SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Nga Mỹ

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Nga Mỹ

Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng, một chữ viết riêng. Qua ngôn ngữ, qua chữ viết đó con người thể hiện những tâm tư tình cảm, những ước mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đất nước Việt Nam chúng ta - Một đất nước với bề dày văn hóa và lịch sử đã sáng tạo ra chữ viết riêng, ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Đây là niềm tự hào cho mỗi người con đất Việt khi được nói và viết tiếng việt. Nói về chữ viết ông cha ta đã có câu: “Nét chữ là nét người”. Chính vì vậy mà có những nét chữ thể hiện tính cách con người cẩn thận, ngay ngắn; có những nét chữ thể hiện con người phóng khoáng tài hoa, nhưng cũng có những nét chữ thể hiện cẩu thả không cẩn thận,.

Một trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là làm cho trẻ sử dụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày. Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với mọi người xung quanh, để tư duy, để tiếp thu khoa học, để bồi dưỡng tâm hồn. Mặt khác, thông qua hoạt động làm quen chữ viết, còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.{1}

Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động “Làm quen với chữ cái” là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng. Chuẩn bị cho trẻ học chữ ở lớp Một, tạo sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và tiểu học một cách khoa học và hợp lí là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Ngoài việc chuẩn bị thể lực, tâm thế, một số thói quen học tập cho trẻ, chúng ta còn cần các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết. Cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết là chuẩn bị các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi trẻ bước vào lớp Một{1}. Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ viết cũng đã đổi mới đáng kể.

 

doc 27 trang thuychi01 8304
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Nga Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
Biện pháp 1: Tự học tập, tự bồi đưỡng để nâng cao năng lực sư phạm.
4
Biện pháp 2: Tạo môi trường chữ viết phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
5
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động LQVCC theo phương pháp giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm”
7
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua các hoạt động học khác và mọi lúc mọi nơi.
9
Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ LQVCC.
13
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc LQVCC cho trẻ.
16
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
3
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng, một chữ viết riêng. Qua ngôn ngữ, qua chữ viết đó con người thể hiện những tâm tư tình cảm, những ước mong về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đất nước Việt Nam chúng ta - Một đất nước với bề dày văn hóa và lịch sử đã sáng tạo ra chữ viết riêng, ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Đây là niềm tự hào cho mỗi người con đất Việt khi được nói và viết tiếng việt. Nói về chữ viết ông cha ta đã có câu: “Nét chữ là nét người”. Chính vì vậy mà có những nét chữ thể hiện tính cách con người cẩn thận, ngay ngắn; có những nét chữ thể hiện con người phóng khoáng tài hoa, nhưng cũng có những nét chữ thể hiện cẩu thả không cẩn thận,.....
Một trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là làm cho trẻ sử dụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày. Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với mọi người xung quanh, để tư duy, để tiếp thu khoa học, để bồi dưỡng tâm hồn. Mặt khác, thông qua hoạt động làm quen chữ viết, còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.{1}
Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động “Làm quen với chữ cái” là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng. Chuẩn bị cho trẻ học chữ ở lớp Một, tạo sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và tiểu học một cách khoa học và hợp lí là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Ngoài việc chuẩn bị thể lực, tâm thế, một số thói quen học tập cho trẻ, chúng ta còn cần các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết. Cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết là chuẩn bị các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi trẻ bước vào lớp Một{1}. Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ viết cũng đã đổi mới đáng kể. 
Là giáo viên mầm non nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là giúp trẻ nắm được cấu tạo, phát âm chuẩn ngữ âm Tiếng Việt. Bởi không chỉ dạy trẻ nhận mặt chữ và phát âm từng chữ cái riêng lẻ (a, b, c...) trong 29 chữ cái mà còn dạy chữ cái cho trẻ trong các từ, câu gần gũi mà trẻ hay nhìn thấy xung quanh như : bài thơ, câu chuyện, tên truyện tranh, tên trẻ, tên nhân vật, đồ vật yêu thích qua sách truyện, họa báo, bảng hiệu trường, quảng cáo, tên bạn,. 
Để trẻ học tốt hoạt động “Làm quen với chữ cái” theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo mầm non. Vì vậy người giáo viên mầm non phải làm thế nào để giúp trẻ làm quen chữ viết một cách tốt nhất. Bản thân nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này nên đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi tại trường Mầm non Nga Mỹ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong công tác giáo dục trẻ Mầm non thì việc cho trẻ Làm quen với chữ viết là không thể thiếu. Vì vậy mà tôi đã nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà tôi chọn để nghiên cứu là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá Xanh trường Mầm Non Nga Mỹ do tôi phụ trách.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp dùng lời nói
- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ
- Phương pháp nêu gương.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Công tác giáo dục là một chủ chương lớn, quan trọng của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó giáo dục mầm non là một ngành học cần thiết, một tác nhân quan trọng tác động và hình thành nhân cách con người cho trẻ. Chính vì vậy ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng tiếp tục đẩy mạnh và không ngừng đổi mới, nâng cao công tác giảng dạy để  tiến dần đến việc hoàn thiện một giáo trình cơ bản mang tính giáo dục cao, có hiệu quả nhất, để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người mới. 
Đối  với trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hoạt động như học tập, vui chơi, lao động.. Song một trong những hoạt động không thể thiếu được với trẻ đó là phát  triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhờ có ngôn ngữ mà con người hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội.
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất là trí thức công cụ để phát triển tư duy trí thức chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển . Ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về 5 mặt giáo dục: đức, trí, lao, thể, mỹ.
Vậy hoạt động làm quen  với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện  khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt .
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ  hiểu được mối quan hệ  giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. 
Cho trẻ làm quen với chữ cái còn góp phần kích thích phát triển tư duy và hình thành tính tích  cực của trẻ, nó giúp trẻ định hướng trong không gian, giúp trẻ điều khiển những hoạt động của các giác quan. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn  bị tích cực cho trẻ  vào trường tiểu học. Như vậy làm quen với chữ cái là không thể thiếu được trong nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2017 - 2018 này, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi. Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài trong điều kiện thực trạng như sau:
Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Mỹ là trường chuẩn Quốc gia có đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ viết.
- Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng nổ, có năng lực vững vàng, luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học, luôn dự giờ thăm lớp góp ý xây dựng cho các hoạt động của lớp.
- Có hội phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường của lớp. Hội phụ huynh đã đầu tư mua sắm đồ dùng đồ chơi cho con em mình tương đối đầy đủ, hưởng ứng mọi phong trào của trường của lớp đề ra.
- Bản thân có trình độ Đại học, luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi đưỡng và giáo dục trẻ, tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con em mình. Tôi còn được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, được dự giờ dạy mẫu từ đồng nghiệp, luôn tham khảo tài liệu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để tìm ra các phương pháp dạy, cách tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp với trẻ lớp mình, giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động .
- Lớp tôi phụ trách là lớp mẫu giáo lớn với tổng số 30 cháu, trong đó 14 cháu nữ, 16 cháu nam, trẻ đã có nề nếp học tập và các thói quen tốt, như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, lao động tự phục vụ, 	
Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn còn gặp không ít những khó khăn, đó là:
- Trường tôi gần công ty may WINNERS VINA và công ty may MS.VINA. Tuy vậy, đời sống của nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Bố mẹ các cháu đa số là công nhân làm ở công ty, họ đi làm cả ngày, có khi làm tăng ca đến 9-10 giờ tối mới về nên họ ít có thời gian quan tâm đến con em mình. 
	- Ngoài điều kiện khó khăn ra phụ huynh cứ nghĩ trẻ đến lớp chủ yếu là múa hát, đọc thơ và chơi rồi đọc xa xả vài cái chữ là xong. Bởi họ chưa hiểu được sự khác nhau giữa việc làm quen chữ viết trước đây và làm quen chữ viết hiện nay. Vì vậy phương pháp dạy của phụ huynh chưa khoa học.
- Cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, có cháu sinh cuối năm nên nhận thức của các cháu chưa đồng đều dẫn đến chất lượng của hoạt động làm quen với chữ viết chưa cao.	
	- Mặt khác, do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương hay phát âm sai lỗi chính tả nên ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy trẻ làm quen với chữ viết. Ví dụ: Phụ huynh thường phát âm chữ “bây giờ” thành “bay giờ”; “cái đĩa” thành “cái đỉa”..... 
Đứng trước tình hình thực trạng trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài. Tôi thực hiện khảo sát trẻ trong lớp về một số nội dung mục tiêu đề tài đặt ra. 
(Bảng khảo sát ban đầu - phụ lục 1)
Với kết quả khảo sát trên, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để tổ chức được các hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ; để trẻ mạnh dạn, tự tin là một bài toán khó đối với tôi . Và tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ lớp tôi, cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Biện pháp 1. Tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm.
Với trẻ mầm non, trẻ rất tin tưởng vào cô giáo, nghe lời cô giáo hơn cả cha mẹ mình. Trẻ rất thích bắt chước người lớn, đặc biệt là cô giáo. Nếu cô phát âm đúng thì trẻ phát âm đúng, nếu cô phát âm sai thì trẻ phát âm sai. Vì vậy, để giúp trẻ làm quen với chữ cái được tốt thì trước hết giáo viên phải tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân. Hơn thế nữa giáo viên luôn là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo. Vì vậy mà bản thân đã tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng như sau:
- Tôi nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cấu tạo, đặc điểm và cơ chế phát âm của 29 chữ cái và tôi tự luyện phát âm.
- Tôi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi từ đồng nghiệp.
- Tôi tự học tập, tự bồi dưỡng để tìm ra phương pháp phù hợp và hình thức tổ chức hoạt động LQVCC sinh động, hấp dẫn trẻ.
- Sưu tầm các trò chơi chữ cái để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, dễ nhớ và nhớ chữ cái lâu.
- Mặt khác, trong Tiếng Việt các nhà ngôn ngữ đã xác định, phát âm của phương ngữ Hà Nội được lấy làm cơ sở chính âm {1}. Bởi vậy mà hàng ngày, tôi thường tạo điều kiện để nghe chương trình phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam. Qua đó tôi tự luyện phát âm. Sau đó tôi tự làm bài tập trắc nghiệm để kiểm chứng khả năng phát âm của mình
Ví dụ: Điền “x” hay “s” vào các từ sau cho phù hợp
+ “Quyển . ách”, “..ạch . ẽ”, “.anh biếc”.
+ Tôi đã điền: “Quyển sách”, “sạch sẽ”, “xanh biếc”
- Hàng ngày, trong khi giao tiếp với mọi người xung quanh, cũng như dạy trẻ tôi luôn ý thức đến cách phát âm của mình. 
- Tôi mua vở tập tô về nhà luyện tập tô sao cho đúng quy trình và trùng khít.
- Sưu tầm truyện tranh, sách tranh để giúp trẻ được làm quen với việc đọc sách.
Kết quả đạt được: Chính nhờ sự kiên trì học hỏi và tích cực rèn luyện của bản thân đã nắm vững kiến thức, kỹ năng mà cách phát âm riêng lẻ từng chữ cái cũng như những lời nói của tôi lúc nào cũng là lời nói mẫu đối với trẻ. Từ đó chất lượng hoạt động LQVCC của lớp được nâng cao.
Biện pháp 2: Tạo môi trường chữ viết phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
Việc tạo môi trường chữ viết rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên cần phải tổ chức môi trường chữ viết trong trường mầm non phong phú, đa dạng, hấp dẫn để trẻ được “Tắm mình trong chữ viết” và giúp trẻ LQVCC một cách tự nhiên. Đó là các góc chơi trong lớp và các khu hoạt động ngoài lớp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức, khả năng sáng tạo, tình cảm, hành vi đạo đức,  Xây dựng môi trường chữ viết đáp ứng yêu cầu, nội dung giáo dục của chủ đề, phù hợp với nhận thức của trẻ để phát huy được tính tích cực, tò mò khám phá của trẻ và mang lại hiệu quả cao. Từ đó tôi đã xây dựng môi trường chữ viết như sau:
a. Tạo môi trường chữ viết trong lớp:
Việc tạo môi trường chữ viết trong lớp, tôi bám sát yêu cầu, nội dung giáo dục của mỗi chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ lớp tôi. Ở mỗi góc đều có tên góc, đồ dùng đồ chơi trong lớp tôi đều viết tên. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo dục tốt và dưới mỗi bức tranh đều có chữ viết kèm theo để trẻ chơi đồng thời củng cố lại chữ cái mà trẻ đã được học. 
* Tạo môi trường chữ viết ở các góc mở:
Để ôn luyện và khắc sâu kiến thức cho trẻ trong giờ hoạt động học có chủ định, tôi đã xây dựng góc mở “Chữ cái bé yêu”
Ở góc này, tôi lấy hình ảnh con nai, trang trí bảng găm bằng các hình bông hoa để tạo thành góc mở: “Chữ cái bé yêu”. Trên mình con nai tôi phân bố thành các nội dung: Chữ cái bé đã học, số nét, hình ảnh, từ tương ứng. Tôi chuẩn bị các lôtô có hình ảnh đẹp phù hợp với chủ đề, có từ tương ứng với hình ảnh ở phía dưới, các thẻ chữ cái, thẻ số. Vào gìơ hoạt động góc khi trẻ về góc chơi tôi hướng dẫn trẻ để trẻ được chơi cá nhân, nhóm. 
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” sau khi cho làm quen với chữ i,t,c ở hoạt động học có chủ định. Khi vào hoạt động góc tôi cho trẻ chơi ở góc mở “Chữ cái bé yêu”, tôi hỏi trẻ: 
Hôm nay các con được làm quen với chữ cái gì? (Trẻ lấy chữ t gắn lên)
Chữ t có mấy nét? (2 nét, trẻ gắn số 2).
Chọn hình ảnh con vật có chứa chữ cái mà con đã được học trong chủ đề này để gắn lên và ghép từ tương ứng. 
Trẻ chọn hình ảnh “con tôm”, trẻ sẽ chọn các thẻ chữ cái: c,o,n,t,ô,m để ghép thành từ tương ứng. 
Tương tự với các hình ảnh khác. 
(Hình ảnh1: Bé gắn chữ cái theo tranh – Phụ lục 2)
* Tạo môi trường chữ viết qua các ký hiệu của trẻ:
Đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập, đồ chơi (khăn, cốc, ghế, díp đánh răng, gối, hộp bút, sách, vở...) của trẻ mầm non phải đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ, giáo dục và yêu cầu của ngành nên thường được mua đồng bộ. Vậy làm cách nào để trẻ phân biệt được đồ của mình với của bạn, tôi đã dùng chữ cái để làm ký hiệu cho mỗi trẻ. Tất cả các đồ dùng của mỗi trẻ tôi chỉ sử dụng 1 kí hiệu. Điều này có tác dụng giúp trẻ được tiếp xúc với chữ cái ở mọi thời điểm, trẻ dễ nhớ chữ cái đồng thời nhớ đồ dùng của mình từ đó mà trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng của mình. 
Ví dụ: Cháu Mai Lan có cốc mang ký hiệu là chữ cái a, thì tủ đựng đồ, khăn, ghế, gối, hộp màu,....đều mang chữ cái a. Cháu Việt Hà có cốc mang ký hiệu là chữ cái u thì tủ đựng đồ, khăn, ghế, gối, hộp màu,....đều mang chữ cái u;..... Vì vậy khi các cháu sử dụng đồ dùng cá nhân, các cháu đã lấy đúng đồ dùng mang ký hiệu của mình. Qua đây trẻ không những nhớ đồ dùng và ký hiệu của mình mà trẻ còn nhớ đồ dùng và ký hiệu của bạn. 
(Hình ảnh: Đồ dùng cá nhân của trẻ được gắn ký hiệu là những chữ cái – Phụ lục 3)
b. Tạo môi trường chữ viết ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học như: Tranh tuyên truyền, cây cối, đồ chơi ngoài trời ... có gắn các chữ cái cũng là điều kiện cho trẻ được củng cố, khắc sâu về chữ viết và mở rộng vốn từ cho trẻ.
Ở vườn cây của bé, trên mỗi cây đều treo tên của cây đó. Khi cho trẻ chăm sóc cây, trẻ biết được loại cây mình chăm sóc là cây gì. Và tên cây đó được viết bằng mấy chữ cái? Có những chữ cái nào trẻ đã được học? Chữ cái nào chưa trẻ chưa được học? 
Ví dụ: Khi trẻ quan sát cây vú sữa, tôi hỏi trẻ:
- Con đang quan sát cây gì?
- Từ “Cây vú sữa” được viết bằng những mấy chữ cái?
- Từ “Cây vú sữa” có chữ cái nào con đã được học?
(Hình ảnh: Cây trong trường có gắn chữ viết – Phụ lục 4)
Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết mà tôi xây dựng đã đem lại cho trẻ sự hứng thú cao trong hoạt động học nói chung và hoạt động làm quen với chữ viết nói riêng. 
* Kết quả đạt được: Năm học 2017 – 2018 tôi đã xây dựng môi trường chữ viết theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, phù hợp với 10 chủ đề thực hiện trong năm học cũng như khả năng nhận thức của trẻ lớp tôi.
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động LQVCC theo phương pháp giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm”
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có khả năng thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau. Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm”{3}.
 Tổ chức hoạt động LQVCC đa dạng, phong phú theo nhiều hình thức khác nhau: tập thể, cá nhân, theo nhóm nhỏ... Trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm, cô chỉ là người hướng dẫn khuyến khích, đặt câu hỏi gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được chia sẻ, trình bày ý kiến của mình. 
Hoạt động học LQVCC là hoạt động mà giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến thức mà trẻ thu nhận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau {1}.
Hoạt động học LQVCC là một hoạt động chính để trẻ được tìm hiểu, khám phá về chữ cái mới. Đây là hoạt động đòi hỏi ở giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt và sự khéo léo khi tổ chức hoạt động. Hoạt động này cần phải lồng ghép, tích hợp một vài hoạt động khác trong quá trình cung cấp kiến thức cho trẻ, quá trình tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp, lôgic, nhẹ nhàng và đặc biệt phải lôi cuốn, kích thích được trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Tích hợp nhưng không làm mất đi phần trọng tâm của bài. 
Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo (Trẻ là trung tâm) tôi chọn lựa và sử dụng linh hoạt hình thức tổ chức hoạt động phù hợp, hấp dẫn trẻ. 
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái u,ư ở chủ đề “Nghề nghiệp”. Tôi chỉ là người dẫn chương trình hướng dẫn, gợi mở để trẻ hoạt động một cách chủ động và sáng tạo.
	 * Gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động:
Nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, ban giám khảo cùng toàn thể các bé đến với chương trình “Đuổi hình bắt chữ u,ư” với chủ đề “Sản phẩm nhà nông” ngày hôm nay.
- Đến tham gia chương trình gồm có 2 đội chơi:
+ Đội thứ nhất mang tên: Lúa Vàng – Trẻ đi từ ngoài vào vẫy tay chào.
+ Đội thứ hai mang tên: Dưa hấu– Trẻ đi từ ngoài vào vẫy tay chào..
- Người dẫn chương trình là tôi – cô giáo Mai Thu.
- Nội dung chương trình “Đuổi hình bắt chữ u, ư”, gồm 3 phần:
+ Phần 1: Bắt chữ qua tranh.
+ Phần 2: Bắt chữ siêu tốc.
+ Phần 3: Bắt chữ qua trò chơi.
 * LQ với chữ “u”:
- Hình ảnh đầu tiên trong chương trình đuổi hình bắt chữ u,ư là gì? (Cánh đồng lúa chín vàng).
- Đọc từ dưới tranh: “Lúa vàng” (Lớp, cá nhân)
- Từ “Lúa vàng ” gồm có mấy chữ cái?
- Có chữ cái nào con đã được học?
- Cho trẻ quan sát chữ “u” trên màn hình máy tính.
- Cô nêu cách phát âm
- Cho trẻ phát âm chữ “u”: Lớp, tổ, cá nhân.
- Tôi cho trẻ đứng đối diện tôi để quan sát tôi phát âm và tập phát âm. Tôi đặc biệt chú ý đến việc rèn phát âm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc