường học hạnh phúc”, “Lớp học hạnh phúc” trong giai đoạn hiện nay. 30
3.6. Phối kết hợp để theo dõi, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của
cán bộ giáo viên trong năm học  32
3.7. Thực hiện chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ chuyên môn và kiểm tra,
đánh giá giáo viên....................................................................................................34
4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm  35
4.1. Những kết quả đạt được .. 35
4.2. Ưu điểm và hạn chế..........................................................................................36
4.3. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................37
5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã triển khai..............38
5.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................38
5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................39
5.2.1. Nội dung khảo sát..........................................................................................39
5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................................39
5.3. Đối tượng khảo sát ...........................................................................................39
5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề
xuất ..........................................................................................................................40
5.4.1. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất...........................40
5.4.2. Kết quả khảo sát sự khả thi của các giải pháp đề xuất ..................................40
6. Đánh giá kết quả thực nghiệm .........................................................................41
 Phần III. KẾT LUẬN ..........................................................................................43
 1. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................43
 2. Kết luận..............................................................................................................43
 3. Kiến nghị............................................................................................................43
 PHỤ LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 1.1. Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của 
Đảng, có chức năng xây dựng đảng và chính quyền; đồng thời có trách nhiệm 
chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao 
động. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước yêu cầu 
đổi mới về công tác Giáo dục - Đào tạo; Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều chủ 
trương lớn nhằm đổi mới về giáo dục, tiến tới, hiện đại, đạt ngang tầm với các nền 
giáo dục hiện đại trên thế giới. Để thực hiện những chủ trương lớn đó, Công đoàn 
ngành đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt các chủ 
trương lớn đó. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn nhà 
trường là một đòi hỏi tất yếu trong việc biến các chủ trương, chính sách của Đảng, 
Nhà nước và của Ngành trở thành hiện thực. Với những ý nghĩa to lớn đó, là một 
cán bộ công đoàn cấp cơ sở chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Đổi mới và nâng cao 
chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn nhà trường không những là trách 
nhiệm của người làm công tác cán bộ công đoàn mà còn là vinh dự, trách nhiệm 
của mỗi đoàn viên chúng ta; Đặc biệt là việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi 
đoàn viên trong công đoàn nhà trường trong việc cải tiến và nâng cao nghiệp vụ 
chuyên môn đối với công tác quản lý và giảng dạy của mình.
 1.2. Công đoàn ngành giáo dục nói chung và công đoàn trường THPT Quỳnh 
Lưu 2 nói riêng có một đặc thù khác với nhiều tổ chức công đoàn lao động khác; vì 
công đoàn nhà trường gồm những người lao động trí thức; các đoàn viên công 
đoàn viên là những thầy cô giáo trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh, do vậy 
mỗi cử chỉ, lời nói, hành động của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường cũng 
khác với kết quả của người lao động khác bởi sản phẩm làm ra của họ không phải 
là những vật chất cụ thể mà là sản phẩm của trí tuệ và đạo đức con người. Sinh thời 
Bác Hồ cũng đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm 
trồng người” mà nghề nhà giáo là nghề trồng người, đó là nghề vì lợi ích trăm năm, 
một nghề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài.
 1.3. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông thì việc 
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một vấn đề cực kỳ cấp bách nhưng lại là 
vấn đề khó nếu như chỉ có bộ phân chuyên môn nhà trường thực hiện; Vì vậy cần 
phải có lực lượng các đoàn thể kết hợp hỗ trợ, động viên giúp đỡ. Các tổ chức đoàn 
thể trong nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng 
để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực 
hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường. Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, 
phong trào thi đua muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp thực hiện đồng bộ 
của nhiều tổ chức trong đó Công đoàn trong trường học đóng một vai trò hết sức 
quan trọng. Nếu giữa Công đoàn và nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống 
nhất, đồng bộ và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, 
thực hiện và phát động các phong trào thi đua trong nhà trường.
 1 môn theo quy định của Bộ, của Sở, của địa phương; các văn bản, tài liệu về chỉ đạo 
hoạt động CĐCS của Tổng Liên đoàn LĐVN, Công đoàn GDVN, LĐLĐ Tỉnh, 
Công đoàn GD Nghệ An, CĐ trường THPT Quỳnh Lưu 2.
 - Phương pháp thực tiễn: Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn, hội thảo, 
nghiên cứu sản phẩm, phân tích thực trạng, tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
6. Điểm mới của sáng kiến
 Sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với Ban chuyên môn nhà trường góp 
phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường là một việc không thể thiếu trong 
hoạt động giáo dục hiện nay. Tổ chức công đoàn là một trong những tổ chức quan 
trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chuyên môn một nhà trường. Nhưng 
để phát huy được sự phối hợp đó trong trường học không phải là chuyện ngày một 
ngày hai mà phải là một quá trình. Với chúng tôi trong những năm làm Công đoàn 
chúng tôi đã rất quan tâm tới những biện pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của 
công đoàn phối hợp phát triển chuyên môn dạy và học. Chúng tôi đã và đang triển 
khai được nhiều hoạt động phối hợp có ý nghĩa rất lớn không những đối với các 
giáo viên, học sinh trong trường mà cả toàn xã hội. Vì vậy mà chúng tôi đã đúc rút 
được một số kinh nghiệm để cùng chia sẽ với các trường bạn.
7. Thời gian nghiên cứu
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong năm học 2022 - 2023. Thời 
gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
 3 Công đoàn cơ sở hoạt động với mục tiêu là : Chăm lo bảo vệ quyền và lợi 
ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; xây dựng mối quan hệ lao động hài 
hòa, ổn định, tiến bộ trong nhà trường; góp phần giúp nhà trường thực hiện mục 
tiêu giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí 
thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc 
và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực 
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 * Điều lệ Công đoàn khóa XII năm 2020, Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn 
của công đoàn cơ sở:
 - Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, 
đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; 
các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
 - Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn 
viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
 - Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, 
quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích 
hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật
 - Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân 
chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề 
nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ 
chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
 - Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ 
Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; 
quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện 
công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham 
gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng 
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính 
quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
 - Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn 
đối với từng loại hình công đoàn cơ sở.
 * Điều lệ Công đoàn khóa XII năm 2020, Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của 
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
 - Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn 
viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
 - Hướng dẫn, hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở về 
nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chủ 
trương, nghị quyết của công đoàn; tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao 
động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_giua_to_chuc_cong_doan_voi_ba.docx
  • pdfTHÁI HỮU THẮNG, NGUYỄN THỊ THU,TRẦN THỊ MINH THÙY - THPT QUỲNH LƯU 2 - LĨNH VỰC CÔNG ĐOÀN.pdf