SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một qua môn Tiếng Việt

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một qua môn Tiếng Việt

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng để biểu đạt tri thức ,tình cảm,là sự khác nhau cơ bản giữa con người với động vật . Ngôn ngữ là gương mặt thứ hai,là tấm gương phản chiếu tâm hồn. Từ lâu đời nay, dân gian đã có câu: “Lời nói gói vàng, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp hàng ngày, có người nói hoặc trình bày một vấn đề nào đó rất dễ hiểu, thuyết phục lòng người nhưng cũng có người nói, cũng trình bày về vấn đề đó nhưng người nghe rất khó hiểu, thậm chí không muốn nghe. Vậy nói làm sao để người khác dễ hiểu, đi vào lòng người, thu hút người nghe. Như vậy kĩ năng nói - giao tiếp là rất quan trọng với mỗi chúng ta.

Kĩ năng nói - giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy và học. Nếu không có nói - giao tiếp thì không thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và trò vào việc đạt được mục đích giáo dục. Trong các nhà trường phổ thông luôn coi trọng đến việc rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục khác.

Chính vì thế để giúp HS có được ý thức, kĩ năng nói rõ ràng, gãy gọn, đủ ý và phù hợp trong mọi tình huống là rất cần thiết. Bởi thông qua hoạt động nói, các em sẽ phát huy được vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri thức sau này. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em.

 Trong thực tế dạy học, tôi thấy HS ở tất cả các bậc học còn yếu về kĩ năng nói, nhiều em nói - diễn đạt trước tập thể còn đang lúng túng, không rõ ràng, lưu loát vấn đề, thiếu tự tin. Đặc biệt là HS Tiểu học vốn từ của các em còn ít và nhất là HS lớp Một, kĩ năng nói là một trong những kĩ năng mà các em còn yếu. Các em chưa có thói quen rèn kĩ năng nói, còn nói theo người lớn, nói không đủ ý, ngôn ngữ diễn đạt chưa logic. Nhiều học sinh nhút nhát không muốn trình bày, chia sẻ với các bạn những điều mình nghĩ, mình biết hoặc có nói thì cũng nói trống không, không rõ nghĩa.

Vậy, dạy như thế nào, học như thế nào để nâng cao kĩ năng nói cho HS lớp Một, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Là một giáo viên nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp Một, tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm tích cực nghiên cứu tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất góp phần vào việc nâng cao rèn kĩ năng nói cho HS.

Với phạm vi nghiên cứu của sáng kiến, tôi chỉ tập trung vào việc đưa ra những kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một qua môn Tiếng Việt” trong trường Tiểu học.

 

doc 24 trang thuychi01 9723
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một qua môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1 Lí do chọn đề tài	
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng để biểu đạt tri thức ,tình cảm,là sự khác nhau cơ bản giữa con người với động vật . Ngôn ngữ là gương mặt thứ hai,là tấm gương phản chiếu tâm hồn. Từ lâu đời nay, dân gian đã có câu: “Lời nói gói vàng, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp hàng ngày, có người nói hoặc trình bày một vấn đề nào đó rất dễ hiểu, thuyết phục lòng người nhưng cũng có người nói, cũng trình bày về vấn đề đó nhưng người nghe rất khó hiểu, thậm chí không muốn nghe. Vậy nói làm sao để người khác dễ hiểu, đi vào lòng người, thu hút người nghe. Như vậy kĩ năng nói - giao tiếp là rất quan trọng với mỗi chúng ta. 
Kĩ năng nói - giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy và học. Nếu không có nói - giao tiếp thì không thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và trò vào việc đạt được mục đích giáo dục. Trong các nhà trường phổ thông luôn coi trọng đến việc rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục khác.
Chính vì thế để giúp HS có được ý thức, kĩ năng nói rõ ràng, gãy gọn, đủ ý và phù hợp trong mọi tình huống là rất cần thiết. Bởi thông qua hoạt động nói, các em sẽ phát huy được vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri thức sau này. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em. 
 Trong thực tế dạy học, tôi thấy HS ở tất cả các bậc học còn yếu về kĩ năng nói, nhiều em nói - diễn đạt trước tập thể còn đang lúng túng, không rõ ràng, lưu loát vấn đề, thiếu tự tin. Đặc biệt là HS Tiểu học vốn từ của các em còn ít và nhất là HS lớp Một, kĩ năng nói là một trong những kĩ năng mà các em còn yếu. Các em chưa có thói quen rèn kĩ năng nói, còn nói theo người lớn, nói không đủ ý, ngôn ngữ diễn đạt chưa logic. Nhiều học sinh nhút nhát không muốn trình bày, chia sẻ với các bạn những điều mình nghĩ, mình biết hoặc có nói thì cũng nói trống không, không rõ nghĩa. 
Vậy, dạy như thế nào, học như thế nào để nâng cao kĩ năng nói cho HS lớp Một, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Là một giáo viên nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp Một, tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm tích cực nghiên cứu tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất góp phần vào việc nâng cao rèn kĩ năng nói cho HS.
Với phạm vi nghiên cứu của sáng kiến, tôi chỉ tập trung vào việc đưa ra những kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp Một qua môn Tiếng Việt” trong trường Tiểu học.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
	Tìm ra những biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói cho HS lớp Một qua môn Tiếng Việt và các môn học khác cũng như các hoạt động giáo dục khác để các em có kĩ năng nói tốt, phù hợp trong mọi tình huống.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn luyện kĩ năng nói của HS lớp Một qua môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
	- Phương pháp trực quan, quan sát, giảng giải để giải quyết vấn đề.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp luyện tập – thực hành.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1.1. Khái niệm về kĩ năng nói.
	Kĩ năng nói là kĩ năng sử dụng lời nói trong giao tiếp, là kĩ năng để nói sao cho đạt được hiệu quả và mục đích của cuộc giao tiếp.
2.1.2. Mục đích của việc rèn kĩ năng nói trong nhà trường
Rèn kĩ năng nói cho học sinh để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kĩ năng nói của các em, giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, giúp cho các em có khả năng ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc. Từ đó giúp HS mở rộng vốn từ, nói thành câu, nói lưu loát, có kĩ năng giao tiếp tốt và đạt hiệu quả cao trong học tập.
2.1.3. Nội dung luyện nói cho học sinh ở Tiểu học.
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học thể hiện rất rõ việc rèn kĩ năng nói cho HS. Ở các lớp có sự lặp lại và nâng cao trong từng kĩ năng nhỏ, thể hiện tính hệ thống trong nội dung bài học, giúp học sinh từng bước nâng cao kĩ năng nói của mình qua từng năm học.
 Nội dung rèn kĩ năng nói được thể hiện trong nhiều bài học của môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5. 
Ở giai đoạn học âm - vần, các em có thời gian dành cho luyện nói theo chủ đề. Sau đó, kĩ năng nói là mục tiêu rèn luyện của phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả,... 
Kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói, HS được luyện nói trong các tình huống giao tiếp thông thường như chào gặp mặt và đáp lời chào gặp mặt; cảm ơn, xin lỗi và đáp lời cảm ơn, xin lỗi; nói lời mời, đề nghị, yêu cầu;... 
Kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, HS được rèn hỏi - đáp theo chủ đề của bài học, trả lời câu hỏi về bản thân, người thân; trả lời câu hỏi theo tranh; trả lời câu hỏi về bài đọc; trả lời câu hỏi về bài nghe;... 
Kĩ năng thuật việc, kể chuyện, HS được luyện kể từng đoạn câu chuyện đã nghe kể (có hình ảnh minh hoạ), kể từng đoạn câu chuyện (có đọc, có tranh, có gợi ý), kể toàn bộ câu chuyện (có đọc, có tranh, có gợi ý), kể chuyện phân vai (có tranh); tự tìm đọc truyện, tự tìm câu chuyện đã nghe kể rồi kể lại, kể lại câu chuyện, hoạt động đã tham gia hoặc đã chứng kiến.
Kĩ năng phát biểu, thuyết trình, HS được luyện giới thiệu về bản thân, về người thân, về đồ vật...; trao đổi, thảo luận về một chủ đề gần gũi, báo cáo về hoạt động của tổ, trao đổi ý kiến theo chủ đề, giới thiệu địa phương; ...
 Nội dung dạy học của SGK Tiếng Việt Tiểu học thể hiện quan điểm dạy giao tiếp, theo hướng tích hợp nội dung và kĩ năng. Đây là điều kiện thuận lợi giúp HS tiểu học được rèn luyện và phát triển kĩ năng ngôn ngữ.
2.1.4 Nội dung luyện nói cho học sinh lớp Một.
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, nội dung dạy luyện nói cho học sinh được coi như một nội dung độc lập, giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển kĩ năng nói. 
+ Ở giai đoạn đầu, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do, theo chủ đề của tranh, không gò bó trong các âm và thanh vừa học. Phần luyện nói trong giai đoạn này là giúp các em làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe, nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hóa, giao tiếp học đường.
+ Ở giai đoạn tiếp theo phần dạy – học âm vần mới, phần luyện nói dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh, nói về chủ đề trong sách giáo khoa, chú ý đến các từ ngữ có âm, vần mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm vần chưa học. Chú ý nói theo định hướng bằng những câu hỏi của giáo viên, học sinh có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ. Phần luyện nói thực hiện với một thời lượng vừa phải (khoảng 5 phút)
	Để thực hiện được yêu cầu trên ở chương trình mới môn Tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho HS đầy đủ 4 kỹ năng. Trong đó kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kỹ năng đọc, nghe, viết. Điển hình là trong tiết 2 của một bài học vần hay tập đọc có hẳn một hoạt động riêng cho phần luyện nói. Việc rèn kỹ năng nói đã giúp cho học sinh có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây ngô của con mắt trẻ thơ. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kỹ năng nói của các em, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn, nói lưu loát trong quá trình giao tiếp.
	Qua đây ta thấy nội dung rèn kĩ năng nói cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng rất có hệ thống. Song để các em có một kĩ năng nói tốt thì không đơn giản chút nào. Nếu dạy – học đúng theo quan điểm nội dung, chương trình sách giáo khoa và linh hoạt đổi mới phương pháp, hình thức trong quá trình dạy học thì chắc chắn sẽ giúp các em có kĩ năng nói – giao tiếp tốt. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng về kĩ năng nói của HS lớp 1A do tôi chủ nhiệm trong năm học 2018- 2019.	
	Ngay từ tháng 8 sau khi nhận lớp tuyển sinh ,tôi thấy học sinh lớp tôi còn rất nhiều em nói ngọng, một số em bố mẹ đưa đến trường vẫn còn khóc nhè, có em cô giáo hỏi cứ đứng nhìn không trả lời, hoặc có nói nhưng rất nhỏ, nói lí nhí trong miệng. Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát về kĩ năng nói của các em thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp các em bằng các câu hỏi đơn giản, giáo viên hỏi - HS trả lời và kết quả như sau:
Khả năng
Số lượng
Tỉ lệ
%
Khả năng
Số lượng
Tỉ lệ
%
Nói tốt
 3
11,5%
Nói ngọng
3
11,5%
Nói chưa thành câu
 7
26,9%
Đứng lên chưa dám nói
2
7,7%
Nói chưa lưu loát
 6
23,1%
Nói nhỏ, rụt rè, thiếu tự tin
5
19,3%
2.2.2 Nguyên nhân của tình trạng HS chưa có kĩ năng nói tốt
+ Về phía giáo viên: 
 - Bản thân tôi và giáo viên khối Một nhiều năm trong trường ,dưới sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường đã rất quan tâm đến việc rèn kĩ năng nói cho học sinh. Song giáo viên chưa có nhiều biện pháp khuyến khích học sinh luyện nói hiệu quả, chưa thực sự linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học. Chưa triệt để trong sửa sai cho học sinh.
+ Về phía học sinh:
- Tỉ lệ HS nói tiếng vùng quê chiếm gần 90% số HS cả lớp, gia đình lại chưa có thói quen luyện cho các em nói tiếng phổ thông.
 - Nhiều em xa bố mẹ từ rất nhỏ do bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà, chú, bác thiếu thốn tình cảm, sự dạy bảo của cha mẹ.
- Một lí do khiến HS lớp Một lúng túng khi nói chính là các em còn hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp dẫn đến việc các em không biết nói gì với các chủ đề luyện nói theo yêu cầu bài học.
+ Về phía phụ huynh: 
- Do tập tục của địa phương là một xã nông thôn, người dân ít được giao tiếp, các phương tiện nghe nhìn còn thiếu thốn, còn nhiều gia đình khó khăn.
- Một bộ phận gia đình phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến rèn kĩ năng nói cho các em. Thậm chí giao tiếp của họ còn hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực, nên các em bắt trước và xưng hô thiếu thiện cảm.
Từ những hạn chế và nguyên nhân như trên, với mục tiêu rèn cho HS lớp Một có kĩ năng nói tốt góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Bản thân là giáo viên dạy lớp Một, tôi đã có nhiều trăn trở và đưa ra các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp Một có kĩ năng nói tốt.
2.3. C¸c gi¶i ph¸p đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh.
	Để có biện pháp rèn kĩ năng nói cho HS phù hợp với từng đối tượng, từ khảo sát thực tế tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh. 
	ó Phân loại học sinh qua công tác tuyển sinh. 
Vì tâm lí HS lớp Một, ngày đầu tiên đến trường còn nhiều bỡ ngỡ, háo hức nhưng cũng sợ sệt (vì môi trường mới). Để tạo không khí thoải mái cho các em, đồng thời tuyên truyền đến phụ huynh về vai trò của giao tiếp, hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng nói cho các con trong trường học. Khi tuyển sinh, ngoài việc tiếp nhận hồ sơ HS, để giúp các em hòa đồng nhanh với môi trường mới, mạnh dạn, tự tin và yêu ngôi trường mà mình chuẩn bị vào học, không còn cảm giác sợ sệt. Ban tuyển sinh nhà trường đã chuẩn bị một chương trình giao lưu, trò chuyện với các em với những câu hỏi đơn giản, gần gũi, thân thiết bằng hình thức giao lưu với từng em.
+ Ví dụ: 
- Tên con là gì? Hôm nay con được đi đâu?
 - Ai lai con đến trường ? Con thấy trường có đẹp không?
- Nhà con có mấy người? Con hãy nói tên từng người trong gia đình?....
- Ở Mầm non con được học với cô giáo nào? Cô có yêu con không?
- Con thích bài hát nào? Con hãy hát 1 bài cho cô và các bạn cùng nghe?
Ngoài ra, cũng trong buổi tuyển sinh đồng chí Hiệu trưởng đã dành 30 phút nói chuyện tập trung, giao lưu với các em rất cởi mở, thân thiện, gần gũi và có những em mạnh dạn nói chuyện tự nhiên trước tập thể. 
Mặt khác để giúp các em hiểu về trường, lớp, biết và thực hiện một số kĩ năng cần thiết, tôi cùng với giáo viên khối Một đã lần lượt dẫn các em đến các phòng để giới thiệu về hoạt động của từng phòng, các thầy cô trong trường, đưa các em đến phòng vệ sinh hướng dẫn cách sử dụng,...
Qua buổi tuyển sinh, nói chuyện, giao tiếp với HS, tôi đã phần nào nắm được các đối tượng HS và qua giao tiếp các em đã bộc lộ hết khả năng của mình. Và đây cũng là cơ sở để nhà trường biên chế các lớp được đồng đều tất cả các đối tượng HS.
	ó Phân loại học sinh qua khảo sát của giáo viên chủ nhiệm. 
Ngay sau khi tuyển sinh, nhận lớp tôi đã giao tiếp với từng em và bước đầu khảo sát được kĩ năng nói của HS. Từ đó có kế hoạch dạy – học phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng HS.
	Từ kết quả tuyển sinh và khảo sát thực tế, tôi chia học sinh thành các nhóm sau:
 + Nhóm 1: Học sinh nói và diễn đạt tốt: 3/26 em 
 + Nhóm 2: Học sinh nói ngọng, nói chưa lưu loát: 6/26em
	+ Nhóm 3: Học sinh nói nhỏ, rụt rè, thiếu tự tin, không dám nói: 8/26 em
	+ Nhóm 4: Học sinh nói chưa thành câu: 9/26 em. 	 
 Sau khi phân loại được đối tượng học sinh, tôi lập ngay kế hoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng theo từng nhóm:
	+ Nhóm 1: Đây là nhóm HS có khả năng nói – diễn đạt tốt. Tôi thường cho các em nói và làm mẫu cho các bạn học tập theo. Ngoài những bài luyện nói theo yêu cầu cần đạt chuẩn, tôi luôn cho các em nói liên kết thành bài có mở rộng các câu hỏi. Từ đó giúp các em phát huy khả năng của mình.
 + Nhóm 2: Với đối tượng HS này (do sự phát triển chưa hoàn thiện) nên dẫn đến các em còn nói ngọng. Do đó tôi kết hợp cùng với phụ huynh sửa cách phát âm cho các em bằng cách gọi học sinh trả lời nhiều, mỗi lần trả lời tôi yêu cầu các em nhắc lại nhiều lần và phát âm theo cô. Trường hợp học sinh nói chưa lưu loát, khi trả lời biết nhưng diễn đạt khó, không thoát được ý, không trôi chảy. Tôi thường xuyên gọi các em trả lời và tập nói nhanh. Cho HS nói tốt làm mẫu các em nói theo. Khen động viên mỗi khi các em có sự tiến bộ.
 + Nhóm 3: Đây là nhóm HS tôi quan tâm nhiều nhất. Bởi nhóm này còn nhiều em rụt rè, cô hỏi không trả lời, có những em bố mẹ đưa đến lớp còn khóc, khi bố mẹ về còn chạy theo khóc đòi về. Phụ huynh rất là lo lắng, không an tâm về con, mua quà để dỗ con, đứng ngoài lớp ngóng con, có khi phải đứng ngoài cổng trường chờ hết buổi học để đón con. Nhóm HS này thường là các em ngại giao tiếp. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, kết hợp với gia đình để rèn các em thể hiện nói được tự tin, mạnh dạn. Nếu không dám nói do các em sợ, nhút nhát thì tôi thường động viên, khen các em trước tạo không khí thoải mái để các em dám nói. Nếu không dám nói do không hiểu vấn đề thì tôi thường gợi ý câu trả lời dễ hiểu nhất hoặc gọi HS trả lời tốt nói trước làm mẫu, sau đó các em nhắc lại. Động viên khuyến khích để HS nói to, mạnh dạn, tự nhiên. 
 + Nhóm 4: Với đối tượng HS này, trong dạy học cũng như trong giao tiếp. Tôi thường xuyên gọi HS trả lời và sửa trực tiếp cho các em. Tuyên dương HS khi có tiến bộ.
	VD: Ở nhà em thường chơi trò chơi gì? HS thường trả lời luôn là trò chơi lắp ghép,nhảy dây, đá cầu  Gv sửa ngay cho HS Khi nói con cần trả lời đầy đủ câu ( Ở nhà con thường chơi trò chơi lắp ghép,nhảy dây)
 	 Ngoài ra, với học sinh nhóm 2, 3, 4 tôi đánh giá các em theo hướng động viên, khuyến khích. Còn nhóm 1 tôi đánh giá theo sự sáng tạo.
	Bên cạnh đó tôi chú ý luyện kĩ năng nghe cho HS cả lớp bằng cách cho học sinh cả lớp theo dõi, lắng nghe bạn nói (trả lời) để nhận xét và vỗ tay tuyên dương khi bạn trả lời đúng, nói đủ câu, nói to đủ nghe, nói lưu loát,... 
Thực hiện biện pháp này tôi thấy phát huy được tất cả các đối tượng HS mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cũng như trong học tập. Đó là cơ sở để các em có ý thức rèn kĩ năng nói tốt.
	 Giải pháp 2: Xây dựng nội dung, chương trình dạy – học rèn kĩ năng sống cho học sinh mới vào lớp Một nhằm phát triển kĩ năng nói cho các em.
	Trẻ vào lớp Một là bước ngoặt đầu đời của các em. Chuẩn bị tâm lí cho các em là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không có tâm lí tốt thì sẽ ảnh hưởng về quá trình học tập sau này.	
Mặt khác, như đã nêu trong phần thực trạng. Trường tôi dạy là một trường thuộc vùng nông thôn (gần 90%), các em hạn chế về giao tiếp, bất đồng về ngôn ngữ, chưa được làm quen nhiều với Tiếng Việt, HS đến trường giao tiếp bằng tiếng địa phương là chủ yếu.
Với mục đích để giúp các em tự tin, vững vàng làm quen Tiếng Việt, với môi trường mới (môi trường học tập), hòa nhập, giao tiếp tốt khi vào lớp Một. 
Sau tuyển sinh lớp Một, theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường, sự đồng thuận của phụ huynh. Tôi cùng với giáo viên trong khối xây dựng và thống nhất nội dung, chương trình “Hành trang cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một”. Nội dung đã được soạn và dạy trong 2 tuần. 
 ó Trích nội dung, chương trình “Hành trang cho trẻ vào lớp Một”
 NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRANG CHO TRẺ VÀO LỚP 1
HÈ 2018 – 2019
Tuần
Thứ
Ngày
Tên bài dạy rèn kĩ năng sống cho HS 
Tuần 1
Thứ 2
22/8
Kĩ năng giới thiệu, làm quen với trường học. 
Thứ 3
23/8
Kĩ năng chào hỏi, giới thiệu bản thân
Thứ 4
24/8
Kĩ năng ngồi học đúng tư thế. Kĩ năng giữ trật tự trong lớp học.
Thứ 6
26/8
 Kĩ năng nói lời cảm ơn. Kĩ năng nói lời xin lỗi
Tuần 2
Thứ 2
29/8
KN tự phục vụ (biết tự mặc quần áo, tự chải tóc, tự đi giày dép, tự đi vệ sinh) 
Thứ 3
30/8
 Phép tắc trong việc xin – cho. Kĩ năng lịch sự trong ăn uống.
Thứ 4
1/9
 Kĩ năng lịch sự trong giao tiếp (trong gia đình).trong nhà trường, ngoài xã hội
Thứ 6
3/9
 Kĩ năng tự phục vụ - Kĩ năng ứng xử khi bị lạc
 ó Thảo luận về quy trình dạy một hoạt động rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Sau khi đã thống nhất được nội dung, chương trình. Chuyên môn cùng với giáo viên khối Một chúng tôi đã thảo luận xây dựng quy trình dạy – học rèn các kĩ năng sống cho học sinh với hình thức “Vừa vui- Vừa học” là chính để các em làm quen dần với môi trường học tập, tạo cho các em niềm tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, quy trình dạy học không cứng nhắc, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với HS.
Ví dụ: 
+ Bước 1: Tổ chức cho HS xem video hoặc kể chuyện có nội dung về kĩ năng cần học.
+ Bước 2: Tổ chức thảo luận về nội dung kĩ năng cần học
+ Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn tìm hiểu và rút bài học từ các kĩ năng
+ Bước 4: Hướng dẫn cách thực hiện các kĩ năng
+ Bước 5: Tổ chức cho học sinh thực hành các kĩ năng
+ Bước 6: Tổng kết – đánh giá.
Để rèn các kĩ năng được hiệu quả, tôi đã sưu tầm những câu chuyện mang tính giáo dục từ chương trình “Quà tặng cuộc sống” trên truyền hình VTV3, những câu chuyện sinh hoạt thực tế hàng ngày của các em, tổ chức cho các em xem video. Sau đó tổ chức cho các em tìm hiểu rút ra bài học, liên hệ bản thân, thực hành các kĩ năng. Mỗi lần học sinh nói tôi thường chú ý sửa cách nói cho các em (nếu nói chưa đúng với nội dung câu chuyện và nói chưa đủ ý). 
Một số kĩ năng tự phục vụ, tôi thường tổ chức cho các em thực hành ngay tại lớp, tại trường. Sau đó tôi yêu cầu học sinh nêu lại các bước làm và vận dụng tốt các kĩ năng cho bản thân.
Với giải pháp này tôi thường cho nhiều học sinh được thực hành, nhiều học sinh được nói, lưu ý đến những em còn nhút nhát, động viên các em để các em tham gia các hoạt động được tự nhiên.
Minh họa một hoạt động khi dạy – học rèn các kĩ năng sống cho học sinh.
KĨ NĂNG LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP (KHI Ở TRƯỜNG)
Bước 1: Cho HS xem video clip về lễ phép khi ở trường. (Trích từ “Quà tặng cuộc sống”)
Bước 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về nội dung video lễ phép khi ở trường.
- Đưa ra các câu hỏi gợi ý.
? Trong câu chuyện, Hoa và An đi trong sân trường đã gặp ai? (Hoa và An đi trong sân trường đã gặp thầy Hiệu trưởng).
? Khi gặp thầy, bạn An đã làm gì? (Khi gặp thầy, bạn đứng lại khoanh tay chào thầy)
? Thầy đã nói gì với bạn? (Thầy khen bạn ngoan).
? Bạn An đã nói gì với Hoa? (Khi gặp thầy cô giáo phải đứng lại lễ phép chào thầy cô).
? Khi vào lớp, cô giá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_viec_ren_ki_nang_noi.doc