SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, thông qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Hưng Lộc

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, thông qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Hưng Lộc

Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích cho xã hội. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức, có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của toàn xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp đối với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm: “Học bằng chơi - Chơi mà học” Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt: “Đức - Trí - Thể - Mỹ - lao động” .

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ em mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và học được từ tương ứng. Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành.

 

doc 24 trang thuychi01 21141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, thông qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Hưng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG..Trang 
1. MỞ ĐẦU......1 
1.1. Lý do chọn đề tài....1 
1.2. Mục đích nghiên cứu......2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
2. NỘI DUNG......................................................................................................3 
2.1. Cơ sở lý luận.......3 
2.2. Thực trạng vấn đề...........4 
2.3. Các biện pháp thực hiện.........5 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........18 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........19 
3.1. Kết luận19 
3.2. Kiến nghị.20 
Tài liệu tham khảo
Danh mục..
Phụ lục...
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
	Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích cho xã hội. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức, có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của toàn xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp đối với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm: “Học bằng chơi - Chơi mà học” Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt: “Đức - Trí - Thể - Mỹ - lao động” .
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ em mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và học được từ tương ứng. Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành.	
Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, nhất là đối với trẻ nhỏ thì đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người.
 Đặc biệt đối với hoạt động kể chuyện là một trong những hoạt động giúp trẻ làm quen thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn trí tuệ và tình cảm ngây thơ của trẻ. Sự nhạy cảm về lời hay ý đẹp trong tác phẩm văn học, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
 Thông qua kể chuyện rèn cho trẻ khả năng nghe, làm quen với ngôn ngữ, qua trao đổi đàm thoại với trẻ giúp trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, khả năng ghi nhớ ngôn ngữ, hoàn cảnh. Thông qua kể chuyện giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, biết yêu cái đẹp, đó là động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động. Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ em nói riêng là kho tang văn học quý báu được khai thai không ngừng, phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt là các tác phẩm thơ, truyện dành cho trẻ mầm non với hình tượng gần gũi, ngôn ngữ phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng bước chắp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động kể chuyện và tình hình thực tế ở trường, lớp là giáo viên trực tiếp đứng lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong quá trình dạy trẻ hoạt động với văn học. Tôi rất băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ là mình phải làm thế nào để những câu chuyện của cô đạt được những tác dụng về mọi mặt, mọi nội dung như mong muốn, khai thác được hết tác dụng trong mỗi câu chuyện để trẻ có thể lĩnh hội và cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp trong mỗi câu truyện góp phần vào việc giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách trẻ.
 Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, thông qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non Hưng Lộc”
1.2. Mục đích nghiên cứu	
 Tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi qua việc tổ chức cho trẻ chơi, qua tranh ảnh giúp trẻ kể chuyện một cách diễn cảm và góp phần phát triển nhân cách của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Trường Mầm non Hưng lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 	
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
+ Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp dùng lời nói và sử dụng hệ thống câu hỏi (Là sự trao đổi giữa cô và trẻ), cô hỏi, trẻ trả lời, từ đó giúp trẻ nhớ sâu hơn các nội dung của câu chuyện.
+ Phương pháp quan sát, phương pháp trực quan: Là phương pháp nhằm giúp trẻ quan sát các sự vật hiện tượng một cách trực tiếp, từ đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn
+ Phương pháp khảo sát thực tế: Là phương pháp tác động trực tiếp vào các đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúp con người nghiên cứu có ý tưởng và sáng tạo hơn. 
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp điều tra khảo sát, quan sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp xử lý thống kê, sử lý số liệu: Là sử dụng phương pháp toán để đánh giá kết quả tổng hợp những kinh nghiệm giảng dạy, từ đó rút ra những quy luật, hình thành và phát tiển của đề tài nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận	
 	Văn học nói chung và kể chuyện cho trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng là một hoạt động rất quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi này, là một phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn tả mạch lạc, biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, tượng thanh. Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập sáng tạo trong suy nghĩ.
Vậy làm thế nào để cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua chuyện kể? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học thông qua kể chuyện cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Trẻ cảm nhận được thế giới các loài vật, cỏ cây hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ xung quanh trẻ mà trẻ nhìn thấy được cũng như những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như: Làng quê, cánh đồng, dòng sông, khu phố, lớp học... Thông qua hoạt động kể chuyện trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô và trẻTrẻ cũng dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Câu chuyện có thể cần đề cặp đến những lực lượng siêu nhân như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của các tác phẩm chuyện làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần. 
Thông qua hoạt động kể chuyện là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật, giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm chuyện và hành động của các nhân vật trong chuyện. Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm. Vậy, để trẻ cảm thụ tốt được điều đó mỗi giáo viên phải cố gắng trong chăm sóc giáo dục trẻ để đưa ra những phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ phù hợp theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay. 
	Từ đó tôi nhận thấy rằng hoạt động làm quen với những câu chuyện có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, ý tưởng tình cảm của trẻ và qua cách kể chuyện giúp trẻ làm giàu vốn từ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc.
Các tác phẩm chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi giáo viên biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm chuyện thông qua hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó, giúp trẻ khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm qua các câu chuyện một cách tích cực. 
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó nên dạy trẻ làm quen văn học nói chung và dạy trẻ kể chuyện nói riêng là rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề 
* Thuận lợi
- Năm học 2018 - 2019, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3 - 4 tuổi B1 với tổng số là 27 cháu. 
- Lớp học được phân chia theo đúng độ tuổi nên thuận lợi cho việc rèn luyện và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Là giáo viện trực tiếp đứng lớp, với sĩ số 27 trẻ, nhìn chung các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, nên tôi nắm vững khả năng ngôn ngữ và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhất là trẻ 3 - 4 trẻ
- Bên cạnh đó nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ, luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Những năm học gần đây trường không những thu hút con em trong xã mà còn thu hút được trẻ ở các xã lân cận. 
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cũng như năng lực chuyên môn cho giáo viên, thường xuyên xây dựng, tổ chức tiết mẫu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, để giáo viên được dự giờ, trao đổi những kinh nghiệm về chuyên môn và các đồng chí đồng nghiệp.
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND và các bậc phụ huynh đã xây dựng ngôi trường hai tầng với khuôn viên sạch đẹp, khang trang, lớp học có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
Đa số phụ huynh quan tâm đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường và đa số rẻ có nề nếp thói quen trong sinh hoạt cũng như học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động .	
* Khó khăn 	 	
 Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trương cũng gặp không ít khó khăn như:
- Đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ, nhưng đang con hạn chế về đồ dùng phục vụ tiết dạy còn thiếu như vật mẫu, đồ dùng đồ chơi ít, máy chiếu ít.
- Do một số trẻ sinh vào cuối năm nên tư duy của trẻ còn hạn chế, một số trẻ phát âm chưa được chuẩn, chưa mạch lạc, chưa rõ ràng nhiều khi thiếu chính xác. Mặt khác, trẻ còn phát âm sai, nói ngọng, nói lắp, hoặc đọc sai đọc sai do ảnh hưởng ngôn ngữ tiếng địa phương và người lớn xung quanh trẻ.
 - Hưng lộc là một xã đông dân, kinh tế tuy nhiều thành phần nhưng vần còn nghèo, vì thế bố mẹ các cháu phải đi làm ăn xa, nên đa phần trẻ phải ở nhà với ông bà, các cháu ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chính vì thế vần con 1 số cháu đang còn rụt rè, nhút nhát.	
Đây cũng là một trong những nguyên nhân, làm hạn chế việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, thông qua việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học đặc biết đối với thể loại kể chuyện
Từ những khó khăn trên là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3 - 4 tuổi, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi với số trẻ là 27 cháu, về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua làm quen với tác phẩm văn học thông qua thể loại kể chuyện. Cụ thể cho thấy như sau:	
* Kết quả khảo sát của thực trạng:	
Để có được các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ phù hợp, hiệu quả tôi tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi mà tôi đang phụ trách kết quả như sau :	 B Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng.
 Nội dung khảo sát 
Tổng
số trẻ
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
27
4
14
5
18
15
55
3
11
0
0
Khả năng nghe, hiểu, trả lời nội dung chuyện.
27
4
14
6
22
14
51
3
11
0
0
Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, vốn từ của trẻ.
27
3
11
5
18
15
55
4
14
0
0
Trẻ tham gia kể chuyện, đóng kịch.
27
5
18
6
22
13
48
3
11
0
0
Từ bảng khảo sát thực trạng tôi thấy kết quả trên trẻ còn rất hạn chế. Các tiêu chí đánh giá chung của hoạt động “Kể chuyện” chưa cao. Vì vậy tôi đã đi sâu vào nghiên cứu rút ra một số nguyên nhân như sau:
 * Nguyên nhân:
+ Đối với giáo viên: 
- Trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho tiết dạy chưa khoa học thẩm mỹ, chưa sinh động và còn thiếu so với quy định.
 - Môi trường cho trẻ hoạt động (nhất là môi trường mở) cón nhiều hạn chế, hình thức chưa thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động. 
+ Đối với trẻ:
- Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, chưa phát âm chuẩn nên gặp nhiều khó khăn khi kể lại chuyện.
- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát và quá hiếu động.
- Một số trẻ còn chưa hứng thú khi tham gia vào hoạt động kể chuyện.
- Trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, do trẻ được nuông chiều thái quá
+ Đối với phụ huynh
- Một số phụ huynh nuông chiều trẻ, hay nậng trẻ theo tiếng địa phương.
- Phụ huynh vẫn đang còn thờ ơ trong việc học của trẻ
2.3. Các biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ. 
Ngay từ ngày đầu vào năm học tôi đã chú trọng đến việc xây dựng nề nếp và thói quen cho trẻ. Một số trẻ ở trong lớp rất hiếu động, hay nói chuyện riêng trong giờ học, tôi xếp những cháu nghịch ngồi cạnh những cháu ngoan. Luyện cho trẻ những thói quen ngồi ngoan, chú ý, hứng thú trong giờ học, tạo cho trẻ cảm giác tự tin không sợ sệt, tạo không khí vui vẻ mạnh dạn khi phát biểu ý kiến.
Hơn nữa trong giờ hoạt động tôi luôn luôn nhắc nhở trẻ luôn chú ý đến tư thế ngồi của trẻ, biết lắng nghe cô giáo khi đang giảng bài từ đó trẻ mới tập trung vào hoạt động và đạt được kết quả cao. Việc đưa trẻ vào các hoạt động và thông qua hoạt động để giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi là một biện pháp tốt: Các hoạt động đón trả trẻ hàng ngày, hoạt động chơi tập, lao động vệ sinhĐều là những dịp để trẻ bộc lộ cá tính cách ứng xử lời ăn tiếng nói của mình vì thế tôi luôn gần gũi để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót của trẻ trong hành vi, lời nói theo những tiêu chí của chuyên đề lễ giáo quy định. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thường xuyên mọi lúc, mọi nơi là một trong những biện pháp chủ yếu đem lại những kết quả cao trong khả năng giao tiếp của trẻ. Chính vì thế tôi rất coi trọng đến việc tạo nề nếp thói quen cho trẻ và tôi đã thực sự thành công khi tổ chức hoạt động cho trẻ.
Ví dụ: Trong lớp ngoài những trẻ ngoan, nghe lời cô giáo còn có một số trẻ rất hiếu động, hay nghịch không chú ý học bài thì bên cạnh việc khen ngợi những bạn ngoan ra tôi đặc biệt chú trọng việc tuyên dương đối với trẻ hay có thói quen nghịch như: Trong giờ học nếu trẻ đó ngoan giơ tay phát biểu bài dù là chưa đúng nhưng tôi vẫn động viên, khuyến khích trẻ bằng việc cho cả lớp tuyên dương trẻ một tràng pháo tay thật to. Hay cuối buổi học khi nêu gương, cắm cờ bé ngoan tôi nêu tên trẻ đó trước nếu hôm nay trẻ đó ngoan và cho trẻ đó lên cắm cờ bé ngoan trước. Chiều khi bố, mẹ trẻ đến đón tôi kể cho bố, mẹ trẻ nghe về những việc tốt hôm nay ở lớp của trẻ. Từ đó trẻ thấy thích thú khi được mọi người khen và trẻ sẽ ngoan hơn, chú ý hơn, tập trung trong giờ học.
Qua việc xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ, trẻ ngoan hơn và có thói quen nề nếp tốt hơn.
* Biện pháp 2. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động kể chuyện.
 Môi trường học tập cho trẻ góp phần tạo nên sự thành công trong công việc giáo dục trẻ làm quen với các hoạt động, các tác phẩm chuyện để trẻ đến với nội dung tác phẩm chuyện một cách nhanh nhạy, linh hoạt bởi hoạt động chủ đạo đối với nhà trẻ là hoạt động vui chơi, với chương trình giáo dục mầm non các góc mở được trang trí theo chủ đề, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó cung cấp, kỹ năng, thái độ cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển khả năng kể chuyện cho trẻ tốt hơn. Mặt khác tôi luôn lồng ghép và tạo môi trường theo từng chủ đề. 
 	Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non” Đề tài chuyện“Đôi bạn tốt” Tôi trang trí tranh ảnh những con vật ngộ nghĩnh như: Con vịt, con gà...để cho trẻ hiểu được nội dung của chủ đề. Từ đó sẽ gây được hứng thú cho trẻ vào hoạt động kể chuyện.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thực vật - Tết và mùa xuân” Đề tài “Mùa xuân đã về”. Tôi đã cùng trẻ trang trí ở các góc cho nổi bật chủ đề đặc biệt các góc “kể chuyện cùng họa my” tôi trang trí tranh, ảnh sách báo có hình ảnh về các loại hoa như: Hoa đào, hoa mai, hoa cúc...
Với việc linh hoạt lồng ghép các hoạt động đã kích thích trẻ tự tìm hiểu, phát hiện ra các chức năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, tạo cho trẻ sự hấp dẫn mới lạ, giúp cho trẻ dễ tiếp thu bài học. Các mảng tường trống cũng được tận dụng để trang trí phù hợp với chủ đề bé học, từ đó trẻ có thể nhận biết các hoạt động của bé ở trường qua các mảng tường trang trí của cô. Các sản phẩm của bé được trưng bày đó là một sự khích lệ với trẻ động viên để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. 
 Tạo cho trẻ cảm nhận được “ Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, làm cho trẻ thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó chính là trách nhiệm của mỗi thày cô giáo nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
 Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi vậy tôi đã “ trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình”. Như vậy việc tạo cảnh quan thân thiện đối với trẻ giúp trẻ học tập một cách gần gũi thân thiện có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Và điều quan trọng hơn cả, thông qua việc cùng nhau trang trí lớp học hầu hết trẻ đều rất yêu thích đến trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mà mình đã làm ra và được làm chủ lớp học của mình. Qua đó giáo dục trẻ về các mối quan hệ khác nhau.
 Với cách làm này tôi thấy trẻ hứng thú vào hoạt động kể chuyện một cách sội động và hứng thú hơn.
* Biện pháp 3 : Chuẩn bị nguyên vật liệu, cách làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng trực quan. 
Đối với trẻ 3 - 4 tuổi đặc điểm của trẻ là nhận thức từ trực quan đến trìu tượng cho nên nếu không có trực quan thì trẻ khó tưởng tượng được. Mặt khác, sự chú ý của trẻ còn phân tán chưa bền vững, đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự tập trung chú ý của trẻ hơn. Vì vậy, để giờ học đạt kết quả cao thì hình tượng trực quan là rất quan trọng đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh trực quan minh họa của giáo viên giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách dễ hiểu nhất. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, rối rệt, mô hình, sa bàn, vật thật, sân khấu Để làm được đồ dùng trực

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mau_giao_3.doc