SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Như chúng ta đã biết, mục tiêu tổng quát giáo dục đã được xác định phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bao gồm cả thái độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức, cách học, cách làm, cách sống, nhằm đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết thực tiễn. Nói cách khác, mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo con người toàn diện. Vì thế, quá trình dạy học có hứng thú, tích cực hay không, có phát huy trí thông minh cho học sinh được hay không tất cả phụ thuộc vào khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của học sinh.Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn tiếng Việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Mà việc phát âm đúng theo quy tắc ngữ âm, viết đúng chính tả, truyền đạt đúng điều mình muốn nói, tiếp nhận lĩnh hội đúng tinh thần của một văn bản nào đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp học sinh tiếp nhận kiến thức tại nhà trường và xã hội. Thực tế đã cho thấy học sinh THPT hiện nay còn mắc nhiều lỗi ngữ âm và chính tả đáng lo ngại. Đây là vấn đề khiến cho giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Ngữ văn nói riêng - phải trăn trở, suy tư, để tìm ra các nguyên nhân, biện pháp nhằm giảm thiểu. Làm thế nào để giúp các em nói và viết đúng Tiếng Việt? Đây là vấn đề không phải dễ trong thực tế.

Quan Sơn là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế và giao thông còn nhiều khó khăn. Hiện nay Quan Sơn vẫn là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Có 4 dân tộc anh em sinh sống tại đây nhưng dân tộc Thái chiếm đa số (83,7%). Tiếng Thái được sử dụng thông dụng, thậm chí ở một số địa bàn dân cư, tiêng Thái được dùng như phương tiện giao tiếp chung của các dân tộc anh em. Tại trường THPT Quan Sơn, có trên 93% học sinh dân tộc Thái. Với thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ - vốn dĩ có nhiều điểm khác biệt so với tiếng Việt - nên nhiều học sinh đã bị ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, gặp nhiều hạn chế trong năng lực tiếng Việt, đồng nghĩa với việc tiếp nhận các văn bản văn học và tạo lập văn bản cũng gặp hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

 

doc 23 trang thuychi01 9215
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu 
3
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
PHẦN II: NỘI DUNG
5
I. Cơ sở lí luận
5
1. Tiếng mẹ đẻ và ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đến việc học ngôn ngữ thứ hai
5
2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Thái
5
II. Cơ sở thực tiễn
6
1. Thực trạng dạy và học nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
6
2. Những thuận lợi của giáo viên và học sinh khi áp dụng một số biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
8
III. Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
8
1. Xác định những lỗi thường gặp và chỉ cho học sinh biết nguyên nhân, cách sửa lỗi
8
2. Xây dựng hệ thống bài tập vận dụng sửa lỗi ngữ âm, chính tả cho học sinh 
13
3. Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua tiết trả bài kiểm tra
16
4. Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ngoài giờ học Ngữ văn
17
IV. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
18
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
19
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, mục tiêu tổng quát giáo dục đã được xác định phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bao gồm cả thái độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức, cách học, cách làm, cách sống, nhằm đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết thực tiễn. Nói cách khác, mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo con người toàn diện. Vì thế, quá trình dạy học có hứng thú, tích cực hay không, có phát huy trí thông minh cho học sinh được hay không tất cả phụ thuộc vào khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của học sinh.Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn tiếng Việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Mà việc phát âm đúng theo quy tắc ngữ âm, viết đúng chính tả, truyền đạt đúng điều mình muốn nói, tiếp nhận lĩnh hội đúng tinh thần của một văn bản nào đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp học sinh tiếp nhận kiến thức tại nhà trường và xã hội. Thực tế đã cho thấy học sinh THPT hiện nay còn mắc nhiều lỗi ngữ âm và chính tả đáng lo ngại. Đây là vấn đề khiến cho giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Ngữ văn nói riêng - phải trăn trở, suy tư, để tìm ra các nguyên nhân, biện pháp nhằm giảm thiểu. Làm thế nào để giúp các em nói và viết đúng Tiếng Việt? Đây là vấn đề không phải dễ trong thực tế.
Quan Sơn là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế và giao thông còn nhiều khó khăn. Hiện nay Quan Sơn vẫn là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Có 4 dân tộc anh em sinh sống tại đây nhưng dân tộc Thái chiếm đa số (83,7%). Tiếng Thái được sử dụng thông dụng, thậm chí ở một số địa bàn dân cư, tiêng Thái được dùng như phương tiện giao tiếp chung của các dân tộc anh em. Tại trường THPT Quan Sơn, có trên 93% học sinh dân tộc Thái. Với thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ - vốn dĩ có nhiều điểm khác biệt so với tiếng Việt - nên nhiều học sinh đã bị ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, gặp nhiều hạn chế trong năng lực tiếng Việt, đồng nghĩa với việc tiếp nhận các văn bản văn học và tạo lập văn bản cũng gặp hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. 
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi hướng đến các mục đích sau:
- Xác định điểm giống và khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Thái để tìm ra những yếu tố ngôn ngữ Thái ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tiếng Việt của học sinh.
- Xác định mức độ áp dụng áp dụng các phương pháp phù hợp với mục tiêu bài học.
- Hình thành các kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản từ đơn giản đến phức tạp cho các em học sinh dân tộc Thái.
- Kiểm tra đánh giá, nhận xét học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học một cách kịp thời, hợp lí.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài của tôi hướng đến:
- Các lớp khối 10 có đông học sinh dân tộc Thái.
- Tiếng Thái được sử dụng để đối sánh với tiếng Việt là tiếng Thái vùng Thanh Hóa.
- Năng lực ngôn ngữ của học sinh THPT là một vấn đề rộng, bao gồm năng lực làm chủ ngôn ngữ, năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ tập trung vào năng lực làm chủ ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản, trong đó trọng tâm là ngữ âm và chính tả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, kiểm tra đánh giá, nhận xét.
- Đọc, tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu những đặc trưng của tiếng Thái Thanh Hóa và tiếng Việt.
- Quan sát, dự giờ của giáo viên Ngữ văn cùng chuyên ngành.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. 
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Tiếng mẹ đẻ, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đến việc học ngôn ngữ thứ hai
Ngôn ngữ thứ nhất: Tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ đầu tiên là một ngôn ngữ mà người ta được thừa hưởng trong thời thơ ấu, và có thể không được giảng dạy chính thức trong trường học. Đặc trưng của người nói tiếng mẹ đẻ của một ngôn ngữ là trực giác về những gì họ có trong ngôn ngữ của họ mà những người khác không thể nói được.[5]
Một ngôn ngữ không được xem như tiếng mẹ đẻ, thông thường được gọi là ngôn ngữ thứ hai. Trong thời thơ ấu, nếu có sự tiếp xúc đầy đủ, người ta có thể nói được phần lớn tiếng mẹ đẻ.
Việc tiếp nhận của ngôn ngữ thứ hai thường là khó khăn hơn tiếng mẹ đẻ và để duy trì kiến thức của họ, cần thiết phải tiếp tục sử dụng thường xuyên. Theo các nhà ngôn ngữ học, đó là truyền thống: tiếng mẹ đẻ được thừa hưởng, ngôn ngữ thứ hai được học tập để nói chuyện. Đặc biệt trong ngôn ngữ thứ hai những gì có liên quan đến kiến thức hiểu biết thụ động của tiếng mẹ đẻ, thì sự hiểu biết đó thường được tốt hơn so với những kiến thức tích cực, việc sử dụng ngôn ngữ riêng của mình. Ngay cả đối với một người có thể dễ dàng nói ngôn ngữ thứ hai một cách hoàn hảo cũng phải thường lưu ý rằng đó không phải là tiếng mẹ đẻ của người nói vì giọng lạ.
Vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ: T.Odin (1989) đã khởi xướng nghiên cứu sự chuyển di trong ngôn ngữ (language transfer), góp phần giải thích thấu đáo cho bất kì hiện tượng nào xảy ra trong việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai. Ông chỉ ra: Tiếng mẹ đẻ và văn hóa được tiếp thu trước đó ảnh hưởng lớn đến việc học ngôn ngữ thứ hai. Cụ thể, người học áp dụng những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngôn ngữ thứ hai, làm cho ngoại ngữ bị sai lệch, khác với chuẩn ngôn ngữ đích được thể hiện ở mọi cấp độ và bình diện ngôn ngữ. T. Odin cũng chỉ ra, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi chuyển di tiêu cực trong học ngôn ngữ thứ hai. [5]
Học sinh trường THPT Quan Sơn học môn Ngữ văn và các môn học khác trong nhà trường thông qua tiếng Việt - ngôn ngữ thứ hai. Trong khi trường có 93,8% học sinh là người dân tộc Thái - tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) của các em là tiếng Thái. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Smalley đã chỉ ra: Khi sử dụng ngôn ngữ thứ hai, con người ta ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng từ thói quen sử dụng ngôn ngữ thứ nhất.
2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Thái
Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Việt và tiếng Thái đều huộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên có những đặc trưng: tiếng là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa phụ thuộc vào sự thay đổi hư từ và vị trí các từ trong câu. Tuy vậy hai ngôn ngữ Thái - Việt có những điểm khác biệt:
Đặc điểm
Tiếng Thái
Tiếng Việt
Chữ cái 
68 chữ cái (24 cặp phụ âm, 20 nguyên âm): 
- Không có sự phân biệt giữa d, r, gi mà dùng j hoặc J 
- Không có sự phân biệt giữa ch, tr mà dùng s hoặc S 
- Không có sự phân biệt giữa x, s. Dù là x hay s cũng đều thể hiện bằng cặp phụ âm x /X
- Không phân biệt c,q,k mà dùng cặp phụ âm c hoặc C
29 chữ cái
- Phân biệt rõ giữa d,r,gi 
- Phân biệt rõ giữa ch, tr
- Phân biệt rõ giữa x,s
- Phân biệt rõ giữa c,q,k
Thanh điệu
6 thanh điệu: 2 sắc, 3 sắc, sắc - ngã, ngang, huyền - hỏi, nặng. 
6 thanh điệu: Ngang, sắc, hỏi, ngã, huyền, nặng.
Quy tắc chính tả
- Không có quy tắc viết hoa. 
- Dấu thanh đặt trên phụ âm đầu
- Có quy tắc viết hoa
- Dấu thanh không đặt trên phụ âm đầu.
Tiếng Thái là tiếng mẹ đẻ của hầu hết các em học sinh trường THPT Quan Sơn, sự tiếp xúc ấy diễn ra từ tấm bé, thường xuyên nên ảnh hưởng sâu rộng đến năng lực tiếng Việt. Trong khi đó ở nhà trường phổ thông, các em lĩnh hội tri thức và giao tiếp bằng tiếng Việt, là ngôn ngữ thứ hai, như một “ngoại ngữ quen thuộc”. 
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng dạy và học nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Hầu hết các em học sinh trường THPT Quan Sơn đều sinh sống ở các xã vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn. Tuy các em được tiếp xúc với tiếng Việt ở nhà trường từ nhỏ nhưng việc tiếp nhận, lĩnh hội tri thức vướng phải nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quá trình tạo lập văn bản. Vốn từ tiếng Việt của các em hầu hết mới chỉ đạt ở mức đảm bảo giao tiếp cơ bản, với những từ ngữ thông dụng nhất trong giao tiếp hàng ngày. Khi học Ngữ văn (tiếp nhận văn bản văn học và tạo lập văn bản) – các em phải tiếp nhận và tạo lập bằng vốn tiếng Việt mang tính nghệ thuật cao – thì hầu hết các em học sinh dân tộc Thái ở trường THPT Quan Sơn cảm thấy khó khăn, quá sức. Dù đã được học chính tả từ bậc Tiểu học và được rèn luyện qua cấp THCS nhưng tại trường THPT Quan Sơn, nhiều em học sinh dân tộc Thái đọc chưa đúng quy tắc ngữ âm, viết chưa đúng quy tắc chính tả tiếng Việt. Chữ viết là để ghi âm đọc, là sự mã hóa âm thanh bằng hệ thống kí tự. Ngữ âm và chính tả có quan hệ chặt chẽ. Học sinh phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả.
Khó khăn chung của phân môn Đọc văn là: học sinh dân tộc Thái dù đã được thầy cô phân tích văn bản khá sâu, khá kĩ nhưng nhiều em vẫn không nắm bắt được linh hồn tác phẩm bởi rào cản trong sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và tâm lí tiếp nhận. Như trên đã trình bày, vốn tiếng Việt của học sinh quá nghèo nàn, chưa đáp ứng được khả năng tiếp nhận một tác phẩm văn học - với vốn ngôn ngữ đạt đến tính nghệ thuật cao. Thậm chí các em không hiểu được nghĩa của những từ mà các em ít gặp trong giao tiếp hàng ngày. Khi đã không hiểu nghĩa của từ ngữ, học sinh sẽ không hiểu nội dung văn bản. Các em có thể đọc thuộc văn bản và những gì thầy cô cho ghi nhưng không thể phân tích, bình giá về cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong mỗi văn bản. Có trường hợp học sinh đứng lên đọc ngữ liệu nhưng phát âm chưa chuẩn khiến cả lớp cười, phá vỡ không khí lớp học. 
Khi tạo lập văn bản, nhiều em học sinh mắc lỗi ngữ âm và chính tả nên nói/viết những từ ngô nghê, thậm chí tạo ra nghĩa câu văn hài hước. Chẳng hạn có em viết: “Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Có sự trói sáng của mặt trời và mịt mù của bóng tối bao quanh” (Bài viết của em Lò Trung Kiên, lớp 10A2); “Hiện nay nhiều bạn chẻ đang xa vào bóng tối, xa vào những tệ nạn xã hội” (Bài viết của em Hà Văn Lưu lớp 10A4)
Qua khảo sát bài kiểm tra chất lượng đầu năm học 2018-2019 của học sinh khối 10, tôi nhận thấy, tỉ lệ học sinh học tốt Ngữ văn ở lớp 10 trường THPT Quan Sơn rất thấp, đặc biệt là ở học sinh dân tộc Thái, chỉ có 8/212 em. Trong đó có 210 em mắc lỗi chính tả với mức độ ít/nhiều khác nhau, chỉ có 2 em không mắc lỗi chính tả nào. 
Từ việc khảo sát học sinh lớp 10A2 và học sinh lớp 10A4 đọc chùm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, kết quả đạt được là:
Lớp/Tiêu chí
Đúng ngữ âm
Đúng ngữ điệu
10A2
12/39
18/39
10A4
5/46
23/46
	Có thể thấy rằng tại Quan Sơn, vấn đề ngữ âm, chính tả chưa được quan tâm đúng mức hoặc chưa có phương pháp phù hợp để nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh.
Qua thăm dò ý kiến học sinh, các em cho biết những nguyên nhân chủ yếu khiến năng lực tiếng Việt còn hạn chế là do: 
+ Tiếng Việt và tiếng Thái có nhiều điểm khác biệt
+ Tiếng Thái được sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn trong đời sống
+ Thiếu môi trường sử dụng tiếng Việt
+ Thói quen nghĩ bằng tiếng Thái trước rồi mới tìm cách dịch ra tiếng Việt
+ Không được hướng dẫn cặn kẽ, bài bản trong sự tương quan giữa hai ngôn ngữ Việt - Thái.
 Thực trạng trên là vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ. 
2. Những thuận lợi của giáo viên và học sinh khi áp dụng một số biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Về phía giáo viên, qua khảo sát thực tế và tiến hành dự giờ đồng nghiệp khi dạy Ngữ Văn 10, tôi nhận thấy:
 - Tất cả các giáo viên nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi bài học, thể hiện trong việc chuẩn bị giáo án chu đáo, triển khai bài dạy logic, khoa học.
 - Hầu hết giáo viên vận dụng phương pháp dạy học sáng tạo, linh hoạt phù hợp với đặc điểm bài học, do đó đó phát huy được tính tư duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học và rèn luyện tốt kĩ năng cho các em.
 - Có 02 trong tổng số 05 giáo viên Ngữ văn của trường là người dân tộc Thái (người địa phương), chiếm 40%. Trong đó có 01 giáo viên được đào tạo chương trình Tiếng - Chữ dân tộc Thái, có chứng chỉ giáo viên giảng dạy tiếng nói chữ viết dân tộc Thái, hiện đang kiêm nhiệm giảng dạy tiếng - chữ Thái tại trường.
Những giáo viên Ngữ văn người địa phương này có ưu điểm rất lớn là biết tiếng Thái, am hiểu tâm lí, thói quen học tập - lĩnh hội trí thức của học sinh; đặc biệt, họ nắm được những ưu - nhược điểm của học sinh địa phương khi học môn Ngữ Văn. Vì thế những giáo viên này sẽ là chiếc cầu nối giữa tri thức khoa học và học sinh, giữa hai nền văn hóa Thái - Việt và với các thành tựu văn học tiến bộ của thế giới. Ngoài ra, 02 giáo viên Ngữ văn dân tộc Kinh, 01 giáo viên dân tộc Mường đều có khoảng thời gian sinh sống và công tác tại Quan Sơn từ 10 năm trở lên nên ít nhiều đều có vốn tiếng Thái và có những hiểu biết nhất định về đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
Về phía học sinh, các em dân tộc Thái đều thông thạo tiếng mẹ đẻ của mình. Đặc biệt, có 12/18 lớp được tổ chức học chữ Thái nên các em được rèn luyện tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Thái hoặc ngược lại.
III. Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
1. Xác định những lỗi thường gặp và chỉ cho học sinh biết nguyên nhân, cách sửa lỗi
Trước khi đặt ra những yêu cầu cao trong môn Ngữ văn như năng lực tiếp nhận và cảm thụ thẩm mĩ, giáo viên Ngữ văn ở các huyện miền núi, trong đó có huyện Quan Sơn, cần luôn có ý thức yêu cầu học sinh đạt được những yêu cầu cơ bản như: nghe, nói, đọc, viết. Muốn vậy, cần tìm ra những lỗi mà học sinh thường gặp, lặp lại và khó sửa, tiêu biểu nhất là những lỗi ngôn ngữ do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ. Với học sinh dân tộc Thái trường THPT Quan Sơn, đó là lỗi nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu (ch/tr, s/x, ngh/ng, c/q/k, d/r/gi), nhầm lẫn giữa các âm đơn i/y, viết hoa và đánh dấu thanh tùy tiện. Bởi vậy tôi kết hợp giữa kiến thức về tiếng Thái, tiếng Việt và kiến thức âm vị học để giải quyết vấn đề.
1.1. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng các phụ âm đầu ch/tr, s/x, ngh/ng, c/q/k, d/r/gi.
a. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng phụ âm đầu ch/tr
Trong tiếng Thái, dù phụ âm đầu ch hay tr cũng viết giống nhau, không có giá trị phân biệt về nghĩa. Dù chong (chong đèn) hay trong (phía trong) cũng cùng có hình thức viết SoG, dù chiều (buổi chiều) hay triều (thủy triều) cũng đều có hình thức viết SIV. Trong khi trong tiếng Việt, trong và chong, chiều và triều dùng phụ âm đầu khác nhau và nghĩa khác nhau.
Để khắc phục lỗi này, giáo viên sẽ nhắc lại để các em học sinh nhớ lại những kiến thức đã học về quy tắc phân biệt ch/tr để học sinh ghi nhớ. Đây không phải kiến thức mới nhưng lâu ngày không nhắc nhớ và chưa được quan tâm đúng mức ở các cấp học dưới nên học sinh dễ quên:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi, tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt lét, trọc lóc, trùi trụi).
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt,
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch: chà, chùi, chạy..
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( `) viết tr.
Có thể dùng mẹo sau để phân biệt cặp phụ âm đầu tr / ch :
+ Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền (` ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.
Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ Hán Việt. Cụ thể: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).
+ Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
+ Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
+ Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).
Về ngữ âm, ch và tr đều là âm tắc, không bật hơi nhưng khác nhau ở chỗ: ch là âm vòm, tr là âm chân răng sau. 
b. Nâng cao năng lực tiếng Việt trong sử dụng phụ âm đầu s/x
- X thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, ...), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng.
- X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- Cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Chẳng hạn x và cùng kết hợp với vần uât và mang nghĩa khác nhau( suất cơm, sơ suất, khinh suất, xuất khẩu, đề xuất, đột xuất]. Vì thế cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều để nắm rõ nhất khi sử dụng từ đúng chính tả.
Về ngữ âm, tôi đã vận dụng những kiến thức âm vị học để học sinh nắm được cách phát âm x/s. Hai âm này đều là âm xát, không bật hơi nhưng khác nhau ở chỗ: x là âm vòm mềm, s là âm răng - chân răng [5]. Tôi đã phát âm mẫu để học sinh nghe, nắm quy luật vận dụng các bộ phận phát âm trong khoang miệng một cách chính xác nhất.
c. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng phụ âm đầu ngh/ng
Trong tiếng Thái, không có sự phân biệt về âm và về nghĩa giữa phụ âm đầu ngh và ng. Ng/ngh chỉ có một hình thức viết G (nếu là tổ thấp), g (nếu là tổ cao). Ví dụ ngô nghê được viết là <G #G , ngắm nghía được viết là {g* Ig* Dù có âm đọc giống nhau nhưng khả năng kết hợp của ngh/ng trong tiếng Việt hoàn toàn khác nhau, tạo ra những từ mang nghĩa khác nhau 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_nang_luc_ngon_ngu_qua_mon_ngu.doc