SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới nâng cao chất lượng dạy học sao cho nền giáo dục nước nhà đạt được kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó, đổi mới môn Khoa học ở lớp 4 cũng là một yêu cầu cần thiết góp phần đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra. Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn Khoa học thay cho bộ môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp dưới. Đối với lứa tuổi này, kiến thức mà môn Khoa học mang lại cho các em vô cùng rộng lớn, khó nhớ, khó hình thành những khái niệm ban đầu về khoa học- tự nhiên, lại có phần khô cứng. Tuy nhiên, chúng cũng khá gần gũi với thực tế, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức môn Khoa học vào đời sống hàng ngày.
Kể từ năm học 2013 - 2014, các trường Tiều học trên địa bàn huyện Hậu Lộc bắt đầu được tập huấn và triển khai áp dụng một phương pháp mới dành cho môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1,2,3 và môn Khoa học ở các lớp 4,5. Đó là phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”. Đây là một phương pháp dạy học tích cực do Giáo sư Georger Charpak (người Pháp) sáng tạo và phát triển từ năm 1995 dựa trên cơ sở khoa học của sự tìm tòi - nghiên cứu. Với phương pháp này, học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới xuất phát từ một sự vật, hiện tượng thực tế gần gũi với các em. Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4 nói riêng và môn Khoa học cấp Tiểu học nói chung ở các trường Tiểu học còn có những hạn chế nhất định: Một số học sinh chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Giáo viên còn ngại sử dụng phương pháp BTNB. Vậy thực trạng việc dạy học môn Khoa học như thế nào? Việc áp dụng phương pháp dạy học mới khó khăn ra sao? Do đâu mà giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong việc thực hiện dạy học môn Khoa học? Tại sao học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học? Để trả lời cho các câu hỏi đó, tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn Khoa học ở lớp 4, trường Tiểu học Ngư Lộc 2.
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới nâng cao chất lượng dạy học sao cho nền giáo dục nước nhà đạt được kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó, đổi mới môn Khoa học ở lớp 4 cũng là một yêu cầu cần thiết góp phần đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra. Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn Khoa học thay cho bộ môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp dưới. Đối với lứa tuổi này, kiến thức mà môn Khoa học mang lại cho các em vô cùng rộng lớn, khó nhớ, khó hình thành những khái niệm ban đầu về khoa học- tự nhiên, lại có phần khô cứng. Tuy nhiên, chúng cũng khá gần gũi với thực tế, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức môn Khoa học vào đời sống hàng ngày. Kể từ năm học 2013 - 2014, các trường Tiều học trên địa bàn huyện Hậu Lộc bắt đầu được tập huấn và triển khai áp dụng một phương pháp mới dành cho môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1,2,3 và môn Khoa học ở các lớp 4,5. Đó là phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”. Đây là một phương pháp dạy học tích cực do Giáo sư Georger Charpak (người Pháp) sáng tạo và phát triển từ năm 1995 dựa trên cơ sở khoa học của sự tìm tòi - nghiên cứu. Với phương pháp này, học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới xuất phát từ một sự vật, hiện tượng thực tế gần gũi với các em. Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4 nói riêng và môn Khoa học cấp Tiểu học nói chung ở các trường Tiểu học còn có những hạn chế nhất định: Một số học sinh chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Giáo viên còn ngại sử dụng phương pháp BTNB. Vậy thực trạng việc dạy học môn Khoa học như thế nào? Việc áp dụng phương pháp dạy học mới khó khăn ra sao? Do đâu mà giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong việc thực hiện dạy học môn Khoa học? Tại sao học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học? Để trả lời cho các câu hỏi đó, tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn Khoa học ở lớp 4, trường Tiểu học Ngư Lộc 2. Ở lớp 4, dung lượng kiến thức của môn Khoa học là rất lớn. Khó khăn lớn nhất của giáo viên trong dạy học môn Khoa học đó là việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Một số giáo viên còn lúng túng, chưa hiểu đúng, hiểu sâu mục tiêu của phương pháp này nên vận dụng một cách hình thức, hời hợt. Trong khi cần chú trọng việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập, rèn kỹ năng và thói quen tự tìm tòi nghiên cứu trước các sự vật, hiện tượng tự nhiên thì không ít giáo viên lại yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng, áp đặt kiến thức, bắt học sinh phải công nhận kiến thức khoa học một cách miễn cưỡng. Điều đó vô tình giáo viên làm mất đi khả năng sáng tạo của học sinh, không phát huy được tính tìm tòi ham hiểu biết của các em. Dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Mặc dù các em đó biết làm việc tập thể, biết trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản nhưng giờ học thiếu sinh động, không khí học tập cũng nặng nề. Các em ít tò mò, ít đặt ra những câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận cßn kÐm, c¸c kỹ năng thực hành còn vụng về, lúng túng. Việc vận dụng những kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn còn hạn chế bởi các em thiếu kỹ năng thực hành. Các em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các em quan sát được, chưa chủ động trong việc xác định mục đích quan sát và thí nghiệm, chưa nắm vững và nhớ lâu kiến thức đã học. Những kết quả mà phương pháp bàn tay nặn bột mang lại có thể nói được hầu hết giáo viên công nhận. Tuy nhiên, Khi áp dụng vào thực tế, dự giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực trạng của việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Bản thân tôi đã tìm hiểu và thấy được nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là do giáo viên chưa sử dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học. Từ những lí do trên, để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4 hiệu quả, tôi mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm có tên gọi: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4" để nghiên cứu và đã được ứng dụng thành công trong năm học 2015-2016, tiếp tụ̣c vận dụng trong năm học 2016 -2017. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp bản thân nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4, giúp học sinh hoạt động tích cực khám phá kiến thức, phát triển tư duy lôgic, trí tưởng tượng, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành và vốn ngôn ngữ khoa học, giúp các em vững vàng trong lập luận, khám phá tự nhiên, tiếp cận thế giới xung quanh mình. Bước đầu các em đã biết vận dụng những điều đã học áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp bàn tay nặn bột. Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4: Học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Ngư Lộc II năm học 2015 - 2016 Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Ngư Lộc II năm học 2016 - 2017 4.Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp đọc tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết + Phương pháp điều tra, thống kê số liệu. + Phương pháp quan sát, thực nghiệm. + Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (tiếng Pháp là La main à la pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992). Theo phương pháp Bàn tay nặn bột, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tỉ mỉ ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp Bàn tay nặn bột cũng chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Xác định kiến thức khoa học phù hợp với học sinh theo độ tuổi là một vấn đề quan trọng đối với giáo viên. Giáo viên phải tự đặt ra các câu hỏi như: Có cần thiết giới thiệu kiến thức này không? Cần thiết giới thiệu kiến thức này vào thời điểm nào? Cần yêu cầu HS hiểu kiến thức này ở mức độ nào? Giáo viên có thể tìm câu hỏi này thông qua việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hỗ trợ giáo viên (sách giáo viên, sách tham khảo, hướng dẫn thực hiện chương trình) để xác định từ hàm lượng kiến thức tương đối với trình độ cũng như độ tuổi của học sinh và điều kiện địa phương. Phương pháp Bàn tay nặn bột dựa trên thực nghiệm và nghiên cứu cho phép giáo viên hiểu rõ hơn cách thức mà học sinh tiếp thu các kiến thức khoa học. Phương pháp Bàn tay nặn bột cho thấy cách thức học tập của học sinh là tò mò tự nhiên giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu. Các hoạt động nghiên cứu cũng gợi ý cho Học sinh tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình, qua sự tương tác với các Học sinh khác cùng lớp để tìm phương án giải thích các hiện tượng. Các suy nghĩ ban đầu của học sinh rất nhạy cảm ngây thơ, có tính logic theo cách suy nghĩ của học sinh tuy nhiên thường là sai về mặt khoa học. 2. Thực trạng trước khi áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột Năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 - 2017, tôi đều được được phân công dạy khối lớp 4, trường Tiểu học Ngư Lộc II, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: a/ Thuận lợi: Qua thực tiễn dạy học, bản thân tôi nhận thấy Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp có tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được trong các nhà trường Tiểu học. Quá trình thử nghiệm, áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào trong các lớp học, có thể nhận thấy sự ham thích của học sinh. Các em hứng thú với những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới. Điều này chứng tỏ học sinh luôn ham thích được học tập, hăng say tìm tòi và sáng tạo.Thích khám phá những điều mới lạ. Việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn Khoa học, tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh luôn giúp đỡ và đồng hành cùng tôi. b/Khó khăn: b.1/ Về đội ngũ giáo viên. - Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một số giáo viên cũng hạn chế. Vì vậy, giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong việc trả lời, giải đáp các câu hỏi cũng như khó khăn trong việc lí giải thấu đáo các thắc mắc của HS nêu ra trong quá trình học. Đây là một trở ngại rất lớn trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp Bàn tay nặn bột nói riêng. - Giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong việc nêu ra tình huống mở đầu cho mỗi bài dạy bằng phương pháp Bàn tay nặn bột. - Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy môn Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. - Việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột máy móc, kém hiệu quả. - Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp Bàn tay nặn bột chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao. - Làm thí nghiệm chiếu lệ, không thường xuyên. b.2/ Về học sinh - Các em chưa có thói quen kết hợp ghi chép trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu. - Một số học sinh chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Một số kĩ năng của học sinh rất hạn chế : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thực hành, kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết đinh, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo... Chính vì vậy mà hiệu quả giờ học chưa cao. B3/ Về điều kiện cơ sở vật chất. - Các thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học của nhà trường đã cũ và thiếu chưa được bổ sung kịp thời. - Các lớp học hiện nay, vẫn còn nhiều lớp bàn ghế được bố trí theo dãy, nối tiếp nhau, không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm. - Mặt khác, số học sinh trên một lớp đông nên việc tổ chức học tập theo nhóm rất khó khăn. 2.2 Kết quả thực trạng. Ngư Lộc là một xã vùng biển, luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai. Nơi đây, đất chật, người đông. Cuộc sống của đại đa số người dân phụ thuộc vào việc đánh bắt nguồn hải sản biển. Mặc dù địa phương có sự “thay da đổi thịt”. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Nhưng kinh tế chưa có sự đồng đều giữa các gia đình, các khu dân cư. Tỉ lệ hộ nghèo trong toàn xã còn nhiều (trªn 50%) . Đặc biệt là những gia đình nghèo, gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa việc học tập của con cái dường như phó mặc cho thầy cô. Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công dạy lớp 4C. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh. Sĩ số học sinh 32 em, trong đó: Học sinh nam: 20 em, Học sinh nữ: 12 em. Số học sinh chủ yếu ở các thôn Thắng Phúc, Thành Lập đây là những thôn khó khăn so với mặt bằng chung của xã. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình còn hạn chế, việc chuẩn bị bài và soạn sách vở hàng ngày chưa đầy đủ, bảo quản sách vở chưa tốt, ... dẫn đến kết quả học tập các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng của các em chưa cao. Cụ thể kết thúc học kì I năm học 2015 - 2016 môn Khoa học đạt kết quả như sau: Tổng số HS Điểm 9 – 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 32 5 15,6 8 25,0 12 40,6 6 18,8 Với kết quả trên cho thấy chất lượng môn Khoa học chưa cao số học sinh điểm dưới 5 còn 6 em chiếm tỷ lệ 18,8%, số học sinh điểm 9 -10 chỉ có 5 em đạt tỷ lệ 15,6%. Đây chính là vấn đề mà mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải trăn trở làm sao cho chất lượng môn Khoa học lớp mình dạy đạt kết quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả học tập của học sinh, bản thân tôi đã có những suy nghĩ và tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Khoa học và bắt đầu học kỳ II năm học 2015 -2016, tôi sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học ở lớp 4C. Năm học 2016-2017, tôi được phân công dạy lớp 4B, tôi tiếp tục vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học ở lớp 4B. 3. Các giải pháp thực hiện. Từ thực trạng trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp và cách tổ chức thực hiện. Sau đây là những giải pháp tôi đã vận dụng nhằm sử dụng hiệu quả phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở trường Tiểu học Ngư Lộc II. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của bản thân trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4 . Tôi đã chủ động tìm hiểu bản chất của phương pháp Bàn tay nặn bột.Tôi nhận thấy rằng: Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4 ở Tiểu học hiện nay đó là phương pháp Bàn tay nặn bột. Khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới thì việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, do chưa hiểu đúng, hiểu sâu về phương pháp Bàn tay nặn bột nên khi dạy đã áp dụng một cách máy móc, kém hiệu quả. Điều đó vô tình đã làm “méo mó”, làm mất đi tính tích cực, tính hiệu quả, tính ưu việt của phương pháp dạy học mới này. Để khắc phục được tình trạng này, người giáo viên phải nỗ lực trong việc tiếp cận và nắm bắt phương pháp mới. Tôi đã nghiên cứu các tài liệu của Bộ Giáo dục, tài liệu tập huấn về phương pháp Bàn tay nặn bột, tham khảo thông tin trên mạng Internet. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này, tôi tuyệt đối tránh áp dụng một cách hình thức hoặc máy móc, thiếu khoa học. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành kiến thức cho học sinh, nhất là Học sinh ở bậc Tiểu học. Giải pháp 2: Nghiên cứu nội dung chương trình Khoa học lớp 4, lựa chọn bài dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp BTNB: Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. “Bàn tay nặn bột”, chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra... Không phải bài nào cũng áp dụng và phát huy tốt tác dụng của phương pháp này. Chính vì vậy lựa chọn bài để dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột là vô cùng cần thiết đảm bảo cho sự thành công của tiết dạy. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã lên kế hoạch và lập nhật kí dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột với các bài cụ thể như sau: Trao đổi chất ở người (Tiết 2), Nước có tính chất gì (tiết 20), Không khí cần cho sự cháy (tiết 35), Tại sao có gió(tiết 37), Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt (tiết 52), Động vật cần gì để sống(tiết 62),(Phụ lục kèm theo) Giải pháp 3: Thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy môn Khoa học có áp dụng phương pháp BTNB. Khi dạy, tôi chủ động nghiên cứu chương trình, đặc biệt quan tâm đến các bước của tiến trình dạy học môn Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Khi dạy học, tôi đã vận dụng tiến trình trên theo phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt phù hợp với từng chủ đề nghiên cứu. Việc thực hiện đúng mục tiêu của từng bước là rất quan trọng và cần thiết. * Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. Là một tình huống do giáo viên chủ động nêu ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học phù hợp với trình độ học sinh. Ví dụ: Bài “Ba thể của nước”- Khoa học lớp 4. Để thực hiện bước này, tôi chọn tình huống xuất phát ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề cần phải gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, khám phá của học sinh. Tôi luôn chọn những câu hỏi "mở" tuyệt đối không sử dụng những câu hỏi đóng để nêu vấn đề. - Tôi cho học sinh quan sát: đá lạnh, muối bột, nước lọc, cốc nước nóng đang bốc hơi và đặt câu hỏi nêu vấn đề: Theo các em, trong tự nhiên nướn tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước? - HS của thực sự hào hứng ngay từ đầu tiết học. Các em “vào cuộc” một cách thoải mái, bắt đầu cuộc “khám phá” thú vị. *Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh. Trong bước này, tôi khuyến khích Học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới bằng nhiều cách khác nhau như bằng cách nói, viết hay vẽ. Tôi tuyệt đối không biểu lộ thái độ không đồng tình với những biểu tượng (quan niệm) chưa đúng của học sinh. Vì vậy, học sinh trong lớp tôi không còn e ngại, các em dần mạnh dạn, tự tin khi trình bày những suy nghĩ của mình. Không khí lớp học thực sự sôi nổi. Ví dụ: Đối với bài học này, tôi giao nhiệm vụ: Theo các em, trong tự nhiên nước tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước? Các em hãy suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này, ghi lại ý kiến (có thể ghi chép bằng lời, bằng hình vẽ). Ví dụ về một vài suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh: + Nước tồn tại ở dạng đông đặc. + Nước tồn tại ở dạng cứng. + Nước tồn tại ở dạng lỏng. + Nước tồn tại ở dạng khí. + Nước có thể tồn ở dạng hơi. Thể hiện bằng hình vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí. Khi học sinh bộc lộ được biểu tượng ban đầu về vấn đề tìm hiểu, tôi khéo léo hướng dẫn học sinh so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh. Ví dụ: Với bài học trên, từ những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh như trên, tôi hướng dẫn để học sinh phân nhóm biểu tượng như sau: * Nước tồn tại ở thể lỏng. + Nước do mưa mà có. + Nước ở sông hồ, ao, suối, biển.. + Không có hình dạng nhất đinh. + Có thể chuyển từ dạng lỏng thành dạng hơi. + Có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại * Nước tồn tại ở thể rắn. + Nước trong tủ lạnh đông đặc thành đá. + Có hình dạng nhất định + Nước có thể chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và ngược lại * Nước ở thể khí + Trời nắng nước bốc hơi. + Hơi nước nóng. + Hơi nước nồi cơm... + Không có hình dạng nhất đinh. (Phân thành 3 nhóm có ý kiến tương tự như nhau.) * Khi so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh cần lưu ý : - Phân nhóm biểu tượng ban đầu chỉ mang tính tương đối. - Không nên đi quá sâu vào chi tiết vì càng chi tiết thì càng mất thời gian và các biểu tượng ban đầu của học sinh nếu không nhìn nhau để viết (hay vẽ) chắc chắn sẽ có những chi tiết khác nhau. - Giáo viên nên gợi ý, định hướng cho học sinh thấy những điểm khác biệt giữa các ý kiến liên quan đến các kiến thức chuẩn bị học. - Giáo viên, tùy tình hình thực tế ý kiến phát biểu, nhận xét của học sinh để quyết định phân nhóm biểu tượng ban đầu. Đôi khi có những đặc điểm khác biệt rõ rệt nhưng lại không liên quan đến kiến thức bài học được học sinh nêu ra thi giáo viên nên khéo léo giải thích cho học sinh ý kiến đó rất thú vị nhưng trong khuôn khổ kiến thức của lớp mà các em đang học chưa đề cập đến vấn đề đó bằng cách đại loại như: "ý kiến của em A rất thú vị nhưng trong chương trình học ở lớp 4 của chúng ta chưa đề cập tới. Các em sẽ được tìm hiểu ở các bậc học cao hơn (hay các lớp sau)". Nói như vậy nhưng giáo viên cũng nên ghi chú lên bảng để khuyến khích học
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_phuong_phap.doc