SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5

Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân."[1]

 Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Thể dục có vai trò quan trọng và trực tiếp trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng phương pháp luyện tập, nhằm giúp học sinh biết rèn luyện thể thao, từ đó có đủ sức khoẻ và trí thông minh để hoàn thành với hiệu quả cao nhiệm vụ học tập hiện tại và lao động xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau này. Môn học Thể dục còn giúp thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể. là tiền đề hình thành nhân cách.

 Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Thể dục từ trước đến nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Ở cấp THPT, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Do đó, trong tất cả các giờ học Thể dục ở trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng, các em học sinh thường "học đối phó", tiếp thu bài một cách thụ động, lập đi lập lại một cách máy móc, thiếu sự tích cực trong tập luyện, nhiều học sinh còn lơ là, thiếu sự tập trung.

 Vậy làm thế nào để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh ở giờ học Thể dục? Đây là một công việc vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nghệ thuật. A.Cômenxki - nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Séc và của thế giới đã viết “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách hãy tìm ra phương pháp cho gíáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”[2].

 Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 14 trang thuychi01 5800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
 Trang
1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. NỘI DUNG.......................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................6
2.3.1. Hình thành động cơ học tập môn học Thể dục cho học sinh..................6
2.3.2. Tìm hiểu đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi.................................7
2.3.3. Nghiên cứu kỹ nội dung, bài giảng phải súc tích, khoa học. ..................7
2.3.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực ............7
2.3.5. Tổ chức các hình thức tập luyện phong phú, phù hợp, hấp dẫn..........8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................................................................9
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.......................................................................9
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................10
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................11
3.1. Kết luận........................................................................................................11
3.1.1. Bài học kinh nghiệm..................................................................................11
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.........................11
3.2. Kiến nghị......................................................................................................11
3.2.1. Đối với đồng nghiệp..................................................................................12
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo...........................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..."[1]
	Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Thể dục có vai trò quan trọng và trực tiếp trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng phương pháp luyện tập, nhằm giúp học sinh biết rèn luyện thể thao, từ đó có đủ sức khoẻ và trí thông minh để hoàn thành với hiệu quả cao nhiệm vụ học tập hiện tại và lao động xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau này. Môn học Thể dục còn giúp thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể... là tiền đề hình thành nhân cách. 
	Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Thể dục từ trước đến nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Ở cấp THPT, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Do đó, trong tất cả các giờ học Thể dục ở trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng, các em học sinh thường "học đối phó", tiếp thu bài một cách thụ động, lập đi lập lại một cách máy móc, thiếu sự tích cực trong tập luyện, nhiều học sinh còn lơ là, thiếu sự tập trung.
	Vậy làm thế nào để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh ở giờ học Thể dục? Đây là một công việc vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nghệ thuật. A.Cômenxki - nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Séc và của thế giới đã viết “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách hãy tìm ra phương pháp cho gíáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”[2]. 
	Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
 	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng việc học tập của học sinh, xác định các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của các em trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5. 
	Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của bài học – môn học cũng như quá trình giáo dục thể chất và phát triển thể lực cho các em trong quá trình học tập. 	Đồng thời, nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục thể chất ở các trường THPT trong huyện, trong tỉnh.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu nội dung môn Thể dục cấp THPT và việc học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó, sưu tầm, chọn lọc, phối hợp sử dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy tính tích cực tập luyện của học sinh trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5.
Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện đề tài.
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 3 lớp nguyên vẹn của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 5, cụ thể: Lớp 10A7, 11B4, 12C2 – Năm học 2017 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo...).
Phương pháp đàm thoại (lấy ý kiến học sinh, phụ huynh, giáo viên...).
Phương pháp toán học thống kê.
	Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá).
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.[3] Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động.
	Mặt khác, lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả dối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của học sinh. Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập, ngược lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo ảnh hưởng tới sự phát triển hứng thú và tự giác.
	Như vậy, người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh học tập, tích cực hoạt động, tự giác tri thức, phát huy tư duy sáng tạo và các tố chất cho học sinh. Tích cực hoá hoạt động của học sinh trong dạy học nói chung và trong phân môn Thể dục nói riêng là vấn đề nóng bỏng, bức xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trở thành những người năng động, sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	 Sự tích cực của học sinh đối với môn học đó chính là phẩm chất tâm lí cá nhân, thể hiện ở thái độ, tư tưởng, thói quen và tính cách của từng học sinh trong giờ học Thể dục. Có thái độ tích cực đối với môn học là tiền đề để thực hiện tốt các yêu cầu của bài học ở từng khối lớp, mặt khác tính tích cực của học sinh đối với môn học được phát triển liên tục và hoàn thiện trong hoạt động thể dục - thể thao.
	Để đánh giá thực trạng tính tích cực và nguyên nhân chính làm các em chưa tích cực trong giờ học Thể dục tại trường THPT Triệu Sơn 5, tôi đã lấy phiếu thăm dò ở một số lớp, trong đó mỗi khối lấy một lớp điển hình (10A7, 11B4, 12C2). Qua đó, nắm bắt tình hình chung về thái độ học tập của học sinh và để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bài học.
(Lưu ý: Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm bảo tính khách quan).
Bảng 1: Về mức độ tích cực của học sinh trong giờ học Thể dục
Lớp
Sĩ số
Sự tích cực của học sinh
Tập nghiêm túc, tích cực
Tập theo hứng thú
Tập
không tích cực
SL
%
SL
%
SL
%
10B5
44
7
15,9
19
43,2
18
40,9
10B6
42
8
19,1
15
35,7
19
45,2
10B7
43
7
16,3
16
37,2
20
46,5
Tổng
129
22
17,1
50
38,7
57
44,2
Như vậy, tổng số học sinh được điều tra là 129 em, kết quả điều tra cho thấy: chỉ 17,1% tổng số học sinh được điều tra là tập tích cực với bài học, trong khi đó có tới 44,2% tổng số học sinh được điều tra không tích cực. Nhiều học sinh thể hiện rõ sự căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, không có hứng thú đối với môn học thường cảm thấy mệt mỏi sau mỗi buổi tập luyện mà chưa hiểu biết được về những biến đổi của các trạng thái sinh lý diễn ra trong cơ thể trước vận động, trong vận động và sau vận động. 
Bảng 2: Về nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa tích cực
trong giờ học Thể dục
Lớp
Sĩ số
Nguyên nhân
Do tiết học đơn điệu, nhàm chán. không lôi cuốn
Do điều kiện sân bãi và phương tiện học chưa phù hợp
Do đó là môn học phụ
Do không có năng khiếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10B5
44
20
45,5
10
22,7
12
27,3
02
4,5
10B6
42
16
38,2
09
21,4
14
33,3
03
7,1
10B7
43
18
41,9
09
20,9
15
34,9
01
2,3
Tổng
129
54
41,9
28
21,7
41
31,8
06
4,6
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa tích cực trong giờ học Thể dục do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu nhất (chiếm tới 41,9% tổng số học sinh được điều tra) là do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học đơn điệu, nhàm chán, buồn tẻ, giáo viên chưa thực sự chú trọng đến các giải pháp nhằm phát huy tính tự giác tích cực tập luyện, hiểu biết những diễn biến của các trạng thái sinh lý và tác dụng của phương pháp hồi phục sau tập luyện còn hạn chế.
	Vậy làm thế nào để trong giờ học Thể dục không gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, để tạo được sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực cho học sinh, nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập.
Chính vì vậy, ở năm học 2017-2018, tôi đã vận dụng linh hoạt một số biện pháp trong giảng dạy Thể dục và bước đầu đã thu được những tín hiệu đáng mừng từ học sinh.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Hình thành động cơ học tập môn học Thể dục cho học sinh
	Dù khối lượng kiến thức rất ít, đã vậy lại còn được vận động không bó buộc trong không gian lớp học nhưng trong suốt bao nhiêu năm qua, môn Thể dục vẫn luôn được xếp vào hàng ám ảnh số một của đời học sinh. Vì vậy, để phát huy tính chủ động, tích cực của hoc snh trong mỗi giờ học Thể dục, trước hết phải xây dựng mối quan hệ có ý thức và hứng thú vững chắc đối với mục đích tập luyện chung cũng như các nhiệm vụ cụ thể của từng buổi học. Mà tiền đề cần thiết của thái độ này là động cơ tham gia hoạt động đó. Các động cơ tham gia rất đa dạng cho giáo viên phải biết khêu gợi cho học sinh hiểu được ý nghĩa chân chính của hoạt động thể dục thể thao - một biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng  ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh hoạt khác. Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành động cơ học tập, và như vậy tạo được sụ hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học trong các em học sinh, sinh viên.
	Để xây dựng được hứng thú bền vững, cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của các em như:
          +  Tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết tranh luận giữa những ý kiến trái ngược.
          + Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất với trình độ phát triển của học sinh, một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú ,cần biết dẩn dắt học để luôn tìm thấy cái mới, có thể tự giành lấy kiến thức hình thành và phát triển kỹ năng.
          +  Tạo được sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và trò làm cho học gắn bó với lớp, hợp tác tích cực.
          +  Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tư duy sáng tạo trong việc giải quyết  nhiệm vụ học tập.
Ví dụ: Trong phần khởi động, giáo viên nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích, để gây sự tập trung và hứng thú tạo sự tích cực tập luyện ngay trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để tạo sự thoải mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện. 
Khi dạy nội dung: Chạy ngắn – Thể dục 10: Vì yêu cầu đánh mạnh tay, chạy nâng cao đùi và nhanh nên Gv có thể tổ chức “Trò chơi gió thổi” (3 phút):
- Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác theo quy định:
+ Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ, nhẹ nhàng.
+ Gió mạnh: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn.
+ Gió thành bão:học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn nữa.
Kết hợp hai chân chạy bước nhỏ và đổi chỗ cho người bên cạnh. Để gây hứng thú mạnh cho học sinh, giáo viên nên điều khiển như kể một câu chuyện có thật và liên tục thay đổi hiệu lệnh.
2.3.2. Tìm hiểu đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi
	Tìm hiểu đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lí lứa tuổi là điều rất quan trọng trong hoạt động thể dục thể thao cũng như môn học Thể dục để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những tác dụng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, trong giảng dạy chúng ta cần:
	- Căn cứ đặc điểm giải phẫu, sinh lý của từng lứa tuổi, giới tính, hệ vận động, nội tạng, hệ thần kính... để có phương pháp hữu hiệu khi giảng dạy.
	- Căn cứ đặc điểm phát triển tố chất cơ thể: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, khéo léo của học sinh để có những bài tập, lượng vận động phù hợp...
	Với việc làm này, học sinh đã thay đổi nhận thức, tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn Thể dục vì đã có được những môn học đúng với khả năng, lượng vận động phù hợp với bản thân. Sức duy trì và tăng cường kết quả học tập được nâng lên.
2.3.3. Nghiên cứu kỹ nội dung, bài giảng phải súc tích, khoa học. 
	Trước hết người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Vì nội dung của bài chính là sự tổ chức quá trình dạy học tức là thực hiện sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Trong đó quá trình dạy là người giáo viên cung cấp những kiến thức mới cho học sinh và thông qua đó người giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho học sinh, còn đối với học sinh thì giáo viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn lớp học để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống và biến những kiến thức ấy thành cái của mình.
 	Cụ thể giáo viên cần phải có kế hoạch, giáo án giảng dạy giờ thể dục cụ thể và hợp lý.
Ví dụ:
- Phần khởi động : Các động tác ở phần này là động tác quen, học sinh đã được biết trước, để tiết kiệm thời gian, nâng cao số lần tập động tác cần thiết cũng có thể chọn một tổ hợp bài tập liên hoàn.
- Phần cơ bản :
+ Tránh mất nhiều thời gian về tập hợp, chuyển địa điểm, vị trí tập luyện đặc biệt là thời gian chờ đợi lượt tập. Mỗi nhóm tập cũng không quá 10 – 15 học sinh.
+ Ở phần này có thể sử dụng sự giúp đỡ của cán sự lớp. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng: Dù cán sự tốt như thế nào cũng không thể thay thế được giáo viên.
+ Để nâng cao mật độ vận động có thể chia nhỏ lớp học sinh theo số lượng dụng cụ giờ học.
+ Cần có số lượng thiết bị dụng cụ cần thiết cho tập luyện.
2.3.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực 
	Trong tiến trình dạy học phải kết hợp linh hoạt các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực. Trong tiết học Thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú phát huy tính tích cực tập luyện cho học sinh. Giáo viên phải thường xuyên cải tiến phương pháp dạy. Dạy cho học sinh cách học, giúp cho học sinh biết cách học và có nhu cầu tự học. Cụ thể:
          *Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói (phương pháp giảng giải, phát vấn, đàm thoại, kể chuyện, mệnh lệnh) để truyền thụ kiến thức cho học sinh:
- Nếu dạy động tác mới, giáo viên cần nói ngắn gọn, dễ hiểu, dùng thuật ngữ chính xác.
- Khi phân tích kỹ thuật động tác tránh dài dòng mà cần xoáy vào trọng tâm vào những yếu lĩnh kỹ thuật quan trọng.
- Các động tác bổ trợ không nhất thiết phải phân tích mà chỉ cần làm mẫu và tổ chức cho học sinh tập luyện ngay.
- Trong thời gian học sinh nghỉ ngơi tích cực giữa 2 lần tập, giáo viên có thể phát vấn, kể chuyện, trình bày ngắn gọn một vấn đề nào đó... nhằm cung cấp thêm thông tin và gây hưng phấn cho học sinh.
*Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu, cho xem tranh ảnh, biểu đồ, phim....)
- Chú ý đến vị trí làm mẫu, chọn hướng làm mẫu để học sinh có thể nhìn rõ, nhìn thấy biên độ, góc độ động tác.
- Làm mẫu phải chính xác, làm mẫu ít nhất 2-3 lần trước khi phân tích, giảng giải kỹ thuât.
- Tăng cường sử dụng tranh ảnh, biểu đồ... giúp cho học sinh nắm được kỹ thuật một cách nhanh hơn mà không tốn thời gian và có thể tự so sánh giữa động tác của mình với tranh ảnh kỹ thuật.  
Ví dụ: 
Khi dạy bài nhảy xa, phần hoàn thiện động tác nhảy xa, giáo viên treo tranh (hoàn thiện các bước nhảy xa) cho học sinh quan sát. Sau đó, giáo viên nhắc lại và làm mẫu hoàn thiện 4 giai đoạn của kĩ thuật nhảy xa. Khi thực hiện động tác làm mẫu cho học sinh quan sát, giáo viên chỉ rõ từng bước kĩ thuật để hoàn thành động tác.
	2.3.5. Tổ chức các hình thức tập luyện phong phú, phù hợp, hấp dẫn
 	Khi ôn tập động tác đã học, giáo cần thay đổi hình thức tập luyện để học sinh không bị nhàm chán. 
	Trước hết giáo viên cho cả lớp ôn lại, nêu những động tác khó và trọng tâm của động tác sau đó chia lớp luyện tập theo nhóm và phân khu vực cho học sinh tự tập luyện có sự chỉ huy của nhóm trưởng. 
	Để đánh giá hiệu quả của việc tập luyện theo nhóm giáo viên nên tổ chức thi đua giữa các nhóm. Nhóm hoặc em nào tập tốt giáo viên nên ghi nhận và biểu dương trước lớp còn nhóm hoặc cá nhân nào chưa tốt giáo viên nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm trước lớp.
	Khi đã tập tương đối thuần thục cơ bản động tác giáo viên nên cho các em tập luyện theo băng đĩa nhạc để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động.
	Cần kiểm tra kết quả đạt được của học sinh một cách nhẹ nhàng, động viên, khích lệ học sinh, để các em tích cực luyện tập thu được kết quả tốt. Không chê những em chưa tập được mà động viên các em cố gắng luyện tập để có được sức khoẻ tốt.
          Dạy học theo hướng đổi mới không chỉ phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh mà còn huy động được năng lực, nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Thực tế cho thấy rằng người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng cần thiết mà còn truyền đến cho các em cả lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của chính mình. Dạy học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực, sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2.4. H

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tr.doc