SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi tại Trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi tại Trường mầm non

Như chúng ta đã biết, làm quen văn học là một môn học rất cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. làm quen văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh, văn học không những nuôi dưỡng trẻ mà con phát triển ở trẻ trí tưởng tượng óc sáng tạo nghệ thuật. Với tư cách là một lĩnh vực văn hoá, làm quen văn học có mặt trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em. Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với văn học là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Cũng từ đó giúp cho trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học Bởi vậy, việc đưa văn học đến với trẻ MN là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên, đưa văn học đến với trẻ chúng ta phải nghiên cứu lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Làm sao giáo viên biết sử dụng phương pháp, biện pháp khoa học, biết tìm tòi khám phá sáng tạo những phương pháp biện pháp đưa thế giới ông bụt, bà tiên đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng sinh động.

Các hoạt động giúp trẻ làm quen với văn học, tạo tiền đề tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ diễn đạt lưu loát ý của mình, thường xuyên giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người xung quanh. Biết yêu cảnh đẹp, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. qua đó còn giúp trẻ tự hào hơn, yêu quý hơn và hiểu biết nhiều hơn về kho tàng văn học Việt Nam.

 

doc 20 trang thuychi01 136353
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi tại Trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC CHO TRẺ 3-4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 
 	 Họ tên: Lê Thị Lan
 	 Chức vụ: Giáo viên
 	 Đơn vị công tác: Trường mầm non Hạnh Phúc 
 	 Sáng kiến thuộc lĩnh vực: chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài“Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường mầm non.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non.
3
2.2.Thực trạng của việc nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non.
5
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non.
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
14
3. Kết luận, kiến nghị
15
3.1. Kết luận.
15
3.2. Kiến nghị
16
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, làm quen văn học là một môn học rất cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. làm quen văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh, văn học không những nuôi dưỡng trẻ mà con phát triển ở trẻ trí tưởng tượng óc sáng tạo nghệ thuật. Với tư cách là một lĩnh vực văn hoá, làm quen văn học có mặt trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em. Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với văn học là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Cũng từ đó giúp cho trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học Bởi vậy, việc đưa văn học đến với trẻ MN là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. 
Tuy nhiên, đưa văn học đến với trẻ chúng ta phải nghiên cứu lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Làm sao giáo viên biết sử dụng phương pháp, biện pháp khoa học, biết tìm tòi khám phá sáng tạo những phương pháp biện pháp đưa thế giới ông bụt, bà tiên đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng sinh động. 
Các hoạt động giúp trẻ làm quen với văn học, tạo tiền đề tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ diễn đạt lưu loát ý của mình, thường xuyên giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người xung quanh. Biết yêu cảnh đẹp, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước... qua đó còn giúp trẻ tự hào hơn, yêu quý hơn và hiểu biết nhiều hơn về kho tàng văn học Việt Nam.
Những tác phẩm văn học cho trẻ mầm non luôn có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt với các bé lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chân thực, biểu cảm của ngôn ngữ luôn được các bé yêu thích. Từ việc cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, bé dễ ghi nhớ, hứng thú xem và kể lại câu chuyện, bài thơ đã học. Vốn từ ngữ của bé từ đó tăng lên, ngôn ngữ của bé ngày càng trở nên phong phú hơn. Vì vậy cho trẻ làm quen với văn học là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi bé mầm non. Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ? Tình yêu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời thơ ấu trẻ sẽ mang tình yêu đó đến trường phổ thông và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn học nước nhà.
 Để giúp các bé tiếp cận với tác phẩm văn học, cô giáo tái hiện lại tác phẩm văn học bằng cảm nhận của mình, đọc kể diễn cảm tác phẩm. Qua tác phẩm văn học bé có thể học, có thể chơi thông qua các trò chơi đóng kịch, tập làm sách truyện, tập kể chuyện theo nhóm, tập kể chuyện theo tranh
Trong thực tế tại các trường mầm non hiện nay giáo viên dạy trẻ mầm non làm quen với văn học mới chỉ mang tích chất đáp ứng đủ chương trình mà giáo viên chưa chú ý đến việc hình thành cảm thụ văn học cho trẻ, chưa chú ý đến vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm văn học trong quá trình dạy, giáo viên còn thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc sử dụng biện pháp thủ thuật khi dạy trẻ làm quen với văn học. Vì vậy giờ học làm quen văn học vẫn chưa đạt kết quả cao. Bên cạnh đó còn nguyên nhân khách quan là giáo viên thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non còn hạn chế về hình thức tổ chức, cách lựa chọn nội dung theo chủ đề, theo hướng mở nên phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học trong nhà trường.
Xuất phát từ thưc trạng nêu trên, nhận thức được tầm quan trọng của môn làm quen văn học. Tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra các hình thức, biện pháp giúp trẻ có những giờ học sao cho có chất lượng nhất, bổ ích nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện. Muốn trẻ tiếp thu các kiến thức được dễ dàng thì hình thức truyền đạt gây sự chú ý của trẻ là vô cùng quan trọng. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này nên tôi đã mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường mầm non” 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng về việc nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non. Từ đó đưa ra một số biện pháp hiệu quả nhất nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường mầm non. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Giáo viên xử lý tóm tắt về các tài liệu có liên quan đến việc dạy trẻ 3-4 tuổi làm quen với văn học. 
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tiến hành quan sát hoạt động của trẻ, xây dựng hệ thống câu hỏi đối với trẻ để chúng tôi khảo sát ,đánh giá trẻ khi cảm thụ văn học qua thơ.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua quá trình quan sát trẻ tôi thống kê số liệu và xử lý số liệu để đưa ra tỉ lệ % đạt và chưa đạt của trẻ về việc trẻ 3- 4 tuổi làm quen với văn học.
2. Nội dung của sáng kiến.
2.1.Cơ sở lí luận.
Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm, suy nghĩ của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú ví dụ: Như những vui buồn khi đọc tác phẩm văn học dẫn đến những biểu hiện khóc cười của người đọc từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của các tác phẩm văn học đã có một sức mạnh kỳ diệu. 
Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi vấn đề cảm thụ và hiểu tác phẩm văn học mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao. Trẻ em chưa thể hiểu được ý nghĩa tìm ẩn trong mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích được nghe người lớn kể chuyện, thích đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, cũng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ, truyền cho các cháu vẽ đẹp truyền thống của cha ông, lòng nhân ái thuỷ chung tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời.
2.2. Thực trạng.
a) Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường đã luôn quan tâm đến cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, đồ dùng chơi được đáp ứng kịp thời thuận tiện cho việc dạy và học. Trẻ đi học tương đối đều được làm quen và củng cố thường xuyên nên trẻ đã đi vào nề nếp. Bản thân có trình độ chuyên môn vững, yêu nghề, mến trẻ. Bản thân đã tham gia đầy đủ các chuyên đề của nghành học mầm non. Đồng nghiệp luôn giúp đỡ để tôi được trao đổi về chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường. Môn học này đã để lại rất nhiều bài học đáng quý và đã để lại sự yêu thích trong lòng mỗi trẻ thơ.
Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em, phối hợp với giáo viên trong việc giảng dạy trẻ, hỗ trợ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
b) Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân gặp không ít những khó khăn nhất định.
- Về cơ sở vật chất: 
 Đồ dùng dạy chỉ có đủ cho chương trình, phần sử dụng đồ dùng chưa sáng tạo, thể loại đồ dùng còn ít, không đa dạng và chưa phong phú. 
- Về giáo viên:
 Giọng đọc và lời kể của giáo viên còn hạn chế nên chưa thu hút được sự hứng thú với trẻ;
 Việc dạy trẻ làm quen với văn học mới chỉ mang tích chất đáp ứng đủ chương trình mà giáo viên chưa chú ý đến việc hình thành cảm thụ văn học cho trẻ, chưa chú ý đến vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm văn học trong quá trình dạy, giáo viên còn thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc sử dụng biện pháp thủ thuật khi dạy trẻ làm quen với văn học;
 Giáo viên còn hạn chế trong việc sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
 - Về các cháu học sinh.
Tỷ lệ trẻ chưa được học qua độ tuổi nhà trẻ chiếm tỷ lệ cao 05/31 cháu = 16,13%. khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ còn hạn chế vì trẻ còn tính rụt rè, nhút nhát, cá tính, có trẻ còn nói ngọng... Đa số trẻ ít được tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người nên trẻ rất ít nói chưa thể diễn đạt mạch lạc hết câu chuyện, bài thơ. Vì đa phần trẻ ở nông thôn nên sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ chưa được thường xuyên, khả năng hiểu biết của trẻ về một số lĩnh vực còn hạn chế, một số trẻ chưa được học lớp nhà trẻ nên các cháu chưa được làm quen với các tác phẩm văn học và các hoạt động khác.
- Về nhận thức của phụ huynh học sinh.
 Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì mà chỉ thích cho trẻ viết chữ, học số.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá xếp loại chât lượng môn làm quen văn học qua kết quả khảo sát đầu năm học như sau:
Nội dung
Tổng số trẻ 
 Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ %
Khả năng lắng nghe và nhớ tên câu truyện, bài thơ 
31
11
33%
20
67%
Khả năng hiểu nội dung câu truyện, bài thơ 
31
8
23%
23
77%
Hứng thú với môn học
31
8
23%
23
77%
Kỹ năng đọc, kể diễn cảm
31
4
10%
27
90%
 Qua bảng khảo sát tỉ lệ đầu năm, tôi nhận thấy khả năng hứng thú của trẻ còn ít, tỷ lệ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao, vậy nên các kỹ năng cần thiết trong một họat động làm quen với văn học của trẻ cũng không cao. Vì vậy để khắc phục và giải quyết kết quả thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú trong hoạt động làm quen với văn học tại lớp 3-4 tuổi như sau:
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường mầm non
* Biện pháp 1: Tạo hứng thú trong việc hướng dẫn trẻ làm quen văn học trên tiết học.
 Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng muốn tạo tâm thế hứng thú khi vào tiết làm quen văn học, đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm tòi, suy nghĩ cách vào bài như thế nào để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào tiết học một cách tự nguyện, thoải mái. Mỗi một tiết học tôi luôn suy nghĩ vào bài với nhiều hình thức.
 - Gây hứng thú bằng việc sử dụng câu đố. 
Ví dụ 1: “ Con gì đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mƣợt có tài nhảy nhanh” Đố biết con gì? Với câu đố này giúp trẻ suy nghĩ trả lời, cô giáo giới thiệu vào câu truyện “ Chú thỏ tinh khôn” 
Ví dụ 2: Truyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” “Chào các bạn” các bạn có biết như vậy tôi giới thiệu để vào nội dung câu truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”. Ngoài ra trò chơi với các con vật. 
Ví dụ 3: Chơi tạo dáng giống chú gà trống, chú vịt bầu, tôi sẽ giới thiệu vào truyện “ nhớ lời mẹ dặn”. Gợi ý qua bức tranh: cháu đi từ ngoài vào hát một bài, cho trẻ xem một bức tranh của truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”. 
Ví dụ 4: Tôi cho cháu chơi bắt chước tiếng kếu của các con vật: con mèo kêu nhƣ thế nào? Tiếng của chú gà trống gáy ra sao? Cháu hứng thú tham gia chơi cùng bạn, cùng cô, tôi sẽ giới thiệu vào câu truyện “Đôi bạn thân” qua nhiều hình thức giới thiệu, vào bài như vậy, tôi thấy cac cháu lớp tôi rất thích, tham gia vào tiết học một cách tự nguyện, thoải mái. 
- Gây hứng thú bằng việc sử dụng đồ dùng trực quan.
Đồ dùng càng đơn giản, ngộ nghĩnh, gần gũi thì càng thu hút trẻ, nhất là những sản phẩm do trẻ làm ra. Vì thế, những đồ dùng, đồ chơi tự tạo thường rất hấp dẫn trẻ. Đồ dùng trực quan cô sử dụng có thể là mô hình, rối tay, rối dẹt, băng hình, video, sa bàn... 
Ví dụ 1: Với chuyện: “Quà tặng mẹ”, tôi đã sử dụng sa bàn quay, ở mỗi góc của sa bàn là hình ảnh sau một đoạn chuyện. Cụ thể là: Cảnh 1 có hình ảnh gấu anh đến gọi gấu em dậy đi siêu thị, sau đó tôi điều khiển rối dẹt nâng gấu em ngồi dậy vui thích khi được đi siêu thị. Quay sa bàn sang cảnh 2 là cảnh anh em nhà gấu đang ở siêu thị, ở đây có nhiều đồ được xếp dính trên san bàn theo từng quầy hàng. Quay sa bàn sang cảnh 3 là anh em nhà gấu làm bánh chờ mẹ về, sau đó cô kể đoạn có tiếng gõ cửa, điều khiển gấu em chạy ra mở cửa (cánh cửa mở được), rồi điều khiển cho bố xuất hiện, sau đó mẹ về. Cảnh 4 là cả nhà gấu đang ngồi trên bàn hát và cho cả lớp hát chúc mừng sinh nhật cùng gia đình gấu.
Ví dụ 2: Đề tài: Thơ: "Em yêu nhà em", chủ đề gia đình.
Trước khi vào bài dạy tôi cho trẻ tham quan sa bàn cô đã chuẩn bị gồm có: Một ngôi nhà, xung quanh ngôi nhà có vườn rau, ao cá, vườn cây ăn quả, có đàn chim, gà, vịt đang kiếm mồi... để trẻ tự do nhận xét về khung cảnh thiên nhiên xung quanh ngôi nhà. Tiếp theo tôi cho 1, 2 trẻ kể về khung cảnh thiên nhiên xung quanh ngôi nhà,và tình cảm của trẻ đối với ngôi nhà của mình. Sau đó tôi mới cho trẻ về chỗ ngồi và làm quen với bài thơ "Em yêu nhà em".
Có thể sử dụng một số nguyên liệu có sẵn như: ống chỉ, lõi giấy, hộp giấy, chai lọđể tạo thành một số nhân vật, vẽ thêm mắt,mũi, gắn râu, tóc vẽ áo quần hoặc làm thành một số con vật. Sau đó, lồng vào các ngón tay và cho trẻ đóng vai nhân vật đó.
Sưu tầm tranh ảnh và phân loại theo từng chủ đề. Sau đó, tập hợp thành ngân hàng hình ảnh với đủ loại hình ảnh, tên gọi khác nhau. 
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen với văn học là hết sức cần thiết, bởi trên PowerPoint tạo hiệu ứng hình động cho các bức tranh, khi trình chiếu, các nhân vật có thể nhảy múa, cử động làm cho trẻ vô cùng thích thú. Tôi tranh thủ thời gian lên mạng để lấy các tiếng động phù hợp với câu chuyện, bài thơ sau đó lồng vào giáo án powerpoint trình chiếu như tiếng suối chảy hay tiếng chim hót, tiếng gió, tiếng cành cây gẫy...Với hình thức này tôi thấy trẻ rất hứng thú.
- Gây hứng thú dưới dạng thay đổi hình thức tổ chức.
Đối với mỗi loại tiết tôi dành thời gian nghiên cứu tác phẩm để có cách thay đổi các hình thức tổ chức cho linh hoạt, không dập khuôn ở hình thức tổ chức. Để tạo không khí sôi nổi, hứng thú, vui tươi nhẹ nhàng trong tiết học thu hút trẻ một cách thích thú, tôi còn tổ chức tiết học thành một chương trình vui có những trò chơi hấp dẫn như chương trình “Vườn cổ tích”, “Những nhà thông thái” hoặc chương trình: “Câu lạc bộ bé yêu thơ”, hay “Tài năng nhí”. Với việc tổ chức dưới dạng chương trình đòi hỏi người giáo viên cũng thật linh hoạt, giọng người dẫn chương trình cũng phải truyền cảm, hấp dẫn trẻ và đặc biệt chú ý xuyên suốt tiết học là mình đang như một người dẫn chương trình, tránh tình trạng giới thiệu đầu hoành tráng mà cái kết bị cụt hoặc đôi khi quên kết thúc chương trình.
Ví dụ: Đề tài Truyện: “Cáo, Thỏ và Gà trống”. Đây là một chuyện trẻ đã biết. Tôi tổ chức dưới dạng chương trình “Vườn cổ tích”.
Vào chương trình là bài hát Vườn cổ tích
Cô giới thiệu chương trình có 3 phần:
Phần 1: Câu chuyện bí mật
Phần 2: Thử trí thông minh
Phần 3: Tài năng của bé.
+ Ở phần 1: 
Tôi cho trẻ nghe tiếng khóc. Hỏi trẻ ai đang khóc đấy nhỉ? Rồi cô và trẻ cùng hỏi: Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
Lúc này cô cho xuất hiện Thỏ đang ngồi khóc trên màn hình. Chúng ta hãy xem vì sao Thỏ khóc nhé. Rồi cô cho trẻ nghe giọng của Thỏ cô đã ghi âm: “Hu.hu.hu. Làm sao mà tôi không khóc được cơ chứ. Tôi có....khỏi nhà”.
Sau đó cho trẻ đoán tên truyện, rồi cô cho xem hình ảnh phông truyện: Cáo, Thỏ và Gà trống. Cô chốt câu chuyện: Cáo, Thỏ và Gà trống chính là câu chuyện bí mật ngày hôm nay đã được lật mở.
Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe truyện 2 lần kết hợp cử chỉ điệu bộ và có kết hợp cho xem hình ảnh mình họa trên máy chiếu.
Giảng nội dung truyện, giảng từ mới, từ khó 
+ Ở phần 2: 
Đây là phần giáo viên đưa các câu hỏi đàm thoại cùng trẻ về nội dung câu chuyện. Ở đây tôi cho trẻ đại diện trong đội lên nhấp chuột để chọn ô số và cô đọc câu hỏi sau ô số, sau thời gian suy nghĩ của cả đội là 30 giây, cô gọi đại diện trong đội sẽ trả lời câu hỏi, có thể cho trẻ khác bổ sung hoặc nói lại cho rõ ràng. Mục đích để trẻ được làm việc theo nhóm, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ trả lời, trẻ được nói nhiều hơn. Ở đây tôi còn lồng thêm cả hình ảnh mặt méo biểu thị cho việc mất lượt chơi, nếu đội nào quay vào này thì quyền chọn ô số sẽ dành cho đội tiếp theo. 
+ Ở phần 3:
Đây là hoạt động đọc, kể diễn cảm hoặc đóng kịch của trẻ.
Cuối chương trình bao giờ cũng là phần nhận xét, giáo dục và kết thúc chương trình.
Bên cạnh đó việc thay đổi hình thức tổ chức lồng ghép xen kẽ các nội dung thích hợp và các trò chơi nhẹ nhàng cũng rất cần thiết để trẻ hứng thú vào hoạt động. 
Ví dụ: Truyện “Dê con nhanh trí”, xác định đây là một loại tiết hầu hết trẻ chưa biết nên tôi tổ chức đàm thoại sâu hơn, hệ thống câu hỏi cũng ngắn gọn, dễ hiểu và đi đúng nội dung câu chuyện, cuối hoạt động tùy theo khả năng của trẻ mà cô có thể cho trẻ tập kể lại chuyện hoặc kết thúc tôi có thể tổ chức thêm trò chơi “Lấy cỏ cho dê”. Qua đó trẻ cảm nhận được rằng một bạn thông minh, ngoan ngoãn, biết nghe lời mẹ như dê con thì các bạn sẽ yêu mến và lấy thức ăn (cỏ) giúp dê. Từ đó hình thành ở trẻ ý thức về việc cần phải học tập theo tính cách của dê con.
Hay khi dạy trẻ đọc thơ, tôi có thể cho trẻ được đọc thơ dưới nhiều hình thức: đọc luân phiên theo tổ, nhóm; thi đua xem tổ nào đọc hay; đọc theo kiểu phân vai từng nhân vật; đọc tiếp sức theo yêu cầu của cô, đọc đối đáp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau hoặc một nhóm đọc nhóm kia minh họaCòn với chuyện thì tôi có thể cho trẻ kể chuyện theo tuyến nhân vật hình thức cả lớp hoặc theo nhóm, cá nhân kể toàn bộ truyện hoặc khi trẻ đã thành thạo trẻ có thể đóng kịch.
Hiệu quả đạt được: Thông qua việc tạo hứng thú trong việc hướng dẫn trẻ làm quen văn học trên tiết học là một trong những tiền đề tạo ra sự thành công cho tiết dạy, bởi trẻ có chú ý vào các hoạt động của cô thì trẻ mới có thể lĩnh hội hết được những kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết trong tiết học. Qua đó trẻ cũng rút ra được những bài học bổ ích từ những câu chuyện, bài thơ đó.
* Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Ở tiết học nào cũng vậy muốn nâng cao chất lượng học tập cho trẻ thì việc đầu tiên người giáo viên phải nắm được đặc điểm nhận thức của trẻ để đưa ra các mục tiêu và các biện pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng trẻ để tất cả trẻ đều được hoạt động trong giờ học.
Đối với trẻ lớp tôi, tôi đã đề ra các mục tiêu: Với trẻ yếu mục tiêu trẻ nhớ được tên tác phẩm, tác giả, trẻ khá hiểu được nôi dung bài thơ, học thuộc thơ, còn trẻ tốt không chỉ mục tiêu có vậy mà trẻ còn phải đọc diễn cảm được bài thơ. 
Để đạt được điều đó cô phải gây được hứng thú 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_van_h.doc