SKKN Một số biện pháp nhằm làm giảm tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT Tô Hiến Thành
Sau hơn 30 thực hiện đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt. Song thực tế hiện nay, trong khi cơ chế thị trường đang bộc lộ nhũng mặt tích cực và tiêu cực khi quá trình đô thị hoá ở địa phương đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, thông tin bùng nổ, quá trình hội nhập, toàn cầu hóa . Số các em học sinh chưa ngoan ngày càng tăng đặc biệt hiện nay tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh với nhau ngày càng gia tăng. Do đó việc làm trước tiên của công tác giáo dục là chăm lo bồi dưỡng giáo dục đạo đức cho người học, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, hình thành lối ứng xử có văn hoá coi đó là việc làm trước tiên và là cái gốc cho sự phát triển nhân cách.
Trong những năm qua Giáo dục và đào tạo vẫn luôn được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội[1]. Và nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”[1]. Và mục tiêu giáo dục toàn diện đã được luật giáo dục nêu lên: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức công dân toàn cầu; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”[2]. Thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi mỗi nhà trường không chỉ chú trọng giáo dục văn hóa mà cần giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó cần cân đối phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ cho học sinh.
MỤC LỤC Mục lục Trang 1. Mở đầu 2 1.1. Lí do chọn đề tài. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. 3 1.3. Đối ượng nghiên cứu. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.2. Thực trạng và nguyên nhân. 5 2.3. Biện pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường 11 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 13 3. Kết luận, kiến nghị 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 17 Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Sau hơn 30 thực hiện đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt. Song thực tế hiện nay, trong khi cơ chế thị trường đang bộc lộ nhũng mặt tích cực và tiêu cực khi quá trình đô thị hoá ở địa phương đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, thông tin bùng nổ, quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. Số các em học sinh chưa ngoan ngày càng tăng đặc biệt hiện nay tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh với nhau ngày càng gia tăng. Do đó việc làm trước tiên của công tác giáo dục là chăm lo bồi dưỡng giáo dục đạo đức cho người học, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, hình thành lối ứng xử có văn hoá coi đó là việc làm trước tiên và là cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Trong những năm qua Giáo dục và đào tạo vẫn luôn được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội[1]. Và nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”[1]. Và mục tiêu giáo dục toàn diện đã được luật giáo dục nêu lên: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức công dân toàn cầu; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”[2]. Thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi mỗi nhà trường không chỉ chú trọng giáo dục văn hóa mà cần giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó cần cân đối phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ cho học sinh. Thực tế tại trường THPT Tô Hiến Thành trong những năm qua, cùng với sự phát triển đi lên của một thành phố trẻ đang vươn mình cùng với sự phát triển của đất nước, với mức độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, xã hội có nhiều biến đổi phức tạp với những khó khăn – thuận lợi, tích cực – tiêu cực đan xen đã làm cho nhà trường, giáo viên và học sinh cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thay đổi tích cực trên nhiều mặt thì cũng có những biến đổi đặt ra cho nhà trường, cán bộ giáo viên nhiều trăn trở, suy nghĩ đó là tình trạng một bộ phận học sinh nhà trường chưa ngoan, có xu hướng lười học, ỷ lại, không có lí thưởng, không có chí vươn lên đặc biệt tình hình bạo lực học đường giữa học sinh với nhau có những diễn biến phức tạp, học sinh sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh có xu hướng gia tăng, biện pháp giải quyết các mâu thuẫn diễn ra có nhiều diễn biến khó lường đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà trường. Trước những thực trạng trên, nhà trường cũng đã rất quyết liệt, thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng chống bạo lực học đường, nhưng những hành vi bạo lực vẫn tồn tại cả trong và ngoài trường. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực trong trường THPT Tô Hiến Thành hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Biện pháp cụ thể nào để làm giảm tiến tới không còn tình trạng bạo lực học đường? Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nhằm làm giảm tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT Tô Hiến Thành”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường đối với học sinh trường THPT Tô Hiến Thành. - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường của học sinh trường THPT Tô Hiến Thành. - Tìm ra các biện pháp nhằm làm giảm tình trạng bạo lực học đường của học sinh trường THPT Tô Hiến Thành. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nhằm làm giảm tình trạng bạo lực học đường của học sinh tại trường THPT Tô Hiến Thành. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thống kê toán học. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm a, Khái niệm về bạo lực học đường: - Khái niệm về bạo lực học đường cũng được đề cập ở nhiều khía cạnh, cách nhìn khác nhau, cách nhìn chung và tổng quát được nhiều tác giả sử dụng thì “bạo lực học đường là những hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại”.[5] Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, tinh thần, tình dục, ngôn ngữ có thể gây ra tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác. - Theo mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường, có 3 mức độ: + Theo nghĩa hẹp: Bạo lực học đường là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. + Theo nghĩa rộng: Bạo lực học đường là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh và người khác diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. + Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: Bạo lực học đường là những hành vi xâm hại của chủ thể gây ra là học sinh, người bị hại là bất kỳ khác. b, nhận diện hành vi bạo lực học đường: Bạo lực học đường là những hành vi lệch chuẩn thiên về sử dụng bạo lực. c, Phân loại hành vi bạo lực học đường: - Hành vi bạo lực học đường chủ động: Là những hành vi mà các nhân biết rõ chuẩn mực nhưng vẫn cố tình làm sai, đây là hành vi có chủ đích của chủ thể do đó rất đáng ngại và nguy hiểm. - Hành vi bạo lực học đường thụ động: Là những hành vi sai lệch do chủ thể nhận thức sai, hoặc nhận thức chưa đầy đủ các chuẩn mực. d, Các hình thức thức bạo lực học đường: - Bạo lực vật chất: Là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại, tiền của học sinh, ví dụ như hiện tượng “bảo kê”, “trấn lột”. - Bạo lực thể chất: Đây là một hiện tượng rất nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến người bị chứng kiến cảnh bạo lực. Bạo lực về thể chất xảy ra khi một người bị người khác sử dụng công khai hành động cơ thể để áp đặt sức mạnh của họ lên người khác. Bạo lực thể chất bao gồm các hành vi như đá, đám đánh, nhéo hoặc các hành động tấn công về mặt thể chất khác. Và trong thực tế, có những em học sinh thường bọ bạo lực thể chất như: trộm cắp, đánh nhau, quấy rối, chọc ghẹo hành động này thường diễn ra liên tucjtrong một thời gian tương đối dài, gây tổn thương về thể chất cũng như tâm lí bên cạnh những mất mát hay những thương tổn về thực thể hay định lượng được trên bình diện cụ thể. Các hình thức bạo lực thể chất như: Giật cặp, lục cặp, giật và giấu đồ dùng học tập, giật mũ, giật áo, xì lốp xe, phá hoại đồ dùng học tập Ngoại ra, còn có các hình thức tác động vào thân thể chưa gây thương tích như: gõ lên đầu lên vai, đập vào người, xô đẩy, đổ nước lên đầu, kéo tóc Bên cạnh đó có những hành vi gây thương tích: cào, cấu, giật tóc, đánh, tát vào mặt, ném gạch đá, dùng hung khí gây thương tích. - Bạo lực về tâm lí, tình cảm: Là những hành vi dùng lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà em đó không thích và các quan niệm gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý. - Bạo lực tình dục: Bạo lực tình dục học đường hiện nay đã và đang diễn ra khá phức tạp trong môi trường học đường. Cùng với sự phát triển tâm lý xã hội của học sinh, bạo lực tình dục cần được xem xét trên bình diện lứa tuổi, giới – giới tính Có thể chia ra làm hai loại bạo lực tình dục: Quấy rối tình dục, làm dụng tình dục. 2.2. Thực trạng và nguyên nhân 2.2.1. Thực trạng bạo lực học đường ở trường THPT Tô Hiến Thành - Là một trường đóng trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, nhưng đối tượng học sinh của Trường THPT Tô Hiến Thành phần đông là học sinh vùng ven có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, gia đình chưa quan đúng mức đối với việc học tập của các em, nhiều học sinh có điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn như không có bố, mẹ; bố mẹ đã ly hôn, bố mẹ đi làm ăn xa, gia đình hộ nghèo, gia đình có bố mẹ bị ốm, tai nạn mất khả năng lao động. Học sinh có đầu vào thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém cao. Mức độ đô thị hóa của thành phố Thanh Hóa trong những năm qua luôn ở mức cao, một bộ phận người dân vùng ven giàu lên nhanh chóng do được đền bù đất nông nghiệp từ các dự án xây dựng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, xây dựng trung tâm thương mại, quy hoạch phát triển hạ tầng, khu dân cư đã để lại rất nhiều hệ lụy như: bố mẹ anh chị em trong gia đình vì có nhiều tiền không lo làm ăn, lo ăn chơi hưởng thụ thậm chí dính vào các tệ nạn xã hội, từ đó phát sinh nhiều mâu thuẫn và rất nhiều mâu thuẫn trong số đó được giải quyết bằng bạo lực. - Trường THPT Tô Hiến Thành tiền thân là một trường bán công được thành lập năm 1995, năm 2010 trường được chuyển sang loại hình công lập, trong những năm qua cơ sở vật chất của nhà trường tuy có sự quan tâm của các cấp các ngành và hội phụ huynh, song vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, chưa đáp ứng được với yêu cầu dạy và học cũng như sự phát triển của nhà trường trong thời gian tới. Điểm đầu vào của học sinh trong những năm qua không ngừng tăng nhưng chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhà trường, vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trên địa bạn thành phố. - Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi toàn bộ đời sống, kinh tế xã hội. Sự thay đổi đó đã tác động rất lớn đến các nhà trường, các học sinh cả về mặt tích cực và tiêu cực. Đứng trước những vấn đề trên, lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên luôn tích cực tìm các biện pháp nhằm làm giảm tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường. Kết quả đã đạt được nhiều thành tích trên nhiều mặt như chất lượng đội ngũ, chất lượng đại trà không ngừng được nâng lên, nền nếp nhà trường tương đối ổn định trên nhiều mặt, số vụ đánh nhau gây mất an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường giảm, các xích mích mâu thuẫn của học sinh được phát hiện và xử lí kịp thời. Bên cạnh đó, tình hình bạo lực học đường ở trường THPT Tô Hiến Thành vẫn còn xảy ra, tính chất diễn ra ngày càng phức tạp, bạo lực học đường diễn ra với nhiều hình thức đa dạng: + Theo thống kê 3 năm trở lại đây tình hình bạo lực diễn ra tại trường như sau: Bảng 1: Thống kê tình trạng bạo lực học đường từ ba năm học gần nhất TT Năm Tổng số vụ việc Phạm vi Tính chất Hậu quả Xử lý Vụ Đối tượng Nạn nhân Trong trường học Ngoài trường học Đánh nhau gây rối Xâm hại tình dục Uy hiếp tinh thần Hình thức khác Chết Bị thương Khởi tố Hành chính Hình thức khác 1 2015-2016 10 25 18 5 5 6 0 2 2 0 5 0 5 10 2 2016-2017 9 16 15 5 4 5 0 2 1 0 4 0 4 11 3 2017-2018 7 19 12 3 4 4 0 2 1 0 2 0 1 8 Tổng 26 60 45 13 13 15 0 6 4 0 11 0 10 29 Theo số liệu trên cho thấy, số vụ bạo lực học đường qua các năm tuy có giảm, nhưng số đối tượng tham gia lại tăng; tình trạng bạo lực có xu hướng chuyển từ trong trường học ra bên ngoài trường học. Các vụ việc có sự can thiệp của người ngoài, hoặc nhờ người ngoài giải quyết mâu thuẫn có xu hướng gia tăng. + Thống kê bạo lực học đường theo giới tính: Bảng 2. Thống kê bạo lực học đường theo giới tính TT Năm Tổng số vụ việc Đối tượng Nạn nhân Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 1 2015-2016 7 3 15 10 12 6 2 2016-2017 5 4 9 7 9 6 3 2017-2018 3 4 8 11 5 7 Tổng 15 11 32 28 26 19 Qua bảng số liệu trên cho thấy tình trạng bạo lực học đường ở nữ giới có xu hướng gia tăng ở cả đối tượng và cả nạn nhân, đây là một trong những vấn đề rất nguy hiểm cần phải được xem xét gải quyết một cách tích cực và triệt để. + Thống kê bạo lực học đường theo nguồn gốc đối tượng, phạm vi xảy ra vụ việc Bảng 3. Thống kê tình trạng bạo lực học đường theo nguồn gốc đối tượng, phạm vi xảy ra vụ việc. TT Năm Tổng số vụ việc Đối tượng Nạn nhân Trong trường Ngoài trường Trong trường Ngoài trường Trong trường Ngoài trường 1 2015-2016 6 4 15 10 12 6 2 2016-2017 5 4 9 7 9 6 3 2017-2018 3 4 8 11 5 7 Tổng 14 12 32 28 26 19 + Thống kê bạo lực học đường theo khối lớp Bảng 4. Thống kê tình trạng bạo lực học đường theo khối lớp TT Năm Tổng số vụ việc Đối tượng Nạn nhân Khối 10 Khối 11 Khối 12 Khối 10 Khối 11 Khối 12 Khối 10 Khối 11 Khối 12 1 2015-2016 5 3 2 8 4 3 7 4 1 2 2016-2017 5 3 1 5 3 1 6 3 0 3 2017-2018 4 2 1 5 2 1 4 1 0 Tổng 14 8 4 18 9 5 17 8 1 Qua bảng số liệu trên cho thấy số vụ việc xảy ra tại trường THPT Tô Hiến Thành tập trung nhiều ở học sinh lớp 10, số đối tượng tham gia và nạn nhân chủ yếu cũng là học sinh lớp 10, tình hình bạo lực học đường của học sinh khối 11, khối 12 có xu hướng giảm dần. + Bên cạnh đó, qua tiến hành điều tra 248 học sinh của 6 lớp (2 lớp 10, 2 lớp 11, 2 lớp 12) cho thấy: Ø Có 4/248 học sinh được hỏi đã từng bị người khác đánh ít nhất 1 lần trong năm học chiếm 1.61% cao hơn số lượng các nạn nhân đã được phát hiện ở các lớp trên trong năm học 2018 - 2019. Ø Có 14/248 học sinh được điều tra đã từng bị bạn trêu trọc ít nhất một lần trong năm học chiếm 5.64%. Qua phỏng vấn một số em mà thường hay bị các bạn trêu trọc, các em cho biết các bạn thường trêu trọc những “khuyến tật” của các em, hay thường lôi những vấn đề gia đình, những vấn đề cá nhân của các em để nói và xem đó như một trò đùa. Các em tâm sự, những trêu trọc trên làm các em cảm thấy mặc cảm, tư ti, chán nản đôi khi không muốn đến lớp, và đã có trường hợp các em đã phải nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệp. Ø Có 9/248 học sinh được điều tra đã từng bị đe dọa ít nhất một lần trong năm học chiếm 3.62%. 6/248 học sinh cho biết mình bị đe dọa nhưng không ai biết các em tự xử lí hoặc nhờ bạn bè người thân xử lí; chỉ có 3/248 – chiếm 1/3 số học sinh bị đe dọa được nhà trường xử lí. Khi được phỏng vấn tại sao các em không nhờ thầy cô can thiệp, xử lí thì đa số các em được hỏi đều cho biết sợ bị trả thù, bị đánh không phải ở trong trường mà ở ngoài trường và sợ bị kỉ luật. Ø Có 16/248 học sinh được điều tra đã từng bị bạn nói xấu ít nhất một lần trong năm học chiếm 6,45%. Theo điều tra các vấn đề hay bị các bạn nói xấu như: hành vi, cử chỉ của các em hàng ngày, cách ăn mặc, cách trang điểm, người thân (gia đình, bạn thân, người yêu). Và thường các em lôi nhau nói xấu trên mạng xã hội, nói xấu tập thể và đã không ít những mâu thuẫn xuất phát từ những hành vi nói xấu trên mạng dẫn đến đánh nhau gây mất an ninh trật tự. Theo thống kê, trong ba năm trở lại đây các vụ đánh nhau tại trường xuất phát từ các hành vi nói xấu trên mạng là 14/26 vụ chiếm 53.8% số vụ đã diễn ra. Ø Có 2/248 học sinh được điều tra đã từng bị bạn trấn lột ít nhất một lần trong năm học chiếm 0,81%. Và có em còn cho biết, bị bạn thường xuyên trấn lột dụng cụ học tập thậm chí có lúc còn trấn lột tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như vay không trả, nhờ mua hộ không trả. Những số liệu trên cho thấy, tình trạng bạo lực tại trường THPT Tô Hiến Thành không chỉ có bạo lực về thể chất như đánh nhau, hành vi gây mất an ninh trật tự mà còn có những hành vi khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí, nhân cách học sinh từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh đòi hỏi nhà trường, các thầy cô giáo cần phải nhìn nhận vấn đề nghiêm túc để có những các biện pháp phòng, chống cả các hình thức bạo lực khác. 2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường của học sinh trường THPT Tô Hiến Thành * Nguyên nhân từ bản thân học sinh: - Kinh tế phát triển mang lại đời sống khá giả hơn nhưng lại làm một bộ phận học sinh lười học hơn, có tư tưởng thích ăn chơi hưởng thụ, thiếu ý chí phấn đấu, thiếu lí tưởng sống, không có động lực học tập đây là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như: các em có thể bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội, lôi kéo tham gia các “bang hội”, các em tự thành lập các nhóm ăn chơi. Các em tham gia các nhóm này thường có tư tưởng giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực cao hơn các em khác. - Học sinh THPT đang độ tuổi mới lớn tâm lý biến đổi phức tạp, thích thể hiện, thích khẳng định bản thân – cái tôi trước tập thể, trước đám đông song suy nghĩ chưa chín chắn, thiếu kinh nghiệm, xử lí tình huống phát sinh trong cuộc sống, nhiều lúc chưa hợp lí và đôi khi không lường hết các hậu quả từ các hành vi của mình. - Hiện nay đa số học sinh nhà trường đều sử dụng điện thoại thông minh, có tới 91,2% học sinh được hỏi thường xuyên sử dụng mạng xã hội, trên 50% học sinh sử dụng mạng xã hội nhiều hơn 2h/ngày. Và đã không ít những mâu thuẫn trong thời gian qua phát sinh từ việc các em tham gia mạng xã hội, theo thống kê các vụ bạo lực học đường tại trường có tới trên 50% các vụ việc mất an ninh tại trường xuất phát từ các mâu thuẫn diễn ra trên mạng xã hội. - Học sinh chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết về kiến thức pháp luật, về kỹ năng sống trong khi các em đang bước vào độ tuổi mới lớn với rất nhiều thay đổi về tâm sinh lí, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, do đó các dễ bị mắc phải các sai lầm, xử lí các tình huống trong cuộc sống không hợp lí làm phát sinh các mâu thuẫn mà các em không mong muốn dẫn tới các hành vi bạo lực học đường. - Đa số học sinh hiện nay nói chung và học sinh trường THPT Tô Hiến Thành nói riêng thường sống phụ thuộc vào gia đình, luôn được bao bọc bởi gia đình nên thường có tư tưởng ỷ lại gia đình nhất là những gia đình có tiềm lực kinh tế, địa vị xã hội luôn giải quyết các mối quan hệ phát sinh bằng địa vị xã hội và tiềm lực kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh, những học sinh này thường có thái độ “không sợ” bất kỳ ai hay vấn đề gì nên dễ xảy ra bạo lực học đường khi mâu thuẫn nảy sinh. * Nguyên nhân từ phía gia đình: - Theo thống kê 3 năm qua đã xảy ra 26 vụ bạo lực học đường tại trường thì 18 vụ việc đối tượng đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như mất bố (mẹ), bố mẹ ly hôn, bố thường xuyên sử dụng bạo lực trong gia đình. Điều đó, cho thấy phần lớn hành vi bạo lực học đường của học sinh xuất phát từ những ứng xử không phù hợp, có xu hướng bạo lực từ những người thân trong gia đình hay nói cách khác hành vi, ứng xử của học sinh chịu sự ảnh hưởng lớn nhất từ những hành vi, cách ứng xử của những người thân trong gia đình. - Áp lực học tập từ gia đình trong khi học sinh không muốn học, học sinh không có năng lực để theo học nhưng gia đình cứ bắt học từ đó dẫn đến các suy nghĩ, hành vi “phá phách”, không chịu thực hiện nội quy trường học, đôi khi cố tình gây gỗ với người khác để không phải đi học. - Cùng với sự phát triển kinh tế con người trở nên bận rộn hơn, bố mẹ có ít thời gian quan tâm đến con cái hơn, nhiều em có cảm giác bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm, yêu thương của bố mẹ, thiếu sự chỉ bảo, định hướng của bố mẹ dẫn đến những lệch lạc nhất định trong phát triển nhân cách của học sinh. Nhiều gia đình có cách giáo dục con chưa phù hợp, nhiều gia đình có sự nuông chiều con quá mức, để cho con muốn làm gì thì làm dù cho đó là những hành vi không đúng, không phù hợp với chuẩn mực; có gia đình cho con là “vật báu” mà ai “đụng” tới là không được và cần phải “xử” ngay. Từ những suy nghĩ, cách hành xử trên của bố mẹ là
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_lam_giam_tinh_trang_bao_luc_hoc_d.docx
- bia 2019.docx