SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý nề nếp học sinh ở trường Trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung nơi tôi công tác

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý nề nếp học sinh ở trường Trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung nơi tôi công tác

Giáo dục luôn được coi là nền móng của sự phát triển khoa hoc kĩ thuật.Đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân.Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự bùng nổ về công nghệ, thông tin đã đưa đời sống của nhân dân được nâng lên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Song bên cạnh đó mặt trái của xã hội đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, những vấn đề đó tác động không nhỏ tới trường học, lứa tuổi hoc sinh phổ thông, đạc biệt là học sinh của các trường Trung tâm. Những tệ nan xã hội, những thói hư tật xấu cũng đã len lỏi vào một bộ phận của học sinh làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em. Nếu nhân cách đạo đức bị xuống cấp thì việc thực hiện mục đích văn hóa khó mà thực hiện được. Vì vậy bên cạnh việc nâng cao chất lượng kiên thức, việc quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh đang là nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu trong các nhà trường.

 Trung tâm GDNN-GDTX Hà trung cũng không ngoại lệ, được đặt trên địa bàn của trung tâm của huyện nên có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình, song cũng gặp không ít khó khăn về đối tượng học sinh. Ngay từ đầu vào phần lớn học sinh đều có năng lực học yếu và ý thức đạo đức kém, việc giáo dục đạo đức cho học sinh gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự có hiệu quả.

 Nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý nề nếp học sinh ở trường Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung nơi tôi công tác.

 

doc 10 trang thuychi01 5161
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý nề nếp học sinh ở trường Trung tâm GDNN - GDTX Hà Trung nơi tôi công tác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
 Trang 
1.MỞ ĐẦÙ......2
1.1 .Lí do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu..2
1.3 Đối tượng nghiên cứu..2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.2
2.NỘI DUNG............3
2.1 Cơ sở lý luận của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh3
2.2. Cơ sở thực tiễn....3
2.3 Thực trạng việc quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh...4
2.3.1. Đặc điểm của Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung..4
2.3.2. Một số kết quả thu được5 
2.3.3. Những Khó khăn của Trung tâm trong việc quản lí nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.5
2.3.4. Nguyên nhân..6
2.3.5 Những nội dung cần giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX trong giai đoạn hiện nay..6
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH7
 3.1 Nâng cao vai trò lãnh chỉ đạo của chi bộ,ban Giám đốc Trung tâm.7
 3.2 Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh7
3.3. Phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn thanh niên Trung tâm trong quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh.7
3.4 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp8
3.5 Quản lý, giáo dục có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội8
4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ8
4.1.Kết luận 
4.2 Kiến nghị.8
Tài liệu tham khảo.9
	 1. MỞ ĐẦU
 1.1 Lí do chọn đề tài:
	Giáo dục luôn được coi là nền móng của sự phát triển khoa hoc kĩ thuật.Đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân.Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự bùng nổ về công nghệ, thông tin đã đưa đời sống của nhân dân được nâng lên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Song bên cạnh đó mặt trái của xã hội đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, những vấn đề đó tác động không nhỏ tới trường học, lứa tuổi hoc sinh phổ thông, đạc biệt là học sinh của các trường Trung tâm. Những tệ nan xã hội, những thói hư tật xấu cũng đã len lỏi vào một bộ phận của học sinh làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em. Nếu nhân cách đạo đức bị xuống cấp thì việc thực hiện mục đích văn hóa khó mà thực hiện được. Vì vậy bên cạnh việc nâng cao chất lượng kiên thức, việc quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh đang là nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu trong các nhà trường.
 	Trung tâm GDNN-GDTX Hà trung cũng không ngoại lệ, được đặt trên địa bàn của trung tâm của huyện nên có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình, song cũng gặp không ít khó khăn về đối tượng học sinh. Ngay từ đầu vào phần lớn học sinh đều có năng lực học yếu và ý thức đạo đức kém, việc giáo dục đạo đức cho học sinh gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự có hiệu quả.
 	Nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý nề nếp học sinh ở trường Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung nơi tôi công tác. 
1.2Mục đích nghiên cứu:
	Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề và tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng quản li giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
	Quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh tai Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
 2.NỘI DUNG
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH: 
Nhân cách là phẩm chất,đạo đức,giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh chính là rèn luyện bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho các em.Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ giúp các em có tư cách,phẩm chất tốt mà còn giữ được nề nếp, trật tự, kỉ cương. Góp phần thúc đẩy các hoạt động học tập cũng như các phong trào khác trong nhà trường ngày càng phát triển đi lên.
 	Nhà trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục là công cụ mạnh nhất để sáng tạo nên tương lai. Vì vậy rèn nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm cần thiết không thể thiếu được trong nhà trường, đây là việc làm thường xuyên,liên tục không ngừng.
 * Về góc độ tâm sinh lí.
 	Lứa tuổi học sinh ở Trung tâm hiện nay chủ yếu có độ tuổi từ 16 đến 18 lứa tuổi đang có sự chuyển biến rõ rệt về mặt tính cách, tình cảm. Lứa tuổi chuyển từ giai đoạn trẻ con sang người lớn. Nên hình thành rất nhiều tính cách khác nhau, nhiều e rất hăng hái, tích cực trong các hoạt động tập thể,nhưng nhiều em lại em dụt dè nhút nhát, thiếu tự tin, mặc cảm dễ nổi cáu, dễ bị kích động lôi kéo. Do đó nếu không được giáo dục và nhận thức đúng đắn các em sẽ dễ bị sa ngã.
 * Về góc độ gia đình.
Xã hội phát triển các gia đình phải đối mặt với cơ chế thị trường,các em ở Trung tâm đa số xuất thân từ gia đình thuần nông. Nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa không có điều kiện chăm sóc, giáo dục kịp thời. Nhiều học sinh có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt như bố mẹ li hôn hoặc khuyết bố hoặc mẹ. Do đó các em thiếu thốn về mặt tình cảm nên dễ dẫn đến tự ti mặc cảm, dễ bị rủ rê lối kéo vào lối sống không lành mạnh.
* Về góc độ xã hội.
Lứa tuổi học sinh phổ thông đang là lứa tuổi vị thành niên, các em bắt đầu có nhu cầu giao tiếp lớn. Muốn thể hiện mình trong các hoạt động tập thể, muốn được mọi người xem mình là người lớn, muốn thoát khỏi sự quản lý của gia đình. Vì vậy nếu bố mẹ và thầy cô không có những chia sẻ, quan tâm đúng mức sẽ khó dạy bảo, các em dễ chống đối, bảo vệ cái tôi của mình.
 	Từ các đặc điểm trên,công tác giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa hết sức to lớn trong sự phát triển và hình thành nhân cách của các em. Giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng trò chủ đạo, đó là một quá trình giáo dục tổng thể.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Từ năm học 2017-2018 các Trung tâm được đổi tên từ Trung tâm GDTX thành Trung tâm GDNN-GDTX đã đa dạng hóa mô hình hoạt động song việc dạy bổ túc vẫn đang là chủ đạo trong nhà trường. Để thúc đẩy các hoạt động học khác được tốt thì viêc quản lí giáo dục đạo đức trong nhà trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực cũng nảy sinh những vấn đề cần quan tâm, bản sắc văn hóa bị đe dọa, thuần phong mĩ tục bị sói mòn. Hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức. Nhu cầu phát triển cá nhân lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng,thiếu niềm tin vào cuộc sống. Không có ý chí lập trường kiên định,dễ bị rủ rê lôi kéo vào thói hư tật xấu.
 	Trong nhà phổ thông nói chung và ở Trung tâm nói riêng số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng. Biểu hiện là việc các em lười học, thường xuyên bỏ giờ, tụ tập ở các quán nét, tụ tập thành các băng nhóm đánh nhau gây mất trật tự anh ninh,trong và ngoài nhà trường. Thiếu tôn trọng thầy cô và người lớn.Học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX có đầu vào có điểm số thấp, ý thức đạo đức có sự khác biệt so với học sinh THPT. Nhưng sau một thời gian được học tập rèn luyện tại Trung tâm với sự quan tâm, định hướng đúng mức. Sự tận tình của các thầy cô đã tạo ra một môi trường giaó dục tốt, có nề nếp kỉ cương,có nhiều hoạt động lôi cuốn, tạo không khí hào hứng nên các em dần tiến bộ rõ rệt qua từng kì học. Đa số các em sau khi ra trường đều trưởng thành có việc làm ổn định.
2.3 THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM .
2.3.1 Đặc điểm của Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung.
 Từ năm học 2017-2018 các Trung tâm được đổi tên từ Trung tâm GDTX thành Trung tâm GDNN-GDTX đã đa dạng hóa mô hình hoạt động. Ngoài việc dạy bổ túc văn hóa thì Trung tâm mở nhiều các lớp liên kết với các trường cao đẳng,đại học. Đào tạo các lớp lái xe ô tô và moto,mở các lớp đào tạo ngoại ngữ,tin học cho học sinh. Song việc dạy bổ túc văn hóa vẫn đang là chủ đạo trong nhà trường.Nếu việc dạy văn hóa tốt sẽ thúc đẩy các hoạt động học khác được tốt ngược lại các loại hình hoạt động khác phát triển tốt sẽ hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho khối bổ túc văn hóa. 
	Trong những năm gần đây số học sinh tại các Trung tâm có xu hướng giảm mạnh. So với các Trung tâm trong tỉnh thì Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung vẫn có số học viên cao.
Chất lượng văn hóa ngày càng tốt,chất lượng mũi nhọn luôn được xếp tốp đầu của toàn tỉnh.Để có được kết quả trên việc quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được ban giám đốc Trung tâm chỉ đạo sát sao xem nó là nhiệm vụ hàng dầu.
2.3.2 Một số kết quả thu được:	
- Bảng thống kê xếp loại học lực và hạnh kiểm trong các năm gần đây.
Năm học
 Xếp loại học lực (%)
 Xếp loại hạnh kiểm (%)
Giỏi 
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
2014-2015
(205 HS)
0
21
65,4
13,7
40,5
40
17,1
2,4
2015-2016
(225 HS)
0,4
17,7
73,9
13,7
49,3
28,9
17,8
4.0
2016-2017
(156 HS)
0
26,8
65,6
7,6
51,9
38,5
9,6
0
2017-2018
(88 HS)
0
52,3
46,6
1,11
40,9
38,6
17
3,4
 	Từ bảng thống kê xếp loại học lực và hạnh kiểm qua 4 năm gần đây cho thấy số học sinh xếp loại học lực khá tăng nhanh từ 21% năm 2014-2015 lên 52,3 % . Trong đó xuất hiện học sinh giỏi toàn diện. Số học sinh TB và yếu giảm 
 	- Số học sinh xếp hạnh kiểm loại tốt tăng, TB yếu có giảm.
* Kết quả chất lượng mũi nhọn.
- Năm học 2014-2015 có 1 giải 3 cấp tỉnh xếp thứ 10 toàn tỉnh
- Năm học 2015-2016 có 11 giải cấp tỉnh,2 học sinh đạt giải cấp quốc gia trong kì thi giải toán bằng máy tính cầm tay. Xếp thứ 4 toàn tỉnh
- Năm học 2016-2017 có 11 giải cấp tỉnh, 1 học sinh đạt giải 3 cấp quốc gia trong kì thi giải toán bằng máy tính cầm tay. Xếp thứ 4 toàn tỉnh.
 *Kết quả thi tốt nghiệp.
- Năm hoc 2014-2015 tỉ lệ đậu tốt nghiệp là 76,2%
- Năm hoc 2015-2016 tỉ lệ đậu tốt nghiệp là 100%
- Năm hoc 2016-2017 tỉ lệ đậu tốt nghiệp là 92,67%
 	Như vậy thống kê trong các năm học gần đây tỷ lệ đậu tốt nghiệp và chất lượng giáo dục mũi nhọn, đại trà có kết quả ngày càng tốt hơn. Trung tâm luôn được xếp trong tốp đầu của tỉnh. Có được kết quả trên là do nề nếp, kỉ cương của trung tâm luôn được giữ vững ổn định. Tình trạng học sinh bỏ giờ, vi phạm nề nếp đạo đức nghiêm trọng của Trung tâm chỉ còn là cá biệt. Các hoạt động ngoài giờ đã thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của học sinh. Trang thiết bi, cơ sở dạy học ngày càng được bổ xung tăng cường,môi trường dạy học có nhiều bước chuyển biến mới. Đó cũng là sự lãnh chỉ đạo của chi bộ, của ban giám đốc và sự nhất trí, đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường.
2.3.3 Những Khó khăn của Trung tâm trong việc quản lí nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Những khó khăn chủ yếu là do yếu tố khách quan hiện nay số học sinh trong tất cả các Trung tâm đề giảm mạnh điều này ảnh hưởng tới các phong trào trong nhà trường, không tạo ra được động lực cho các em 
 Học sinh vào Trung tâm hầu hết có học lực yếu nên có tư tưởng chán hoc, ngại học dẫn tới việc thường xuyên, đi học muôn, bỏ học, bỏ tiết không rõ lí do. Đến trường không nghi bài, tụ tập đánh game, sử dụng điện thoại trong giờ học. Thiếu tôn trọng giáo viên, dễ tranh cãi, gây lộn với bạn bè. Làm ảnh hưởng tới chất lượng giờ dạy của giáo viên, ảnh hưởng tới kỉ cương, nề nếp của nhà trường.
 Do đặc thù ngành học GDTX các em không được học môn giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất. Nên việc giáo dục cho học sinh Trung tâm đôi lúc chưa thực sự sát xao và liên tục.
2.3.4 Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm đạo đức của học sinh. Song qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu từ phía gia đình.Rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu chỉ lo làm ăn, lơ là trong việc dạy con cái nên phó mặc con cho nhà trường. Một bộ phận gia đình có phương pháp giáo dục con chưa đúng cách,còn quá nuông chiều con.
 Mặt khác những mặt tiêu cực của xã hội len lỏi vào đời sống của các em qua nhiều kênh thông tin. Nhiều quán điện từ, bi a mọc lên, nhiều trò chơi không lành mạnh thu hút một bộ phận học sinh không nhỏ. Vì vậy nếu gia đình và nhà trường không nắm bắt, giáo dục kịp thời học sinh sẽ dễ dàng bi lôi kéo vào những thói hư, tật xấu dẫn đến khó giáo dục.
2.3.5 Những nội dung cần giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX trong giai đoạn hiện nay.
Đạo đức là nền tảng quy định nhân cách, là cơ sở để hình thành năng lực, làm cho năng lực phát huy một cách có định hướng. Phù hợp với chuẩn mực, quy tắc của xã hội.
 Với đặc điểm của đối tượng trên cần giáo dục các em với các nội dung sau:
Giáo dục các em thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, không bỏ hoc, bỏ giờ tham gia tích cực mọi hoạt động của nhà trường. Chấp hành tốt luật pháp, các quy định, tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cưc
Giáo dục các em lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.Tôn trọng người lớn tuổi, giúp đỡ các em nhỏ, có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết.
Giáo dục lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại, yêu hòa bình, yêu quý và tự hào lịch sử vẻ vang của dân tộc, truyền thống văn hóa.
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, chăm lo giúp đỡ gia đình,bạn bè và cộng đồng.
Tích cực rèn luyện thân thể, lao động vệ sinh, giữ gìn và bảo vệ môi trường, gìn giữ bảo tồn di sản,văn hóa.
Giáo dục, rèn luyện đức tính,phẩm chất tốt như: thật thà, trung thực, giản dị, khiêm tốn, tiết kiêm, biết đoàn kết yêu thương, đùm bọc lúc khó khăn hoạn nạn.
Rèn luyện cho các em tính tự giác, tích cực chủ động thực hiện tuân thủ đúng thời gian biểu nội quy của nhà trường ngăn nắp,gọn gàng.
 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
 3.1 Nâng cao vai trò lãnh chỉ đạo của chi bộ,ban Giám đốc Trung tâm.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh chi bộ,ban giám đốc Trung tâm giữ một vai quan trọng, thông qua các nghị quyết của chi bộ chỉ đạo mọi cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhất quán theo quan điểm chỉ đạo. Ban giám đốc thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên và học sinh thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần. Nâng cao vai trò quản lý, thực hiện một cách thống nhất đồng bộ từ trên xuống dưới mới có hiệu quả.
3.2 Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh.
	Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng nồng cốt và không thể thiếu được trong nhà trường. Là người quản li giáo dục trực tiếp, có sức ảnh hưởng lớn đối với học sinh. Để phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh.Trước hết chi bộ, ban giám đốc Trung tâm phải xây đựng được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, quan tâm, gần gũi nắm bắt được những tâm tư tình cảm, hoàn cảnh của từng học sinh. Để có biện pháp uốn nắn học sinh kịp thời. Có thể nói giáo viên chủ nhiệm như một hiệu trưởng nhỏ thay mặt nhà trường trực tiếp dạy dỗ, giáo dục các em.
Bên Giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên bộ môn có một vai trò rất quan trọng.Là người trực tiếp giảng dạy các em thông qua từng tiết học, từng ngày và trong từng lớp học. Giáo viêm bộ môn ngoài có phải có chuyên môn vững vàng, phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng đặc thù trên, các giáo viên bộ môn còn phải cùng vớ giáo viên chủ nhiệm tham gia quản lí giáo dục trực tiếp các em thông qua từng tiết học. Sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi những thông tin liên quan tới lớp, tới các sẽ đem lại hiệu tốt trong công tác quản lý giáo dục. 
3.3. Phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn thanh niên Trung tâm trong quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đoàn thanh niên có vai trò nòng cốt trong việc tham gia tổ chức các phong trào, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tao ra sân chơi lành mạnh thu hút các đoàn viên,thanh niên tham gia. Đáp ứng nhu cầu giao lưu, học hỏi cho các em. 
Đoàn thanh niên cũng là lực lượng chủ đạo trong việc phát động các phao trào thi đua như : Thi đua mừng ngày 20/11,ngày 26/3 Thông qua các đợt thi đua tạo ra động lực cho các em phấn đấu.
Đoàn thanh niên tham gia trực tiếp quản lý, theo dõi, giám sát các nội quy về nề nếp của từng lớp, từng học sinh. Việc quản lý giáo dục học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiêm, giáo viên bộ môn và đoàn thành niên trong nhà trường mới đem lai kết quả tốt.
3.4 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 Học sinh ở Trung tâm là những đối tượng cá biệt nên có nhu cầu giao tiếp hoạt động cao. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp như văn nghệ, thể dục thể thao trong các đợt thi đua đều thu hút được nhiều học sinh tham gia. Thông qua các hoạt động tập thể đó, giáo dục các em tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Đây cũng là một ưu thế để quản lí giáo dục các học sinh cá biệt cần được tổ chức thường xuyên trong các Trung tâm GDNN-GDTX.
3.5 Quản lý, giáo dục có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình, nhà trường và xã hội là những mối ràng buộc tác động trực tiếp đến học sinh. Để quản lý giáo dục có hiệu quả quan trọng là phải có sự phối hợp thống nhất với gia đình.nhà trường thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin chủ yếu là cung cấp cho gia đình những tâm sinh lí lứa tuổi, những sự việc xảy ra hàng ngày. Để gia đình hiểu được các em hơn trong cách thức dạy dỗ con cái. Ngược lại gia đình sẽ cùng với nhà trường quản lí giờ giấc sinh hoạt, học tập đôn đốc động viên con cái để tạo điều kiện cho các em có môi trường sống và học tập tốt nhất.
Sự tác động của xã hội thông qua các chính sách,chế độ và sự quan tâm của các lực lượng ngoài nhà trường tạo nên mối liên hệ chặt chẽ. Thống nhất với nhau để quản lí giáo dục các em một cách có hiệu quả.
 4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1.KẾT LUẬN: 
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn tôi rút ra một số kết luận sau:
 Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách của con người. Ở mọi thời đại,mọi quốc gia, mọi cơ sở giáo dục vấn đề đạo đức là công việc quan trọng. Mục tiêu của các nhà trường là đào tạo ra con người có cả đức lẫn tài, phát triển một cách toàn diện. Do đó công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được làm thường xuyên liên tục.
Trong Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung hiện nay việc dạy bổ túc văn hóa vẫn là nhiệm vụ quan trọng.Việc tăng cường quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh đang được đặt lên hàng đầu. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học, thúc đẩy nhiều hoạt động dạy học khác trong Trung tâm phát triển. Đại đa số các em đều nhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Do đó còn thờ ơ,xem thường kỉ cương,nề nếp nhà trường,dẫn đến vi phạm nội quy, chế như nghỉ học không có lý do, bỏ giờ, đánh nhau, hút thuốc, quay cóp. Việc nghiên cứu thực tế đề ra nhiệm vu quan trọng phải được đầu tư, công sức, trí tuệ của cả tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Quản lí, uốn nắn để các em đi đúng hướng, không bị sa ngã là trách nhiệm của mỗi giáo viên, của tập thể nhà trường, gia đình và cả xã hội.
 	 Với vai trò là giáo viên giảng dạy, đã từng làm công tác chủ nhiệm nhiều năm,tham gia quản lí, giáo dục trực tiếp học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí, giáo dục đạo đức cho học sinh. Rất mong được sự chia sẻ góp ý của các đồng nghiệp.
 4.2 KIẾN NGHỊ.
* Đối với Sở Giáo dục:
 Hàng năm nên tổ chức nhiều các đợt hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức cho học sinh để các trường có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý lẫn nhau.
 Tổ chức cho giáo viên học các lớp bồi dưỡng kĩ năng vận dụng giáo dục đạo đức lồng ghép vào bài học.
*Đối với nhà trường:
 Cần tăng cường vai trò lãnh chỉ đạo của chi bộ Đảng,ban giám đốc Trung tâm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
 Thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh. Tạo động lực cho học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Người viết sáng kiến.
Nguyễn Thị khuyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 1.Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung.
 2. Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 của Trung tâm GDNN-GDTX Hà Trung.
 3. Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 của Tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_viec_quan_ly_ne_nep_hoc.doc