SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học làm văn nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam 1930 - 1945
Luật Giáo dục (điều 28) yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [4, tr.13]. Như vậy đổi mới PPDH là trọng tâm của đổi mới giáo dục và PTNL người học là một phương diện quan trọng của đổi mới PPDH. Nó phải được diễn ra một cách đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực, các môn học.
1.2. Trong chương trình giáo dục, môn Ngữ văn giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Đó là môn học bắt buộc đối với HS từ Tiểu học với tên gọi Tiếng Việt, đến hết bậc THPT. Mục đích môn học là cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt và văn học Việt Nam cũng như các giá trị văn học nổi tiếng trên thế giới, góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho con người. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực tế, việc dạy và học Ngữ văn vẫn có những bất cập khiến nhiều HS không hứng thú với môn học. Môn Ngữ văn cần phải đáp ứng yêu cầu đổi mới chung “dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS”. Vì vậy, nếu các giờ đọc - hiểu có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và năng lực thẩm mĩ cho HS, khơi gợi được nhiều hứng thú của GV và HS trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học, thì các giờ làm văn không những đánh giá cao vai trò chủ thể tạo lập văn bản của người học, mà còn giúp người học biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học được vào GQVĐ trong thực tiễn cuộc sống, từ đó tạo nên tâm lí chủ động, sáng tạo và thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, giúp con người sống tốt hơn, tích cực hơn.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 11 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1930 - 1945 Người thực hiện: Trịnh Thị Thanh Hải Chức vụ: TTCM SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Ngữ Văn THANH HÓA NĂM 2019 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN STT Viết tắt Viết đầy đủ 1. THPT Trung học phổ thông 2. NLST Năng lực sáng tạo 3. THCS Trung học cơ sở 4. SGK Sách giáo khoa 5. GV Giáo viên 6. NXB Nhà xuất bản 7. HS Học sinh 8. PPDH Phương pháp dạy học 9. KNS Kĩ năng sống 10. 11. 12. 13. 14. NLVH PTNLST ĐC TN PTNL Nghị luận văn học Phát triển năng lực sáng tạo Đối chứng Thực nghiệm Phát triển năng lực I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: 1.1. Luật Giáo dục (điều 28) yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [4, tr.13]. Như vậy đổi mới PPDH là trọng tâm của đổi mới giáo dục và PTNL người học là một phương diện quan trọng của đổi mới PPDH. Nó phải được diễn ra một cách đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực, các môn học. 1.2. Trong chương trình giáo dục, môn Ngữ văn giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Đó là môn học bắt buộc đối với HS từ Tiểu học với tên gọi Tiếng Việt, đến hết bậc THPT. Mục đích môn học là cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt và văn học Việt Nam cũng như các giá trị văn học nổi tiếng trên thế giới, góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho con người. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực tế, việc dạy và học Ngữ văn vẫn có những bất cập khiến nhiều HS không hứng thú với môn học. Môn Ngữ văn cần phải đáp ứng yêu cầu đổi mới chung “dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS”. Vì vậy, nếu các giờ đọc - hiểu có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và năng lực thẩm mĩ cho HS, khơi gợi được nhiều hứng thú của GV và HS trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học, thì các giờ làm văn không những đánh giá cao vai trò chủ thể tạo lập văn bản của người học, mà còn giúp người học biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học được vào GQVĐ trong thực tiễn cuộc sống, từ đó tạo nên tâm lí chủ động, sáng tạo và thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, giúp con người sống tốt hơn, tích cực hơn. Trên thực tế, kết quả dạy học Làm văn vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi, trong đó dễ thấy nhất là sự hạn chế về năng lực cảm thụ, sự yếu kém về kĩ năng thực hành tạo lập văn bản NLVH ở HS. Những năm gần đây, các đề thi được xây dựng đổi mới theo kiểu cấu trúc đề bao gồm kiến thức đọc - hiểu, đòi hỏi HS khả năng nắm bắt tổng thể từ đơn vị kiến thức nhỏ nhất trong văn bản; câu hỏi NLVH được ra theo hướng mở - chỉ nêu đề tài hoặc vấn đề cần bàn luận trong bài làm văn, không giới hạn việc vận dụng các phương thức biểu đạt hoặc các thao tác tư duy lập luận để viết bài, khuyến khích HS PTNLST, suy nghĩ nhiều chiều trước một vấn đề. Thực trạng HS học tập một cách thụ động, rập khuôn theo những điều GVgiảng dạy và cung cấp kiến thức vẫn còn rất phổ biến. 1.3. Thơ hiện đại Việt Nam (1930 - 1945) đạt nhiều thành tựu nổi bật không chỉ về mặt nội dung mà còn cả về thi pháp nghệ thuật, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của văn học dân tộc mang tính chất hiện đại. Dạy học làm văn và PTNLST của HS trong nghị luận về một tác phẩm thơ hiện đại là một nội dung quan trọng trong dạy học Ngữ văn THPT, nhất là với HS lớp 11. Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học làm văn nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam 1930 - 1945” nhằm đóng góp vào việc đổi mới phân môn Làm văn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: - Làm sáng rõ khả năng phát triển NLSTcho HS lớp 11 trong dạy học làm văn nghị luận về thơ hiện đại 1930 - 1945. - Đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy học làm văn NLVH về thơ hiện đại 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn 11,PTNLST cho HS trong tạo lập văn bản NLVH về thơ hiện đại1930 -1945 ở trường THPT. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các tiền đề lí luận về đổi mới PPDH phân môn Làm văn, về khái niệm, đặc điểm, những biểu hiện của NLSTvà PTNLST trong làm văn NLVH về thơ hiện đại 1930 - 1945 cho HS THPT. - Khảo sát và đánh giá thực tiễn dạy học làm văn NLVH trong việc PTNLST cho HS ở trường THPT. - Đề xuất một số biện pháp dạy học NLVH về thơ hiện đại 1930 - 1945 nhằm PTNLST cho HS. - TN sư phạm để đánh giá tính khả thi của những đề xuất khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu Cách thức tổ chức dạy học làm văn nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nhằm PTNLST cho HS. * Phạm vi nghiên cứu Trong chương trình SGK hiện hành, các bài học về thơ hiện đại 1930 - 1945 chỉ tập trung ở lớp 11, nên trong khả năng và điều kiện cho phép, ở SKKN này, chúng tôi chỉ giới hạn trong việc làm sáng tỏ vai trò quan trọng của NLST và đưa ra một số biện pháp PTNLST cho HS trong quá trình làm văn NLVH về thơ hiện đại 1930 - 1945 ở SGK Ngữ văn lớp 11, Chương trình chuẩn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và thực hiện được những nhiệm vụ mà luận văn đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: chúng tôi tiến hành tập hợp, phân tích, tổng hợp tư liệu về vấn đề NLST, việc PTNLST cho HS, các vấn đề về PPDH làm văn nghị luận và thành tựu nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945. - Phương pháp khảo sát điều tra: Được sử dụng khi tìm hiểu thực trạng PTNLST của HS trong bài làm văn NLVH thông qua hệ thống các bài làm văn cụ thể của HS, cách chấm bài, ra đề văn của GV. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Được dùng sau khi tiến hành khảo sát để đánh giá kết quả điều tra từ đó tìm ra nguyên nhân của sự yếu kém trong việc PTNLST của HS. - Phương pháp lịch sử: Sử dụng khi tiến hành tổng hợp tư liệu về lịch sử nghiên cứu vấn đề. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được sử dụng để xem xét, xác nhận, kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp dạy học II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lí luận Tác phẩm văn học nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ, qua đó, họ phát biểu ý kiến bày tỏ thái độ trước cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm. Có thể nêu khái niệm về NLVH: là loại văn trong đó người viết (người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề văn học, tác phẩm, tác giả, trào lưu, xu hướng, giai đoạn, thời đại, hiện tượng văn học hay những vấn đề về bản chất, quy luật, chức năng và nhiệm vụ của văn học; những ý kiến, nhận định văn học và những kiến thức văn học nói chung, thông qua cách thức bàn luận để thuyết phục được người nghe. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng.Có thể gọi ý kiến là lí còn thái độ là tình.Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng.Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa. Dạy làm văn NLVH trong nhà trường thực chất là dạy HS xây dựng một thể văn là một văn bản nghị luận về các vấn đề văn học thông thường có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày, dạy HS các thao tác làm văn NLVH, cách để HS thể hiện chính kiến, quan điểm trước một vấn đề văn học cụ thể. Đây một công việc, một yêu cầu trọng yếu trong nhà trường phổ thông. Điều này trước hết xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của HS ở bậc THPT, ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu hình thành nhân sinh quan, có quan niệm, thiên kiến chủ quan của mình trước mọi vấn đề trong cuộc sống, tư duy lô-gic cũng đã phát triển đến một mức độ nhất định. “Sự phát triển của tư duy trừu tượng trong những năm đó diễn ra một cách đặc biệt mạnh mẽ và đôi lúc át hẳn cảm xúc và cách nhìn hình tượng của HS dẫn HS đến chỗ lí giải được cấu tứ của tác giả và nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm một cách sâu sắc hơn” [13, tr.77]. Trên đường làm văn NLVH, HS phải gắn liền hai mặt của vận động tư duy và ngôn ngữ; một mặt suy nghĩ để tìm kiếm cho bài văn của mình các ý tưởng đúng đắn, phong phú, mặt khác phải lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt, làm cho bài văn không những có ý tưởng dồi dào mà còn có lời văn trong sáng, mạch lạc, có sức thuyết phục, thể hiện được tình, ý của người viết. Làm văn NLVH không chỉ rèn luyện cho HS kĩ năng ngôn ngữ và cảm thụ văn chương, mà mục tiêu cao hơn còn xây dựng cho HS phương pháp, tư tưởng đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ.Vì vậy văn NLVH gắn liến với HS THPT là điều dễ hiểu. Kiểu bài NLVH chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, bài văn NLVH sẽ là chỗ dựa quan trọng để đánh giá năng lực văn học của HS trong nhà trường phổ thông. Điều này thể hiện trước hết ở sự phân bố chương trình: số giờ học và thực hành về kiểu bài văn NLVH nhiều hơn hẳn so với các giờ làm văn kiểu loại khác. Hơn nữa kiểu bài văn NLVH luôn xuất hiện trong các bài kiểm tra, các kì thi. Các kì thi được coi là quan trọng đối với HS như kì thi tuyển sinh THPT, thi HS giỏi và đặc biệt là ở kì thi THPT quốc gia, câu hỏi NLVH luôn chiếm một mức điểm tương đối cao, quyết định đến chất lượng quá trình học tập của HS. 2.Thực trạng ra đề làm văn NLXH ở một số trường THPT hiện nay Để phục vụ cho việc nghiên cứu việc PTNLST cho HS trong dạy học làm văn nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, chúng tôi đã đi tìm hiểu thực tế dạy và học làm văn NLVH về thơ hiện đại trong nhà trường qua việc khảo sát nhanh một số tiết dạy, hỏi ý kiến GV và HS. Vì điều kiện giới hạn nên chúng tôi chỉ chọn khảo sát một số lớp trong các trường THPT thuộc phạm vi thị xã Bỉm Sơn và Hà Trung với các trường THPT Bỉm Sơn, THPT Lê Hồng Phong, THPT Hoàng Lệ Kha. Sau khi khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi rút ra nhận xét rằng: Về ưu điểm: Các giờ dạy học làm văn nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam 1930- 1945 trong thời gian gần đây đã có rất nhiều đổi mới về nội dung và PPDH, bám sát mục tiêu cần đạt với chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, tư tưởng, phát triển năng lực người học; GV bước đầu tích cực sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại; HS say mê, hứng thú học tập; các đề kiểm tra đánh giá về tác phẩm có tính chất gợi mở, khai thác. Về hạn chế: Ở nhà trường phổ thông, thơ hiện đại là một trong những mảng thơ hay, lại gần gũi về tư tưởng, mới mẻ trong thi pháp. Vì vậy để tiếp cận dòng thơ này, nhìn chung GV, HS có hứng thú đặc biệt. Bên cạnh dòng thơ mới với sự đổi mới của thi tứ, đem lại những quan niệm thẩm mĩ mới về cái chân - thiện - mĩ, thơ hiện đại Việt Nam còn được đánh dấu bởi những thành tựu cơ bản của thơ cách mạng. Tuy nhiên, việc dạy học các tác phẩm thơ hiện đại ở trường THPT hiện nay chưa đạt kết quả như mong muốn.Việc dạy học Thơ mới, ở mức độ nhất định còn theo sở thích, cảm tính, chưa kể đến những HS theo khối khoa học tự nhiên. Việc dạy thơ cách mạng cũng còn hạn chế, bởi số tiết dạy học thơ hiện đại trong phân phối chương trình không nhiều, chỉ có 16 tiết đọc - hiểu (chương trình cơ bản) và 23 tiết với chương trình tự chọn bám sát. Phần làm văn thì chủ yếu đi sâu vào thực hành các thao tác lập luận, không dạy lí thuyết về kiểu bài NLVH về thơ hiện đại. Thực hành làm văn NLVH chỉ có “Bài viết số 6” và một bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì “Bài viết số 7”. Bởi theo cách soạn lô-gic thống nhất của chương trình thì kiến thức cơ bản các em đã được học ở lớp 9 THCS, lên lớp 12 mới học lại kiến thức nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Mặc dù được sự phê duyệt của ban chuyên môn, tổ chuyên môn chủ động chia số tiết nhiều hơn so với phân phối chương trình chung của Bộ Giáo dục, song kể cả những tiết học tự chọn cũng không đủ để kích thích HS sáng tạo nếu không có phương pháp và kĩ thuật cụ thể, vì NLST là khả năng cao nhất trong một nhiệm vụ giáo dục. Muốn PTNLST hiệu quả cần giáo dục HS nắm vững những tri thức nền tảng cơ bản. Vậy làm thế nào để PTNLST của HS trong làm văn nghị luận về thơ hiện đại 1930 - 1945 là việc cần được quan tâm của nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong dạy học làm văn nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 2.1. Định hướng tư duy sáng tạo cho HS khi tiếp nhận các văn bản thơ hiện đại Việt Nam; giải mã kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng; mở rộng, kết nối, dự kiến các vấn đề có thể được chuyển hóa thành nội dung làm văn. Đây là một biện pháp quan trọng PTNLST cho HS, được thực hiện ngay ở khâu dạy đọc - hiểu văn bản thơ ở học kì 2 lớp 11. HS thực hiện các bài đọc -hiểuThơ mới: “Vội vàng” - Xuân Diệu, “Tràng giang” - Huy Cận, “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử;các bài thơ cách mạng:“Chiều tối”- Hồ Chí Minh, “Từ ấy”- Tố Hữu và một số bài đọc thêm. Qua các bài học, HS có khả năng phát hiện những sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh thơ, thấy những đóng góp mới mẻ của các nhà thơ vào tiến trình văn học dân tộc, từ đó tìm ra giá trị bài học cuộc sống được rút ra từ các văn bản thơ hiện đại. Cần phải định hướng tư duy sáng tạo khi tiếp nhận các văn bản thơ hiện đại. Nhận diện là mức độ HS biết xác định được một số thông tin ban đầu về tác giả, tác phẩm, hình ảnh, từ ngữ của tác phẩm, nhớ được vấn đề đặt ra nằm ở tác phẩm nào, huy động những kiến thức đọc - hiểu về văn bản, thể hiện suy nghĩ riêng, nêu câu hỏi để tìm hiểu vấn đề nghị luận, kết nối vốn tri thức cá nhân với các tài liệu liên quan để hiểu cặn kẽ vấn đề, thậm chí có thể đưa ra những cách hiểu mới phù hợp với hoàn cảnh của vấn đề. Sau đó người học dùng cách lập luận thuyết phục chia sẻ quan điểm cá nhân thay thế các quan điểm đã cũ, không phù hợp để đẩy tư duy đến mức cao hơn, có thể đánh giá và đánh giá lại vấn đề, thấy giá trị của văn bản thơ hiện đại trong thời kì mới với khả năng làm chủ quan điểm của bản thân. Từ đó thúc đẩy khả năng sáng tạo, xây dựng ý tưởng mới, biết tạo ra và hoàn thiện sản phẩm mới dựa trên những ý tưởng khác nhau như vận dụng âm nhạc, hội họa để tiếp nhận các văn bản thơ, thể hiện nét riêng độc đáo về nội dung và hấp dẫn về hình thức của bài làm văn NLVH. Mỗi tác phẩm phải có bố cục, kết cấu, tức là có phương thức mã hóa ý nghĩa riêng.Tác phẩm bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu đều có ý nghĩa. Chẳng hạn, trong bài “Vội vàng”, Xuân Diệu lựa chọn cho mình thể thơ tự do mới mẻ, dễ bộc lộ cảm hứng và xúc cảm, không bị gò bó bởi câu chữ, niêm luật; sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật như điệp từ, điệp ngữ, từ láy, tạo kiểu vắt dòng đặc biệt của Thơ mới, sử dụng đa dạng các kiểu câu ngắn, dài, câu cảm thán cũng là các cách mã hóa. Bốn câu thơ đầu của bài thơ, nhà thơ dùng thể thơ năm chữ, kiểu câu khẳng định, điệp từ ngữ“tôi muốn”, điệp cấu trúc câu, dùng từ mệnh lệnh, động từ “tắt nắng”, “buộc gió” khẳng định khát vọng ngông cuồng muốn đoạt quyền tạo hóa, muốn xoay chuyển lại quy luật của tự nhiên, thể hiện một cái tôi táo bạo, mãnh liệt: muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ mãi hương sắc cho cuộc đời. Liên tưởng là hoạt động tâm lí của con người, từ việc này mà nghĩ đến việc kia, từ người này mà nghĩ đến người khác. Cơ sở của liên tưởng là mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong đời sống.Trong NLVH về bài thơ, liên tưởng có mục đích nhằm làm nổi bật thực chất một hiện tượng, nhận ra một ý nghĩa nào đó. Có thể vận dụng các loại liên tưởng: liên tưởng tương cận, liên tưởng tương đồng, liên tưởng đối sánh, trái ngược, liên tưởng nhân quả Yêu cầu liên tưởng phải hợp lí, tự nhiên và phải mới mẻ. Chẳng hạn, muốn PTNLST của HS trong đọc - hiểu “Vội vàng”, phải phát huy khả năng liên tưởng của các em trong việc khám phá văn bản với hiện thực lịch sử giai đoạn 1930 - 1945, các xu hướng, khuynh hướng lí tưởng thanh niên đương thời, liên tưởng đồng đại, lịch đại để hiểu vấn đề Xuân Diệu đề cập trong tác phẩm. Trong chín câu thơ viết về vẻ đẹp thiên đường nơi trần thế, HS cần giải mã ngôn ngữ hình ảnh thiên nhiên: “ong”, “bướm”, “hoa”, “lá”, “yến anh”, “bình minh”... đang ở vào thời kì sung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất (“tuần tháng mật”của ong bướm, “hoa của đồng nội xanh rì”...). Chúng hiện hữu có đôi, có lứa, có tình, như mời, như gọi, như xoắn xuýt tạo nên cảm giác sung sướng, ngây ngất, đắm say.Các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, so sánh làm cho thiên nhiên tràn đầy sinh lực, ngồn ngộn sức xuân, sắc xuân, hương xuân và tình xuân. Cảnh vật vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Tất cả thế giới trần thế được nhìn qua lăng kính của tình yêu, qua cặp mắt xanh non của tuổi trẻ. Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân (“hàng mi”, “tháng giêng ngon”). Cách nhìn rất Xuân Diệu, tươi mới, viên mãn, tròn đầy, sáng tạo so với vẻ đẹp thẩm mĩ chuẩn mực truyền thống. “Tháng giêng” - thời điểm khởi đầu của mùa xuân. Cái đẹp nằm ở sự bắt đầu, tinh khôi, mới mẻ, hồng hào, mơn mởn. “Tháng giêng” - “cặp môi gần” là cách tác giả vật chất hoá (cầm, nắm, sờ thấy được) một khái niệm trừu tượng (thứ chỉ có thể cảm nhận - thời gian).“Ngon”, “gần” là cách tác giả truyền cảm giác cho người đọc bằng các tính từ. HS sáng tạo theo trí tưởng tượng và cảm nhận của bản thân, vẽ lên hình ảnh thiên đường nơi mặt đất, thấy được tình yêu thiên nhiên, cuộc đời của Xuân Diệu. Tưởng tượng là hoạt động tâm lí nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ và sáng tạo ra hình tượng mới; khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác. Tưởng tượng thể hiện ý nghĩa của kinh nghiệm và tri thức, là cơ sở cho việc nhận thức thế giới.Tưởng tượng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Tưởng tượng bao gồm: Tưởng tượng tái tạo ,tưởng tượng sáng tạo.Trong dạy học “Vội vàng”, GV có thể PTNLST của HS bằng cách kích thích trong trí tưởng tượng của các em về bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc của cuộc sống trần thế trong thơ Xuân Diệu để từ đó các em có thể sáng tạo nghệ thuật như vẽ tranh, ngâm thơ, hay cảm nhận triết lí nhân sinh của Xuân Diệu từ đó xây dựng những luận lí sống cho bản thân, thích ứng với thực tế cuộc sống. Liên tưởng và tưởng tượng chắp cánh cho tư duy con người khỏi lệ thuộc vào sự việc trước mắt, mở rộng tầm nhìn, đi vào chỗ sâu thẳm, bí ẩn của thế giới và con người, tạo ra những sản phẩm mới, những hình tượng nghệ thuật không lặp lại. Bản thân tác phẩm “Vội vàng” đã là sự sáng tạo, bằng việc giải mã, liên tưởng, tưởng tượng, HS có thể tiếp tục sáng tạo những cái mới, gắn bó với thực tiễn cuộc sống, nằm ngoài những điều mà tác giả mong đợi. Như vậy, từ tư duy sáng tạo trong đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình, GV có thể kết nối tổng hợp để dự kiến các vấn đề làm văn sao cho có thể phát huy được NLST của người học hiệu quả nhất. 2.2. Ra đề mở kích thích sự sáng tạo của HS 2.2.1. Khả năng sử dụng đề mở nhằm PTNLST cho HS khi dạy học làm văn nghị luận về tác phẩm thơ Ra đề hợp lí là sao cho vừa giúp HS có hướng viết, cách viết nhưng vẫn không làm mất đi yêu cầu sáng tạo. Khi kiểm tra, đánh giá, thi cử, đề văn thường theo định hướng: bên cạnh các câu hỏi phát huy khả năng đọc hiểu văn bản, còn có câu hỏi yêu cầu viết NLVH. Đề văn không những được sử dụng trong việc tổ chức dạy học thực hành làm văn mà còn là yếu tố then chốt trong việc kiểm tra - đánh giá. Cả hai khâu này có vai trò và sự ảnh hưởng rất lớn đến việc PTNLST của HS. Những năm gần đây, nhiều GV đã chú ý đổi mới cách ra đề theo hướng “mở”. Trong cuốn “Hệ thống đề mở Ngữ văn 10”, tác giả Đỗ Ngọc Thống, từ phương diện hình thức cũng nêu quan niệm về đề mở như sau: “Đề mở là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết văn tự sự, miêu tả không nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập luận như kiểu: hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích” [54, tr.8]. Đây là dạng đề văn không còn đặt ra yêu cầu về nội dung một cách cụ thể mà chỉ là những gợi mở, địn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_sang_tao_cho_hoc_s.docx