SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là làm cho cả nước mạnh khỏe”, “Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được”.
Đối với trẻ mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước thì tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất để phát triển và hoàn thiện thể chất, nhân cách trong cuộc đời của con người. Một phương pháp hiệu quả nhất, nhằm giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong hiện tại và cả tương lai của dân tộc. Được thực hiện ngay từ tuổi đi học cho tới suốt cả quá trình lao động nghề nghiệp. Bởi với xu hướng của xã hội ngày nay thì không chỉ đơn thuần đòi hỏi một con người tài giỏi, mà là một con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Giáo dục thể chất trong trường mầm non có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.Vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với hoạt động thể chất giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các hoạt động thể chất sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được.
Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các bài tập phát triển vận động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi bài tập vận động khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên cho trẻ như: Ý chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội Tham gia luyện tập, trẻ không chỉ được rèn luyện củng cố kỹ năng vận động, mà còn được thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, mở rộng vốn từ. Từ đó, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ, ngôn ngữ và lao động.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non. Chính vì vậy mà năm học 2017-2018 tôi đã chọn “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN TRƯỜNG MẦM NON BA ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 25 - 36 THÁNG TUỔI Người thực hiện: Đỗ Thị Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ba Đình SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn BỈM SƠN NĂM 2018 MỤC LỤC TT Nội dung Trang A MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 B NỘI DUNG 2 1 Cơ sở lý luận 2 2 Thực trạng của vấn đề 3 3 Các biện pháp thực hiện 4 3.1 Biện pháp 1: Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 4 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng giờ học trên lớp 5 3.3 Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng, đồ chơi linh hoạt, sáng tạo 8 3.4 Biện pháp 4: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động 11 3.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp gia đình 12 4 Kết quả thực hiện 13 C KẾT LUẬN 13 Bài học kinh nghiệm 14 Tài liệu tham khảo 16 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là làm cho cả nước mạnh khỏe”, “Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được”. Đối với trẻ mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước thì tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất để phát triển và hoàn thiện thể chất, nhân cách trong cuộc đời của con người. Một phương pháp hiệu quả nhất, nhằm giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong hiện tại và cả tương lai của dân tộc. Được thực hiện ngay từ tuổi đi học cho tới suốt cả quá trình lao động nghề nghiệp. Bởi với xu hướng của xã hội ngày nay thì không chỉ đơn thuần đòi hỏi một con người tài giỏi, mà là một con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Giáo dục thể chất trong trường mầm non có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.Vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với hoạt động thể chất giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các hoạt động thể chất sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các bài tập phát triển vận động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi bài tập vận động khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên cho trẻ như: Ý chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội Tham gia luyện tập, trẻ không chỉ được rèn luyện củng cố kỹ năng vận động, mà còn được thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, mở rộng vốn từ. Từ đó, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ, ngôn ngữ và lao động. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non. Chính vì vậy mà năm học 2017-2018 tôi đã chọn “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 25-36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giúp trẻ củng cố và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể, tăng cường khả năng làm việc của các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng sẽ phản ứng và có sự chống lại tốt hơn với những ảnh hưởng xấu đến từ môi trường. Nhằm giúp trẻ hình thành thói quen vận động cơ bản như: bò, đi, chạy, nhảy, ném và leo trèo Phát triển những tố chất về mặt thể lực như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ hình thành thói quen vận động giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe sau này. 3. Đối tượng nghiên cứu Các cháu 25-36 tháng tuổi học tại trường Mầm non Ba Đình do tôi trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở của chương trình các môn học giáo dục mầm non nói chung, đặc biệt là môn thể dục nói riêng. Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu và thực hiện giảng dạy tại lớp, tôi đã đưa ra các phương pháp sau: - Phương pháp dùng lời - Phương pháp thực hành luyện tập - Phương pháp trò chơi - Phương pháp thi đua - Phương pháp lồng ghép tích hợp B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Như chúng ta đã biết phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Ngành học mầm non là ngành học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hình phát triển cho trẻ sau này và là nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo. Đất nước ta đang hội nhập và phát triển, giáo dục mầm non cũng đang cố gắng tiếp cận với trình độ của các nước tiên tiến. Vì vậy đổi mới phương pháp, hình thức dạy trẻ là việc làm cần thiết. Phát triển thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể, đặc trưng cho quá trình trưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn phát triển. Tiết học thể dục là hình thức cơ bản nhất trong các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ, nhiệm vụ chuyên biệt của tiết học thể dục là dạy trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động đúng, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, củng cố sức khỏe của trẻ, đồng thời giáo dục trẻ những tình cảm tốt đẹp với thể dục. Toàn bộ nội dung của giáo dục thể chất cho trẻ như: luyện tập thể dục, trò chơi vận động đều được giáo viên tiến hành với trẻ trên các tiết học. Còn các hình thức giáo dục thể chất khác chủ yếu sử dụng các kỹ năng vận động mà trẻ đã học trên tiết học thể dục. Xuất phát từ đặc điểm sinh lí trẻ nhỏ thường phát triển vận động theo một “khuôn mẫu” hoặc theo một trình tự nhất định. Ở độ tuổi 25-36 tháng vai trò điều chỉnh ở lứa tuổi này tốt hơn, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng hơn, trẻ luôn có nhu cầu thích được vận động, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh. Do đó các hoạt động rèn luyện, phát triển vận động giúp trẻ có thể điều khiển được mọi hoạt động của bản thân và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Ở lứa tuổi nhà trẻ, đang trong thời kỳ phát triển các chức năng tâm sinh lý chưa rõ rệt, trẻ chưa lĩnh hội được kiến thức một cách riêng biệt mà tiếp nhận kiến thức theo các hình thức mang tính tích hợp theo các chủ đề xuyên suốt và tổ chức bài dạy dưới dạng trò chơi, hay theo một kịch bản, thì trẻ sẽ hứng thú học và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng không gò bó, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy cô giáo mầm non cần phải thay đổi hình thức dạy học để thu hút trẻ tham gia tập luyện. 2. Thực trạng của vấn đề Năm học 2017- 2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 25-36 tháng tuổi với tổng số là 22 cháu, trong đó 10 cháu nam, 12 cháu nữ. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học. Được tham gia học chuyên đề do ngành tổ chức, học bồi dưỡng thường xuyên và học hỏi đồng nghiệp để nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn. Phòng học rộng rãi thoáng mát có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học tập và vui chơi của các cháu. Sự ủng hộ nhiệt tình của hội phụ huynh hỗ trợ kinh phí để mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học và dạy đạt kết quả cao. b. Khó khăn Ở độ tuổi 25-36 tháng tuổi cơ thể của trẻ còn non nớt, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi do thời tiết nên các cháu đi học chưa thường xuyên, hay bị ốm, nhất là trong mùa đông. Các cháu lần đầu ra lớp nên chưa có thói quen nề nếp, còn rụt rè nhút nhát, từ đó cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc dạy vận động cho trẻ nói riêng. c. Kết quả thực trạng Với những thuận lợi và khó khăn trên và qua thời gian theo dõi các cháu tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng cháu. Tôi đã bắt tay vào tiến hành khảo sát mức độ tích cực vận động của từng cháu từ đó có những biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp để phát triển thể chất cho trẻ một cách tốt nhất. Kết quả cho thấy như sau: Tổng số trẻ Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Tốt Khá TB ST TL ST TL SL TL 22 Trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia luyện tập 8 36% 9 41% 5 23% 0 Khả năng vận động của trẻ 7 32% 10 45% 5 23% 0 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy số cháu có khả năng và mức độ tích cực vận động tốt đạt kết quả thấp, tôi thiết nghĩ rằng cần phải suy nghĩ tìm tòi ra những giải pháp phù hợp để trẻ chủ động, tự giác tham gia vào quá trình tập luyện; trẻ có mong muốn được rèn luyện cơ thể, được tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất, hứng thú tích cực tập luyện; bộc lộ các kĩ năng, kĩ xảo vận động thành thạo trong hoạt động rèn luyện thể chất. Bản thân tôi đã đưa ra một số giải pháp sau: 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ Đặc thù của giờ thể dục đó là tính hiệu lệnh, muốn thực hiện các bài tập cho trẻ một cách khoa học đúng quy trình thì trước hết phải đưa trẻ vào nếp và cho trẻ làm quen với cách sắp xếp đội hình. Tuy nhiên, việc đưa các cháu vào nề nếp đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì các cháu ở lứa tuổi này hầu hết lần đầu tiên đến lớp, làm quen với cô với bạn mới nên các cháu còn nhút nhát sợ sệt, bên cạnh đó chú ý có chủ định chưa cao trẻ dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên. Vì thế, tôi đã tiến hành rèn nề nếp cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau, nhẹ nhàng, ân cần để không làm trẻ sợ và tự giác tham gia vận động. Ví dụ: Giờ thể dục sáng, vì các cháu còn nhỏ, lần đầu tiên đến lớp nên chưa biết xếp hàng và xếp hàng còn lộn xộn nên trước khi cho trẻ tập, tôi rèn cho trẻ xếp hàng theo tổ. Để trẻ không có cảm giác bị cô bắt buộc, tôi sử dụng giấy đề can cắt thành những hình bàn chân và dán xuống nền nhà, cho trẻ đứng lên những hình dán đó, trẻ rất thích thú với việc được ướm chân của mình lên bàn chân dưới nền nhà. Dần dần, khi trẻ biết cách xếp hàng thì tôi bỏ hình dán đi để cho trẻ xếp hàng theo hiệu lệnh, đồng thời khuyến khích trẻ bằng cách cho trẻ thi đua xếp hàng xem tổ nào xếp hàng nhanh và đẹp nhất sẽ được khen thưởng. Hình ảnh: Cho trẻ đứng lên bàn chân để xếp hàng Đặc biệt, tôi tổ chức cho trẻ các buổi tập đội hình để trong các giờ học thể dục trẻ có thể di chuyển đội hình như: vòng tròn, từ vòng tròn chuyển thành hàng ngang, từ hàng ngang chuyển sang hàng dọc một cách thành thạo. Dạy trẻ cách di chuyển đội hình linh hoạt, không làm mất thời gian của buổi tập, không làm hỏng các đồ đùng dụng cụ trong sân tập. Bên cạnh đó tôi rèn luyện cho trẻ biết chú ý lắng nghe hiệu lệnh, khẩu lệnh của cô khi tập các động tác của bài tập phát triển chung cũng như vận động cơ bản. Sau khi tập luyện song tôi yêu cầu trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng, dụng cụ tập luyện; từ đó trẻ có được nề nếp, thói quen tốt không chỉ với hoạt động phát triển thể chất mà còn ở tất cả các hoạt động khác. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng giờ học trên lớp Giờ học là hoạt động mà trẻ luôn phải tập trung có chủ đích để tiếp thu những kiến thức cô giáo muốn truyền đạt, nhất là hoạt động thể dục vốn khô cứng không mềm mại so với các hoạt động khác. Vì thế, ở mỗi bài học tôi luôn cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất để kích thích trẻ, thay đổi cách tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ không bị nhàm chán, dễ dàng hiểu được kỹ năng của vận động cơ bản mà tôi cung cấp. Ví dụ: Khi dạy trẻ Vận động: BTPTC: Tập với cờ VĐCB: Bò trong đường hẹp TCVĐ: Mèo và chim sẻ (Chủ đề: Bé và các bạn) Tôi tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đầu tư vào giờ dạy, tìm cách sáng tạo cho giờ dạy, tổ chức cho trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” đặc biệt chú trọng hình thức thi đua, khen thưởng để tạo được sự hứng thú cho trẻ. Tôi xây dựng giờ học thành hội thi, cho trẻ đóng vai là các vận động viên tham gia còn tôi đóng vai là người dẫn chương trình, tôi dẫn dắt giờ học như sau: “Xin chào các quý vị đại biểu cùng toàn thể các vận động viên, hội thi hôm nay vinh dự được chào đón các vận động viên nhí đến từ lớp 25-36 tháng tuổi trường mầm non Ba Đình đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng. Hội khỏe bé mầm non hôm nay gồm có 3 phần: Phần thi thứ nhất: Màn đồng diễn thể dục Phần thi thứ 2: Bé thi tài Phần thi thứ 3: Chung sức Bây giờ xin mời các vận động viên chúng ta bước vào phần thi thứ nhất...”. Cứ như vậy tôi dẫn dắt trẻ vào các bài tập một cách tự nhiên, tạo bầu không khí vui vẻ, phấn khởi và hào hứng vận động. Nhưng không làm thay đổi mục đích của bài học là rèn kĩ năng vận động cho trẻ. Hình ảnh: Tổ chức giờ học theo hình thức hội thi Cũng là phần khởi động cho trẻ, nhưng không phải ở tiết học nào tôi cũng giập theo khuôn mẫu làm các vận động viên đến hội thi, mà căn cứ vào chủ đề đang thực hiện, tôi linh hoạt thay đổi các hình thức cho trẻ khởi động khác nhau, như khởi động bằng bài hát, hoặc khởi động dưới nền nhạc. Nhưng mỗi hình thức đều phù hợp với chủ đề. Bằng các hình thức khác nhau như vậy sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia khởi động để bước vào các bài tập một cách tốt nhất. Ví dụ: Dạy trẻ BTPTC: Gà con VĐCB: Đi theo đường ngoằn ngoèo TCVĐ: Gà vào vườn rau (Chủ đề: Những con vật đáng yêu) Với bài này tôi cho trẻ đóng vai làm gà con, tôi làm gà mẹ, và nói: “Đã đến giờ đi kiếm ăn rồi, các con cùng theo mẹ ra vườn nào, đường đi đến vườn rất là xa cho nên các con chú ý đi theo mẹ, theo đàn, theo tiếng của mẹ gọi để không bị lạc các con nhé”. Sau đó tôi trẻ đi - chạy nhanh - chạy chậm theo tiếng “Cục tác! Cục tác!...” kết hợp trên nền nhạc. Đối với phần dạy trẻ tập bài tập phát triển chung, bên cạnh việc căn cứ vào các chủ đề đang thực hiện để chọn bài tập phù hợp thì việc lựa chọn các động tác cho trẻ tập cũng được tôi lựa chọn kỹ lưỡng. Bởi lẽ đây là bài tập không chỉ phát triển các nhóm cơ và hô hấp hay cử động của bàn tay, ngón tay mà nó còn góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện vận động cơ bản. Tôi căn cứ vào mục đích của bài tập để lựa chọn động tác cho trẻ tập nhiều hơn, nhằm bổ trợ kỹ năng cho trẻ thực hiện vận động cơ bản hiệu quả hơn. Ví dụ: Vận động cơ bản là “Trườn dưới vật” thì động tác lưng, bụng của Bài tập phát triển chung tôi cho trẻ tập 3 lần 4 nhịp, vì đây là động tác bổ trợ kỹ năng trườn của vận động cơ bản. Các động tác khác chỉ tập 1-2 lần 4 nhịp. Sang đến phần vận động cơ bản, đây là phần trọng tâm nhất của bài vì thế tôi phải nghiên cứu kỹ động tác để làm mẫu cho trẻ. Khi làm mẫu tôi làm chậm từng động tác cho trẻ dễ quan sát, vừa làm mẫu tôi vừa kết hợp phân tích kĩ năng vận động bằng những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ tiếp thu kĩ thuật động tác được chính xác, nhanh chóng hình thành biểu tượng đúng về bài tập. Trong một lớp học không phải các cháu cùng một nhận thức và tiếp thu kiến thức như nhau, có cháu tiếp thu nhanh, có cháu tiếp thu chậm. Cho nên tôi luôn theo dõi sát sao trẻ trong quá trình tập luyện để sửa chữa động tác sai cho trẻ kịp thời; đặc biệt chú ý đến trẻ nhút nhát, kỹ năng luyện tập kém, sức khỏe hạn chế để giúp trẻ hoàn thành bài tập đúng kĩ năng mà bài tập yêu cầu. Ví dụ: Dạy VĐCB: “Ném xa bằng 2 tay”, cháu Quang Vinh là cháu khỏe mạnh và nhanh nhẹn của lớp, tôi để cháu tự lên lấy túi cát và ném xa theo hiệu lệnh của cô, tôi nhắc cháu cách đưa tay ném cho đúng. Nhưng với cháu Bảo Linh là cháu chậm chạp và nhút nhát, tôi dắt cháu lên tập, tôi cầm tay cháu cùng cháu ném 1-2 lần để cháu nắm được kĩ năng ném, sau đó tôi cổ vũ động viên cháu tự ném nhưng không đòi hỏi cháu thực hiện bài tập đúng một cách tuyệt đối, mà chỉ yêu cầu đúng những phần cơ bản của động tác. Nhờ vậy cháu rất vui, tự tin vì mình cũng làm được như các bạn và hào hứng tự giác tập luyện. Hình ảnh: Tập cho trẻ ném xa Trong quá trình tổ chức cho trẻ luyện tập, không phải bài tập nào tôi cũng thực hiện theo trình tự: tập mẫu, cho hai trẻ lên tập thử, lần lượt từng cá nhân, từng tổ. Mà tùy theo nội dung của bài tập và khả năng của trẻ tôi lựa chọn các hình thức khác nhau cho trẻ thực hiện. Ví dụ: Bài tập “Tung bóng bằng 2 tay” tôi có thể cho trẻ luyện tập theo tốp, mỗi tốp từ 3-4 trẻ cùng tập một lúc. Hay bài tập “Nhảy bật tại chỗ” tôi cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng vào giữa vòng tròn và cho tất cả trẻ cùng nhảy theo cô. Nhưng với bài tập “Bò trong đường hẹp” thì tôi lại không thể dùng hình thức cho cả lớp tập, vì khi cả lớp tập tôi sẽ không thể cùng một lúc quan sát được việc thực hiện vận động của tất cả trẻ, cho nên tôi tiến hành tổ chức cho trẻ tập cá nhân, thi đua xem bạn nào bò giỏi nhất, nhờ vậy tôi phát hiện được những thiếu sót của từng trẻ và có biện pháp giúp đỡ trẻ kịp thời. Sau khi trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản thì trò chơi vận động giúp trẻ củng cố rèn luyện cơ thể đồng thời cũng giúp trẻ thư giãn. Nên ở phần này tôi chú trọng vào việc tổ chức cho trẻ tham gia chơi một cách tự nhiên, mạnh dạn, chủ động chơi cùng các bạn. Ví dụ: Tổ chức trò chơi “Mèo và chim sẻ” tôi chọn những trẻ nhút nhát, rụt rè cho trẻ được đóng vai làm chú mèo đuổi bắt chim sẻ, và nói: “Các chú chim sẻ hãy chú ý cẩn thận và bay thật nhanh về tổ khi mèo xuất hiện nhé bởi chú mèo Hải Anh của chúng ta rất giỏi đấy”, khi được làm mèo trẻ rất vui, qua đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trước các bạn trong lớp. Kết thúc giờ học, hoạt động hồi tĩnh cho trẻ là phần không thể thiếu được bởi nó giúp trẻ lấy lại sự cân bằng cho cơ thể sau quá trình tập luyện liên tục ở các bài tập. Bên cạnh những hình thức cho trẻ đi một vòng quanh sân tập, hay làm chim bay cò bay trước kia, tôi còn tổ chức cho trẻ được lên bục nhận phần thưởng sau đó cho trẻ đi hồi tĩnh nhẹ nhàng dưới nền nhạc. Hình ảnh: Cho trẻ lên nhận quà Bằng những hình thức và phương pháp như trên bản thân tôi thấy được những thành quả đáng ghi nhận, các cháu không còn thấy mệt mỏi, nhàm chán mà các cháu đã tự giác học, không để cô phải nhắc nhiều; tham gia vào giờ thể dục một cách sôi nổi, giúp giờ học đạt kết quả cao. Sau mỗi giờ học tôi thấy chất lượng các cháu được nâng lên rõ rệt. 3.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng, đồ chơi linh hoạt, sáng tạo Việc sử dụng đồ dùng, dụng cụ luyện tập vận động cho trẻ khoa học, linh hoạt, sáng tạo sẽ mang lại thành công lớn trong quá trình phát triển vận động cho trẻ. Do đó yêu cầu đồ dùng phải đẹp, chính xác, đảm bảo an toàn cho trẻ, xong tùy vào từng bài tập mà cô giáo làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung bài học. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, tôi đã dựa vào nội dung bài tập để chuẩn bị đồ dùng cho trẻ kết hợp với lời giới thiệu hấp dẫn, sử dụng đồ dùng phù hợp, đúng lúc góp phần tạo được sự bất ngờ đối với trẻ và mang lại cho trẻ mong muốn được trải nghiệm, tập luyện. Ví dụ: Dạy trẻ BTPTC: Thỏ con VĐCB: Bật xa vào vòng TCVĐ: Trời nắng, trời mưa (Chủ đề: Những con vật đáng yêu) Tôi chuẩn bị mô hình đầm Sen (lá Sen làm vòng để trẻ nhảy bật vào), mô hình khu rừng có các chú bướm đang bay lượn, mũ Thỏ cho trẻ, một cô đóng vai bác Khỉ, tôi đóng vai bác Gấu và dùng lời giới thiệu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ: “Hôm nay bác mời các bạn Thỏ đến nhà chơi, đường đến nhà bác rất xa và khó đi, để đến được nhà bác các chú Thỏ của chúng ta phải lấy được chiếc chìa khóa do bác Khỉ trông coi để mở cánh cửa khu rừng bí ẩn, các chú Thỏ của chúng ta có muốn tham gia không? Bây giờ các chú Thỏ hãy cùng nhau biểu diễn cho bác Khỉ xem để làm cho bác vui nhé! (cho trẻ tập bài tập phát triển chung)... Bác Khỉ đã đưa chìa khóa cho chúng ta rồi, hãy cùng nhau mở cánh cửa khu rừng bí ẩn nào... Để đến được nhà bác các chú Thỏ phải đi qua được đầm Sen bằng cá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_van_dong_cho_tre_25_36_than.doc