SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 Thpt

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 Thpt

Văn học là nhân học, là khoa học về con người, là tấm gương phản ánh đời sống. Đọc - hiểu văn bản văn học giúp người đọc khám phá, nhận thức bức tranh cuộc sống cũng như thế giới tâm hồn của con người, để từ đó hiểu mình, hiểu người và hiểu đời. Đó là lí do quan trọng khẳng định vị trí của văn học trong đời sống xã hội. Đọc- hiểu văn bản văn học là cách giúp người đọc nắm được cái hay, cái đẹp của văn chương nghệ thuật. Hơn nữa đối với bạn đọc là học sinh thì việc đọc hiểu văn bản văn học là một công việc rất quan trọng không chỉ giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, trải nghiệm và tích lũy vốn sống mà còn bồi đắp kiến thức để ngày một trưởng thành hơn.

 Tuy nhiên việc tiếp cận và lĩnh hội văn bản văn học là công việc không dễ dàng với học sinh.Vì thế chương trình Ngữ văn THPT đã đưa vào các bài hướng dẫn đọc hiểu như: “Văn bản văn học ”, “Đọc hiểu văn bản văn học”; trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10; “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn ”, “Đọc thơ”, và “Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, “Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ”, “Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ”, “Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”, “Giá trị văn học và tiếp nhận văn học ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 [1]. Nhưng do đặc điểm cấu trúc của chương trình học mà các đơn vị kiến thức trên được trình bày và sắp xếp dàn trải cho cả ba năm học của chương trình THPT, vì vậy mà học sinh, thậm chí là cả với một số giáo viên cũng rất khó tập trung, khái quát cũng như việc vận dụng liên hệ các kiến thức trên vào thực tế dạy - học.

 

docx 23 trang thuychi01 13592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 Thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài	
	 Văn học là nhân học, là khoa học về con người, là tấm gương phản ánh đời sống... Đọc - hiểu văn bản văn học giúp người đọc khám phá, nhận thức bức tranh cuộc sống cũng như thế giới tâm hồn của con người, để từ đó hiểu mình, hiểu người và hiểu đời. Đó là lí do quan trọng khẳng định vị trí của văn học trong đời sống xã hội. Đọc- hiểu văn bản văn học là cách giúp người đọc nắm được cái hay, cái đẹp của văn chương nghệ thuật. Hơn nữa đối với bạn đọc là học sinh thì việc đọc hiểu văn bản văn học là một công việc rất quan trọng không chỉ giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, trải nghiệm và tích lũy vốn sống mà còn bồi đắp kiến thức để ngày một trưởng thành hơn.
	Tuy nhiên việc tiếp cận và lĩnh hội văn bản văn học là công việc không dễ dàng với học sinh.Vì thế chương trình Ngữ văn THPT đã đưa vào các bài hướng dẫn đọc hiểu như: “Văn bản văn học ”, “Đọc hiểu văn bản văn học”; trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10; “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn ”, “Đọc thơ”, và “Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, “Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ”, “Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ”, “Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”, “Giá trị văn học và tiếp nhận văn học ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 [1]. Nhưng do đặc điểm cấu trúc của chương trình học mà các đơn vị kiến thức trên được trình bày và sắp xếp dàn trải cho cả ba năm học của chương trình THPT, vì vậy mà học sinh, thậm chí là cả với một số giáo viên cũng rất khó tập trung, khái quát cũng như việc vận dụng liên hệ các kiến thức trên vào thực tế dạy - học. 
 	Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, với vai trò là một giáo viên Ngữ văn trực tiếp giảng dạy, hàng ngày giúp các em tiếp xúc, khám phá và chiếm lĩnh các văn bản văn học cũng như vận dụng kiến thức vào quá trình học tập, bản thân tôi thấy cần phải hệ thống hóa lại kiến thức trên giúp người học có được phương pháp tổng hợp đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng nâng cao chất lượng học tập và chủ động trong quá trình học tập.
II. Mục đích nghiên cứu
	1. Hệ thống hóa kiến thức đọc hiểu tác phẩm tự sự.
	2. Giúp học sinh hình thành kĩ năng và phương pháp tiếp cận chiếm lĩnh tác phẩm văn học một cách chủ động, hiệu quả cũng như có kĩ năng trong quá trình làm bài nghị luận về các vấn đề của tác phẩm tự sự.
	3. Tìm ra con đường, cách thức dạy - học tác phẩm tự sự trong chương trình THPT hiệu quả. Đồng thời cụ thể hóa lí thuyết của phương pháp dạy học tích cực [2], lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người khơi gợi, hướng dẫn còn người học chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn học, trở thành bạn đọc đồng sáng tạo và chủ động trong quá trình làm bài trên tinh thần tích hợp kiến thức.
III. Đối tượng nghiên cứu
 Các phương pháp đọc hiểu văn bản tự sự
 Các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 THPT
 Học sinh lớp 11 trường THPT Thường Xuân 3, truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
IV. Phương pháp nghiên cứu 
 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 
 2. Quan sát, thực nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tác phẩm tự sự và đặc điểm của tác phẩm tự sự
	1. Tác phẩm tự sự
	Tự sự xét dưới góc độ thuật ngữ: "Là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch". Theo GS Trần Thanh Đạm quan niệm: "Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt ở bên ngoài đối với tác giả thành một câu chuyên có diễn biến của sự việc của hoàn cảnh, có sự phát  triển tâm trạng, tỉnh cách, hành động của con người". Dựa vào lời văn, tự sự là các tác phẩm văn xuôi như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài vv, phản ánh cuộc sống qua một chuỗi các sự kiện, chi tiết, nhân vật, tình huống gọi là hệ thống cốt truyện, mà qua đó người nghệ sỹ dựng lên được bức tranh đời sống và bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình[3].
	- Một số tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 THPT như: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân; “Chí Phèo” của Nam Cao, “Hạnh phúc của một tang gia” trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
	2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự
	- Loại tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan (tương đối) của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó, tức là tác phẩm tự sự phản ánh cuộc sống thông qua một chuỗi các sự việc, sự kiện, nhân vật, chi tiếtvv có liên quan với nhau một cách chặt chẽ, gọi là hệ thống cốt truyện. Qua hệ thống cốt truyện, cùng nghệ thuật kể chuyện, nhà văn tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống và gửi gắm thông điệp nghệ thuật của mình [3] .
	Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Nó có thể kể về những khoảnh khắc hay những sự kiện xảy ra hàng trăm năm, có tầm bao quát cuộc sống trong rộng lớn.
	Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt: Bên trong, bên ngoài, cả điều nói ra và không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai, cả tính cách và số phận..Hệ thống chi tiết nghệ thuật của tác phẩm tự sự phong phú, đa dạng, bề bộn hơn hai loại trữ tình và kịch.
	Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trần thuật của nó. Hình tượng người trần thuật, kể chuyện rất đa dạng: Khách quan, ngôi thứ nhất, thông suốt, có chọn lựa và cũng có khi người kể chuyện như một nhân vật khi nhập thân, khi gián cách, khi đứng ngoài, khi hòa nhập ít nhiều ta vẫn nhận ra thái độ của họ.
	Lời văn của tự sự có thể là văn vần hay văn xuôi, nhưng luôn hướng người đọc ra thế giới đối tượng, sự kiện, sự việc khác hẳn lời trữ tình hướng tới cảm xúc, ý định chủ quan của người nói, khác hẳn lời thoại trong kịch ....Lời nói của nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự. Nó xuất hiện gắn liền với sự miêu tả. Trong tự sự, không có chỗ cho những lời thổ lộ trữ tình độc lập, hay tự biểu hiện một cách trực tiếp, cái đó chủ yếu dành cho nhân vật. Chính vì vậy mà trong tự sự vẫn chấp nhận ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, nửa trực tiếp, nủa gián tiếp.
	Văn tự sự có chức năng tái hiện, phân tích sự vật qua miêu tả và thuyết minh. Việc khẳng định loại tự sự phải căn cứ trên cả nội dung và nghệ thuật. Nó cũng mang những chủ đề: Lịch sử  dân tộc, thế sự đạo đức và đời tư.
	3. Mục đích, yêu cầu đọc hiểu tác phẩm tự sự
 Để đọc hiểu tác phẩm tự sự, người học và đọc cần bám vào những đặc điểm trên của tác phẩm tự sự để tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của người cầm bút, nghĩa là bám vào hệ thống cốt truyện và nghệ thuật kể chuyện để khám phá ra bức tranh đời sống và những điều tác giả gửi gắm "Đọc văn chương có nghĩa là tháo gỡ các kí hiệu văn chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm qua cấu trúc của văn bản (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, đối thoại, không gian, thời gian..) ... xây dựng cho mình một thế giới riêng  chuyển đổi tác phẩm thành một vũ trụ tình cảm, cảm xúc, tư duy, tình cảm riêng của mình" (Đỗ Đức Hiếu). Qua các khâu của việc đọc như cảm tưởng, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, v.v hầu phát hiện ra cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc và chân lý đời sống trong tác phẩm [4]. Tuy nhiên đó là một công việc khó khăn, phức tạp, bộn bề, việc đọc hiểu phải linh hoạt, tùy theo thế giới nghệ thuật của người cầm bút và tùy theo yêu cầu, mục đích cụ thể để có những con đường đi thích hợp và hiệu quả nhất.
II. Các bước đọc hiểu tác phẩm tự sự 
	1. Thực trạng việc đọc hiểu tác phẩm tự sự và làm bài nghị luận các vấn đề trong tác phẩm tự sự của học sinh trường THPT Thường Xuân 3.
 	Đa số học sinh trường THPT Thường Xuân 3 là con em dân tộc thiểu số, có đời sống dân trí thấp, khả năng tư duy chậm, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn. Hơn nữa do tâm lí dựa dẫm, ỷ lại nên việc đọc hiểu tác phẩm tự sự trong các giờ đọc văn và làm bài kiểm tra của các em về tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng còn rất khó khăn, lúng túng và bị động. 
 	1.1.Việc đọc hiểu tác phẩm tự sự 
	 Đứng trước một tác phẩm tự sự, việc đầu tiên chúng ta phải xác định được cách đọc - hiểu văn bản. Đó là công việc quan trọng, giúp ta xác định con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Để giải quyết yêu cầu này giáo viên thường đưa ra câu hỏi: Qua việc chuẩn bị bài ở nhà theo anh (chị) chúng ta sẽ đọc - hiểu văn bản này như thế nào? Chia văn bản thành mấy phần?Tại sao?
	Những câu hỏi đó đòi hỏi học sinh phải định hướng cách đọc - hiểu cũng như việc phân chia văn bản thành các phần khác nhau dựa trên những cơ sở nhất định. Nhưng đa số các em chưa định hướng được cách đọc - hiểu văn bản ấy như thế nào; cũng như việc phân chia và cở sở của nó. Vì vậy các em thường thụ động tiếp nhận cách truyền đạt của giáo viên hoặc bị động, phụ thuộc vào tài liệu, sách để học tốt mà không lí giải được cơ sở của cách đọc hiểu hay sự phân chia ấy là gì.
	1.2. Việc làm văn nghị luận về các vấn đề trong tác phẩm tự sự 
	Do những hạn chế nói trên nên đa số học sinh nói chung và học sinh trường THPT Thường Xuân 3 nói riêng còn bị động, lúng túng, lơ là, chưa có thói quen và ý thức phân loại tìm ra yêu cầu của đề bài để có con đường đi riêng thích hợp. Vì vậy vẫn còn phổ biến tình trạng bài làm chung chung, cảm tính, viết nhưng không biết là đúng hay sai; thậm chí là chép bừa, miễn sao có tên tác phẩm ấy. Bên cạnh đó vẫn có một số em học tốt, có ý thức phân loại và làm theo yêu cầu của đề bài, song kĩ năng chưa tốt, chưa có hệ thống và phương pháp đối với từng kiêu bài, vì vậy bài làm còn chung chung, chất lượng chưa tốt và kết quả học tập chưa cao.
	2. Một số nội dung đọc hiểu tác phẩm tự sự 
	Xuất phát từ thực tế đọc - hiểu và làm bài của học sinh nói chung và học sinh trường THPT Thường Xuân 3 nói riêng, với kinh nghiệm và điều kiện giảng dạy của bản thân; trên tinh thần tích hợp kiến thức, tôi xin đưa ra các công việc cần làm để đọc hiểu tác phẩm tự sự theo ba con đường: Nhân vật chính, bố cục tác phẩm và nghệ thuật; từ đó giúp người học có được cái nhìn toàn diện, chủ động và hình thành kĩ năng trong quá trình đọc - hiểu tác phẩm tự sự cũng như làm văn; giúp nâng cao chất lượng và kết quả của quá trình dạy - học văn.
	2.1. Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo nhân vật chính
	2.1.1. Nhân vật văn học 
	Nhân vật văn học là con người (có tên hoặc không tên, là thần hoặc bán thần) được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học [3]. Những con người này có thể được miêu tả kĩ lưỡng hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng, nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm; là những người thực hiện các sự việc.là nơi chứa đựng tư tưởng, tình cảm của tác giả và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
	Nhân vật văn học, nhất là nhân vật trong tác phẩm tự sự có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. 
	Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến  nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả..., có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. 
	2.1.2. Các bước đọc hiểu tác phẩm tự sự theo nhân vật chính
	Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm, được tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ [3].
	Trước hết cần nắm được hệ thống nhân vật, thấy được mối quan hệ giữa các nhân vật và tìm ra nhân vật chính, từ đó đi vào đọc hiểu tác phẩm tự sự theo nhân vật chính dựa trên những đặc điểm cơ bản và nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật. Nhà văn “nói” qua nhân vật của mình, vì vậy nhân vật văn học là sản phẩm của quá trình thai nghén, nung nấu, sáng tạo của người cầm bút, bằng tài năng, tâm huyết người nghệ sỹ đã kí thác vào nhân vật của mình những nỗi niềm, tâm tư. Khi đọc hiểu nhân vật, chúng ta cần bám vào cách thức xây dựng và khắc họa nhân vật, từ đó mà “đọc ra” lớp nội dung tư tưởng tác giả gửi gắm trong mỗi nhân vật, cũng như thấy được tài năng nghệ thuật của người sáng tác. Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt: Bên trong, bên ngoài, cả điều nói ra và không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai.Vì vậy khi đọc hiểu nhân vật ta cần chú ý đến các phương diện sau: 
	+ Lai lịch, hoàn cảnh xuất thân của nhân vật 
	+ Ngoại hình 
	+ Ngôn ngữ nhân vật
	+ Tính cách, tâm hồn với những diễn biến sâu sắc trong đời sống nội tâm. 
	+ Cử chỉ và hành động
	+ Lối sống của nhân vật 
	+ Cuộc đời và số phận
	+ Nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật
	+ Ý nghĩa hình tượng nhân vật 
	 Muốn đọc - hiểu ta phải chú ý đến những chi tiết có liên quan đến nhân vật từ lai lịch, ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngữ hành vi của nhân vật. Tuy nhiên không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này. Có chỗ nhiều, có chỗ it, có chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế khi phân tích cần tập trung xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất trong tác phẩm, không bắt buộc phải tuần tự theo năm phương diện như thế mà phải nắm được các chi tiết, sự kiện, hình ảnh quan trọng có tác động mạnh mẽ làm nên những biến cố, bước ngoặt trong cuộc đời, số phận và tính cách của nhân vật, từ đó sắp xếp theo thực tế cho bài làm văn của minh hấp dẫn.
	2.2. Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo cốt truyện, bố cục
	Hoàng Phê cho rằng: "Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tỉnh cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự". Dưới cấp độ lí luận văn học “Cốt truyện chính là một hệ thống các xung đột xã hội một cách nghệ thuật. Qua đó các tỉnh cách hình thành và phát triển trong mối quan hệ của chúng, nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” vv. Như vậy cốt truyện là một chuỗi các sự kiện, chi tiết, hình ảnh, nhân vật  được sắp xếp, tổ chức theo một trật tự nhất định đảm bảo tính hệ thống và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn [3]. Đọc- hiểu tác phẩm tự sự theo cốt truyện là người đọc dựa vào nghệ thuật tổ chức và sắp xếp các sự kiện, chi tiết, hình ảnh, nhân vật... để thấy được bức tranh đời sống cũng như thông điệp nghệ thuật của người cầm bút.
	Bố cục là cách tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn của tác phẩm theo một trình tự nhất định nhằm thể hiện được tư tưởng nghệ thuật của người cầm bút. Vì vậy muốn tiếp cận và chiếm lĩnh được thế giới nghệ thuật của nhà văn thì chúng ta phải nắm được bố cục của tác phẩm, tức là trả lời các câu hỏi sau:
	+ Tác phẩm được bố cục như thế nào? Chia làm mấy phần? (theo chiều ngang hay chiều dọc, theo hình ảnh hay tuyến nhân vật - thường là theo chiều ngang). Dựa vào đâu? (theo không gian, thời gian, logic)
	+ Mỗi phần xoay quanh sự kiện, chi tiết,hình ảnh nào, gì? Đó là các sự kiện, chi tiết tiêu biểu có liên quan với nhau chặt chẽ góp phần thể hiện hành động, tính cách và số phận của nhân vật, tạo nên bước ngoặt đem lại sự vận động và phát triển của cốt truyện.
	+ Tác giả sử dụng những thủ pháp, biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng và khắc họa các chi tiết, hình ảnh đó?/ (Chú ý đến ngôn từ, giọng điệutrong mỗi phần, mỗi đoạn..)
	+ Ý nghĩa của mỗi phần, mỗi đoạn đó là gì? (tức là ý nghĩa của chi tiết, sự kiện, hình ảnh...) thông qua việc trả lời cho câu hỏi qua mỗi phần/đoạn/chi tiết/sự kiện/hình ảnh đó tác giả làm được điều gì?/muốn nói lên điều gì?
	2.3. Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo các phương diện nghệ thuật
	2.3.1. Kết cấu
Một tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ, một bài thơ tứ tuyệt hay một tiểu thuyết trường thiên thì cũng là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm các yếu tố, các bộ phận, chi tiết, sự kiện, hình ảnh... được nhà văn sắp xếp theo một trật tự, hệ thống nhất định nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật gọi là kết cấu [3]. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học, nó không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan giữa các sự kiện, chi tiết, h́nh ảnh, bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm vừa thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, vừa là cách triển khai, trình bày cốt truyện; đồng thời cũng thể hiện cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của người cầm bút, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ trọn vẹn, chỉnh thể và qua đó ta thấy được sự sáng tạo của tác giả. Vì vậy đọc hiểu tác phẩm tự sự người đọc cần chú ý đến kết cấu của tác phẩm.
	- Các kiểu kết cấu: 
	+ Kết cấu theo trình tự thời gian: Là dạng kết cấu phổ biến nhất trong văn học Việt Nam từ trước 1930, theo kết cấu này câu chuyện được trình bày theo thứ tự, phát triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng như các tiểu thuyết chương hồi.
	+ Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập: Lối kết cấu này được sử dụng nhiều trong văn học cổ, nhà văn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau về lí tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động Một bên đại diện cho lực lượng chính nghĩa, cái đẹp, chân lí, còn một bên thì ngược lại, hai lực lượng này đấu tranh không khoan nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính nghĩa.
	+ Kết cấu đa tuyến: Trong các bộ tiểu thuyết lớn để khái quát về bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều hạng người, nhiều mối quan hệ đan xen, khai thác nhiều mặt của đời sống, các nhà văn thường sử dụng hình thức kết cấu đa tuyến nhân vật; tức là tổ chức các nhân vật theo các tuyến dựa trên những mối quan hệ về gia đình, nghề nghiệp, giai cấp
	+ Kết cấu tâm lí: Là hình thức kết cấu dựa theo qui luật phát triển tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm. Tức là dựa vào trạng thái tâm lí có ý nghĩa nào đó để sắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện
	- Các tác giả hiện đại đã phá vỡ kiểu kết cấu truyền thống để tạo ra những kiểu kết cấu linh hoạt mới mẻ, nhằm đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm như: Kết cấu theo không gian, thời gian, logic, đầu cuối tương ứng, đối lập Điều quan trọng với người học và người đọc là phải nhận ra được các kiểu kết cấu ấy và lí giải được tại sao tác giả lại chọn kiểu kết cấu ấy tức là thấy được hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức tác phẩm đó.
	2.3.2.Tình huống truyện 
	 Tình huống truyện là “một lát cắt, một khoảnh khắc của đời sống” mà qua đó giúp ta hình dung ra cả “trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu); và theo Chu Văn Sơn cho rằng: "Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn" [3]. Như vậy tình huống truyện là một yếu tố có vẻ ngẫu nhiên nhưng lại tất yếu, có khi nó chỉ là một khoảnh khắc, một lát cắt ngắn ngủi của đời sống, song lại giúp ta hình dung được diện mạo toàn thể của bức tranh đời sống và thấy được tư tưởng nghệ thuật của người cầm bút.
	Trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng, tình huống truyện là khâu rất quan trọng thể hiện tài năng của người nghệ sỹ, bởi nó là cách nắm bắt cuộc sống của tác giả, giúp nhà văn hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Đọc truyện ngắn điều tối quan trọng là phải đọc cho ra tình huống truyện của nó, tức là trả lời các câu hỏi sau:
	 + Tình huống đó là gì? Do đâu? Vì sao có? hay Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này? Sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này? Câu chuyện xoay quanh sự kiện, sự việc gì?...
	+ Xác định thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để xây dựng tình huống, tức trả lời cho câu hỏi: Bằng cách nào/ dựa vào đâu? 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_doc_hieu_tac_pham_tu.docx
  • docBia SKKN Tran Thi Ngoc Bich (1).doc
  • docMuc luc.doc