SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo xây dựng phòng Truyền thống ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo xây dựng phòng Truyền thống ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Cơ sở vật chất chính là điều kiện hỗ trợ quan trọng, giúp chúng ta triển khai, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao các nội dung, chương trình, mục tiêu theo hoạch định. Nhất là trong Giáo dục, để thực hiện có hiệu quả cao những nội dung, chương trình, mục tiêu đã xây dựng và ban hành thì đi kèm với nó là một hệ thống các điều kiện trong đó có điều kiện về cơ sở vật chất. Đối với Giáo dục Tiểu học, ngoài các điều kiện: tổ chức và quản lý nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; giáo viên, học sinh; nhà trường, gia đình và xã hội thì một điều kiện không thể thiếu được đó là tài sản của nhà trường. Tài sản của nhà trường được cụ thể hóa tại Chương VI, Điều lệ trường Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong hệ thống tài sản của nhà trường thì phòng Truyền thống và hoạt động Đội là một trong những hạng mục cơ sở vật chất trong khối phòng phục vụ học tập thuộc cơ cấu khối công trình được quy định ở Điều 45; Điều lệ trường Tiểu học. Như vậy, nếu xây dựng được phòng Truyền thống và hoạt động Đội đảm bảo các nội dung theo quy định và tổ chức khai thác có hiệu quả thì nó trở thành một trong những nội dung giáo dục thực sự có ý nghĩa đối với lớp, lớp thế hệ học sinh cũng như thế hệ các nhà giáo về truyền thống của nhà trường và đồng thời nó cũng trở thành bức tranh sinh động để giới thiệu với khách đến thăm về quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.

doc 18 trang thuychi01 6421
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo xây dựng phòng Truyền thống ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung Trang 1-MỞ ĐẦU: 2
1.1-Lý do chọn đề tài: 2
1.2-Mục đích nghiên cứu: 3
1.3-Đối tượng nghiên cứu: 3
1.4-Phương pháp nghiên cứu: 3
2-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 4
2.1-Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 4
2.2-Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 4
2.3-Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 5
2.3.1-Giải pháp chung: 5
2.3.2-Các nhóm biện pháp: 6
2.4-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 10
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ : 14
3.1-Kết luận : 14
3.2-Kiến nghị: 15
1- MỞ ĐẦU
1.1-Lý do chọn đề tài:
Cơ sở vật chất chính là điều kiện hỗ trợ quan trọng, giúp chúng ta triển khai, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao các nội dung, chương trình, mục tiêu theo hoạch định. Nhất là trong Giáo dục, để thực hiện có hiệu quả cao những nội dung, chương trình, mục tiêu đã xây dựng và ban hành thì đi kèm với nó là một hệ thống các điều kiện trong đó có điều kiện về cơ sở vật chất. Đối với Giáo dục Tiểu học, ngoài các điều kiện: tổ chức và quản lý nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; giáo viên, học sinh; nhà trường, gia đình và xã hội thì một điều kiện không thể thiếu được đó là tài sản của nhà trường. Tài sản của nhà trường được cụ thể hóa tại Chương VI, Điều lệ trường Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong hệ thống tài sản của nhà trường thì phòng Truyền thống và hoạt động Đội là một trong những hạng mục cơ sở vật chất trong khối phòng phục vụ học tập thuộc cơ cấu khối công trình được quy định ở Điều 45; Điều lệ trường Tiểu học. Như vậy, nếu xây dựng được phòng Truyền thống và hoạt động Đội đảm bảo các nội dung theo quy định và tổ chức khai thác có hiệu quả thì nó trở thành một trong những nội dung giáo dục thực sự có ý nghĩa đối với lớp, lớp thế hệ học sinh cũng như thế hệ các nhà giáo về truyền thống của nhà trường và đồng thời nó cũng trở thành bức tranh sinh động để giới thiệu với khách đến thăm về quá trình hình thành và phát triển của nhà trường. 
Trong những năm gần đây; dưới sự chỉ đạo của ngành Giáo dục, sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp; sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng; về cơ bản các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân đã có điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cơ bản các yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có một số trường được đầu tư xây dựng khu nhà Hiệu hộ kiên cố. Với sự chỉ đạo quyết liệt của phòng Giáo dục và Đào tạo, đến tháng 5 năm 2017; có 10 trên tổng số 24 trường Tiểu học xây dựng được phòng Truyền thống và hoạt động Đội đạt tỷ lệ 41,7%. Tuy nhiên, các nội dung được xây dựng trong phòng Truyền thống và hoạt động Đội chưa thể hiện được truyền thống của nhà trường, mà chủ yếu chỉ tập trung vào nội dung hoạt động Đội. Trong khi đó, nhiều trường có bề dày về thành tích tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động khác ở cộng đồng trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Như vậy, điều đó đồng nghĩa với việc phòng Truyền thống và hoạt động Đội chưa đạt được mục tiêu quan trọng của nó là: lưu giữ, trưng bày, tôn vinh những giá trị truyền thống và giáo dục học sinh cũng như giới thiệu với khách đến thăm về truyền thống của nhà trường. Xuất phát từ thực tế như vậy, xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trưởng phòng; tôi mạnh dạn định hướng, tư vấn và giúp đỡ các trường Tiểu học xây dựng phòng Truyền thống thành một phòng riêng (tách từ phòng Truyền thống và hoạt động Đội). Các trường Tiểu học đang gặp khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện xây dựng phòng Truyền thống theo mô hình này. Tất cả những lí do trên, đã thôi thúc tôi chọn nội dung “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo xây dựng phòng Truyền thống ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu bắt đầu từ tháng 6 năm 2017 và dự kiến kết thúc vào tháng 3 năm 2019 với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng về nội dung của phòng Truyền thống trong các trường Tiểu học của huyện nhà; góp phần giúp các trường Tiểu học xây dựng được phòng Truyền thống thực sự trở thành địa chỉ đỏ đáng tin cậy, thực sự trở thành trung tâm lưu giữ và tôn vinh những vẽ đẹp, những trang sử hào hùng trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi nhà trường; tạo nên tác động tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục đối với học sinh các trường Tiểu học.
1.2-Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra một số biện pháp và bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng phòng Truyền thống ở các trường Tiểu học của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; để đáp ứng được các nội dung, mục đích và ý nghĩa của phòng Truyền thống trong trường Tiểu học.
1.3-Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp trong công tác chỉ đạo xây dựng phòng Truyền thống ở trường Tiểu học.
1.4-Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp phân tích - tổng hợp,
- Phương pháp quan sát,
- Phương pháp hỏi đáp,
- Phương pháp giảng giải - minh họa,
- Phương pháp xây dựng điểm và nhân điển hình,
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1-Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nói đến “truyền thống” chính là nói đến “quá trình hình thành và phát triển” của một Quốc gia, một cộng đồng dân cư hay một tổ chức chính trị - xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định mà ở đó nó đạt được những thành tựu, những chuẩn mực về đạo đức mang tính liên tục, bền vững, kế thừa và được xã hội thừa nhận, suy tôn. Để những kết quả đó trường tồn cùng với sự phát triển của xã hội, thì con người tự đặt ra cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một nơi để lưu giữ, trưng bày, tôn vinh những giá trị lịch sử đó. Nơi đó được gọi là phòng Truyền thống, nó sẽ lưu giữ những thành tích, thành tựu mà con người đạt được trong các hoạt động xã hội; hình ảnh về các hoạt động tiêu biểu của con người; những gương mặt tiêu biểu trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Mặt khác, mục đích của phòng Truyền thống không chỉ lưu giữ những nét tốt đẹp của cộng đồng; mà mục tiêu quan trọng hơn, nó là kho tàng tinh hoa của các hoạt động xã hội được bảo tồn ở đó, sẽ trở thành những công cụ hữu ích trong việc giáo dục cho thế hệ sau này tiếp tục phát huy những truyền thống của các thế hệ đi trước, giúp cho xã hội phát triển lên những tầm cao mới. Trong trường Tiểu học cũng vậy; phòng Truyền thống ngoài mục đích trưng bày, lưu giữ những thành tích nhà trường đã đạt được, các nét đẹp của cộng đồng dân cư, chân dung lãnh đạo nhà trường, địa phương qua các thời kỳ,, thì nó còn có mục tiêu quan trọng đó là giáo dục cho lớp, lớp các thế hệ học sinh về bề dày truyền thống của nhà trường, từ đó các em có thêm động cơ đúng đắn trong việc không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Chính điều đó, làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường được duy trì và ngày càng phát triển.
Hiện nay, để xây dựng phòng Truyền thống trong các trường Tiểu học tôi đã căn cứ vào các văn bản sau: Điều lệ trường Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số: 3769/BGDĐT-VP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V.v xây dựng và phát triển phòng Truyền thống tại các nhà trường; Quyết định số: 5731/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng phòng Truyền thống Giáo dục Việt Nam; Công văn số 730/SGDĐT-GDTH ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung trang trí các phòng chức năng Tiểu học. 
2.2-Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây, song song với việc chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục với nội dung và hình thức linh hoạt, phong phú để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục thì phòng Giáo dục và Đào tạo Thường Xuân đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, tích cực tham mưu với các cấp chính quyền; tuyên truyền, huy động nhiều nguồn lực để tập trung tăng cường cơ sở vật chất ngày càng đáp ứng các yêu cầu của giáo dục Tiểu học. Trong đó; có cải tạo, xây dựng các phòng Truyền thống và hoạt động Đội để đáp ứng các tiêu Chuẩn của trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia. Tính đến tháng 5 năm 2017, toàn huyện đã cải tạo từ các phòng học để xây dựng được 10 phòng Truyền thống và hoạt động Đội. Tuy nhiên; nội dung của nó chưa đảm bảo, chủ yếu các trường mới chỉ tập trung vào việc trang trí, bài trí một số nội dung liên quan và phục vụ cho hoạt động của công tác Đội như: Huy hiệu Đội, cờ Đội, hồng kỳ, trống, một số câu khẩu hiệu về Đội. Các nội dung liên quan đến việc trưng bày, lưu giữ truyền thống của nhà trường như: Thành tích của nhà trường được các cấp ghi nhận; hình ảnh về các hoạt động truyền thống của nhà trường, địa phương; các tấm gương tiêu biểu của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; chân dung lãnh đạo của nhà trường, địa phương qua các thời kỳ, chưa được thể hiện một cách đầy đủ và sinh động. 
Phòng truyền thống – Hoạt động Đội của trường Tiểu học Thị Trấn
Phòng truyền thống – Hoạt động Đội của trường Tiểu học Ngọc Phụng 2
Như vậy, tính đến thời điểm tháng 5 năm 2017; toàn huyện chưa có trường Tiểu học nào xây dựng phòng Truyền thống riêng biệt. Trên địa bàn huyện, lúc bấy giờ chỉ có các trường Trung học cơ sở đã đạt Chuẩn quốc thực hiện việc xây dựng phòng Truyền thống riêng biệt theo quy định tại Điều lệ trường Trung học cơ sở. Do đó, việc nghiên cứu nội dung và triển khai tổ chức thực hiện đề tài này sẽ gặp một số khó khăn. Đó là, làm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học. Bởi vì, lâu nay các nhà trường chỉ xây dựng phòng Truyền thống – Hoạt động Đội; với việc trang trí, bài trí chưa thực sự đảm bảo các nội dung cơ bản và thiết yếu. Mặt khác, điều kiện về cơ sở vật chất của các nhà trường còn gặp khó khăn; việc bố trí một phòng riêng biệt để xây dựng phòng Truyền thống cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Bên cạnh đó, việc lưu giữ các thông tin, tư liệu, .của các nhà trường lâu nay chưa đầy đủ và chưa khoa học; kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng phòng Truyền thống theo mô hình phòng riêng biệt của Hiệu trưởng các nhà trường còn hạn chế. 
Với thực trạng và một số khó khăn trên, bản thân tôi đã đưa ra một số giải pháp và biện pháp sau:
2.3-Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1- Giải pháp chung:
- Tiếp tục chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn theo định hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Thanh Hóa.
- Tiếp tục tranh thủ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Thường trực huyện uỷ, Thường trực HĐND-UBND huyện, các tổ chức, phòng, ban, ngành cấp huyện.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng để mỗi người dân nhận thức sâu sắc công tác xây dựng phòng Truyền thống trong nhà trường là xuất phát từ quyền lợi học tập và rèn luyện của con em mình. Thông qua đó, để tiếp tục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các nhà hảo tâm trong việc cung cấp các thông tin, tư liệu và nguồn lực để xây dựng phòng Truyền thống.
- Có kế hoạch để chỉ đạo các trường xây dựng phòng Truyền thống theo lộ trình.
- Chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục về công tác xây dựng phòng Truyền thống.
 	- Tổ chức cho các trường thăm quan, học hỏi rút kinh nghiệm về việc xây dựng phòng Truyền thống.
 	- Kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác xây dựng và tổ chức khai thác có hiệu quả phòng Truyền thống trong việc giáo dục học sinh. Nhân rộng các điển hình tiên tiến để các đơn vị cùng học tập và vận dụng.
2.3.2-Các nhóm biện pháp:
2.3.2.1- Nhóm biện pháp chỉ đạo:
Nghiên cứu kỹ Điều lệ trường Tiểu học và các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành đối với Giáo dục Tiểu học.
Hàng năm, tham mưu cho lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục.
Tham mưu, chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện việc ký cam kết các chỉ tiêu phấn đấu của năm học; trong đó, có nội dung cam kết về việc tham mưu, đầu tư tăng cường các hạng mục cơ sở vật chất.
Tham mưu cho lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch xây dựng phòng Truyền thống cho các trường Tiểu học theo lộ trình. 
Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt thông tin về tiến độ xây dựng phòng Truyền thống của các trường Tiểu học theo lộ trình kế hoạch.
Với nhóm biện pháp chỉ đạo nêu trên, đã tạo được định hướng quan trọng cho Hiệu trưởng các trường Tiểu học trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện xây dựng phòng Truyền thống theo mô hình phòng riêng biệt tại các đơn vị trường học. 
2.3.2.2- Nhóm biện pháp tổ chức thực hiện:
Thiết kế mô hình phòng Truyền thống cho trường Tiểu học. Mô hình này phải cụ thể hóa được các phần cơ bản như: Mặt chính diện được trang trí gồm một số nội dung cơ bản: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cờ đỏ sao vàng, chân dung Bác Hồ; mặt bên phải và bên trái được trang trí một số nội dung cơ bản sau: Thành tích của nhà trường đã được các cấp có thẩm quyền ghi nhận, một bài giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của nhà trường (bài giới thiệu này sẽ được bổ sung thêm theo từng giai đoạn), chân dung của các học sinh tiêu biểu, thành đạt, chân dung của các thế hệ lãnh đạo nhà trường, địa phương qua các thời kỳ, một số hình ảnh về các hoạt động mang tính truyền thống của nhà trường, địa phương; phần không gian của phòng Truyền thống cần bài trí một số nội dung cơ bản sau: Chính giữa phòng là mô hình nhà trường, phía góc trong bên phải hoặc bên trái là góc truyền thống cộng đồng, phía góc ngoài bên phải hoặc bên trái kê một bộ bàn ghế để khách đến thăm ngồi lưu bút, chính giữa phía trước mô hình kế một cái bàn nhỏ để đặt sổ vàng danh dự của nhà trường. 
Chỉ đạo xây dựng điểm về mô hình phòng Truyền thống tại trường Tiểu học Xuân Cẩm (bắt đầu từ tháng 6 năm 2017). Để xây dựng thành công phòng Truyền thống trên cơ sở mô hình đã thiết kế; nhà trường thành lập Ban và có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, phải chủ động dự toán kinh phí, thu thập các thông tin, tư liệu, hình ảnh, thống kê, xử lý các thông tin, hình ảnh.
Rà soát, khảo sát thực tế về điều kiện cơ sở vật chất hiện có của tất cả các trường Tiểu học. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch xây dựng phòng Truyền thống theo lộ trình và điều kiện thực tế của từng trường Tiểu học.
Tổ chức cho các trường trong lộ trình theo kế hoạch đi học tập kinh nghiệm xây dựng phòng Truyền thống.
Hình ảnh CBQL, GV trường TH Xuân Cẩm học tập kinh nghiệm tại trường THCS Lương Sơn
Hình ảnh CBQL, GV các trường TH: Luận Thành, Vạn Xuân, Lương Sơn 1 học tập kinh nghiệm tại trường TH Xuân Cẩm
Chỉ đạo, định hướng cho các trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng phòng Truyền thống. Trước tiên, phải tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của phòng Truyền thống trong trường Tiểu học. Trên cơ sở đó, tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cộng đồng về việc thu thập các thông tin cần thiết; các hình ảnh bổ ích; các vật dụng truyền thống từ cộng đồng, chân dung của lãnh đạo nhà trường, địa phương qua các thời kỳ; sự hỗ trợ kinh phí từ cộng đồng giúp cho việc bổ sung, hoàn thiện các nội dung theo thiết kế kịp thời tiến độ.
Nhóm biện pháp này, góp phần giúp các nhà trường có cơ sở quan trọng trong cách nhìn tổng quan về mô hình phòng Truyền thống, có được phòng Truyền thống xây dựng điểm, định hướng cho các trường trong việc tranh thủ, huy động và khai thác nguồn lực, vật lực, tài lực để các trường chủ động tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm việc xây dựng phòng Truyền thống nhằm cụ thể hóa cách thực hiện cho đơn vị trường mình. 
2.3.2.3- Nhóm biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của phòng Truyền thống:
Chỉ đạo các trường Tiểu học đã xây dựng được phòng Truyền thống, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng Truyền thống. Khi xây dựng kế hoạch cần quan tâm đến việc xen kẽ vào lịch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng lớp. Kế hoạch này, phải được triển khai đến từng cán bộ, giáo viên. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động lồng ghép nội dung giáo dục học sinh về truyền thống của nhà trường, địa phương thông qua việc thăm quan trực tiếp tại phòng Truyền thống của nhà trường.
Nhà trường chủ động thành lập Ban hỗ trợ hoạt động của phòng Truyền thống. Ban này bao gồm cả giáo viên và học sinh (Chọn học sinh lớp 4, 5), số lượng các thành viên trong Ban tùy thuộc vào quy mô của trường để Hiệu trưởng quyết định.
Các thành viên trong Ban được tập huấn về cách giới thiệu, thuyết minh về các nội dung được trang trí, bài trí trong phòng Truyền thống để giáo dục học sinh, giới thiệu cho khách đến thăm về truyền thống của nhà trường, địa phương. Như vậy, mỗi thành viên trong Ban phải là một hướng dẫn viên thực thụ.
Đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về kiểm tra, công nhận các trường Tiểu học: Luận Thành, Vạn Xuân, Lương Sơn 1, Thị Trấn và Luận Khê 1, huyện Thường Xuân đạt Chuẩn quốc gia. Đoàn đã đến kiểm tra và thăm phòng Truyền thống của 5 trường; trong đó, có 3 trường Tiểu học: Luận Thành, Vạn Xuân và Lương Sơn 1; phòng Truyền thống được xây dựng thành phòng riêng. Khi đến kiểm tra và tham quan phòng Truyền thống tại trường Tiểu học Luận Thành, đoàn được cô giáo Lê Thị Hiền giới thiệu và thuyết minh về truyền thống của nhà trường thông qua các nội dung được trang trí và trưng bày tại phòng Truyền thống; các đồng chí trong đoàn thực sự hài lòng với cách chỉ đạo các trường Tiểu học xây dựng phòng Truyền thống theo mô hình này.
Hình ảnh đoàn công tác của UBND tỉnh thăm phòng Truyền thống của trường TH Luận Thành
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tham gia các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung liên quan đến giáo dục cho học sinh được tổ chức tại phòng Truyền thống. Để có nhận xét, góp ý nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có những khoảng thời gian trở về với truyền thống vẻ vang của nhà trường và những nét đẹp về thuần phong mỹ tục của quê hương.	
Hình ảnh BGH trường TH Luận Thành tham gia tiết HĐGDNGLL cùng học sinh tại phòng Truyền thống
Hình ảnh Hiệu trưởng trường TH Vạn Xuân tham gia tiết HĐGDNGLL cùng HS tại phòng Truyền thống
Tổ chức Hội thi giữa các lớp với nội dung giới thiệu và thuyết minh về phòng Truyền thống của nhà trường. Hội thi cần được tổ chức theo hình truyền thông. Làm như thế bên cạnh việc khắc sâu truyền thống của nhà trường, địa phương cho các học sinh tham gia Hội thi thì còn có khả năng tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về truyền thống của trường, địa phương đến với tất cả học sinh và cộng đồng.
Định hướng, chỉ đạo các trường đã xây dựng được phòng Truyền thống; hàng năm vào các dịp có tổ chức phụ huynh, các tổ chức chính trị - xã hội, các nhà hảo tâm đến trường (các dịp lễ, tết, họp phụ huynh các lớp, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh ...) thì nhà trường chủ động mời khách đến thăm quan phòng Truyền thống của nhà trường. Trên cơ sở đó, giới thiệu để quý khách hiểu sâu sắc thêm về truyền thống của nhà trường, địa phương; để từ đó, tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh, các cá nhân, tập thể (cung cấp thêm thông tin, các tranh ảnh thể hiện các hoạt động điểm hình, ... của nhà trường, địa phương qua các thời kỳ) trong việc củng cố, xây dựng ngày càng khang trang, phong phú thêm cho phòng Truyền thống.
Hình ảnh phụ huynh đến thăm phòng Truyền thống trường TH Luận Thành
Hình ảnh phụ huynh đến thăm phòng Truyền thống trường TH Xuân Cẩm
Với việc vận dụng nhóm biện pháp này, giúp các nhà trường có được cơ sở cần thiết để lập kế hoạch hoạt động cho phòng Truyền thống. Nhằm khai thác các nội dung tối ưu trong việc giới thiệu với khách đến thăm trường về quá trình hình thành và phát triển của nhà trường; giới thiệu với khách về những thành tựu mà nhà trường đã đạt được. Đặc biệt nhóm biệt pháp này, đã giúp các trường có được 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chi_da.doc