SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại vẽ

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại vẽ

 Đất nước ta đã tiến vào thế kỷ mới. Thế kỷ của nền kinh tế tri thức nên trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Cùng với bao thăng trầm biến cố của lịch sử ngày nay giáo dục mầm non được xem là vấn đề bức thiết là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó đã và đang bắt đầu được quan tâm và phát triển. Ngành học mầm non có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là khâu mở đầu cho các cấp học đầu tiên của cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục mầm non không chỉ cho trẻ trở nên hồn nhiên, nhanh nhẹn vui tươi, cơ thể phát triển cân đối mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh sự ham hiểu biết cũng như dạy trẻ biết yêu thương quan tâm giúp đỡ mọi người, khám phá ra cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng, những kiến thức tiềm khoa học đến với trẻ theo từng độ tuổi có tác dụng thích nghi dần với các hoạt động và làm quen với các sự vật hiện tượng như màu sắc hình dạng. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được thông qua nhiều hoạt động nhằm phát triển tất cả các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Tất cả các lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng giúp trẻ một cách toàn diện.

 Đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi hoạt động tạo hình chiếm một vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức của trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng.điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.

 Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động tạo hình, trẻ trực tiếp trải nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Qua hoạt động tạo hình giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ, hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ,.nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt. Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình muốn giới thiệu về hoạt động đó, qua đó làm tăng thêm vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Cùng với các hoạt động khác, hoạt động tạo hình giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

doc 20 trang thuychi01 16062
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại vẽ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC Trang
 MỞ ĐẦU.......2
Lý do chọn đề tài.2
Mục đích nghiên cứu.......3
Đối tượng nghiên cứu.. ...3 
 Phương pháp nghiên cứu3
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..3
Cơ sở lý luận........3
Thực trạng....4
Các giải pháp và biện pháp......6
Các giải pháp...6
Các biện pháp tổ chức và thực hiện.6 
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.18
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....19
Kết luận..19
Kiến nghị20 
1.MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
 Đất nước ta đã tiến vào thế kỷ mới. Thế kỷ của nền kinh tế tri thức nên trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Cùng với bao thăng trầm biến cố của lịch sử ngày nay giáo dục mầm non được xem là vấn đề bức thiết là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó đã và đang bắt đầu được quan tâm và phát triển. Ngành học mầm non có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là khâu mở đầu cho các cấp học đầu tiên của cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục mầm non không chỉ cho trẻ trở nên hồn nhiên, nhanh nhẹn vui tươi, cơ thể phát triển cân đối mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh sự ham hiểu biết cũng như dạy trẻ biết yêu thương quan tâm giúp đỡ mọi người, khám phá ra cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng, những kiến thức tiềm khoa học đến với trẻ theo từng độ tuổi có tác dụng thích nghi dần với các hoạt động và làm quen với các sự vật hiện tượng như màu sắc hình dạng. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được thông qua nhiều hoạt động nhằm phát triển tất cả các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Tất cả các lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng giúp trẻ một cách toàn diện. 
 Đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi hoạt động tạo hình chiếm một vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức của trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng....điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.
 Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động tạo hình, trẻ trực tiếp trải nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Qua hoạt động tạo hình giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ, hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ,...nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt. Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình muốn giới thiệu về hoạt động đó, qua đó làm tăng thêm vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Cùng với các hoạt động khác, hoạt động tạo hình giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 
 Riêng đối với trẻ 5 - 6 tuổi, hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được. Ở độ tuổi này các chức năng tâm lý được phát triển hoàn thiện hơn, đối tượng tri giác rộng hơn, đầy đủ hơn. Các vận động của tay đã khéo léo linh hoạt hơn, vì vậy hình tượng trong hoạt động tạo hình ngày một phong phú sinh động. Trẻ biết sắp xếp các hình tượng trong mối quan hệ của chúng, thể hiện được không gian, thời gian. Trẻ thường sử dụng màu theo ý thích, theo chủ quan và theo cảm xúc.
 Trên thực tế hiện nay, hoạt động tạo hình tại trường tôi đang công tác đang được chú trọng bồi dưỡng và nâng cao. Ban giám hiệu luôn nhiệt tình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tích cực tham mưu với các cấp các ngành để có điều kiện tốt nhất cho cô và trò hoạt động. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi đó vẫn còn một số tồn tại. Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy bộ môn tạo hình được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua các tiết dạy tôi nhận thấy rằng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học môn tạo hình của trẻ, học sinh chưa hứng thú với hoạt động tạo hình, phương pháp hướng dẫn của giáo viên còn áp đặt, cứng nhắc. Trước những tồn tại đó, là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi, nghiên cứu để có thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đặc biệt là giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình để từ đó trẻ ham thích hăng say vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hình thành nhân cách cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại vẽ”.
Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thể loại vẽ.
Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu trên 30 cháu 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Minh Lộc – Huyện Hậu Lộc – Tỉnh Thanh Hóa, năm học 2015 – 2016.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận: Nghiên cứu các tài liệu.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trải nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, nó góp một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiển một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực. Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em, về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.
Hoạt động tạo hình còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình cùng với tính tích cực, độc lập, sáng tạo.
 Nhờ có hoạt động này mà trẻ có điều kiện được phát huy năng khiếu về hội hoạ. Do vậy trẻ thường rất say mê khi đến giờ hoạt động tạo hình. Nhưng không phải là khi nào cũng được như vậy vì hoạt động tạo hình ở trường mầm non không đơn thuần chỉ là xé dán hay nặn mà nó còn có bộ môn vẽ. Với các giờ học vẽ thì lại có một đặc thù riêng, trẻ được cầm bút để thể hiện mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào các đường nét khi trẻ vẽ. Cho nên qua thực tế các tiết vẽ tôi thấy trẻ còn rất lúng túng nhiều khi có ý tưởng xong lại không thực hiện được vì đôi tay của trẻ còn non yếu. Đứng trước một thực trạng như vậy là một cô giáo trực tiếp dạy trẻ ở độ tuổi 5- 6 tuổi tôi luôn băn khoăn tự hỏi mình phải làm thế nào để có các giờ dạy trẻ vẽ đạt hiệu quả cao và sáng tạo. Để tìm hiểu về quá trình và phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em, chúng ta xem xét sự phát triển của một dạng hoạt động mang tính tạo hình đặc trưng nhất và xuất hiện sớm nhất đó là hoạt động vẽ.
Ta đã biết đặc điểm vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi vốn hiểu biết đã phong phú, hoạt động của khớp tay, cơ bàn tay đã khéo léo hơn. Vì thế mà bài vẽ của trẻ đã có thêm nhiều chi tiết và có sự kiểm tra bằng mắt. Trẻ bước đầu hành động có mục đích, hình vẽ của trẻ đã cụ thể hơn, phối hợp có nhiều hình ảnh trong bức vẽ. Trẻ đã chú ý đến việc sắp xếp bố cục, các hình ảnh trong tranh của bé có mối quan hệ tỉ lệ với nhau. Trẻ không thích vẽ hình lặp đi lặp lại, trẻ chỉ thích vẽ những đồ vật mới lạ, và màu sắc hấp dẫn. 
 Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là công việc hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa về nhân cách. Hiểu được tầm quan trọng đó tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động tạo hình cho trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề
 Năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công đứng lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với tổng số là 30 cháu, trong đó học sinh nữ có 12 cháu, học sinh nam có 18 cháu. Tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
*Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân, các ban ngành trong toàn xã, trường đã đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ. 
 Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ luôn khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
*Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi nói trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi còn gặp không ít những khó khăn đó là:
+ Đa số học sinh trong lớp kỹ năng về tạo hình còn sơ sài, trẻ cảm nhận tác phẩm nghệ thuật còn đơn giản, chậm, chưa tập trung.
+ Một số trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học tạo hình.
Nhiều sản phẩm tạo hình của trẻ còn chưa đạt yêu cầu.
+ Đa số các bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm kinh tế, rất ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ còn ít.
 Từ những thực trạng trên tôi đi vào khảo sát như sau:
*Kết quả khảo sát thực trạng
* Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng:
Nội dung
khảo sát
Số trẻ
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
 %
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trẻ hứng thú vẽ
30
8
27
12
40
9
30
1
3
0
0
Trẻ biết bố cục bức tranh cân đối
30
5
17
11
37
12
40
2
6
0
0
Vẽ và tô màu bức tranh đẹp
 30
8
27
11
37
9
30
2
6
0
0
Có sản phẩm và biết nhận xét sản phẩm
30
9
30
12
40
8
27
1
3
0
0
* Đánh giá kết quả sau khi khảo sát:
Từ bảng trên cho thấy kết quả các nội dung khảo sát của trẻ vẫn chưa cao. Tỉ lệ trẻ đạt tốt khá còn thấp, vẫn còn trẻ yếu. Trẻ chưa thực sự hứng thú cao khi hoạt động vẽ, nhiều bức tranh chưa có bố cục cân đối hợp lý, nhiều bức tranh tô màu chưa đẹp, còn cẩu thả và một số trẻ còn chưa mạnh dạn nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
* Nguyên nhân:
- Do nhiều trẻ còn chưa biết cách cầm bút, và tay cầm bút còn vụng về.
- Trẻ di màu và tô màu còn chưa đều, còn để khoảng trống và tô lem ra ngoài.
- Trẻ chưa biết bố cục tranh và phối hợp các nét vẽ để tạo ra sản phẩm tạo hình.
- Trẻ chưa biết cách nhận xét đánh giá sản phẩm, nhiều trẻ có tạo ra sản phẩm nhưng chưa biết gọi tên cho sản phẩm của mình.
- Do giờ học còn gò bó, chưa thu hút trẻ, trẻ chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ cô giao.
- Giáo viên chưa áp dụng được nhiều biện pháp thực hiện hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
 Từ thực trạng trên, để việc dạy hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt hơn tôi đã chọn đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường Mầm non, tôi nghiên cứu xây dựng một số biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thể loại vẽ.
2.3. Các giải pháp và biện pháp 
2.3.1. Các giải pháp:
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thể loại vẽ.
- Tích cực nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tham khảo tài liệu về tạo hình, các văn bản nhà nước, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường phối hợp, tham mưu với phụ huynh, với nhà trường để có cơ sở vật chất và các điều kiện tốt nhất cho trẻ hoạt động tạo hình.
2.3.2. Các biện pháp tổ chức và thực hiện:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp trong giờ học
 Để chuẩn bị cho một tiết dạy tôi tạo môi trường học tập thoải mái, thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ: Nhận thức tình cảm, ngôn ngữ, tính kỹ năng, thao tác. Dựa vào số lượng trẻ tôi sắp xếp chỗ ngồi, cách ngồi sao cho hợp lý, trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tâm lý, cá tính của từng trẻ, có biện pháp rèn cho trẻ thói quen chú ý lắng nghe ý kiến của cô, tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt giờ nào việc nấy, có tính tích cực, sáng tạo nhưng mang tính kỷ luật cao. Cô giáo tổ chức các hoạt động cắm cờ bé ngoan và nêu gương cuối tuần để tạo tinh thần thi đua giữa các trẻ. Tôi tập cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trước cô và bạn, giúp trẻ biết cởi mở chia sẻ kinh nghiệm, thích đặt câu hỏi, thích tìm tòi khám phá. Bên cạnh đó tôi phân loại nhóm trẻ, chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ xen kẽ cháu khá và cháu yếu để trẻ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, với những trẻ nhút nhát ít hoạt động tôi xếp cạnh những cháu mạnh dạn, tự tin, hoạt động tốt, với những trẻ cá biệt ngồi gần cô để quan sát, nhắc nhở, quản lí. Qua quá trình thử nghiệm tôi đã đưa các cháu vào nề nếp có thói quen tốt, trẻ thực sự say mê hứng thú với hoạt động tạo hình, không bị gò bó, tư thế thoải mái và sẵn sàng cho hoạt động.
* Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ.
Trong chương trình giáo dục mẫu giáo, vẽ giữ vị trí quan trọng trong hoạt động tạo hình, nhằm góp phần giáo dục thẩm mỹ và hình thành nhân cách của trẻ. Dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo không nhằm đào tạo cho trẻ trở thành họa sĩ mà thông qua vẽ nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ. Dạy vẽ còn giúp cho trẻ bước đầu làm quen với các ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục,Hơn thế nữa, dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo còn có ý nghĩa tích cực trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 như: Trẻ được làm quen với nề nếp, thói quen học tập, làm quen với đồ dùng học tập; Chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cầm bút, thực hiện những đường nét cơ bản giúp cho việc tập viết sau này. Chính vì vậy tôi nghiên cứu biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi để kích thích sự sáng tạo của trẻ mọi lúc mọi nơi, kết hợp giáo dục trong nhóm với giáo dục từng trẻ khuyến khích trẻ giao tiếp hợp tác chia sẻ cùng nhau, trẻ tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ. Để giúp trẻ làm được sản phẩm, vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản tạo hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ năng vẽ cơ bản sau:
+ Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật:
Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng .
Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết như tô màu vàng con cá, quả cam. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang).
+ Kỹ năng vẽ nét thẳng dọc: Tôi dạy trẻ vẽ đưa bút từ trên xuống.
+ Vẽ nét ngang : Đưa bút từ trái sang phải.
+ Vẽ hình tròn: Đưa bút từ trái vòng sang phải.
+ Kỹ năng tô màu: Có thể đưa bút kéo nét xiên, hoặc xoay tròn, đưa nét dọc nhiều lần cho kín hình vẽ.
+ Tôi rèn cho trẻ kĩ năng phối hợp các đường nét, các hình tượng trong tranh và sử dụng màu sắc tạo bức tranh có nhiều chi tiết hơn, sáng tạo hơn. Ví dụ: “Vẽ ngôi nhà thân yêu của bé”: dạy trẻ vẽ bức tranh bên cạnh ngôi nhà có cây, có hoa, cỏ, hoặc ao cá, khóm tre, hàng rào, ruộng vườn.
+ Rèn cho trẻ kỹ năng sắp xếp vẽ các hình ảnh, bố cục hình vẽ trên giấy cân đối. Sắp xếp các hình tượng tạo nên bức tranh có nội dung theo đề tài hay theo ý thích.
+ Rèn kỹ năng trẻ thể hiện được sự cử động đơn giản trong tranh vẽ. (Ví dụ: Trẻ thường vẽ hình ảnh chính diện, cô cần gợi ý, dạy trẻ kỹ năng vẽ hình nghiêng).
Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ. Ở độ tuổi này tôi yêu cầu trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh, biết bố cục tranh cân đối hợp lý và đặt tên cho bức tranh của mình. 
Tôi dạy trẻ cách bố cục tranh bằng cách ước lượng bằng mắt làm sao cho cân đối trên - dưới, trước – sau, to – nhỏ. Và đặc biệt, muốn kỹ năng tạo hình ở trẻ được thành thạo thì mỗi giáo viên cần phải thường xuyên rèn luyện các kỹ năng cho trẻ.
 Bên cạnh những kỹ năng vẽ, tô màu, tôi còn rèn cho trẻ kỹ năng biết nhận xét và đánh giá sản phẩm. Tôi thường nhận thấy trong mỗi hoạt động tạo hình thì khi trẻ tạo ra được sản phẩm trẻ rất vui và thận trọng sản phẩm của mình. Vì vậy khi sản phẩm của mình được nhiều người thích thú khen ngợi thì trẻ sẽ vô cùng hào hứng tạo động lực cho những hoạt động sau. Xuất phát từ lẽ đó mà việc giáo viên nhận xét sản phẩm sao cho thật khách quan mà không làm mất hứng thú của trẻ là rất quan trọng. Muốn dạy trẻ biết cách nhận xét tranh, giáo viên phải có sự hiểu biết về các tác phẩm hội họa. Đặc biệt khi nhận xét về tranh vẽ của trẻ, cần dựa trên yêu cầu của tiết học và khả năng vẽ của từng trẻ. Trong khi nhận xét tranh, cần lưu ý khen, động viên trẻ là chính, biết khơi gợi cảm xúc, ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình đối với trẻ chưa thực hiện được yêu cầu của bài.
 Ví dụ: Trong hoạt động dạy trẻ “vẽ bánh”(đề tài) chủ đề nghề nghiệp, cháu Khánh Linh chỉ vẽ được một chiếc bánh hình tròn, không có nhiều loại bánh như các bạn khác. Tôi nhẹ nhàng hỏi : “Linh ơi, con đang vẽ bánh gì đấy”?
“Chiếc bánh này có dạng hình gì”? Và cháu đã trả lời: “Con vẽ bánh quy ạ, chiếc bánh này có dạng hình tròn”. Thế rồi tôi gợi ý: “Con có biết không, các cô thợ làm bánh hàng ngày làm ra rất nhiều loại bánh, có những chiếc bành có dạng hình tròn giống như chiếc bánh con đã vẽ, và còn có cả những chiếc bánh hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật nữa. Nếu con vẽ nhiều loại bánh có hình dạng khác nhau thì chắc hẳn các cô thợ làm bánh sẽ rất vui đấy. Và như vậy bài vẽ của con sẽ sinh động phải không”. Với cách nhận xét và hướng dẫn như vậy, ngay lúc đó cháu Khánh Linh đã nhanh chóng vẽ thêm rất nhiều loại bánh có hình dạng khác nhau và còn biết đặt tên cho sản phẩm của mình nữa.
 Với trẻ 5 - 6 tuổi, tôi yêu cầu trẻ nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng, bố cục. Phải làm sao để các trẻ khác cùng nắm vững và củng cố được các kỹ năng về tạo hình như : tô màu sắc hài hòa, hay bạn vẽ đẹp, cân đối về bố cục. Sau đó tôi củng cố nhận xét cho trẻ. Khi dạy trẻ nhận xét tranh, tôi yêu cầu trẻ phải quan sát thật kỹ tranh rồi mới nhận xét, và nhận xét nổi bật những gì bạn đã làm được, nếu chưa hoàn thiện thì gợi ý cho trẻ vẽ thêm một vài chi tiết để bức tranh đẹp hơn. Nhiều lần như vậy trẻ sẽ biết nhận xét tranh của mình rồi biết nhận xét tranh của bạn. (Ảnh 3 – phụ lục ).
* Biện pháp 3: Linh hoạt, sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
Chương trình giáo dục Mầm non mới xây dựng thực hiện theo hướng mở phù hợp với các mức độ theo từng độ tuổi. Để giờ hoạt động tạo hình có hiệu quả cao người giáo viên cần phải có sự linh hoạt sáng tạo trong hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Trên cơ sở đó tôi dùng các thủ thuật vào bài khác nhau, phù hợp với từng đề tài, ở từng chủ đề để gây được hứng thú cho trẻ. Lựa chọn hình thức tổ chức tạo tâm thế thoải mái, không gò ép trẻ, mọi phương pháp đưa ra phù hợp với kỹ năng, với nhận thức của trẻ, phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ học qua vui chơi, qua trải nghiệm, tìm tòi khám phá khoa học, hình thành và rèn luyện kỹ năng tạo hình, phát triển năng khiếu thẩm mỹ.
Khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, giáo viên dùng thủ thuật tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều cách: tham quan mô hình, tổ chức hội thi, mở triển lãm, kết hợp các trò chơi và bố trí sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ với đội hình có thể là theo tổ, theo nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc