SKKN Một số biện pháp nâng cao thành tích tham gia Hội khỏe phù Đổng cấp Thị xã của trường tiểu học B Long An

SKKN Một số biện pháp nâng cao thành tích tham gia Hội khỏe phù Đổng cấp Thị xã của trường tiểu học B Long An

 Trong quá trình áp dụng các bài tập phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là phải tập luyện đúng kĩ thuật, vì một động tác sai đã được củng cố vững chắc thì cản trở sự hình thành động tác mới. Đây chính là vấn đề cần thiết mà huấn luyện viên cần phải quan tâm, do đó nên tập luyện động tác đơn giản rồi mới xây dựng dần những động tác phức tạp, hình thành từ từ cho các em.

 Đối với học sinh khi tham gia tập luyện, yêu cầu các em phải đảm bảo các điều kiện: Thái độ tập luyện nghiêm túc, thường xuyên rèn luyện để phát huy tốt nhất khả năng của mình, ngôn phong chuẩn mực, nhiệt tình, tích cực trong tập luyện, hòa đồng với tập thể và biết sắp xếp hợp lý việc học chính khóa với việc tập luyện, đảm bảo tối thiểu học lực phải đạt khá, hạnh kiểm phải tốt, thông báo với gia đình thời gian tập luyện chính thức ở trường, tuyệt đối không được nói dối gia đình, lấy lí do đi tập để đi chơi, không tham gia các tệ nạn xã hội, không vi phạm nội quy nhà trường. Nếu các em không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc vi phạm các vấn đề khác trong trường học cũng như ở địa phương nơi học sinh cư trú thì huấn luyện kiên quyết không nhận hoặc loại em đó ra khỏi danh sách tập luyện để làm gương cho các em khác, cũng như tạo ra nề nếp, kỷ luật trong đội.

 

doc 14 trang Trần Đại 28/04/2023 9954
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao thành tích tham gia Hội khỏe phù Đổng cấp Thị xã của trường tiểu học B Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Long An, ngày 15 tháng 01 năm 2018.
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến 
 Một số biện pháp nâng cao thành tích tham gia Hội khỏe phù Đổng cấp thị xã của trường tiểu học B Long An
 I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Dương Văn Giang 	Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 25/6/1991
- Nơi thường trú: Ấp An Thạnh, thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm thể dục thể thao
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên Thể dục
 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
 Trường Tiểu học B Long An được hình thành theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2009 của UBND thị xã Tân Châu, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Trường có 01 điểm do 3 điểm trường trước đây hợp thành, nằm ven theo bờ sông Kinh Xáng. Năm 2000 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 25, được biên chế thành 06 tổ gồm: Tổ Văn phòng, tổ khối 1, tổ khối 2, tổ khối 3, tổ khối 4, tổ khối 5. Các tổ chức Đảng, đoàn thể gồm: Chi bộ nhà trường, Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất: Trường có 30 phòng: 15 phòng học, trong đó 02 phòng cho các lớp mẫu giáo mượn, 15 phòng chức năng. Các trang thiết bị phục vụ cho quản lý, dạy học theo quy định điều lệ.
 1. Thuận lợi:
 Có đủ phòng học cho học sinh, phòng học đúng quy cách 48 m2/ phòng, bình quân mỗi học sinh 1,65 m2. Có thư viện độc lập tổ chức cho học sinh, giáo viên đọc sách, hoạt động có hiệu quả. Các khối phòng học, văn phòng, thư viện,  bố trí hợp lí, hài hòa, phù hợp cảnh quan chung. Có sân tập an toàn cho học sinh. Có sân chơi an toàn, không có yếu tố gây tai nạn, thương tích cho học sinh. Có nguồn cấp nước hợp vệ sinh ổn định. Có hệ thống thoát nước, không có tình trạng ngập úng, bụi rậm. Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, có trồng cây xanh, hoa kiểng tạo bóng mát và cảnh quan đẹp mắt. Lớp học đủ ánh sáng, được trang trí đẹp mắt, thân thiện, phù hợp việc dạy và học.
 2. Khó khăn:
 Cha mẹ học sinh có nhận thức chưa cao về công tác giáo dục, còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em. Khả năng giao tiếp - ứng xử của học sinh còn hạn chế, một số học sinh ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít phát biểu, chưa tự tin trong các hoạt động ngoại khóa cũng như các phong trào của nhà trường.
 - Tên sáng kiến: 
 Một số biện pháp nâng cao thành tích tham gia Hội khỏe phù Đổng cấp thị xã của trường Tiểu học B Long An
 - Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
 a. Mục đích của sáng kiến
 Thông qua tập luyện thể dục thể thao ngoài việc năng cao thể chất cho học sinh, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, đồng thời làm cho không khí trong nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh, sôi nổi trẻ trung, quan trọng nhất qua quá trình tập luyện nhằm tuyển chọn những học sinh có năng khiếu đưa vào đội tuyển của trường để tham gia Hội khỏe phù Đổng các cấp: HKPĐ cấp thị xã, HKPĐ cấp tỉnh, HKPĐ quốc gia mà cá nhân tôi trực tiếp huấn luyện các em tham gia.
	Tập luyện các bài tập chuyên môn là một quá trình rèn luyện các tố chất thể lực và các kĩ năng động tác. Kĩ năng động tác là khả năng thực hiện các động tác một cách thuần thục nhanh chóng và chính xác. Như vậy kĩ năng động tác chỉ có được do tập luyện nhiều thành thói quen nên đó chính là những phản xạ có điều kiện. Và đây là mục đích cốt lỗi khi áp dụng các bài tập nâng cao để huấn luyện các em học sinh.
 b. Yêu cầu của sáng kiến
 	 Trong quá trình áp dụng các bài tập phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là phải tập luyện đúng kĩ thuật, vì một động tác sai đã được củng cố vững chắc thì cản trở sự hình thành động tác mới. Đây chính là vấn đề cần thiết mà huấn luyện viên cần phải quan tâm, do đó nên tập luyện động tác đơn giản rồi mới xây dựng dần những động tác phức tạp, hình thành từ từ cho các em.
 Đối với học sinh khi tham gia tập luyện, yêu cầu các em phải đảm bảo các điều kiện: Thái độ tập luyện nghiêm túc, thường xuyên rèn luyện để phát huy tốt nhất khả năng của mình, ngôn phong chuẩn mực, nhiệt tình, tích cực trong tập luyện, hòa đồng với tập thể và biết sắp xếp hợp lý việc học chính khóa với việc tập luyện, đảm bảo tối thiểu học lực phải đạt khá, hạnh kiểm phải tốt, thông báo với gia đình thời gian tập luyện chính thức ở trường, tuyệt đối không được nói dối gia đình, lấy lí do đi tập để đi chơi, không tham gia các tệ nạn xã hội, không vi phạm nội quy nhà trường. Nếu các em không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc vi phạm các vấn đề khác trong trường học cũng như ở địa phương nơi học sinh cư trú thì huấn luyện kiên quyết không nhận hoặc loại em đó ra khỏi danh sách tập luyện để làm gương cho các em khác, cũng như tạo ra nề nếp, kỷ luật trong đội. 
 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
 1.1. Thuận lợi:
 Hầu hết học sinh thích thú với môn học mới được đưa vào giảng dạy chính khóa trong trường học, có tâm lí thoải mái khi được ra sân học với không gian thoáng đãng.
 Thông qua báo đài, các em hiểu biết về luật thi đấu cũng như kỹ thuật động tác.
 Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nhà trường nên bộ môn giáo dục thể chất có điều kiện phát triển trong nhà trường, phong trào ngày càng đi lên các em thường xuyên tập luyện.
 Bản thân là người yêu thích thể thao và từng là vận động viên thi đấu ở nhiều giải khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên rất thấu hiểu khó khăn cho các em, đặc biệt trong quá trình giảng dạy các bài tập luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với sự hình thành kỹ năng động tác, tác phong thi đấu cho học sinh.
 1.2. Khó khăn:
 Thời gian luyện tập của các em rất ngắn do: Tuyển chọn các em phải thông qua đợt thi đấu HKPĐ vòng trường mới chính xác và công bằng, trong khi đó, cứ mỗi năm vào tháng 11 HKPĐ vòng trường mới bắt đầu tổ chức được, còn HKPĐ cấp thị xã khoảng đầu tháng 1 là bắt đầu thi đấu.
 Các em trong đội được tuyển chọn từ học sinh của khối lớp 4,5 và các em còn phải đi học hai buổi nên việc sắp xếp thời gian tập luyện rất khó khăn. 
 Việc lựa chọn các bài tập huấn luyện phải phù hợp với trình độ tập luyện của các em, vì nếu đưa ra những bài tập có cường độ vận động cao mà thời gian hồi phục ngắn, thì dễ làm ảnh hưởng đến việc học của các em, nhất là học sinh khối 5.
 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
 Như chúng ta đã biết hoạt động Giáo dục Thể chất là một hoạt động mang tính chất bắt buộc ở các trường học, thực tế hoạt động này gồm hai dạng là: hoạt động nội khóa và hoạt động ngoại khóa. Trong đó đa phần mọi người chỉ quan tâm đến hoạt động nội khóa vì nó mang tính bắt buộc, còn hoạt động ngoại khóa thì bỏ quên hoặc có hoạt động thì chỉ mang tính chất tượng trưng (còn gọi là phong trào). Muốn hoạt động ngoại khóa phát triển theo hướng tích cực thì bản thân người giáo viên phải có sự nhiệt tình trong công tác và học sinh ham thích các môn thể thao mà các em chọn. Đa phần các môn thể thao mà học sinh chọn thường là môn tập thể, phổ biến trong xã hội trong đó không thể không nhắc đến các môn thể thao: Đá cầu, bóng bàn, điền kinh, bơi lội,.Vì thông qua tập luyện các môn thể thao giúp các em rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giáo dục ý chí, tinh thần tập thể xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh và phòng tránh các tệ nạn như: nghiện rượu, thuốc lá, ma túy,
 Ở góc độ phong trào TDTT trường học chưa khắc phục được những yếu kém trong các khâu như thể lực, kĩ thuật và sự hiểu biết về luật thi đấu. Nên cần thiết là phải hình thành những hiểu biết cơ bản nhất đối với mọi người và đặc biệt là những học sinh- lứa tuổi phù hợp để hình thành và phát triển kỹ năng. Muốn vậy, chúng ta những người đóng vai trò định hướng luôn phải tìm tòi, rút kinh nghiệm để có những phương pháp tốt nhất tạo cho các em có được những kiến thức cơ bản làm bàn đạp để các em phát huy năng lực cá nhân tạo nền tảng vững chắc trong tương lai. Trong quá trình này, chúng ta cũng phải thường xuyên kết hợp tổ chức cho các em qua các giải thi đấu trong phong trào trường lớp, tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích. 
 3. Nội dung sáng kiến.
3.1. Tiến trình thực hiện sáng kiến
 Các bước tuyển chọn và áp dụng các bài tập: Theo kinh nghiệm và nghiên cứu các môn thể thao thường chia thành 3 giai đoạn:
 3.1.1. Giai đoạn tuyển chọn
 a. Giai đoạn sơ tuyển hoặc giai đoạn thu hút hấp dẫn:
 Mục đích của giai đoạn này là tìm hiểu hứng thú, khả năng bị thu hút của cá thể với các môn thể thao, chú ý đến các nhân tố chiều cao, lòng ham thích, khả năng bắt chước, khả năng linh hoạt nhanh nhẹn. Thời kỳ này thường gọi là giai đoạn tuyển chọn thứ nhất, về cơ bản là gắn chặt với thời kỳ học cấp tiểu học tức từ 7 - 8 tuổi. Trong thời kỳ này, các em được chơi, được xem và được bắt chước với các hình thức đa dạng phong phú. 
 b. Giai đoạn đưa vào tập luyện hệ thống 
 Trên cơ sở tuyển chọn bằng sự hấp dẫn, thu hút và hứng thú ở trên, tiến hành đưa các em vào đào tạo theo hệ thống và theo quy trình. Mục đích cuối cùng của giai đoạn này là đánh giá và dự báo được năng lực vận động viên, đặc biệt là khả năng “phù hợp” của trẻ để đưa vào tập luyện, từng bước nâng dần khả năng “thích nghi” và “phát triển” ngày một cao dần. Bản chất chính vấn đề là tìm được, dự báo được tương đối đúng về giới hạn phát triển, về khả năng thích nghi trong huấn luyện chuyên sâu ở tương lai. 
 3.1.2.Giai đoạn huấn luyện cơ bản: 
 Mục đích là đưa các em vào khung huấn luyện các mặt cơ bản về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý nhằm phát hiện và bồi dưỡng khả năng vận động cơ bản có thích nghi và phù hợp với các môn đó hay không, đồng thời từ đó dự báo được khá chắc về tiềm năng và sự phát triển sau này. Có thể nói giai đoạn này có ý nghĩa quyết định lớn với sự tồn tại của vận động viên đó trong những năm sau, vì thế ngoài quan sát ra nhất thiết phải đo nhiều lần và tìm được hướng đi cho vân động viên đó. Cũng trong thời gian này cần phải chú ý khả năng tiếp thu, khả năng chịu đựng với lượng vận động ngày càng nặng, quan hệ và nhân cách, lối sống sinh hoạt, khả năng sử dụng lực tiết kiệm và hiệu quả, những diễn biến của sự khôn khéo linh hoạt trong chiến thuật thi đấu. Tất nhiên về chỉ tiêu chiều cao, nhanh nhẹn và phát triển của nó vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
 3.1.3. Giai đoạn huấn luyện sâu:
 a. Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu: Dựa trên kết quả hệ thống phát triển của giai đoạn trước, tìm hiểu khả năng của các em đặc biệt về sở trường để bắt đầu đưa các các em đó vào chuyên môn hoá. Thực chất của giai đoạn này là trên cơ sở phát triển toàn diện bắt đầu đi sâu vào bồi dưỡng năng lực chuyên biệt. Các tố chất thể lực và các mặt cần thiết bồi dưỡng thì ngoài chú ý toàn diện ra, hướng chủ yếu nhắm vào những yếu tố liên quan chặt tới bồi dưỡng sở trường cho các em. Sức bật, sức bền, linh hoạt trong sở trường, nhân cách thi đấu cần được bồi dưỡng theo hướng nâng cao dần. Để có thể đi sâu vào bồi dưỡng sở trường, cần dựa trên cơ sở là các thông tin huấn luyện lần trước, quan sát và đi sâu thêm một bước việc phát hiện tiềm năng chuyên môn của các em, chính là giúp cho đánh giá tổng hợp năng lực vận động của các em, đặc biệt là kỹ chiến thuật thi đấu.
 b. Giai đoạn chuyên môn hoá sâu: giai đoạn này thường chiếm thời gian khoảng từ 2 năm. Chủ yếu giai đoạn này nhằm phát huy cao độ năng lực cá nhân nhất là về sở trường. Vận động viên được phát hiện và bồi dưỡng tiếp về khả năng ứng phó và biến hoá trước các đối tượng và tình huống cụ thể, hoàn thiện và nâng cao nghệ thuật về kỹ chiến thuật, thi đấu, bồi dưỡng cao hơn về tâm lý, phong cách thi đấu, về hiệu quả sử dụng chiến thuật với đồng đội. Như vậy quá trình tuyển chọn trong hệ thống đào tạo vận động viên mất khoảng 3 năm. 
 3.2.Thời gian thực hiện, 
 Bước 1: Tuyển chọn học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Đối tượng được quan sát chủ yếu về hình thái và tố chất để đưa vào các lớp thu hút với trò chơi
 Bước 2: Qua một thời gian ngắn tập luyện thường là khoảng từ 3 đến 6 tháng, phân loại những học sinh có ưu thế mạnh, năng lực tiếp thu nhanh để chính thức đưa vào các lớp tập luyện mang tính chất bước đầu.
 Bước 3: Qua 2 hoặc 3 năm tập luyện chuyên sâu chuẩn bị thi đấu .
3.3. Biện pháp tổ chức.
 3.3.1. Công tác tổ chức HKPĐ cấp trường:
 a.Khâu chuẩn bị:
 PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU
 TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Câu hỏi: Trong những môn thể thao sau các em thích những môn nào?
1.Bóng đá .. 1
2.Bóng bàn.......................................... 1
3.Điền kinh.......................................... 1
4.Đá cầu.......................................... 1
5.Cờ vua.................................................. 1
6. Bơi....................................................... 1
Ghi chú: Các em đánh dấu x vào ô tương ứng những môn thể thao mình thích trong phiếu.
 Để làm tốt công việc trên, đầu tiên là tham khảo ý kiên học sinh qua những môn thể thao yêu thích (Thực hiện bằng phiếu tham khảo ý kiến học sinh). 
 Dựa trên kết quả thăm dò ý kiến của học sinh, tổ chuyên môn lập kế hoạch, sau đó Ban giám hiệu và Chi bộ duyệt thông qua hội đồng sư phạm. Sau khi được nhà trường và Chi bộ cho phép, tổ chuyên môn phối hợp với Đoàn trường lên kế hoạch triển khai nội dung thi đấu.
 Khâu quan trọng nhất là thống nhất điều lệ HKPĐ: Họp tổ chuyên môn đóng góp ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung – hình thành văn bản. Họp đại diện lớp (Giáo viên chủ nhiệm). Phổ biến điều lệ, các lớp đóng góp ý kiến. Nếu như học sinh có vấn đề gì chưa rõ thì trực tiếp hỏi giáo viên dạy Thể Dục lớp mình hoặc giáo viên phụ trách chung HKPĐ cấp trường. Hoàn thành văn bản điều lệ HKPĐ cấp trường hoàn chỉnh. Đoàn trường phổ biến nội dung thi đấu trong giờ chào cờ, dán điều lệ ở bảng tin của trường, phổ biến cụ thể từng lớp (phát cho mỗi lớp một bản điều lệ). Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ phổ biến cho lớp, đặc biệt là cho các học sinh trực tiếp tham gia thi đấu. 
 Trong nội dung điều lệ HKPĐ cần chú ý đến vấn đề khen thưởng và kỷ luật, vì đây là một phần quan trọng để giải thành công. 
 + Khen thưởng: Tại sao khen thưởng? – Trong thi đấu có thưởng, phạt. Giải thưởng càng hấp dẫn thì càng khích lệ tinh thần thi đấu của VĐV. Trong bất cứ cuộc thi đấu nào BTC cũng chú trọng đến vấn đề nghiêm túc của giải, vì vậy đưa ra những điều luật cụ thể là điều vô cùng quan trọng. Có nhiều hình thức khen thưởng (trao giải thi đấu theo từng khối hoặc toàn trường). Khen thưởng bằng cách cộng điểm thi đua trong tuần hoặc tháng đối với tập thể có VĐV tham gia xuất sắc Khen thưởng bằng hiện vật như sách vở (tiền mặt).
 + Kỉ luật: Kỉ luật không nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng nề nếp của nhà trường. Qua nhiều năm tổ chức HKPĐ cấp trường và tham gia nhiều giải thi đấu cấp thị xã, cấp tỉnh cũng như một số giải phong trào khác, tôi rút ra một số qui định trong điều lệ giải như sau: 
 Bất kỳ cá nhân và tập thể lớp nào vi phạm điều lệ, những nội dung qui định của ban tổ chức từng nội dung, tùy theo mức độ vi phạm sẽ chịu thi hành kỉ luật, từ phê bình, cảnh cáo đến truất quyền thi đấu.
 Nếu lớp nào tập trung trễ 05 phút theo thời gian qui đinh sẽ bị loại.
 Tập thể không tham gia thi đấu (bỏ cuộc) coi như bị loại khỏi giải và bị trừ điểm thi đua trong tuần, hoặc tuần sau.
 VĐV bị phạt thẻ đỏ (áp dụng luật từng môn thi đấu) sẽ truất quyền thi đấu trận đó và không được thi đấu trận tiếp theo (trong quá trình thi hành kỉ luật không chấp hành nghiêm túc sẽ xử lý theo mức độ nặng hơn), nếu không chấp hành thì cá nhân và tập thể lớp sẽ bị loại khỏi giải.
 Cá nhân, tập thể lớp nào vi phạm qui định sau sẽ bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo đến truất quyền thi đấu: Vô lễ với trọng tài. Gây gỗ đánh nhau trong khi tham gia thi đấu cũng như ngoài thời gian thi đấu. Những học sinh đang chịu hình phạt kỉ luật của nhà trường tham gia thi đấu. Cổ động viên có hành động khiếm nhã, vô lễ với BTC và trọng tài. Sử dụng hoặc thuê VĐV không phải là lớp mình tham gia thi đấu. Không phục tùng các quyết định của BTC và trọng tài. Tập trung không đúng thời gian qui định của BTC và trọng tài. Khi thi đấu không mang đúng trang phục TDTT (quần áo thể thao, giày thể thao đúng theo qui định từng môn). Nói tục, chửi thề trong và ngoài thời gian thi đấu. Phạm luật thi đấu.
 Học sinh nào vi phạm những hành vi trên tùy theo mức độ sẽ xử phạt kỉ luật trước nhà trường.
 Ngoài những mức kỉ luật trên, BTC giải xem xét không cho thi đấu các giải do nhà trường tổ chức trong năm học hiện tại và những năm học sau.
 - Khiếu nại:
 Chỉ có lớp trưởng hoặc Giáo viên chủ nhiệm mới có quyền khiếu nại, phải có văn bản nộp cho BTC sau thời gian thi đấu 30 phút. BTC hoặc trọng tài cuộc thi phải giải quyết kịp thời, hợp lý, tiến hành thi đấu không làm ảnh hưởng đến giải.
 b. BTC và trọng tài:
 Bất cứ cuộc thi nào cũng cần có BTC và trọng tài (BGK). Khâu tổ chức càng kỹ lưỡng, chu đáo, trọng tài làm việc công minh thì hiệu quả càng cao. Khi tổ chức giải, việc ra Quyết Định thành lập BTC giải và phân công trọng tài (phân công cụ thể) là điều cần thiết. Vì thiếu sự điều hành cũng như người trực tiếp điều khiển trận đấu, thì không thể tiến hành giải đấu.
 Một trong những yếu tố thành công trong tổ chức giải HKPĐ cấp trường là sự thống nhất về luật thi đấu và điều lệ giải. Nên trước khi tổ chức giải, Ban tổ chức cần họp ban trọng tài phổ biến, thống nhất một số điều luật và điều lệ giải. Trước khi trận đấu diễn ra, trọng tài phổ biến một số cơ bản nhất trong luật thi đấu từng môn. Trong quá trình diễn ra trận đấu, có trọng tài bàn ghi biên bản – kết thúc trận đấu có sự kí tên xác nhận của trọng tài và VĐV. 
 Nhờ đưa ra một số qui định về kỷ luật chặt chẽ, trong nhiều năm qua việc tổ chức HKPĐ cấp trường luôn ổn định, cũng như nề nếp của học sinh khi tham gia thực hiện một cách nghiêm túc.
 3.3.2 Công tác tuyển chọn VĐV tham gia thi đấu cấp thị xã:
 a. Chuẩn bị:
 Để có đội tuyển tham gia thi đấu cấp Thị xã, ngay từ khi thực hiện hội khỏe phù Đổng cấp trường, Chúng tôi đã có ý thức phát hiện và tuyển chọn những VĐV xuất sắc để tập luyện tham gia thi đấu. 
 Hai năm một lần Thị xã đã tổ chức những giải thi đấu. Trường tiểu học B Long An luôn có lực lượng đông đảo VĐV tham gia mà đặc biệt là học sinh. Khi tham gia thi đấu, trường luôn đặt ra mục tiêu cụ thể. Ngoài việc đạt những thành tích cao thì chú ý đến tinh thần học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, rèn luyện ý chí và tâm lí vững vàng.
 b.Chuẩn bị tham gia thi đấu:
 Tổ chuyên môn phân công cụ thể nhiệm vụ tập luyện từng nội dung, thời gian tập luyện phải phù hợp với từng nội dung.
 Thực hiện tập luyện đúng kế hoạch, trong quá trình tập luyện chú ý đến thể lực của VĐV để đảm bảo sức khỏe cho đến khi diễn ra thời gian thi đấu.
 Rút kinh nghiệm từ giải đấu HKPĐ cấp trường, Ban huấn luyện cần hình thành và phát triển những kỹ năng mà các em còn thiếu hụt, hoàn chỉnh về kỹ - chiến thuật.
 Từ những biện pháp trên, qua mỗi lần tập luyện và thi đấu các em cải thiện được thành tích cá nhân. Thông qua giải pháp này, chúng tôi hình thành một đội tuyển có chiều sâu về trình độ chuyên môn, tâm lý thi đấu vững vàng và đã đạt những thành công bước đầu và đó cũng là tiền đề để tuyển chọn đội tuyển tham gia HKPĐ cấp tỉnh.
 3.3.3. Phương pháp dạy kĩ thuật cơ bản
 Dạy kĩ thuật nhằm hình thành kĩ năng-kĩ xảo vận động các động tác cho người tập. Cần hiểu rằng kĩ năng-kĩ xảo vận động là mức độ nắm vững kĩ thuật động tác tới mức có thể thực hiện việc điều khiển động tác đó một cách tự động và toàn bộ trình tự thực hiện động tác được ổn định trước những nhân tố bất lợi khác nhau như: mệt mỏi, thay đổi cảm xúc, thời tiết...
 Nhiệm vụ chung của dạy học kĩ thuật là làm cho người học nắm vững kĩ thuật và trong quá trình đó người học hiểu được động tác, nắm vững kĩ thuật vận động, phù hợp với thực tế để hoàn thiện ở mức cao nhất. Việc đạt được thành tích thể thao cao phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuẩn bị kĩ thuật toàn diệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_thanh_tich_tham_gia_hoi_khoe.doc