SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua thể loại vẽ ở trường mầm non Văn Lộc
“Trẻ em như búp trẻ cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan’’
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non giúp hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Sự phát triển của trẻ em trong thời kì này rất đăc biệt, chúng hồn nhiên non nớt, buồn vui, khóc cười theo ý thích. Những gì trẻ được học, được trang bị ở trường mầm non có thể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cuộc đời. Vì vậy chúng ta cần phải giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC TRƯỜNG MẦM NON VĂN LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 3- 4 TUỔI THÔNG QUA THỂ LOẠI VẼ Ở TRƯỜNG MẦM NON VĂN LỘC Người thực hiện: Lê Thị Hường Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Văn Lộc SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn HẬU LỘC, NĂM 2016 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ... 1 1.2. Mục đích đề tài.. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG... 2 2.1. Cơ sở lý luận .. 2 2.2. Thực trạng vấn đề. . 3 2.2.1 Thuận lợi .. 3 2.2.2. Khó khăn 4 2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện 6 2.3.1. Các giải pháp 6 2.3.1. Các biện pháp thực hiện 6 2.4. Hiệu quả kiểm nghiệm . 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận: 18 3.2. Kiến Nghị.. 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. “Trẻ em như búp trẻ cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan’’ Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non giúp hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Sự phát triển của trẻ em trong thời kì này rất đăc biệt, chúng hồn nhiên non nớt, buồn vui, khóc cười theo ý thích. Những gì trẻ được học, được trang bị ở trường mầm non có thể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cuộc đời. Vì vậy chúng ta cần phải giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non. Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, nhiều môn học giúp phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, đây là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Để trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai thì hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Nó giúp trẻ có nhận thức tinh tế về cái đẹp, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú vốn có của trẻ, để trẻ thêm yêu cuộc sống và quan tâm đến cuộc sống xung quanh, dần dần hình thành ở trẻ tình yêu cái đẹp và cảm thụ cái đẹp. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách con người, hoạt động này mang tính sáng tạo, trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách nhìn, theo khả năng của mình. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng...điều đó giúp tăng thêm trí nhớ cho trẻ. Nó là một hoạt động nghệ thuật của trẻ thơ, tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, mầu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hình thức hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng các đồ vật, hiện tượng mà trước đó chúng đã tri giác được. Góp phần phát huy tính tích cực tư duy trực quan hình tượng, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, hoàn thiện dần cảm xúc thẩm mỹ. Giúp trẻ hình thành tính kiên trì, sự tập trung chú ý, bền bỉ, dẻo dai, khéo léo của đôi bàn tay, hoạt bát, tính sáng tạo, biết tạo ra cái đẹp có tính thẩm mỹ, từ đó trẻ luôn yêu quý cái đẹp, biết tôn trọng và yêu quý người lao động, hình thành thị hiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ. Mặt khác, hoạt động tạo hình trong trường mầm non có vai trò hết sức quan trọng nó truyền đạt, biểu lộ nhận thức về thế giới xung quanh trẻ, là món ăn tinh thần của họa sỹ tý hon, qua đó giúp trẻ phát triển nhân cách trẻ toàn diện về mọi mặt. Dựa theo đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3-4 tuổi đây là giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kĩ năng cầm bút, thao tác cắt, xé, dán còn vụng về). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô, với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm cụ thể về cái gì. Bên cạnh đó vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Xuất phát từ lý luận trên, tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình. Là một giáo viên mầm non, đứng lớp 3-4 tuổi nhiều năm, tôi đã trải qua một quá tính tìm tòi nghiên cứu, tích cực học hỏi và vận dụng những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này. Do đó tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua thể loại vẽ ở trường mầm non Văn Lộc.” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua thể loại vẽ ở trường mầm non Văn Lộc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 23 cháu lớp 3-4 tuổi A, trường Mầm non Văn Lộc, năm học 2015-2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Từ những kinh nghiệm đã được tích lũy kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu giáo dục Mầm non, qua đài-báo, tivi và qua thực tế chất lượng giảng dạy của hoạt động tạo hình tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc, phân tích tài liệu nắm chắc nội dung, phương pháp giảng dạy của hoạt động tạo hình để xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài. + Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động tạo hình của trẻ từ đó nhận xét, phân tích thực trạng của lớp, nghiên cứu, thực hiện. + Phương pháp đàm thoại: Căn cứ vào nội dung bài học, khéo léo đặt ra câu hỏi. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Mổ xẻ từng vấn đề để làm sáng tỏ vấn đề sau đó tổng hợp lại cái điển hình và chung nhất. + Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát thực trạng, kết quả hoạt động tạo hình của trẻ 3 – 4 tuổi ở lớp. + Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Thống kê số liệu và tính %, sử dụng số liệu thu được vào phân tích kết quả nghiên cứu. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non một cách toàn diện. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì môn hoạt động tạo hình là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ những ấn tượng về cái đẹp, những cảm xúc chân thật và những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật hiện tượng trong khi dạo chơi, tham quan và vui chơi các đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật. Như vậy, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phận biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau, cởi mở thân ái với bạn bè. Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng sự phong phú của màu sắc đồ vật thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cảm của đường nét. Hoạt động tạo hình đã thu hút những hứng thú và gây cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh và trở nên sâu sắc. 2.2. Thực trạng của vấn đề. Ở năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) tổng số cháu là 23 cháu. Về việc thực hiện chương trình giáo dục nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi: Trường mầm non Văn Lộc nằm ngay ở trung tâm của xã thuận lợi cho việc đưa đón, trả trẻ của phụ huynh. Mặt khác, được sự quan tâm của phòng giáo dục, của địa phương đặc biệt là sự tham mưu chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường nên việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được nâng lên. Trường học được xây dựng khang trang, có sân chơi với đồ chơi ngoài trời. Phòng học rộng rãi, thoáng mát. Có đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động như: bàn ghế đúng quy cách, bút màu, vở vẽ, bảng, đất nặn, hồ, keo dán, giấy màu, giấy A4... - Khuôn viên trường rộng, có nhiều cây xanh, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, là môi trường tốt cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình. - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ ngày càng được nâng cao hơn. - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp. - Hầu hết đội ngũ giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác. Đa số các bậc phụ huynh có hiểu biết về tầm quan trọng của việc chăm sóc-giáo dục trẻ nên đã đưa trẻ đến trường và nhiệt tình ủng hộ, phối hợp với tôi trong việc dạy dỗ các cháu ở gia đình. Trẻ 3-4 tuổi ham hiểu biết, ham tìm tòi, thích được thể hiện cảm xúc về cái đẹp thông qua hoạt động tạo hình trong trường mầm non. Trong lớp không có trẻ khuyết tật nên việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức không gặp khó khăn. Về bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, đối xử công bằng với trẻ, coi việc chăm sóc giáo dục trẻ là việc quan trọng hàng đầu. Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh. Ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên được ban giám hiệu dự giờ, góp ý để nâng cao chất lượng giờ dạy, được dự nhiều tiết dạy chuyên đề, tiết dạy mẫu và điều quan trọng đó là bản thân tôi luôn học hỏi trau dồi kiến thức và rất thích hoạt động tạo hình, các cháu lớp tôi cũng thích hoạt động tạo hình. 2.2.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình dạy trẻ hoạt động tạo hình tôi gặp một số khó nhăn sau: - Nguồn kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đầy đủ, chưa phong phú để phục vụ cho việc giảng dạy. Cơ sở vật chất vẫn chưa đầy đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay. Trẻ chưa được tiếp xúc với công nghệ thông tin hiện đại như: tivi, máy tính, hệ thống máy chiếu đa năng, đồ dùng học tập vui chơi chưa phong phú. - Văn Lộc là xã mới được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Hậu Lộc, tuy nhiên đa số phụ huynh là người lao động nông nghiệp và công nhân với công việc bận bịu và vất vả, một số phụ huynh khác lại đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà nên không có nhiều thời gian chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Nhận thức về nghành học cũng như hoạt động tạo hình còn hạn chế. Việc quan tâm phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa đồng đều. - Cháu nhà trẻ chuyển lên chưa được làm quen với cách cầm bút, cách vẽBên cạnh đó khả năng chú ý của các cháu chưa tốt, ngồi lâu dễ chán, cách cháu cầm bút chưa quen, còn lóng ngóng, ngồi không ngay ngắn, còn nhoài người ra bàn vì các cháu còn tự do hoạt động. - Cháu chưa đi học nhà trẻ thì nhút nhát, lo sợ vì phải tiếp xúc với môi trường mới xa gia đình. - Mặt khác, ở lứa tuổi này khả năng tri giác về màu sắc, hình dạng, cấu tạo, hiện tượng còn rất hạn chế. Trẻ chưa thể dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý thích và nhận xét. Thường những hứng thú tò mò của trẻ chỉ mới dừng lại ở mức độ cảm tính. Các cơ bàn tay và ngón tay của trẻ còn chưa phát triển, trẻ còn rất vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng nét xiên để vẽ và tô màu. - Do trẻ còn nhỏ nên việc cho trẻ đi dạo, đi tham quan để làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ còn hạn chế. - Mỗi khi có giờ vẽ tôi gặp trở ngại từ việc sắp xếp chỗ ngồi, mặc dù có sự hướng dẫn của cô, nhưng các cháu còn quá nhỏ nên chưa biết bố cục tranh, chưa biết dùng màu hợp lý, nhiều cháu nguệch ngoặc hết trang này đến trang khác, không ra một hình thù gì, có trẻ thì không làm theo sự hướng dẫn của cô. - Đồ dùng: vật mẫu của cô chưa đẹp, chưa gây được hứng thú cho trẻ, phương pháp lên lớp còn cứng, chưa thay đổi hình thức hoạt động để kích thích trẻ hoạt động. * Qua những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hành khảo sát trên trẻ: Song song với điều kiện ổn định cho trẻ vào nề nếp qua tháng đầu giảng dạy, thông qua các tiết lên lớp và các hoạt động giáo dục khác tôi đã nắm được khả năng thực hiện hoạt động tạo hình và tâm lý chung của trẻ để trên cơ sở đó tôi phân loại năng lực, khả năng cảm nhận, yêu thích hoạt động tạo hình của trẻ trong lớp như sau: * Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng. STT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Kết quả Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ST Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Khả năng tập trung, chú ý, hứng thú vẽ. 23 3 13 4 17 13 57 3 13 0 0 2 Kỹ năng vẽ 23 3 13 6 26 11 48 2 9 1 4 3 Khả năng phối hợp màu, tô bức tranh đẹp. 23 2 9 4 17 14 61 2 9 1 4 4 Bố cục tranh cân đối. 23 3 13 3 13 14 61 1 4 2 9 5 Biết nhận xét sản phẩm. 23 4 17 6 26 11 48 2 9 0 0 Nhìn vào bảng trên cho thấy tỉ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu còn cao. - Khả năng tập trung, chú ý, hứng thú vẽ: 13% - Kỹ năng vẽ: 8% - Khả năng phối hợp màu, tô bức tranh đẹp: 13% - Bố cục tranh cân đối: 13% - Biết nhận xét sản phẩm: 9% * Nguyên nhân: - Ở lứa tuổi này khả năng tri giác về màu sắc, hình dạng, cấu tạo còn hạn chế. Các cơ bàn tay, ngón tay của trẻ còn rất vụng về. - Phương pháp lên lớp của cô còn cứng, chưa thay đổi hình thức hoạt động để kích thích trẻ hoạt động. - Đồ dùng vật mẫu của cô chưa đẹp chưa gây được hứng thú cho trẻ. - Do trẻ còn nhỏ nên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ con rất ít. Vì vậy tôi luôn băn khoăn, trăn trở rất nhiều và đã tìm ra một số biện pháp để nâng cao kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ như sau: 2.3. Các giải pháp và biện pháp. 2.3.1. Các giải pháp. - Lập kế hoạch phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ. - Giáo dục nề nếp thói quen cho trẻ - Tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp để phục vụ hoạt động tạo hình cho trẻ. - Sử dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp vào hoạt động tạo hình cho trẻ. - Làm và sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động tạo hình của trẻ. - Bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi. - Phối kết hợp cùng với phụ huynh. 2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện. * Biện pháp 1: Lập kế hoạch phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ. Lập kế hoạch là một biện pháp quan trọng giúp giáo viên phân chia các hoạt động tạo hình của trẻ một cách khoa học phù hợp với từng giai đoạn, từng chủ đề. Để từ đó có được các hoạt động tao hình phù hợp, không bị trùng lặp tránh nhàm chán cho trẻ. Đồng thời lập kế hoạch còn là cơ hội thuận lợi để rèn luyện kỹ năng cho những trẻ còn yếu kém. VD: Chủ đề trường mầm non tôi cho trẻ tô màu trường mầm non. Chủ đề bản thân tôi cho trẻ dán các khuôn mặt có cảm xúc khác nhau. - Giai đoạn 1: Từ cuối tháng 8 đến tháng 11 công tác trọng tâm trong giai đoạn này là: Khắc phục các trẻ yếu kém môn tạo hình đạt loại trung bình. - Giai đoạn 2: Từ tháng 12 đến tháng 2 sau khi khắc phục các cháu yéu kém lên trung bình tôi kết hợp với các cháu ở giai đoạn 2 ( loại trung bình) để cùng nhau bồi dưỡng loại trung bình phấn đấu lên loại khá. - Giai đoạn 3: Tập trung bồi dưỡng các cháu trung bình với các cháu loại khá, tốt để tập chung nâng cao chất lượng đồng loạt. Trong giai đoạn này tôi chú ý triển khai những cháu có năng khiếu để làm điển hình gương mẫu cho tất cả các cháu khác học tập. Ngoài ra tôi luôn chú ý rèn luyện kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động học khác, đặc biệt là những trẻ yếu kém. Thực tế đã chứng minh trẻ 3 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động nên kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử dụng đường nét còn vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà mới chỉ mới sử dụng được nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. - Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật: đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành thao tác dạy trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng. VD: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di mầu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi. Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ. - Dạy trẻ kĩ năng nặn, xé, dán: Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp vì vậy cần rèn luyện một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm. Ví dụ: Dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹp, nặn dọc. Khi xé tôi cho trẻ xé từ đơn giản đến phức tạp: Xé thẳng, xé vụn, xé lân tay hình tròn - Dạy trẻ kỹ năng phết hồ: Đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt, sắp xếp bố cục trước sau đó lật lên phết hồ phía sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra. Tóm lại từ những việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt.Qua quá trình thử nghiệm tôi đã đưa các cháu vào nề nếp, thói quen, trẻ thực sự say mê hứng thú với hoạt động tạo hình, không bị gò bó, thoải mái. Tạo cho trẻ thói quen tốt khi tham gia hoạt động và đạt được kết quả cao. * Biện pháp 2: Giáo dục nề nếp thói quen cho trẻ. Nề nếp lớp học là một bước cơ bản để tạo nên thành công trong giờ học, khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay từ ban đầu trẻ sẽ say mê với giờ học thể hiện được cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: - Tháng đầu tiên của năm học tôi thường xuyên chú trọng trong việc dạy trẻ, đưa trẻ vào nề nếp. - Ngay từ những giờ học đầu tiên trẻ chưa quen với các hoạt động học tập, chưa tập trung chú ý, có những trẻ còn nhút nhát rụt rè, có những trẻ chưa biết cách cầm bút tư thế ngồi chưa đúng. Để rèn luyện cho trẻ có nề nếp ngồi học tốt, tôi luôn động viên khuyến khích trẻ bằng những lời ca, tiếng hát, câu chuyện, trò chơi.Dần dần tôi đã đưa trẻ vào nề nếp. - Tôi sắp xếp những cháu học kém ngồi cạnh những cháu học khá, những cháu nghịch ngồi cạnh những cháu ngoan, cháu nam xen kẽ cháu nữ, chia tổ đặt tên cho các tổ: “Hoa hồng, hoa cúc, hoa mai”, bầu ra tổ trưởng để quán xuyến nhắc nhở các thành viên của tổ mình và tập cho trẻ những
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_tao_hinh_cho_tre_3.doc