SKKN Một số biện pháp nhằm huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số tại lớp 6B tại trường THCS Tén Tằn - Mường Lát

SKKN Một số biện pháp nhằm huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số tại lớp 6B tại trường THCS Tén Tằn - Mường Lát

 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Thế nhưng trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học diễn ra phổ biến khắp cả nước, việc học sinh bỏ học chủ yếu tập trung ở những vùng còn khó khăn, vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế - xã hội chưa thực sự phát triển.

Hiện nay trên nhiều các phương tiện thông tin đại chúng, đã và đang nêu lên một thực tế đán buồn đó là tỷ lệ học sinh bỏ học, đặc biệt là các vùng nông thôn có chiều hướng ngày càng gia tăng. Điều đó khiến ta không khỏi băn khoăn, trăn trở và đặt ra hàng loạt câu hỏi. Nguyên nhân nào làm cho tỉ lệ học sinh bỏ học cao như vậy? Chúng ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học nhưng tình trạng này vẫn còn ở mức độ cao. Liệu những biện pháp đó có hiệu quả không ? Có còn biện pháp nào giúp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng học sinh bỏ học hiệu quả hơn không?

Với tư cách là một giáo viên giảng dạy ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn, đại đa số các em xuất thân từ gia đình dân tộc thiểu số, hoàn cảnh thiếu thốn. Bản thân tôi nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp “Một số biện pháp nhằm huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số tại lớp 6B tại trường THCS Tén Tằn- Mường Lát”. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.

 

doc 16 trang thuychi01 16924
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số tại lớp 6B tại trường THCS Tén Tằn - Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đề Mục
Trang
Mục lục
1
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng vấn đề
3
2.1. Thuận lợi
3
2.2. Khó khăn
3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
3.1. Giải pháp thứ nhất
7
3.2. Giải pháp thứ hai
8
3.3. Giải pháp thứ ba
9
3.4. Giải pháp thứ tư
10
3.5. Giải pháp thứ năm
10
3.6. Giải pháp thứ sáu
11
3.7. Giải pháp thứ bảy
13
4. Kết quả đạt được
14
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
14
2. Kiến nghị, đề xuất
15
Tài liệu tham khảo
16
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Thế nhưng trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học diễn ra phổ biến khắp cả nước, việc học sinh bỏ học chủ yếu tập trung ở những vùng còn khó khăn, vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế - xã hội chưa thực sự phát triển.
Hiện nay trên nhiều các phương tiện thông tin đại chúng, đã và đang nêu lên một thực tế đán buồn đó là tỷ lệ học sinh bỏ học, đặc biệt là các vùng nông thôn có chiều hướng ngày càng gia tăng. Điều đó khiến ta không khỏi băn khoăn, trăn trở và đặt ra hàng loạt câu hỏi. Nguyên nhân nào làm cho tỉ lệ học sinh bỏ học cao như vậy? Chúng ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học nhưng tình trạng này vẫn còn ở mức độ cao. Liệu những biện pháp đó có hiệu quả không ? Có còn biện pháp nào giúp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng học sinh bỏ học hiệu quả hơn không?
Với tư cách là một giáo viên giảng dạy ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn, đại đa số các em xuất thân từ gia đình dân tộc thiểu số, hoàn cảnh thiếu thốn. Bản thân tôi nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp “Một số biện pháp nhằm huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số tại lớp 6B tại trường THCS Tén Tằn- Mường Lát”. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
Dẫu biết rằng đã có nhiều đề tài của các đồng nghiệp đây đó trên cả nước viết về vấn đề này, nhưng thiết nghĩ mỗi địa phương, mỗi vùng đều có những nét đặc trưng riêng, không phải SKKN nào cũng được áp dụng ở mọi nơi trên đất nước ta, mà để áp dụng được thì phải phù hợp với tình hình cụ thể. 
Vì vậy khi làm đề tài này tôi đã cố gắng không lặp lại những gì mà mọi người đã viết, chỉ sử dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã học hỏi và tự rút ra trong thực tiễn. 
Tôi rất mong các đồng nghiệp hãy xem đây là một tư liệu để tham khảo, học hỏi và áp dụng thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này tôi sẽ đi sâu, phân tích, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, qua đó tìm ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong thời gian đến.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Là toàn bộ học sinh lớp 6B trường THCS Tén Tằn - Mường Lát – Thanh Hóa.
	4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng cách thu thập thông tin, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đàm thoại trực tiếp, phương pháp quan sát và tiếp cận để nắm bắt kịp thời tâm lý của các em học sinh trong lớp chủ nhiệm thông qua các cử chỉ và hành động của học sinh.
II. NỘI DUNG
	1. Cơ sở lý luận.
 	Xã hội nói chung và đất nước chúng ta đang phát triển ngày càng nhanh đòi hỏi mỗi con người phải tự trang bị cho mình một khối lượng kiến thức vững chắc, nhạy bén, luôn tạo cho mình cơ hội để hòa nhập và phát triển, có như vậy thì mới có thể theo kịp thời đại. Bên cạnh đó sự phát triển của mỗi quốc gia cũng thể hiện qua trình độ học thức, năng lực làm việc của mỗi công dân ở quốc gia đó. 
	Vì thế, Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển của đất nước đó là lấy giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Để thực hiện được chiến lược đó, trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phát động nhiều phong trào như: “Mỗi thầy, cô là tấm gương tự học và sáng tạo”, hoặc cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc nhồi nhầm lớp” đã tạo được những chuyển biến tích cực trong xã hội.
	Thế nhưng, bên cạnh những cái đạt được thì tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn tiếp diễn ở trường THCS Tén Tằn. Liệu rằng bộ phận các em bỏ học này rồi tương lai sẽ như thế nào? Tương lai của địa phương và đất nước sẽ ra sao? Các em phải làm gì để sinh sống trong ngày mai, khi mà xã hội không ngừng phát triển và đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực làm việc, mà bản năng sinh tồn buộc con người phải tồn tại bằng mọi cách. 
	Có phải chăng các em sẽ đi vào con đường phạm pháp, điều đó cũng có nghĩa xã hội phải chịu thêm áp lực về các tệ nạn mà các em sẽ gây ra. Đây chính là vấn đề nhức nhối và lo âu của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
	2. Thực trạng của vấn đề
2.1.Thuận lợi. 
Đội ngũ giáo viên có trình độ, yêu nghề, nhiều giáo viên có thời gian công tác lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục.
Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ở địa phương, các ban ngành, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
Đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, lễ phép với thầy cô và có chí vượt khó trong học tập.
2.2. Khó khăn.
	Mường Lát là một huyện vùng cao biên giới nằm ở tận cùng phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Cách trung tâm thành phố khoảng 246km, với 110km đường biên giới giáp nước bạn Lào. Diện tích tự nhiên khoảng 80.865ha, 100% diện tích là đồi núi, địa hình chia cắt đi lại khó khăn. 
	Là một huyện mới được chia tách ra từ huyện Quan Hóa cũ vào 3/1997 (Thực hiện theo Nghị định 72/CP). Cho đến nay đã có 8 xã và 1 thị trấn, tổng dân số đến thời điểm hiện nay là trên 3,4 vạn người, chủ yếu là các dân tộc thiểu số như: Hmôngz, Thái, Dao, Khơ mú, Mường, và một bộ phận thiểu số người Kinh. Trong đó chiếm số lượng đông nhất là dân tộc Thái (46%) và dân tộc HMôngz.
Tén Tằn là một xã biên giới nằm ở phía Tây huyện Mường Lát, có 22km đường biên giới với 09 cột mốc, có cửa khẩu giáp với cụm Sốp Hào huyện Sốp Bâu (Lào). Tính đến thời điểm năm đầu năm 2016 dân số toàn xã là 4188 nhân khẩu với 921 hộ dân, gồm 3 dân tộc Thái, Kinh, Khơ Mú đan xen cùng sinh sống.
Những điều đó khiến việc huy động học sinh ra lớp của nhà trường trước đây gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyển học sinh vào lớp 6 của trường thường kéo dài từ tháng 6 đến đầu tháng 9 hằng năm. Sau đó, khâu duy trì số học sinh cũng gặp khó khăn tương tự. Nhiều học sinh còn ngại đi lại xa xôi, đợi có người nhà đưa đi mới đi học. Riêng học sinh nữ đến lớp 8, lớp 9, sau mỗi kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ tết nguyên đán các em có nguy cơ làm .vợ, làm mẹ rất cao.
Các trường hợp nghỉ học, bỏ học đa số là học sinh người dân tộc Khơ mú thuộc bản đoàn kết (Trong khi đó người Khơ mú hiện nay ở Thanh hóa là một bộ phận dân tộc rất nhỏ, chỉ sinh sống ở 02 bản thộc huyện Mường Lát là bản Đoàn Kết xã Tén Tằn và bản Chai – Lách xã Mường Chanh, chính vì thế mà không chỉ Đảng, Nhà nước mà chính quyền địa phương nơi đây rất quan tâm đến bộ phận dân tộc này. 
Tuy được nhà nước quan tâm và hỗ trợ, ưu tiên nhiều về chính sách nhưng nhận thức của bà con nơi đây vẫn chưa thực sự chuyển biến. Bằng chứng là phong tục tập quán chưa thực sự thay đổi, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, một bộ phận chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, lười lao động, theo thống kê của UBND xã Tén Tằn đến thời điểm tháng 01/2016 có trên 425/921 số hộ dân là hộ nghèo, chiếm 46,15% (Tăng 28.35 % so với năm 2015)
Nạn tảo hôn vẫn diễn ra, mặc dù chính quyền địa phương đã và đang làm rất quyết liệt, nhưng chưa đạt hiệu quả cao.
Học sinh của chúng tôi (Áo trắng) bất đắc dĩ phải làm mẹ
 từ khi chưa đầy 18 tuổi (Tôi đã nhiều lần đến nhà để vận động em đi học lại)
Nền kinh tế thị trường phát triển, có nhiều ảnh hưởng tốt nhưng cũng có những mặt tiêu cực đến nhận thức của bà con nơi đây, khi nhận thức chưa tốt thì điều đó càng tai hại. (01 Học sinh lớp 6 của chúng tôi thuộc bản này bỏ học vì một lý do rất ngớ ngẩn – xa quá không có xe máy không đi học được(mặc dù nhà trường đã tìm chỗ ở trọ cho). Rồi có học sinh không có điện thoại quay phim chụp ảnh được cũng không đi học)
Từ nhà đến trường không chỉ xa mà còn nguy hiểm
Trong ảnh: Học sinh bản Đoàn Kết đi qua cầu treo
Từ thực tế đó, nhận thức của bà con về việc học của con em mình chưa được như mong muốn chung của toàn xã, toàn huyện. Việc các em nghỉ học 1 tuần/1 tháng đã là chuyện bình thường.
Đời sống của nhân dân (Đặc biệt là bản Đoàn kết)
Còn nhiều khó khăn
Nhiều học sinh của chúng tôi vẫn phải lao động 
để phụ giúp gia đình kiếm sống
Trước khi thực hiện và áp dụng đề tài này, tình hình học sinh lớp 6B bỏ học học kỳ I năm học 2015 - 2016 như sau:
Học Kỳ
Sĩ số
Bỏ học 
Vận đông ra lớp
Học kỳ I
40
4 (2 nữ)
2/1 nữ
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Khi đã có ý tưởng và quyết tâm thực hiện đề tài này, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm nhiều giải pháp nhằm tăng cường việc duy trì sĩ số học sinh trong lớp. Từ những giải pháp do bản thân tích lũy qua 10 năm chủ nhiệm cho đến các giải pháp tôi mày mò học hỏi trên mạng, qua bạn bè và đồng nghiệp. Cụ thể là :
	3.1 Giải pháp thứ nhất: Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh bỏ học.
	Đây là khâu quan trọng đầu tiên, là bước đầu tiên không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm. Tôi thường tiến hành:
	- Tìm hiểu thành phần gia đình của các em, nhìn chung các em thuộc thành phần nào? Có ảnh hưởng đến việc học, đạo đức của các em không?
	- Tìm hiểu trình độ học tập của lớp, nhìn chung thuộc loại nào?
	- Tìm hiểu về lối sống, cách giao tiếp của em đó với bà con và bạn bè xung quanh
	Bằng cách nắm rõ lí lịch của từng em và bắt đầu làm quen các em trong các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ lên lớp.
	Ngay khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm khi đã có danh sách lớp, hồ sơ, học bạ của từng học sinh cần dành thời gian đọc kỹ học bạ của từng học sinh. 	Mục đích của việc này là tìm hiểu các em qua nhận xét của các giáo viên tiểu học, để thấy được học lực, hạnh kiểm của học sinh đó trong 5 năm học ở tiểu học diễn biến như thế nào, từ đó sẽ tìm ra phương pháp giáo dục riêng cho từng em. 
	Riêng đối với học sinh người Khơ mú, các em rất nhút nhát, e dè, nhiều học sinh khi lên cấp 2 vẫn chưa nói thông thạo tiếng phổ thông, vì vậy cần tìm hiểu các em qua hồ sơ, học lực của cấp dưới, đồng thời qua bạn bè trong bản, các anh chị học lớp trên để tìm hiểu hoàn cảnh của các em. 
	Nhiều học sinh có hoàn cảnh vô cùng éo le, vất vả Một tỷ lệ khá cao trong số bỏ học là gia đình mà cha mẹ không hòa thuận, nhiều em bỏ nhà để khỏi nghe cha mẹ cãi nhau rồi bỏ học luôn, có em hoặc chỉ ở với mẹ, hoặc chỉ ở với bố, với ông bà nội, ngoại. Việc lo cho con vì thế mà được sao hay vậy. Gia đình (phụ huynh) là tác động đến nhận thức rất quan trọng đối với học sinh.
Nhiều học sinh vì hoàn cảnh gia đình nên thường xuyên vắng học
Tăng gia lao động để giúp đỡ bố mẹ
	Về khía cạnh xã hội: Ngay tại địa phương, một số phong trào mang tính xã hội cao chưa phản ứng kịp thời tình hình này, chưa bổ sung tiêu chí cụ thể cho nội dung hoạt động hạn chế học sinh bỏ học. Các đoàn thể chưa quan tâm nhiều đến việc con em của đoàn viên, hội viên bỏ học. Ra khỏi nhà, khỏi trường là bao nhiêu thứ cám dỗ mà các em chưa đủ bản lĩnh để tránh xa cái xấu. Bên cạnh đó, phải kể đến tác động mặt trái của cơ chế thị trường: Một số kiếm tiền bằng mọi giá, bất kể hậu qủa của việc mình làm đến đâu, kể cả dụ dỗ học sinh chơi trò điện tử, tham gia các trò chơi đỏ đen, các tệ nạn.
Học sinh trường THCS Tén Tằn ra quân hưởng ứng tháng hành động quốc gia 
Phòng chống HIV/AIDS năm 2015.
	Vì vậy việc tìm hiểu học sinh để từ đó nhìn ra và đoán trước được nguy cơ các em bỏ học là việc làm rất cần thiết.
	3.2. Giải pháp thứ hai : 	“Chúng ta là một gia đình, lớp học chúng ta là ngôi nhà”.
	Tôi dành thời gian phân tích cho học sinh hiểu khẩu hiệu ấy như sau:
	+ Thứ nhất, mỗi chúng ta là một người chủ nhỏ của ngôi nhà. Mỗi thành viên cần có ý thúc giữ gìn ngôi nhà thật sạch và đẹp. Vì nó là bộ mặt của tất cả chúng ta
	Từ sự phân tích trên, tôi hướng dẫn học sinh cách làm sạch ngôi nhà. (Sạch đây cần hiểu theo nhiều nghĩa).
	Tôi dặn: làm sạch và đẹp lớp học không chỉ ở việc vệ sinh lớp học, các em phải học tập và ứng xử để khi ai đó nhắc đến lớp chúng ta cũng phải mỉm cười.  Nếu một bạn nào đó không có ý thức giữ gìn “gương mặt” của mình, bạn ấy sẽ làm ảnh hưởng đến ngôi nhà chung của tất cả
	Tuyên bố đó được thực hiện trong thời gian tôi chủ nhiệm. Mỗi khi một học sinh vi phạm nội quy của trường. Tôi đều nhắc lại lời dặn ấy. Vì vậy, các em rất ít khi vi phạm vì luôn sợ “ảnh hưởng đến lớp”. Tôi thấy rằng việc dạy các em biết trách nhiệm với việc mình làm, không nên ảnh hưởng xấu cho tập thể là một việc cần thiết cho con đường đời sau này.
	+ Thứ hai, vì lớp là ngôi nhà, tất cả chúng ta sống dưới một mái nhà nên phải biết yêu thương và quan tâm nhau. Bất cứ lúc nào bước vào lớp, tôi luôn nhìn sĩ số. Nếu một em nào vắng, lập tức tôi hỏi em bên cạnh về lí do bạn vắng học. Nếu em đó trả lời được lí do,  tôi khen trước lớp. Nếu em ấp úng, tôi lập tức nhắc nhở: chúng ta là một gia đình, đã chung gia đình phải biết chia sẻ và quan tâm lẫn nhauTừ đó, tôi hình thành trong thói quen của các em cách biết quan tâm nhau từ việc nhỏ nhất.
	Thứ ba: Tôi giải thích cho học sinh trong lớp không được kỳ thị, phân biệt học sinh dân tộc này, dân tộc kia để tránh việc dẫn đến tình trạng chia rẽ, giáo dục cho các em thấy cần phải đoàn kết, giúp đỡ, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. 
	Đặc trưng của học sinh người dân tộc Khơ mú khi mới vào lớp 6 tại trường chúng tôi, thường rất bỡ ngỡ khi bước vào môi trường học tập mới nhiều em khi đến lớp còn chưa thông thạo tiếng phổ thông, ngại nói chuyện, khép kín, thậm chí khi được hỏi cũng không trả lời (Chỉ cười, hoặc cúi mặt xuống). Đa số các em chậm tiến bộ hay nên đôi khi mặc cảm bản thân. Vì vậy, việc xây dựng các mối quan hệ đoàn kết là bước đầu rất quan trọng để các em chuyên tâm đến lớp.
	Quan điểm chủ nhiệm của tôi là phải tạo được cảm giác tin tưởng thân thiện, “hợp tác” vui vẻ thoải mái giữa giáo viên và học sinh lớp mình. Muốn làm được điều đó trước hết mình phải thân thiện với học sinh, tránh tuyệt đối việc quát mắng cau có để học sinh sợ sệt ngay từ khi bước vào lớp.
	3.3. Giải pháp thứ ba: “Cô trò mình cùng thực hiện”
	Đó là câu nói của tôi mỗi khi đưa ra một quy định nào đó đối với học sinh, xuất phát từ ý thức: giáo viên là tấm gương để học sinh noi theo. Tôi biết, học sinh sẽ thường xuyên nhìn vào mình để hành động. 
	Do vậy, đây là nguyên tắc cực kì quan trọng. Nguyên tắc ấy đã giúp tôi ứng dụng trong một số trường hợp cụ thể sau:
	+ Các em được quy định đi học vào lớp đúng giờ, nhưng nếu GV vào lớp trễ thì sao? Khi có việc gì vào lớp trễ, tôi luôn nói “xin lỗi các em” và đưa ra lí do, tất nhiên đó phải là lí do chính đáng.
	+ Nhà trường quy định: trong giờ học, học sinh không được sử dụng điện thoại di động. Học sinh vẫn sẽ dùng di động nếu giáo viên còn sử dụng, thế nên, tôi không bao giờ cầm theo di động vào lớp. Do đó, khi nhắc nhở một số em còn để chuông điện thoại reo, các em ấy không dám tái phạm.
	+ Đoàn, Đội và cấp trên phát động phong trào ủng hộ lũ lụt, ủng hộ nạn nhân da cam, kế hoạch nhỏ tôi đều khuyến khích các em tham gia bằng cách “cô trò mình cùng làm”. Học sinh khi thấy các phong trào có sự tham gia của GVCN sẽ hiểu rằng đó là việc tốt, quan trọng, ý nghĩa nên các em sẽ hào hứng hơn.
	* Tóm lại nguyên tắc Cô trò mình cùng thực hiện đã giúp tôi duy trì học sinh cả lớp nói chung và học sinh người Khơ mú nói riêng hiệu quả hơn.
	3.4. Giải pháp thứ tư: Thường xuyên là cầu nối cho mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh có nguy cơ bỏ học.
	Như đã trình bày ở trên, việc nhận thức của bà con trong bản đang còn rất hạn chế, hầu như không thường xuyên quan tâm đến việc học hành của con cái, chỉ phó mặc cho nhà trường. Hơn nữa đối với học sinh bản đoàn kết lại là đối tượng được nhà nước cấp cho nhiều chế độ, vì thế việc thường xuyên giữ mối liên lạc với gia đình các em trở nên rất cần thiết. 
	Hơn nữa nhà trường và gia đình sẽ là các lực lượng giáo dục thông qua đầu mối liên kết là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm trở thành người trung gian trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình, thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của nhà trường đến với gia đình đồng thời thu nhận ý kiến, nguyện vọng của gia đình để báo cáo lại lãnh đạo nhà trường. Nếu giáo viên làm được chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình việc giáo dục học sinh sẽ có hiệu quả hơn. Tôi đã tiến hành các việc làm như sau:
	+ Mời 01 phụ huynh học sinh trong bản tham gia Hội phụ huynh học sinh nhằm phát huy tính tích cực của các bậc phụ huynh trong việc tham gia cùng nhà trường để giáo dục con em mình.
	+ Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kỳ theo quy định của nhà trường, trong những trường hợp đặc biệt chủ động xin ý kiến Ban Giám hiệu để tổ chức họp đột xuất hoặc gặp riêng và trao đổi với từng phụ huynh học sinh để bàn bạc, trao đổi thông tin, nhằm đề ra những biện pháp khắc phục, uốn nắn kịp thời. Qua đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sát của nhà trường, đồng thời tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh đối với nhà trường khi con em mình được học tập tại trường.
	+ Cho số điện thoại riêng để khi cần thiết, gia đình và giáo viên có thể trò chuyện trực tiếp và nhanh chóng có những thông tin phản hồi kịp thời.
	3.5.Giải pháp thứ năm: Nên “Dỗ trước – dạy sau”
	Đối với các em học sinh này, bản thân tôi đôi khi cũng phải “lách luật của lớp” để tạo điều kiện cho các em.
	Là một giáo viên chủ nhiệm phải nghiêm khắc trong kỷ luật, nhưng phải tạo điều kiện cho các em gần gũi để tâm sự giải bày hoàn cảnh của bản thân em, hay của bạn. Trong giờ chơi, tìm cách gợi hỏi hoàn cảnh gia đình của học sinh:
“Nhà em đông anh, em không? Em là thứ mấy? Anh, chị còn đi học không? Bố làm gì? Mẹ làm gì? Ở nhà em học bài cũ mấy giờ? Ngoài việc học em có phải làm việc gì không?
	Để các em dạn dĩ hơn khi tâm sự, tôi tạo điều kiện dẫn dắt bằng cách kể lại: “Ngày xưa, bằng các em cô cũng (Tôi cho các em nghe khi bằng tuổi các em mình cũng có những hành vi, suy nghĩ, việc làm như ở độ tuổi các em bây giờ). Từ sự dẫn dắt khéo léo đó, các em sẽ dạn dĩ, tâm sự mọi việc cho chúng ta rõ rất nhiều về hoàn cảnh từng em học sinh: từ việc học tập, vui chơi, giải trí, sinh hoạt, . ở nhà của các em, tôi cũng nắm được một cách rõ ràng.
	Đúng như Ông cha ta có câu: “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Khéo léo, chúng ta sẽ được nghe các em tâm sự rất nhiều, kể cả nhiều việc các em chẳng bao giờ dám nói với cha, mẹ của mình. Từ đó, chúng ta điều tra được một cách rõ ràng về hoàn cảnh của các em, từ đó tạo điều kiện cho chúng ta có cách giúp các em tốt hơn về học tập cũng như đạo đức, đồng thời bản thân giáo viên cũng gặt hái được một điều rất lý thú: “Đó là các em yêu thương và gần gũi mình hơn”.
Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn 
đến nhân dân và học sinh vùng cao. 
	Ví dụ: Qua cách trên, dù trong những năm dạy dù trường học rất xa nhà, nhưng tôi vẫn nắm được một cách khá chính xác:
 	+ Các em đi học lúc mấy giờ, hôm nay đi có bị bắt nạt không, đi có chời nhau không, có sợ không
	+ Em nào trưa không ngủ, không học, đi lang thang trong xóm phá phách, leo trèo hái trộm trái cây ..
	+ Có em gia đình bố mẹ cãi nhau, ly thân phải ở với ông bà, không có ai lo cơm nước.
	Đến khi tôi gọi các em đến hỏi rõ ngọn nghành.và giải quyết ổn thỏa các sự việc tốt đẹp. Thậm chí một số em trong lớp biết được tôi đã làm tốt điều đó thì đều tròn mắt hỏi: “Làm sao mà cô biết nhỉ ?” Tôi chỉ nhìn các em nheo mắt cười !
	GV chủ nhiệm phải thật công bằng, cũng nên nhẹ nhàng trong lời nói, cũng không quá nghiêm khắc đối với lứa tuổi ngây thơ của các em, để các em còn bộc bạch, tâm sự với mình dù đó là những lỗi lầm em đã sai phạm.
	3.6. Giải pháp thứ sáu: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” Kiên trì vận động.
	Nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến học sinh không đến trường là kinh tế khó khăn, một số gia đình không để ý con mình đi học như thế nào (Quanh năm ở trên rẫy rất xa nhà, không biết con mình ở nhà có đi học hay là không).
	Trong cuộc mưu sinh cực khổ ở Mường

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_huy_dong_hoc_sinh_bo_hoc_ra_lop_v.doc