SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ sở lý luận:
Theo tuyên ngôn của IFLA/UNESCO về Thư viện trường học thì “Thư viện trường học có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ học tập, sách và các nguồn tư liệu khác tạo điều kiện cho các thành viên của trường học trở thành những người biết suy nghĩ quyết đoán và biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau một cách hiệu quả”. Thư viện trường học kết nối với mạng thư viện và thông tin rộng lớn, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc trong tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng.
Mặt khác, hiện nay một quan điểm được đề cao, đó là: “Tự do trí tuệ và sự tiếp cận thông tin là cần thiết đối với quyền công dân và cuộc sống trong xã hội bình đẳng”
Như vậy có thể nói, với những nhà trường CSVC còn thiếu, vốn tài liệu thư viện ít (Nhất là những trường miền núi, vùng sâu, vùng xa) thì công tác “Quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện” nhằm mục đích cuối cùng là hướng dẫn người đọc sách sử dụng sách và khai thác các nguồn thông tin khác, từ tiểu thuyết đến sách tư liệu, từ các xuất bản phẩm đến tài liệu điện tử, cả tại chỗ lẫn truy cập từ xa, từ các tài liệu bổ trợ, sách giáo khoa, sách giáo viên đến sách về phương pháp luận càng trở nên quan trọng
Thực tế đã cho thấy khi cán bộ thư viện và giáo viên cùng hợp tác thì học sinh sẽ đạt được trình độ cao hơn về khả năng đọc, viết, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, các kỹ năng khai thác thông tin và sử dụng công nghệ thông tin giao tiếp.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Những tác động của Thư viện trường học tới bạn đọc và nhà trường:
- Hỗ trợ và tăng cường các mục tiêu giáo dục đã được xây dựng trong nhiệm vụ của trường học và chương trình giảng dạy.
- Phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen và hứng thú trong việc đọc, nghiên cứu và thói quen đến thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ.
- Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giãn.
- Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng nghiên cứu và thực hành trong đánh giá và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào hình thức, khuôn khổ hay môi trường truyền thông hoặc hình thức giao tiếp trong cộng đồng.
- Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng.
- Khuyến khích khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén và hiểu biết về văn hóa, xã hội.
- Khi tổ chức hoạt động của thư viện có sự cộng tác chặt chẽ giữa học sinh, giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của trường học.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG TÀI LIỆU THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC” 1. Lời giới thiệu: Thư viện trường học là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục của nhà trường, thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng. Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường. Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tài liệu mà các em đã đọc, các em sẽ được hình thành và rèn luyện tư duy, bổ sung khối lượng kiến thức, trau dồi tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người và cuộc sống, về đất nước, về thế giới xung quanh. Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với nền văn minh nhân loại, trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình. Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực. Các thầy cô giáo sử dụng những tri thức từ sách báo, tài liệu để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Qua những buổi sinh hoạt của thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó, không khí trường học trở nên sôi nổi, sống động. Với vị trí quan trọng của thư viện trường học, những năm qua, Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01/QĐ-BGD&ĐT về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã ban hành kèm theo Quyết định số 345/SGD-QĐ-KT&KĐ quy định tạm thời về đánh giá chất lượng công tác thư viện nhà trường. Quy định gồm 5 tiêu chuẩn, 43 tiêu chí. Nhiều năm qua, thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, tích cực xây dựng thư viện trở thành thư viện tiên tiến. Có được kết quả như trên là nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh phúc, của BGH nhà trường về CSVC, về sách báo và tài liệu tham khảo, về nhân viên thư viện. Bên cạnh đó phải kể đến cách thức tổ chức hoạt động, quản lý thư viện có hiệu quả của BGH nhà trường kể từ khi trường được thành lập. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng Ngày, tháng, năm sinh: 13-01-1970 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương - Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0962831299. Email: nguyenthuhangvp5@gmail.com 4. Chủ đàu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho Thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo 6. Sáng kiến được áp dụng thử lần đầu: Tháng 9 năm 2015 7. Mô tả bản chất sáng kiến kinh nghiệm: PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận: Theo tuyên ngôn của IFLA/UNESCO về Thư viện trường học thì “Thư viện trường học có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ học tập, sách và các nguồn tư liệu khác tạo điều kiện cho các thành viên của trường học trở thành những người biết suy nghĩ quyết đoán và biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau một cách hiệu quả”. Thư viện trường học kết nối với mạng thư viện và thông tin rộng lớn, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc trong tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng. Mặt khác, hiện nay một quan điểm được đề cao, đó là: “Tự do trí tuệ và sự tiếp cận thông tin là cần thiết đối với quyền công dân và cuộc sống trong xã hội bình đẳng” Như vậy có thể nói, với những nhà trường CSVC còn thiếu, vốn tài liệu thư viện ít (Nhất là những trường miền núi, vùng sâu, vùng xa) thì công tác “Quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện” nhằm mục đích cuối cùng là hướng dẫn người đọc sách sử dụng sách và khai thác các nguồn thông tin khác, từ tiểu thuyết đến sách tư liệu, từ các xuất bản phẩm đến tài liệu điện tử, cả tại chỗ lẫn truy cập từ xa, từ các tài liệu bổ trợ, sách giáo khoa, sách giáo viên đến sách về phương pháp luận càng trở nên quan trọng Thực tế đã cho thấy khi cán bộ thư viện và giáo viên cùng hợp tác thì học sinh sẽ đạt được trình độ cao hơn về khả năng đọc, viết, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, các kỹ năng khai thác thông tin và sử dụng công nghệ thông tin giao tiếp. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Những tác động của Thư viện trường học tới bạn đọc và nhà trường: - Hỗ trợ và tăng cường các mục tiêu giáo dục đã được xây dựng trong nhiệm vụ của trường học và chương trình giảng dạy. - Phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen và hứng thú trong việc đọc, nghiên cứu và thói quen đến thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ. - Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giãn. - Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng nghiên cứu và thực hành trong đánh giá và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào hình thức, khuôn khổ hay môi trường truyền thông hoặc hình thức giao tiếp trong cộng đồng. - Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng. - Khuyến khích khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén và hiểu biết về văn hóa, xã hội. - Khi tổ chức hoạt động của thư viện có sự cộng tác chặt chẽ giữa học sinh, giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của trường học. 2.2. Đánh giá thực trạng của Thư viện trường học hiện nay: a) Ưu điểm: Nhiều Thư viện trường học đã được xếp loại đạt chuẩn hoặc tiên tiến. b) Tồn tại: Tuy nhiên, vẫn còn nhiều Thư viện trường học chưa đạt chuẩn, lý do là: - Cơ sở vật chất chưa đầy đủ. - Sách, báo, tạp chí còn nghèo nàn. - Nghiệp vụ của cán bộ thư viện còn hạn chế. - Tổ chức hoạt động chưa thực sự hiệu quả. - Quản lý thư viện chưa được chặt chẽ. c) Thực trạng hoạt động phục vụ bạn đọc của thư viện của trường THPT Trần Hưng Đạo. Trong nhiều năm học qua, hoạt động của thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo bao gồm: - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện. - Mua sắm sách, báo, tạp chí... xử lý vốn tài liệu lạc hậu, hư nát. - Tăng cường nghiệp vụ của cán bộ thư viện. - Tổ chức hoạt động thư viện nhà trường thực sự hiệu quả. - Quản lý thư viện chặt chẽ. Từ thực trạng trên đây, tôi đã tập trung đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để đúc kết được “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm nâng cao chất lượng công tác thư viện của nhà trường. II. Một số vấn đề chung về Thư viện và Thư viện trường học. 1. Định nghĩa về thư viện và thư viện trường học: 1.1. Thư viện: Có nhiều định nghĩa về thư viện. Năm 1970, UNESCO nhằm chuẩn hóa quốc tế về khái niệm này đã nêu: “Thư viện, không thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó, nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học và giải trí. 1.2. Thư viện trường học: Thư viện trường học là nơi lưu giữ nhiều sách báo, tài liệu được tổ chức cho giáo viên, học sinh đến mượn đọc. 2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện và thư viện trường học. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện: a) Chức năng: Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc. Thu thập, tàng trữ tổ chức việc khai thác và sử dụng vốn chung tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu càu học tập, nghiên cứu, công tác giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước b) Nhiệm vụ: - Đáp ứng yêu cầu và tạo đièu kiện thuận lợi cho người đọc trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức - Thu thập, bổ sungvà xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu: Bảo quản vốn tài liệu và thanh lọc các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện - Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách báo trong nhân dân. - Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học - Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong nước, hợp tác trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài theo quy định của chính phủ. - Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác thư viện, từng bược hiện đại hóa thư viện. - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện. - Bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường học: a) Chức năng: Thư viện trường phổ thông bao gồm trường THCS và THPT, là một bộ phận CSVC trọng yếu, là trung tâm văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. b) Nhiệm vụ: - Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. - Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành GD&ĐT phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp học chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo. - Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và thư viện các địa phương để chủ động khai thác sử dụng vốn tài liệu, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội, các nhà tài trợ...nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo nguồn bổ sung, làm phong phú nội dung kho sách và và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện. - Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát; thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới (Kể că băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục); sử dụng, quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích; có kế hoạch chủ động tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin - thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện. III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng và tất cả các nhà trường phổ thông nói chung đòi hỏi ban giám hiệu các nhà trường, đặc biệt là cán bộ quản lý cần tập trung làm tốt, có hiệu quả cả 5 nhiệm vụ của thư viện, gồm: Xây dựng cơ sở vật chất; mua sắm, bổ sung vốn tài liệu; nâng cao nghiệp vụ cán bộ thư viện; tổ chức tốt hoạt động của thư viện; quản lý thư viện hiệu quả. Xác định được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường phổ thông, căn cứ vào các văn bản quy định về thư viện trường học của các cấp quản lý giáo dục, trong đề tài này, tôi tập trung vào một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc. 1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện nhà trường. 1.1. Phòng thư viện: Phòng thư viện nhà trường có tổng diện tích là 90m2, có phòng đọc, mượn chung và có kho sách. 1.2. Tủ, giá dùng trong thư viện: - Đảm bảo số lượng tủ giá phù hợp đủ để sắp xếp sách, báo, tạp chí, tài liệu trong thư viện. - Khi mua sắm tủ giá, phải chú ý đảm bảo yêu cầu tủ giá chuyên dùng cho thư viện, đẹp về hình thức, chức năng phù hợp cho từng loại sách báo, tài liệu. 1.3. Số chỗ ngồi của giáo viên: Có 25 chỗ ngồi được bố trí với vị trí thông thoáng có bàn ghế được thiết kế với kích thước phù hợp. 1.4. Số chỗ ngồi của học sinh: Có 25 chỗ ngồi được bố trí với vị trí thông thoáng có bàn ghế được thiết kế với kích thước phù hợp với quy mô học sinh của trường. 1.5. Tủ mục lục, máy tính: Có tủ mục lục chuyên dùng, có máy tính để tại phòng của thư viện được sử dụng trong việc quản lý sách, tài liệu và các công việc khác của thư viện.Việc quản lý sách, tài liệu của thư viện được thực hiện bởi phần mềm do Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc quy định. 1.6. Điều kiện về ánh sáng của thư viện: Diện tích chiếu sáng tự nhiên đạt yêu cầu, tận dụng được ánh sáng tự nhiên; nguồn sáng nhân tạo đảm bảo cường độ chiếu sáng theo chuẩn: Diện tích cửa chiếu sáng không nhỏ hơn 1/5 diện tích phòng; ánh sáng nhân tạo dùng đèn điện, gồm 12 bóng đèn neon loại dài 1,2m, được bố trí đều ở các vị trí, treo cách mặt bàn 2,8m (cường độ chiếu sáng tương đương 300Lux). 1.7. Phương án đảm bảo an toàn, an ninh: Hiệu trưởng quy định rõ trách nhiệm bảo vệ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện, bảo vệ của trường và các thành viên khác có liên quan; Có phương án bảo vệ thư viện và phối hợp với bảo vệ an ninh an toàn trường học. Thư viện có hệ thống cửa sổ, cửa ra vào tốt, chắc chắn, an toàn, thông thoáng theo mùa; hệ thống khoá cửa tốt, chắc chắn, đảm bảo an toàn, không để xảy ra mất an toàn, an ninh. 1.8. Phương tiện phòng chống mối, mọt, cháy, nổ: - Có các phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, có hệ thống quạt không khí, có máy hút bụi, máy hút ẩm phục vụ bảo quản sách, báo, tạp chí. - Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, có bình cứu hỏa, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy đầy đủ. 2. Mua sắm sách, báo, tạp chí... xử lý vốn tài liệu lạc hậu, hư nát. 2.1. Tủ sách giáo khoa dùng chung: Xây dựng được tủ sách giáo khoa dùng chung từ nguồn kinh phí được cấp và vận động xã hội hóa hoặc do cán bộ giáo viên và học sinh quyên góp, phục vụ cho học sinh toàn trường, đặc biệt đáp ứng cho 100% số học sinh diện chính sách, diện nghèo được mượn. 2.2. Số bản sách giáo khoa (SGK) của học sinh: Phối hợp với CMHS, GVCN có các biện pháp để 100% học sinh đủ SGK phục vụ học tập. 2.3. SGK phục vụ giáo viên (GV): Hàng năm thực hiện kiểm tra, rà soát tủ sách giáo khoa dùng cho giáo viên, trích kinh phí chi thường xuyên để bổ sung đủ số đầu sách, bản sách giáo khoa theo quy định. Có đủ 01 bộ SGK toàn cấp học cho mỗi GV. 2.4. SGK dự trữ tại thư viện nhà trường dùng cho GV: Có SGK dự trữ cho GV sử dụng khi cần thiết phục vụ công tác chuyên môn. Mỗi đầu sách có ít nhất 5 bản sách để phục vụ công tác giảng dạy, tham khảo của giáo viên. 2.5. Sách nghiệp vụ sư phạm: Có đủ sách, tài liệu nghiệp vụ sư phạm được biên soạn theo chương trình, như: hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ.v.v. Đảm bảo mỗi giáo viên có đủ các loại tài liệu nghiệp vụ sư phạm theo quy định, dự trữ các tài liệu tối thiểu 02 bản/1 đầu sách 2.6. Sách nâng cao trình độ chuyên môn của GV: Có các loại sách nâng cao trình độ chuyên môn, sách bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. trung bình mỗi GV có 05 bản sách phù hợp với chuyên môn. 2.7. Nghị quyết, văn bản luật, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ: Có đủ các loại văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, tài liệu hướng dẫn của ngành và nghiệp vụ quản lý giáo dục và các văn bản hướng dẫn của Sở, của phòng về hoạt động giáo dục trong năm năm học, như: Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, các văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục trong năm học, các nghị quyết chương trình về phát triển giáo dục trong giai đoạn của Đảng, nhà nước và của tỉnh; có các loại văn bản khác về hướng dẫn hoạt động giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục. 2.8. Số đầu sách tham khảo của TVNT: BGH nhà trường căn cứ vào danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện trường phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành, hàng năm bổ sung sách tham khảo cho thư viện. Đảm bảo đạt 90% trở lên số đầu sách tham khảo theo quy định. 2.9. Số bản sách tham khảo: Hàng năm nhà trường bổ sung các sách tham khảo theo khả năng kinh phí của đơn vị. Hạn chế bổ sung các loại tài liệu mang tính giải trí, chưa sát với chương trình giảng dạy, học tập trong nhà trường. Đảm bảo 1 HS có 3 bản sách tham khảo 2.10. Sách làm công cụ tra cứu đắt tiền, sách mở rộng kiến thức: Căn cứ danh mục sách tham khảo và đặc trưng của bậc học, nhà trường đã từng bước trang bị thêm các loại sách tra cứu, sách mở rộng kiến thức nâng cao kiến thức các môn học. Số đầu sách đạt 90% theo quy định, mỗi đầu sách có 01 bản 2.11. Tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách giáo dục pháp luật: Căn cứ các hướng dẫn về xây dựng Tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách giáo dục pháp luật, nhà trường đã xây dựng được tủ sách đạo đức và pháp luật, có tài liệu phong phú, đa dạng phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường. 2.12. Bổ sung số bản sách mới: Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch dành 1 khoản kinh phí theo quy định dùng để bổ sung, sắm mới sách cho thư viện. Số bản sách được bổ sung trong 5 năm so với số bản sách của thư viện được đánh giá đạt 70% trở lên tổng số bản sách hiện có. 2.13. Báo, tạp chí: Có báo, tạp chí phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh và tham khảo của giáo viên: tạp chí toán tuổi thơ; báo toán học và tuổi trẻ, tạp chí văn học và tuổi trẻ, tạp chí tin học và nhà trường Báo nhân dân, báo Giáo dục và Thời đại, tạp chí giáo dục, tập san của ngành học, cấp học; báo Vĩnh Phúc 2.14. Lưu trữ đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tập thể, cá nhân: Thư viện đã lưu trữ được sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học có trong 5 năm học của tập thể và cá nhân trong trường được Hội đồng khoa học nhà trường xếp từ giải A, B trở lên. 3. Tăng cường nghiệp vụ của cán bộ thư viện. 3.1. Lập và cập nhật hồ sơ theo dõi nhập sách, báo, tạp chí; thực hiện đăng ký, mô tả: Tài liệu, sách báo, ấn phẩm được kiểm tra đối chiếu cụ thể từ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_bao_quan_su.doc
- 1.TRANG BIA.doc
- 3.Danh mục chữ cái viết tắt.doc
- 4.Tài lieu tham khao.doc