SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Hạnh Phúc huyện Thọ Xuân

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Hạnh Phúc huyện Thọ Xuân

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách một cách toàn diện cho trẻ, chính vì vậy mà giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nền tảng cho nhân cách một con người sau này.

Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những mặt quan trọng của việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách trẻ. Tự lập giúp cho con người nói chung, trẻ em nói riêng nhận ra được khả năng của mình và ý nghĩa của cuộc sống. Vì vậy, Luật Giáo dục (năm 2005) đã đưa ra những yêu cầu về phương pháp giáo dục là: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên” (1). Hay nói cách khác, giáo dục phải phát huy tính tự lập cho người học, điều đó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của xã hội. Để trẻ nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của xã hội, hòa nhập với cuộc sống mới thì việc hình thành tính tự lập cho trẻ ở những năm đầu tiên của cuộc đời trẻ là rất cần thiết, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ tuổi mẫu giáo.

Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các sản phẩm nhân cách của con người đặc biệt là trẻ 3- 4 tuổi. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của sự bắt đầu hình thành tính tự lập là sự xuất hiện nhu cầu khẳng định mình, trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hàng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống sau này.

 

doc 19 trang thuychi01 1575010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Hạnh Phúc huyện Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
 Người thực hiện: Lê Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hạnh Phúc-Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
2
 Lý do chọn đề tài
2
3
 Mục đích nghiên cứu
3
4
 Đối tượng nghiên cứu
3
5
Phương pháp nghiên cứu
3
6
Nội dung
4
7
 Cơ sở lý luận 
4
8
Thực trạng
5
9
Các biện pháp thực hiện
7
10
Hiệu quả sáng 
13
11
Kết luận, kiến nghị
15
12
Kết luận 
15
13
Kiến nghị 
16
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách một cách toàn diện cho trẻ, chính vì vậy mà giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nền tảng cho nhân cách một con người sau này. 
Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những mặt quan trọng của việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách trẻ. Tự lập giúp cho con người nói chung, trẻ em nói riêng nhận ra được khả năng của mình và ý nghĩa của cuộc sống. Vì vậy, Luật Giáo dục (năm 2005) đã đưa ra những yêu cầu về phương pháp giáo dục là: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên” (1). Hay nói cách khác, giáo dục phải phát huy tính tự lập cho người học, điều đó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của xã hội. Để trẻ nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của xã hội, hòa nhập với cuộc sống mới thì việc hình thành tính tự lập cho trẻ ở những năm đầu tiên của cuộc đời trẻ là rất cần thiết, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ tuổi mẫu giáo.
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các sản phẩm nhân cách của con người đặc biệt là trẻ 3- 4 tuổi. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của sự bắt đầu hình thành tính tự lập là sự xuất hiện nhu cầu khẳng định mình, trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hàng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống sau này.
Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở chuẩn mực ban đầu về nhân cách, phẩm chất cần thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt và tự giác... đưa trẻ tham gia vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Từ những biểu hiện của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc và trong các hoạt động trẻ có thể tự tin, kiểm soát, điều khiển các hành vi của mình. Tính tự lập quyết định việc hình thành nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ.
Hiện nay việc giáo dục tính tự lập cho trẻ đã được xã hội và các bậc phụ huynh quan tâm. Ở trường mầm non giáo viên cũng đã luôn tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện tính tự lập thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động sinh hoạt tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ. Tuy nhiên mới dừng lại ở yêu cầu cần đạt, chưa có các kế hoạch hay các biện pháp giáo dục cụ thể.
Mặt khác, do xã hội ngày càng phát triển, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, điều kiện kinh tế đủ đầy hoặc dư thừa, con cái lại ít nên phụ huynh thường hay nuông chiều con, làm hộ hay cấm đoán trẻ nhiều việc mà trẻ có thể làm được, từ đó dẫn tới trẻ bị thụ động, thiếu kỹ năng lao động, thiếu tự tin, sinh ra thói quen dựa dẫm, ỉ lại cho người khác, làm cho tính tự lập của trẻ khó phát triển. 
Thực tế cho thấy, không ít số trẻ mẫu giáo ở nước ta nói chung vẫn chưa có ý thức tự lập, cả gia đình và trường mầm non chưa đánh giá đúng khả năng của trẻ và vai trò quan trọng của việc cần giáo dục tính tự lập cho trẻ, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực trước là tương lai của trẻ, sau là mục tiêu giáo dục con người mới.Vậy làm thế nào để tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ? Đây là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với sự phát triển của trẻ mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với gia đình, các nhà giáo dục và với toàn xã hội nhằm góp phần giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại trường mầm non Hạnh Phúc huyện Thọ Xuân” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2017- 2018. Tôi hy vọng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ làm cơ sở để giáo viên có những định hướng, kế hoạch, biện pháp đúng đắn và kịp thời trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao hiệu quả của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hạnh Phúc, tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện tính tự lập thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động sinh hoạt tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ nhanh chóng thích nghi với sự phát triển của xã hội, hòa nhập với cuộc sống mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tự học tập, rèn luyện năng lực chuyên môn của bản thân để đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại trường mầm non” 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập
- Phương pháp sử dụng tình huống
- Phương pháp nêu gương khích lệ 
2. Nội dung sáng kiến
Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành phát động và luôn lấy mục tiêu giáo dục tính tự lập cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ theo mục tiêu của nhà trường, của ngành và của toàn xã hội.
2.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng tự lập của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một việc gì đấy mà không cần dựa dẫm và nhờ vào người khác.
Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. Ở giai đoạn này, những mối quan hệ, sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy nhờ sự giáo dục đúng đắn của người lớn, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cách tốt nhất để phát triển tính tự tin, tự lập cho trẻ là tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả ngăng của mình, khen ngợi, động viên, khuyến khích của người lớn đối với trẻ.	
Tự lập là một đức tính tốt nhưng nó không tự nhiên mà có, để hình thành là cả một quá trình rèn luyện, giáo dục và phải bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Trẻ từ khi lọt lòng đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng - giai đoạn vàng trong cuộc đời mỗi con người. Đây là giai đoạn của sự tăng trưởng rất nhanh về thể chất và phát triển các mặt của trí tuệ, tình cảm và ý thức xã hội, giai đoạn tạo tiền đề quan trọng của sự hình thành nhân cách con người. Nhà giáo dục vĩ đại A.X Mascrencô đã khẳng định: “Những cơ sở căn bản của nhân cách con người đã được hình thành từ trước tuổi lên 6. Những điều dạy trẻ trong thời kỳ này chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ, về sau việc giáo dục con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, còn những nụ và hoa thì đã được vun trồng từ 6 năm đầu tiên” (2).
Với khả năng tự lập, trẻ biết vị trí của mình trong gia đình, trong lớp học, sau đó trẻ mới tìm hiểu mối quan hệ giữa những người xung quanh, phát triển năng lực thực hiện nhiệm vụ một cách có kế hoạch. Từ những biểu hiện trên của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc của trẻ, bởi vì khi trẻ tự làm một công việc nào đấy trẻ sẽ thể hiện sự tự tin vào khả năng thực hiện, kiểm tra được công việc của mình sau khi làm như vậy tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ, cảm xúc, phẩm chất và nhân cách của trẻ.
Để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo thì việc giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng
* Thuận lợi: 
Địa phương tôi là nơi có điều kiện tiềm năng phát triển về kinh tế. Sự nghiệp giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương. Trường mầm non tôi đang công tác là một trong những đơn vị có thành tích cao trong các hoạt động phong trào do ngành tổ chức. Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, đặt tiêu chí chất lượng giáo dục lên hàng đầu, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết yêu nghề mến trẻ. Với trách nhiệm cao cả và tấm lòng yêu nghề, là một giáo viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trên chuẩn, tôi luôn nỗ lực phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở đơn vị mình.
Phần lớn giáo viên đã sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục tính tự lập cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển các kỹ năng tự lập của mình.
 Đa số trẻ có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn tích cực tham gia các hoạt động lao động của lớp và của nhà trường.
 Điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đáp ứng với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
* Khó khăn: 
+ Về phía trẻ:
- Kỹ năng hoạt động của trẻ còn hạn chế.
 - Trẻ được nuông chiều từ nhỏ nên có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
+ Về phía giáo viên:
- Phần lớn giáo viên chưa thường xuyên đánh giá sau mỗi việc làm của trẻ.
- Giáo viên chưa nắm vững và hiểu rõ nội dung giáo dục tính tự lập. Điều đó dẫn đến một số giáo viên chưa kết hợp nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục hàng ngày.
- Giáo viên đã sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ, nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng.
+ Về phía phụ huynh:
- Nhận thức về sự cần thiết của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ còn hạn chế.
- Phụ huynh chưa đánh giá hết được khả năng của trẻ, họ cho rằng trẻ còn nhỏ, người lớn cần giúp đỡ trẻ trong mọi công việc. 
- Do kinh tế gia đình phát triển, điều kiện vật chất không những đầy đủ mà còn dư thừa, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con dẫn tới việc phụ huynh nuông chiều con, dẫn đến việc hình thành thói quen luôn thụ động trong mọi công việc, ỉ lại, dựa dẫm vào người lớn.
Từ thực trạng trên cho thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và có thái độ đúng đắn đối với việc giáo dục tính tự lập cho trẻ. Một số giáo viên đã thực hiện việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ nhưng chưa có kế hoạch và chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên còn xem nhẹ việc giáo dục tính tự lập cho trẻ, công tác giáo dục tính tự lập cho trẻ còn hạn chế. 
Trước những băn khoăn trăn trở ấy, bản thân tôi luôn suy nghĩ để tìn ra những cách làm mới để nhằm giúp trẻ mà lớp tôi chủ nhiệm đạt kết quả cao hơn. Việc đầu tiên tôi đã tiến hành khảo sát ở trẻ, kết quả cụ thể như sau:
* Kết quả khảo sát đầu năm
TT
Nội dung khảo sát.
Tổng số trẻ 
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Tự rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh.
27
11
41%
16
59%
2
Tự xúc cơm ăn, lấy nước uống
27
12
44%
15
56%
3
Tự măc, cởi quần áo; đi, tháo giầy dép; quàng khăn đội mũ.
27
13
48%
14
52%
4
Tự lấy đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định
27
11
41%
16
59%
5
Lấy gối, chải chiếu, chăn và cất gối, gấp chiếu, chăn cùng giáo viên
27
8
30%
19
70%
6
Tự chọn góc chơi và vai chơi
27
10
37%
17
63%
Từ kết quả thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non. Bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp góp phần thực hiện tốt nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ.
2.3. Các biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ. 
 Để trẻ tự lập, tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình không trông chờ, dựa đẫm, phụ thuộc vào người khác thì trước tiên trẻ phải có các kỹ năng cần thiết. Từ đó qua quá trình luyện tập có hệ thống trong các điều kiện giống nhau hoặc tương tự đến một mức độ nào đó sẽ trở thành thói quen, trở thành nhu cầu của con người và chỉ trên cơ sở những thói quen tương ứng thì chúng ta mới có thể giáo dục được cho trẻ tính tự lập tích cực, nếu chưa hình thành được các thói quen thì việc cho trẻ hành động tự lập chỉ dẫn đến những hành động tự phát mà thôi. Trẻ sẽ không tự lập được nếu như không có các kỹ năng hoạt động.
Việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ phải được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, cụ thể như: 
* Thông qua hoạt động đón - trả trẻ:
Trẻ mới đến trường thường chưa có thói quen tự cất và lấy đồ dùng cá nhân của mình như: Tự cất (lấy) cặp, cởi (đội) mũ, tháo (quàng) khăn, cởi (mặc) áo khoác, cất (đi) giầy dép ... Một mặt là do trẻ chưa được rèn luyện, mặt khác do phụ huynh quá nuông chiều con cái dẫn đến trẻ luôn bị thụ động trong các hoạt động.
Thông qua giờ đón - trả trẻ giáo viên rèn luyện các kỹ năng lao động cho trẻ cho trẻ như: Tự đi giầy dép, tự mặc áo, quàng khăn, đội mũ, đeo cặp,.. và trao đổi với phụ huynh về nội dung hình thức rèn luyện các kỹ năng thói quen lao động cho trẻ. Sự thống nhất và phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là yếu tố quyết định sự thành công trong giáo dục tính tự lập cho trẻ.
* Thông qua hoạt động học có chủ định.
Hoạt động học có chủ định bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho trẻ. Thông qua các hoạt động có chủ định như: Làm quen với toán, làm quen với văn học, môi trường xung quanh, thể dục, trẻ sẽ học được những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết.
Khi trẻ nắm được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trẻ sẽ thực hiện được các hành động một cách dễ dàng, đó là cơ sở cho việc giáo dục tính tự lập cho trẻ. Rèn cho trẻ thói quen tự lấy vở, đồ dùng học tập và tự cất đúng nơi quy định. Trong khi thực hiện các yêu cầu của cô trong các hoạt động trẻ phải chủ động, cố gắng hoàn thành tránh sự lệ thuộc vào sự giúp đỡ của cô giáo.	
* Thông qua hoạt động vui chơi.
Phần lớn các kỹ năng của trẻ được rèn luyện thông qua hoạt động vui chơi. Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, mặt khác, vui chơi còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu “Làm người lớn” ở trẻ. Thông qua vui chơi hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng đồ vật, đồ chơi từ đó chúng ta giáo dục cho trẻ tính tự lập thông qua trò chơi một cách thuận lợi, có thể dạy trẻ tự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi; tự tìm góc chơi phù hợp cho mình; tự cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định ... Thông qua trò chơi, trẻ được nhập vào vai chơi mà quên mất mình là trẻ con, do đó tính độc lập, tự chủ được thể hiện một cách rõ ràng nhất.
* Thông qua hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời bao gồm hoạt động quan sát có chủ định, trò chơi vận động và chơi tự do. Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ có nhiều cơ hội khám phá môi trường xung quanh, tích cực hoạt động. Do đó, trẻ nắm bắt được tri thức và các kỹ năng lao động đơn giản như: Chăm sóc vườn rau, chăm sóc cây, chăm sóc một số con vật nuôi trong gia đình....
* Thông qua hoạt động ăn - ngủ.
Thói quen tự lập trong ăn - ngủ là một nét tâm lý quan trọng cần phải hình thành cho trẻ ngay từ nhỏ, vì thói quen này giúp cho trẻ có ý thức chủ động, tự giác trong ăn uống, vệ sinh cần phải dạy cho trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất, ăn uống có văn hóa, ngủ đúng giờ. Thông qua hoạt động ăn - ngủ có thể dạy trẻ cách chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ cần thiết như: Xếp bàn ghế, chia bát, thìa, lấy khăn lau và đĩa trước khi ăn; dạy trẻ cách xếp bát, thìa vào rổ, lau bàn, xếp ghế gọn gàng sau khi ăn song, chải chiếu, chia gối trước khi ngủ và gấp chiếu, cất gối sau khi ngủ dậy ...
Kỹ năng tự phục vụ, làm những công việc vừa sức là cơ sở giáo dục tính tự lập, lòng yêu lao động cho trẻ. Đó là những tính cách cần thiết được hình thành trong gia đình cũng như nhà trường và xã hội .
* Giáo viên nên chú trọng luyện cho trẻ các kỹ năng sau:
- Kỹ năng chăm sóc bản thân như: Dạy trẻ tự xúc ăn, lấy nước uống, tự lấy và cất đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, đi dép, chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang khi đi về.
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Dạy trẻ kỹ năng rửa mặt, rửa tay, đánh răng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, lau bàn ghế,...
- Kỹ năng hỗ trợ (giúp đỡ) người khác: Xếp bát, thìa ăn cơm, xếp ghế, cất giầy dép, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, lau giá dựng đồ chơi,
* Biện pháp 2: Phân công công việc cho trẻ một cách hợp lý.
Đối với trẻ cần cho trẻ hiểu rằng mỗi người cần có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc cho trẻ. Bởi vì, trẻ mẫu giáo đã làm chủ được khá nhiều hành vi thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau và trong mối quan hệ người - người. Do vậy, trẻ có thể điều chỉnh, điều khiển, kiểm soát các hành vi, kể cả những thói quen, ý thức và tự ý thức hình thành và củng cố ở trẻ.
Phân công công việc hợp lý cho trẻ sẽ giúp trẻ làm việc có trách nhiệm hơn, phát huy được tính tích cực, năng động của trẻ. Trẻ sẽ nổ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ví dụ:
- Trong giờ học: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi học tập trước giờ học và thu dọn đồ dùng sau giờ học
- Trong giờ chơi: Sau khi chơi phân loại đồ chơi và cất đồ chơi vào đúng nơi quy định 
- Trong giờ ăn: Lấy ghế, lấy đĩa, lấy khăn ăn, sếp bát, chia thìa,
- Trong giờ ngủ: Chải chiếu, lấy gối, cất gối, gấp chiếu sau giờ ngủ.
* Biện pháp 3: Động viên, khích lệ trẻ kịp thời.
Khi người lớn được coi trọng hoặc khen thưởng có thể phát huy tốt hơn tài năng của mình. Trẻ nhỏ cũng vậy, trẻ rất muốn được người lớn khen ngợi động viên, đặc biệt là giáo viên. Giáo viên khen ngợi, động viên, đánh giá những công việc mà trẻ làm được sẽ giúp trẻ hứng thú, tích cực chủ động, tự tin vào bản thân mình và mong muốn được tiếp tục thực hiện những công việc tiếp theo. Nhưng nếu sau khi cố gắng để đạt được thành tích, giáo viên lại thờ ơ với trẻ, không kịp động viên sẽ gây tổn thương cho trẻ. Vì vậy, động viên, khích lệ trẻ kịp thời, đúng thời điểm là một việc làm rất quan trong và ý nghĩa, nó góp phần hình thành ở trẻ nổ lực vươn lên hoàn thành tốt công việc của mình.
Khuyến khích kịp thời không phải là một chuyện dễ dàng. Khi thực hiện biện pháp này giáo viên phải lưu ý, việc khen và chê trẻ cần có tác dụng hướng dẫn hành động của trẻ, nghĩa là chỉ ra trẻ được khen cái gì hay bị chê cái gì và vì sao, để định hướng cụ thể cho trẻ phát huy việc làm tốt hay rút kinh nghiệm cho việc làm chưa tốt.
Người lớn cần tạo cho trẻ cảm giác được quan tâm đầy đủ về mặt tinh thần như: Tâm sự, hỏi han hoặc chơi cùng trẻ, cần chấp nhận sản phẩm tự lập của trẻ, không chê bai trẻ.
Giáo viên không nên tiếc rẻ sự khen ngợi đối với trẻ, chỉ cần xuất phát từ tấm lòng khen ngợi chân thành, tinh thần trẻ sẽ được khích lệ, trẻ có thể làm tất cả mọi việc. Do đó, chỉ cần trẻ biểu hiện những điểm đáng khen giáo viên nên khẳng định thêm.
* Biện pháp 4: Tạo môi trường, tình huống để phát huy tính tự lập của trẻ.
Trẻ mẫu giáo hoàn toàn đã có khả năng tự làm một số việc đơn giản, trẻ cũng ý thức được điều đó và luôn chứng tỏ, thử thách năng lực của mình trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, giáo viên cần tạo ra các tình huống để thu hút trẻ làm việc nhiều hơn như: Dọn đồ chơi, cất ba lô, túi, cặp, đồ dùng cá nhân vào ngăn tủ của mình, tự cởi và mặc quần 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_tinh_tu_lap.doc