SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tóm tắt tác văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tóm tắt tác văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông

Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, văn bản tự sự( tác phẩm tự) chiếm tỉ lệ lớn so với các thể loại khác và so với tổng thể chương trình văn học( chiếm hơn 26%). Khi tiếp cận tác văn bản tự sự bước đầu tiên là đọc và tóm tắt văn bản. Việc tóm tắt là thao tác đầu tiên, cơ sở ban đầu có ý nghĩa quan trọng góp phần tìm hiểu, khám phá văn bản tự sự.

Hiện nay, sách giáo khoa Ngữ văn 10 dành cho chương trình chuẩn chỉ có một bài hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản tự sự trong phạm vi một tiết học. Cũng có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này: “Phương pháp dạy học văn” Nguyễn Văn Bồng( chủ biên) - NXB Giáo dục năm 1994, “Phương pháp dạy học văn”( Phan Trọng Luận - chủ biên, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thế Phiệt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999) nhưng phần lớn nghiên cứu ở các phương diện khác nhau và ở phạm vi lớn nên chưa đi sâu vào việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh.

Thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp tôi thấy mặc dù đã yêu cầu học sinh tiến hành thao tác này nhưng chưa thực sự hiệu quả cao. Nhiều học sinh chưa thực ý thức được tầm quan trọng của thao tác này nên chưa nghiêm túc hoặc còn lúng túng khi tóm tắt( theo tiêu chí nào, các thao tác cơ bản, chọn lọc những nét cốt yếu nào để làm nổi bật nội dung tư tưởng tác phẩm )

Trước thực tế đó tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG TÓM TẮT TÁC VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

 

doc 22 trang thuychi01 9804
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tóm tắt tác văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU:
 1.1.Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, văn bản tự sự( tác phẩm tự) chiếm tỉ lệ lớn so với các thể loại khác và so với tổng thể chương trình văn học( chiếm hơn 26%). Khi tiếp cận tác văn bản tự sự bước đầu tiên là đọc và tóm tắt văn bản. Việc tóm tắt là thao tác đầu tiên, cơ sở ban đầu có ý nghĩa quan trọng góp phần tìm hiểu, khám phá văn bản tự sự.
Hiện nay, sách giáo khoa Ngữ văn 10 dành cho chương trình chuẩn chỉ có một bài hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản tự sự trong phạm vi một tiết học. Cũng có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này: “Phương pháp dạy học văn” Nguyễn Văn Bồng( chủ biên) - NXB Giáo dục năm 1994, “Phương pháp dạy học văn”( Phan Trọng Luận - chủ biên, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thế Phiệt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999)nhưng phần lớn nghiên cứu ở các phương diện khác nhau và ở phạm vi lớn nên chưa đi sâu vào việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh. 
Thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp tôi thấy mặc dù đã yêu cầu học sinh tiến hành thao tác này nhưng chưa thực sự hiệu quả cao. Nhiều học sinh chưa thực ý thức được tầm quan trọng của thao tác này nên chưa nghiêm túc hoặc còn lúng túng khi tóm tắt( theo tiêu chí nào, các thao tác cơ bản, chọn lọc những nét cốt yếu nào để làm nổi bật nội dung tư tưởng tác phẩm)
Trước thực tế đó tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KĨ NĂNG TÓM TẮT TÁC VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu này tôi muốn góp phần rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông. Qua đó học sinh thành thục khi tóm tắt để nắm được những vấn đề cốt yếu của văn bản, tạo cơ sở cho việc đi sâu phân tích, tiếp nhận văn bản văn chương.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh qua các giờ văn ở trung học phổ thông.
 1.4.Phương pháp nghiên cứu:
 Tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng những phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Tôi tiến hành phương pháp này thông qua việc tiếp cận các tài liệu, phân tích và tổng hợp lí thuyết để có những dữ liệu cho đề tài của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: trao đổi với giáo viên và học sinh; điều tra, khảo cứu, dự giờ; thực nghiệm( giao bài tập tóm tắt cho học sinh); thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Sở dĩ tôi đưa ra sáng kiến này là thực hiện theo nội dung của đợt tập huấn: “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” do bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 7 năm 2017 tại Hà Nội và các tổ trưởng chuyên đã được báo cáo viên phổ biến, chúng tôi đã được tiếp thu qua họp tổ. Trong đó nhấn mạnh vào việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh( đặc biệt năng lực tự học). Vì vậy việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh là rất quan trọng. 
Dạy và học môn văn cũng giống như các môn học khác, trong quá trình dạy - học học sinh phải tích cực, chủ động biến quá trình lĩnh hội kiến thức thành quá trình tự học tập còn giáo viên thì giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động lĩnh hội của học sinh. Trong một giờ dạy, giữa nội dung và phương pháp dạy -học luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài dạy, mỗi mục dạy và mỗi đơn vị kiến thức đòi hỏi phải có một phương pháp dạy - học phù hợp.
Một tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn với một thể loại nhất định. Mỗi một thể loại đều có những đặc trưng riêng, vì vậy nó cũng có những nguyên tắc tiếp cận riêng. Theo: “Từ điển thuật ngữ văn học”( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999) đối với tác phẩm tự sự thì yếu tố: “ sự” là chủ âm với đặc điểm cơ bản: “ tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó(), phương thức phản ánh hiện thực thông qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người() bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch(), một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng() nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật”[6.tr.328].
Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được các giá trị về mặt tư tưởng cũng như nghệ thuật của một văn bản tự sự thì điều quan trọng đầu tiên là phải tóm tắt văn bản. Tóm tắt văn bản tự sự là: “dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn sinh động nội dung chính( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của một tác phẩm nào đó. Bản tóm tắt cần phải trung thành với văn bản gốc”( Ngữ văn 8 – tập I, sách giáo khoa thí điểm theo chương trình được bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2003, trang 66-68).
 Trên đây tôi đã trình bày khái quát về đổi mới phương pháp dạy - học, loại hình tự sự và tóm tắt văn bản tự sự. Với những nét giới thuyết chung như vậy, đứng ở góc độ cơ lí luận sẽ chưa mang tính đầy đủ, sâu sắc. Song ở góc độ tiếp cận văn bản tự sự mà cụ thể là bước đầu tóm tắt thì có thể xem là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự khởi đầu.
2. 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Hiện nay, sách giáo khoa Ngữ văn 10 dành cho chương trình chuẩn chỉ có một bài hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản tự sự trong phạm vi một tiết học. Cũng có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này: “Phương pháp dạy học văn” Nguyễn Văn Bồng( chủ biên) - NXB Giáo dục năm 1994 đã bàn đến: “ Dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể” ở trung học cỏ sở, mục: “Dạy học tác phấm tự sự” đã đưa ra biện pháp đầu tiên là: “đọc, kể, tóm tắt tác phẩm tự sự”[4,121]. Song do đối tượng là học sinh trung học cơ sở và do phạm vi cuốn sách với nhiều nội dung khác nhau nên công trình nghiên cứu này cũng chưa đi sâu phân tích các kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. Trong: “Phương pháp dạy học văn”(Phan Trọng Luận - chủ biên, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thế Phiệt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999) đã đề cập đến kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nằm trong nhóm: “kĩ năng chiếm lĩnh văn chương” nhưng mới chỉ nêu ra chứ chưa có dịp hướng dẫn cụ thể: “Giáo viên phải giúp học sinh tóm tắt tác phẩm. Có thể tóm tắt theo kết cấu hoặc hoặc cốt truyện, hoặc theo lời kể, cũng có thể tóm tắt theo tuyến nhân vật”[6, tr 278]...Phần lớn các công trình nghiên cứu ở các phương diện khác nhau và ở phạm vi lớn nên chưa đi sâu vào việc rèn luyện các kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh. 
Thực tiễn khi giảng dạy các văn bản tự sự có giáo viên chưa quan tâm đến việc tóm tắt văn bản, hoặc còn mang tính chất hình thức. Vì vậy chưa đặt vấn đề một cách nghiêm túc yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản trước khi đi vào tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, hoặc chưa chú ý đến việc kiểm tra xem tóm tắt văn bản đã đạt yêu cầu chưa( về nội dung, kĩ năng). Về phía học sinh hoặc chưa nghiêm túc hoặc lúng túng chưa định hướng được hướng tóm tắt( theo tiêu chí nào), các thao tác cơ bản khi tóm tắt, chưa biết chọn lọc những nét cốt yếu để làm nổi bật chủ đề tư tưởng văn bản. Vì vậy, hoặc bỏ qua sự kiện, chi tiết chính, hoặc bỏ qua nhân vật quan trọng hoặc bỏ qua các bước phát triển của nhân vật, cốt truyện
 Bởi vậy việc đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông” là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học văn.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Lựa chọn các lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Trong năm học 2017 - 2018 tôi đã được phân công giảng dạy khối 11, trong đó có lớp 11B2 và 11B3 là hai lớp học cơ bản và có lực học tương đương nhau. Do đó tôi chọn lớp 11B3 là lớp thực nghiệm và lớp 11B2 là lớp đối chứng.
- Trước khi nghiên cứu và đưa vào giảng dạy phần sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi tiến hành cho hai lớp cùng làm bài kiểm tra 15 phút ở tiết liền kề trước đó và cùng câu hỏi: Em hãy tóm tắt văn bản: “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao(trong khoảng 20 dòng).
- Kết quả kiểm tra như sau:
Lớp đối chứng 11B2: sĩ số 38 học sinh 
Điểm:1, 2, 3
Điểm: 4
Điểm: 5, 6
Điểm: 7, 8
Điểm: 9, 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 3
7,8
 2
5,2
17
45
14
36,8
 2
5,2
Lớp thực nghiệm 11B3: sĩ số 36 học sinh
Điểm: 1,2,3
Điểm: 4
Điểm: 5,6
Điểm: 7,8
Điểm: 9,10
 SL
%
 SL
%
 SL
%
 SL
%
 SL
%
 3
 8,3
 3
 8,3
 14
38,8
 14
 38,8
 2
 5,6
Do phạm vi của đề tài nên tôi chỉ đưa ra một số văn bản làm dẫn chứng.Những văn bản này đã được chọn lọc để phản ánh trung thực tình hình chung của lớp (có văn bản của học sinh khá văn, học sinh trung bình, học sinh dưới trung bình). Những văn bản này được đưa vào phần phụ lục.
- Nhận xét:
Qua việc ra bài kiểm tra, đánh giá, tôi rút ra được những nhận xét sau:
+ Bài tóm tắt của em Trần Thu Thủy - một học sinh khá văn của lớp 11B3 - nhìn chung đã đúng giới hạn số lượng, biết chọn những chi tiết, sự kiện tiêu biểu ,hành văn khá trôi chảy. Song bài tóm tắt cũng có nhiều nhược điểm: chưa nêu bật nguồn gốc, thân phận Chí Phèo, thiếu hẳn sự kiện, nguyên nhân dẫn đến Chí phải đi tù, bỏ qua chi tiết cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩmĐôi khi em rơi vào bình luận, đánh giá: “Chính những nét đặc tả đó cũng góp phần vào việc xây dựng một nhân vật bị tha hóa không còn là một con người nữa” hay: “đây là kết cục của quy luật tất yếu xã hội”. Em đã biết trích dẫn nhưng đôi khi trích dẫn hơi tham lam nên lượng thông tin không được nhiều, dẫn đến chỗ thiếu vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn thừa.
+ Bài tóm tắt của em Bùi Thị Huyền Trang - một học sinh trung bình - nhìn chung là đạt yêu cầu. Em đã biết kết hợp các yếu tố: nhân vật, sự kiện, kết cấuđể tóm tắt. Văn bản tóm tắt khá trung thành với nguyên bản. Câu chữ rõ ràng, trong sáng. Song bài tóm tắt cũng chưa nêu bật được sự thức tỉnh của Chí Phèo nhờ: “bát cháo hành” - tình yêu của Thị Nở. Đây là một chi tiết quan trọng bắt đầu cho sự thay đổi trong con người Chí.
+ Bài của em Lê Cao Hoàng- một học sinh dưới trung bình - thì khá nhiều nhược điểm. Phần đầu khá dài dòng không cần thiết; phần sau vừa thiếu chi tiết, sự kiện chính vừa sai kiến thức cơ bản.Ví dụ thiếu chi tiết gặp Thị Nở, tình yêu nảy nở và làm Chí sực tỉnh. Đặc biệt sai kiến thức cơ bản: “Hắn về như ý định nung nấu trả thù nhưng gặp Thị Nở - xấu xí, nghèo, ế chồng ý định đó đang tắt dần nhưng Thị từ chối lời cầu hôn của hắn thì hắn càng sục sôi hơn. Hắn đã giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình vì không còn ai chịu nổi hắn nữa”.
+Bài của em Bùi Thị Lam thì không sai kiến thức, ngược lại tỏ ra có: “chất văn”. Nhưng đề bài yêu cầu tóm tắt thì em lại đi vào phân tích, bình luận, đánh giánhư một bài nghị luận văn học. Nguyên nhân xuất phát từ việc người tóm tắt không hiểu đúng yêu cầu của đề nên đi chệch hướng.
Một số dẫn chứng trên đây về việc tóm tắt của học sinh tuy chưa phải thật sự phản ánh toàn diện nhưng phần nào đã cho thấy được một số ưu nhược điểm của học sinh. Từ việc ra bài kiểm tra mà ta thu được: “thông tin ngược”, biết được các em nắm văn bản đến đâu, từ đó có sự điều chỉnh, hướng dẫn và phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả.
2.3.2. Tổ chức rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông:
Để tóm tắt văn bản tự sự học sinh phải tiến hành các thao tác: đọc kĩ toàn bộ tác phẩm để nắm chắc nội dung, định hướng tóm tắt và xây dựng văn bản tóm tắt. Giữa các khâu, các bước này có mối quan hệ chặt chẽ. Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng nội dung cụ thể.
a. Đọc và tìm hiểu tác phẩm:
Đọc văn bản cũng có nhiều cấp độ khác nhau, phản ánh trình độ nhận thức khác nhau: đọc nhớ, đọc hiểuNgay với một văn bản thì ở mỗi cấp độ cũng có mức độ khác nhau ở những bạn đọc khác nhau. Đối với công việc tóm tắt một văn bản tự sự của học sinh thì đọc ghi, đọc nhớ tiến tới đọc hiểu là rất cần thiết.
a.1. Đọc và ghi chép:
Đây là bước đầu tiên khi tiếp cận, chiếm lĩnh văn bản. Đọc văn bản và cùng với việc đọc là việc ghi chép.
Trước khi lên lớp, trước khi tóm tắt học sinh phải đọc trước ở nhà. Ở cấp độ đầu tiên là đọc tri giác( đọc văn bản trên cơ sở ngôn từ hiển hiện). Nhưng quan trọng hơn là yêu cầu để tóm tắt được thì phải đọc hiểu. Cùng với việc đọc là phải nhớ, muốn vậy cần phải ghi chép.
Vậy ghi chép những cái gì và ghi như thế nào? Phải ghi các sự kiện, nhân vật chính và cốt truyện( diễn biến câu chuyện), chi tiết chính, thời gian, không gian, kết cấu
- Ví dụ khi gặp một yêu cầu tóm tắt: “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du chúng ta phải:
+ Ghi được các nhân vật chính. Cụ thể hơn khi ghi các nhân vật chính cần lưu ý nhân vật trung tâm ở đây là Thúy Kiều.
+ Bên cạnh việc ghi được các nhân vật chính thì học sinh phải nắm được, ghi được các sự kiện chính của văn bản.Trong “Truyện Kiều” các sự kiện chính như: Thúy Kiều khóc trước mộ Đạm Tiên và linh cảm sự gặp gỡ như điềm báo trước cho số phận mai sau; gặp gỡ Kim Trọng, hai người thề ước; gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều bán mình chuộc cha, Kiều: “trao duyên”; hai lần vào lầu xanh; làm vợ lẽ của Thúc Sinh; Hoạn Thư đánh ghen, làm nô tì; gặp Từ Hải và được báo ân báo oán; mắc lừa Hồ Tôn Hiến; hai lần tự tử; cuối cùng được đoàn tụ cùng gia đìnhThiếu một trong những sự kiện ấy thì sẽ mất đi tính lô gíc của văn bản và sự phát triển tính cách, số phận của nhân vật trung tâm.
+ Văn bản tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, tức câu truyện diễn ra như thế nào: mở đầu, diễn biến, kết thúc ra sao. Bởi vậy cần nắm được cốt truyện, nghĩa là phải ghi chép diễn biến câu chuyện. “Truyện Kiều” là chuyện một cuộc đời, cuộc đời của một người con gái: “hồng nhan bạc mệnh”.Học sinh phải nắm được diễn biến của cuộc đời Kiều, nắm được cốt truyện theo ba phần: phần thứ nhất: “gặp gỡ và đính ước”; phần thứ hai: “gia biến và lưu lạc”; phần thứ ba: “đoàn tụ”. Cốt truyện phát triển theo mạch lô gíc đó.
Với những văn bản tóm tắt theo thời gian, không gian thì ngoài việc ghi chép các sự kiện chính, nhân vật chính, cốt truyệncòn phải ghi các mốc thời gian quan trọng, sự thay đổi không gian. Ví dụ khi tóm tắt văn bản: “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài phải ghi ở Hồng Ngài Mị như thế nào, khi lên Piềng Sa như thế nào
Tuy nhiên đối với công việc này yêu cầu học sinh cần phải có sự linh hoạt khi đứng trước một văn bản cụ thể, song về cơ bản là đi theo phương pháp trên.
a.2. Tìm hiểu văn bản:
Đọc và ghi chép là rất quan trọng, song để tóm tắt được cần phải tìm hiểu văn bản ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nghĩa là không chỉ đọc tri giác mà còn phải tiến tới đọc hiểu. Để tóm tắt đúng yêu cầu thì cần phải tìm hiểu văn bản để nắm được nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn nói đến .
Tìm hiểu văn bản, cụ thể là văn bản tự sự tức là tìm hiểu cốt truyện, nhân vật, tuyến nhân vật, chi tiết, sự kiện, thời gian, không gian, kết cấu. Tất cả những phương diện đó chung quy lại đều làm nổi bật chủ đề và tư tưởng của văn bản. Bởi vậy, để tóm tắt một cách khách quan cần phải nắm được chủ đề và tư tưởng của văn bản.
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm mà nhà văn đặt ra trong văn bản. Nếu khái niệm đề tài giúp ta xác định: tác phẩm viết về cái gì thì chủ đề giải đáp câu hỏi: vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Ví dụ: Cuộc sống cơ cực, bế tắc của người nông dân Việt Nam vì chính sách sưu cao thuế nặng tàn bạo của bọn thực dân phong kiến ở những năm 30 là chủ đề của tiểu thuyết: “Tắt đèn”( Ngô Tất Tố). Nam Cao trong: “Chí Phèo” lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề những người nông dân lương thiện bị xã hội xô đẩy vào con đường bế tắc, tuyệt vọng, bị tha hóa biến chất, bị hủy diệt cả nhân hình nhân tính, bị cự tuyệt cả quyền làm người.
Tư tưởng tác phẩm văn học là sự: “nhận thức, lí giải và thái độ của nhà văn đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó”[7,tr326]. Ví dụ: tư tưởng của văn bản: “Tắt đèn”( Ngô Tất Tố) là tố cáo quyết liệt cái chế độ thống trị đen tối, thối nát phi nhân đạo đã chà đạp tàn bạo cuộc sống của con người, nhất là người nông dân nghèo.
Chủ đề và tư tưởng đó là hai khái niệm có vị trí độc lập tương đối nhưng lại có mối quan hệ thống nhất, gắn liền chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau. Và có thể nói chủ đề và tư tưởng là hai hạt nhân cơ bản của nội dung văn bản.
 Như vậy, phần trên tôi đã đi vào những vấn đề cụ thể của bước đầu tiên: đọc và tìm hiểu văn bản. Liền sau thao tác này chúng ta phải có những định hướng tóm tắt trước khi bắt tay vào việc xây dựng văn bản tóm tắt.
b. Định hướng tóm tắt:
Trước khi làm công việc gì chúng ta cũng phải định hướng.“Định hướng”giúp chúng ta có bước đi chắc chắn, đúng đắn, phù hợp và không sai lệch với mục đích yêu cầu cần đạt.
 Đối với công việc tóm tắt văn bản tự sự, học sinh cần có định hướng tóm tắt. Cụ thể là phải xác định được phạm vi, tiêu chí tóm tắt cho từng văn bản.
b.1.Xác định phạm vi tóm tắt:
Vì sao phải đặt ra vấn đề phạm vi tóm tắt ở đây? Phạm vi là giới hạn, đường biên. Xác định phạm vi tóm tắt nghĩa là ta xác định giới hạn, đường biên để tránh hiện tượng hoặc dài quá không cần thiết hoặc ngắn quá không đủ nội dung yêu cầu
“ Phạm vi” ở đây được đặt ra ở hai góc độ : hình thức và nội dung.
*Xét về mặt hình thức:
Phạm vi được hiểu là dung lượng, độ dài cho phép của văn bản tóm tắt.Tùy theo yêu cầu của đề bài( tóm tắt trong khoảng bao nhiêu dòng) mà ta có thể trình bày dài hay ngắn, chi tiết hay sơ lược. Điều đó có liên quan chặt chẽ và quy định sự lựa chọn nội dung tóm tắt. Khi tóm tắt dưới dạng sơ lược( dung lượng ngắn) ta phải lược bỏ nhiều chi tiết. Nhưng khi tóm tắt dưới dạng đề cương chi tiết(dung lượng dài) chúng ta lại có thể lựa chọn được nhiều chi tiết , sự kiện làm nổi bật vấn đề.
Sau đây là ba văn bản tóm tắt truyện cổ tích: “Tám Cám”:
-Văn bản 1:
“Tấm là cô gái hiền lành, xinh đẹp, mồ côi cha mẹ, sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm bị mẹ con Cám ghen ghét, ngược đãi. Đi hớt tép, Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép, giành phần thưởng yếm đỏ. Tấm nuôi con cá bống làm bạn, mẹ con Cám giết cá bống ăn thịt. Ngày hội, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Mỗi lần bị mẹ con Cám gây chuyện, Tấm chỉ biết ngồi khóc, Bụt hiện lên an ủi, giúp đỡ. Bụt bảo Tấm nuôi cá bống cho có bạn, Bụt sai chim sẻ nhặt giúp Tấm mớ gạo trộn lẫn thóc. Bụt chỉ cho Tấm cách chôn xương cá bống để ngày hội Tấm có quần áo, khăn, giầy đi chơi. Tấm đi xem hội đánh rơi một chiếc giầy xuống nước. Nhờ chiếc giầy bị rơi ấy, Tấm được nhà vua biết đến và lấy làm vợ. Mẹ con Cám lập mưu giết Tấm rồi đưa Cám vào thế chân chị. Tấm chết đi hóa thành chim vàng anh. Chim vàng anh bị Cám giết chết lại hóa thành hai cây xoan đào. Cám chặt cây xoan đào, đóng khung cửi, khi ngồi vào dệt vải, khung cửi kêu: “cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Cám đốt khung cửi, đổ tro thật xa cung vua. Từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả thật to. Một bà cụ bán hàng nước được quả thị mang về để ở nhà. Mỗi khi bà cụ vắng nhà, từ quả thị một cô gái - tức Tấm - chui ra quét dọn, cơm ngon canh ngọt giúp bà. Bà cụ vô cùng ngạc nhiên. Một hôm bà đi chợ nửa đường quay về thấy một cô gái xinh đẹp đang dọn dẹp bà vội xé quả thị,nhận cô gái làm con. Một hôm nhà vua ghé qua quán nước, thấy miếng trầu cánh phượng liền nhận ra vợ mình. Tấm trở lại cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng trị đích đáng: Cám bị dội nước sôi, xác nó đem làm mắm gửi cho mẹ nó ăn. Ăn hết chỉnh mắm, mụ dì ghẻ nhận ra đầu lâu con mình, liền lăn đùng xuống đất chết”(Chu Xuân Diên - Từ điển văn học, tập II, NXB khoa học, H1983).
- Văn bản 2:
“Tấm là một cô gái hiền lành, xinh đẹp, mồ côi cha mẹ, sống với dì ghẻ và một cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm bị mẹ con Cám ghen ghét, ngược đãi: bắt làm lụng vất vả, giành phần thưởng yếm đỏ, không cho đi xem hội. Mỗi lần như vậy Bụt lại hiện lên an ủi và giúp đỡ. Trong một ngày hội, nhà vua gặp Tấm và lấy làm vợ. Mẹ con Cám tìm cách giết Tấm và đưa Cám vào thế chị. Tấm nhiều lần hóa thân: thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi nhưng đều bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại. Cuối cùng Tấm hóa thành cây thị có một quả thị, trở thành con gái bà lão bán nước. Tấm được gặp lai nhà vua và hai người sống hạnh phúc bên nhau .Còn mẹ con Cám bị trừng phạt đích đáng”.
-Văn bản 3:
“

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_ki_nang_tom_tat_tac_van.doc
  • docBìa SKKN.doc