SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Tân – Thạch Thành - Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Tân – Thạch Thành - Thanh Hóa

Với trẻ mầm non, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu, là chiếc cầu nối giữa trẻ với thế giới xung quanh. Những bài hát trong chương trình giáo dục mầm non rất gần gũi, quen thuộc với trẻ. Tôi và bạn đều trải qua những ngày học mẫu giáo. Vậy bạn còn nhớ gì về những bài hát còn học mẫu giáo? Chắc chắn câu trả lời sẽ là: Ba thương con, Cháu yêu bà, Đi học về.Mặc dù tên bài hát có thể không chính xác nhưng lời ca và giai điệu thì không thể nào khác đi được. Điều đó chứng tỏ rằng những ca khúc được học trong trường mầm non luôn in đậm trong ký ức mỗi chúng ta. Với bản thân tôi, những ca khúc đó có lẽ trong suốt cuộc đời tôi cũng không thể quên. Những tình cảm yêu thương giữa những người thân trong gia đình, giữa con người với con người trong từng bài hát theo ta một cách thầm lặng mà gắn bó sâu sắc. Và giờ đây khi đã là một giáo viên mầm non tôi mới biết âm nhạc là một phần không thể thiếu trong tâm hồn trẻ thơ.

Là một giáo viên mầm non vào nghề năm 2008, qua gần 9 năm chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non, đặc biệt 5 năm làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, tôi nhận thức sâu sắc âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Ở lớp Mẫu giáo lớn 1 của tôi, đa số trẻ biết cảm nhận và thể hiện đúng với giai điệu của bài hát song khả năng vận động theo nhạc còn bị hạn chế. Chính vì thế, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giúp trẻ cảm nhận tốt âm nhạc, đưa những tác phẩm âm nhạc có nội dung phù hợp theo từng chủ đề để làm sao thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ được phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động.

Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Tân –

doc 26 trang thuychi01 9443
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Tân – Thạch Thành - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
 PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÀNH TÂN – THẠCH THÀNH 
 Người thực hiện: Hà Thị Đào
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Thành Tân
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2.1.Thuận lợi
2
2.2.2. Khó khăn
2
2.2.3. Kết quả thực trạng trên
3
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
3
2.3.1. Xây dựng kế hoạch rèn luyện cho trẻ trong cả năm học.
3
2.3.2 Lựa chọn đề tài phù hợp với từng chủ điểm 
3
2.3.2. Rèn luyện tai nghe nhạc, các kỹ năng cơ bản, tập cho trẻ cảm nhận sắc thái tình cảm của các bài hát
7
2.3.2.1 Rèn luyện tai nghe nhạc và các kỹ năng cơ bản
7
2.3.2.2 Động viên trẻ thể hiện phù hợp với sắc thái tình cảm của bài hát
9
2.3.3. Tổ chức hiệu quả các hoạt động học và chơi
10
2.3.3.1. Hình thức tổ chức trên tiết học
10
2.3.3.1.1. Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo
10
2.3.3.1.2. Động viên trẻ thể hiện tác phẩm một cách tự tin.
12
2.3.3.2. Hình thức tổ chức ngoài tiết học
13
2.3.4. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi âm nhạc rèn luyện cho trẻ, thiết kế đồ dùng dạy học sáng tạo.
16
2.3.4.1. Sử dụng một số trò chơi rèn luyện kỹ năng cho trẻ.
16
2.3.4.2. Thiết kế đồ dùng dạy học sáng tạo
17
2.4. Kết quả của sang kiến kinh nghiệm.
17
3. Kết luận và kiến nghị 
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sang kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng đánh giá xếp loại cấp Phòng GD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT. 
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài:
Với trẻ mầm non, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu, là chiếc cầu nối giữa trẻ với thế giới xung quanh. Những bài hát trong chương trình giáo dục mầm non rất gần gũi, quen thuộc với trẻ. Tôi và bạn đều trải qua những ngày học mẫu giáo. Vậy bạn còn nhớ gì về những bài hát còn học mẫu giáo? Chắc chắn câu trả lời sẽ là: Ba thương con, Cháu yêu bà, Đi học về...Mặc dù tên bài hát có thể không chính xác nhưng lời ca và giai điệu thì không thể nào khác đi được. Điều đó chứng tỏ rằng những ca khúc được học trong trường mầm non luôn in đậm trong ký ức mỗi chúng ta. Với bản thân tôi, những ca khúc đó có lẽ trong suốt cuộc đời tôi cũng không thể quên. Những tình cảm yêu thương giữa những người thân trong gia đình, giữa con người với con người trong từng bài hát theo ta một cách thầm lặng mà gắn bó sâu sắc. Và giờ đây khi đã là một giáo viên mầm non tôi mới biết âm nhạc là một phần không thể thiếu trong tâm hồn trẻ thơ.
Là một giáo viên mầm non vào nghề năm 2008, qua gần 9 năm chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non, đặc biệt 5 năm làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, tôi nhận thức sâu sắc âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Ở lớp Mẫu giáo lớn 1 của tôi, đa số trẻ biết cảm nhận và thể hiện đúng với giai điệu của bài hát song khả năng vận động theo nhạc còn bị hạn chế. Chính vì thế, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giúp trẻ cảm nhận tốt âm nhạc, đưa những tác phẩm âm nhạc có nội dung phù hợp theo từng chủ đề để làm sao thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ được phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động. 
Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Tân – Thạch Thành - Thanh Hóa” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp gây hứng thú và phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ khi tham gia các hoạt động âm nhạc, giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng nghe và biểu diễn, kỹ năng chơi trò chơi, kỹ năng thẩm âm tiết tấu cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này trong năm học 2016 -2017, tôi đã chọn Lớp mẫu giáo Lớn 1 (5- 6 tuổi) tại trường mầm non Thành Tân là đối tượng khảo sát, thực nghiệm.	 	 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp. Cụ thể như sau:
+ Phương pháp lý luận.
+ Phương pháp quan sát, so sánh
+ Phương pháp khảo sát, đánh giá, thống kê, toán học.
+ Phương pháp thực nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là công cụ hữu hiệu, là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ và kỹ năng xã hội. 
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động giáo dục nghệ thuật hết sức gần gũi đối với trẻ, được trẻ rất yêu thích. Có thể nói âm nhạc là một hoạt động giáo dục không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu, ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người.
Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, hát múa minh họa, chơi trò chơi âm nhạc, biểu diễn ... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tốt của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Đó chính là những cơ sở lý luận giúp tôi làm căn cứ để tìm ra những biện pháp cải tiến góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu lớn 1 (5-6 tuổi) tại trường mầm non Thành Tân đạt hiệu quả
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2016- 2017, tôi được Nhà trường phân công phụ trách Lớp Mẫu giáo lớn 1(5-6 tuổi) với số cháu là: 28 cháu. Khi lựa chọn đề tài này tôi có những thuận lợi khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi: 
- Được sự chỉ đạo sát sao của PGD & ĐT Huyện Thạch Thành cũng như BGH nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập và vui chơi như : Các thiết bị điện tử (Tivi, máy vi tính, loa, đài, máy in), dụng cụ âm nhạc (phách tre, nứa, xắc xô, mõ,  ), trang phục: váy áo dân tộc, gùi múa, quạt, ô, khăn von, bông múa, mũ múa theo chủ đề: thực vật, động vật, gia đình
- Bản thân tôi là một giáo viên trình độ Đại học sư phạm mầm non, với gần 9 năm công tác trong nghề rất yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, chủ động cập nhật thông tin, linh hoạt, sáng tạo đổi mới các phương pháp, hình thức trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
- Số cháu ít hơn so với quy định (28/35 cháu), các cháu đều có nền nếp, ngoan ngoãn, thích tham gia các hoạt động. 
- Trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc mang tính tập thể. 
2.2.2. Khó Khăn:
- Do trình độ nhận thức không đồng đều, 70% trẻ trong lớp là trẻ dân tộc 
Mường, nói tiếng kinh chưa thạo; Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và khi tham gia các hoạt động dưới hình thức nhóm nhỏ và cá nhân.
- Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm chăm lo để phối hợp cùng với giáo viên dạy trẻ, còn mang nặng tâm lý đi học là học chữ, học số, hát múa không quan trọng, nên còn xem nhẹ... bản thân tôi thấy rất lo lắng đến vấn đề này.
- Ở lớp mẫu giáo lớn của tôi, đa số trẻ biết cảm nhận và thể hiện bài hát song khả năng còn bị hạn chế. Tai nghe nhạc của trẻ chưa chuẩn nên hát còn nhầm từ, sai từ, lệch giai điệu hoặc nhịp điệu. Khi vận động trẻ thường nhầm lẫn giữa các loại tiết tấu. Kỹ năng chơi trò chơi của trẻ còn chậm. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thành Tân – Thạch Thành – Thanh Hóa”
2.2.3. Kết quả thực trạng của lớp đầu năm:
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG KHẢ NĂNG THAM GIA HĐ ÂM NHẠC CỦA TRẺ
Tháng 9. Năm học 2016 - 2017
TT
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa đạt
SL
TL(%)
SL
TL(%)
1
Khả năng cảm thụ âm nhạc
19/28
67.9
9/28
32.1
2
Kỹ năng vận động theo nhạc
17/28
60.7
11/28
39.3
3
Kỹ năng chơi trò chơi âm nhạc
18/28
64.3
10/28
35.7
4
Kỹ năng biểu diễn tác phẩm âm nhạc
16/28
57.1
12/28
42.9
Tổng số trẻ biết thể hiện các kỹ năng hoạt động giáo dục âm nhạc
17
60.7
11
39.3
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Xây dựng kế hoạch và lựa chọn đề tài phù hợp với từng chủ điểm giáo dục ở trường mầm non.
2.3.1.1. Xây dựng kế hoạch rèn luyện cho trẻ trong cả năm học:
Sau khi nắm bắt đặc điểm của trẻ trong lớp mình, tôi nghĩ cần thiết phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Việc lập kế hoạch rèn luyện cho trẻ cần đảm bảo yêu cầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để tư duy của trẻ nắm bắt kịp những yêu cầu cô đưa ra. Vì vậy tôi đã đề ra cho mình những định hướng cụ thể cho từng giai đoạn:
Thời gian
Đặc điểm phát triển của trẻ
Nội dung
Giai đoạn 1: Tháng 8+9
Trẻ mới nhận lớp, lạ cô lạ lớp, bước đầu quen lớp quen bạn, có một số kỹ năng âm nhạc 
- Rèn luyện cho trẻ tập hát một số bài hát mới phù hợp với lứa tuổi để trẻ có tâm thế vui tươi khi đến lớp và hòa nhập với các bạn.
- Ôn luyện lại một số kỹ năng vận động đã học ở lớp dưới ( theo nhịp, phách , VĐTTC,...), kết hợp học một số bài hát mới, chơi những trò chơi và vận động đã học ở lớp nhỡ.
- Rèn luyện tai nghe nhạc cho trẻ bằng cách sử dụng các bài tập nghe.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề và trong ngày hội, ngày lễ: Khai giảng năm học và tết trung thu.
Giai đoạn 2: 10, 11/2016
Trẻ đã có nề nếp ổn định, phần nào biết thể hiện cá tính cũng như năng khiếu của bản thân.
Dạy trẻ một số vận động mới; Dạy trẻ một số bài hát ngoài chương trình mọi lúc mọi nơi để trẻ có nhiều cảm nhận khác nhau đối với từng thể loại âm nhạc.
- Ôn luyện các kỹ năng đã học mọi lúc mọi nơi; Cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề và trong ngày lễ kỷ niệm: 20/10; 20/11
Giai đoạn 3: tháng 12/2106, Tháng 01/2017
Trẻ có nề nếp , kỹ năng ổn định. Năng động hơn trong các hoạt động học và chơi.
- Dạy trẻ cách biểu diễn đối với từng thể loại âm nhạc.
- Cho trẻ làm quen với một số loại nhạc cụ thông qua các trò chơi âm nhạc; Cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề và trong ngày lễ kỷ niệm: 22/12; 
Giai đoạn 4: tháng 2, 3/2017
Trẻ có kỹ năng thành thục đối với các môn học, biết làm theo cách riêng của mình.
- Tổ chức cho trẻ được chơi nhiều trò chơi âm nhạc để rèn luyện kỹ năng cũng như củng cố năng lực biểu diễn cho trẻ.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề và trong ngày lễ, tết: tết nguyên đán, ngày 8/3, hội thi bé cấp trường, cấp huyện.
Giai đoạn 5: tháng 4, 5/2017
Trẻ đã hình thành kỹ năng hát, vận động, trò chơi. Có sáng tạo riêng trong thể hiện, có sự biểu cảm đối với người xem.
- Tổ chức cho trẻ được ôn luyện các kỹ năng đã học, tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ trong những giờ ngoài hoạt động chung.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề và trong ngày lễ hội: Tổng kết năm học; Cho trẻ được tập một số bài dân vũ đơn giản
Với việc lập ra cho mình kế hoạch chi tiết cụ thể như trên tôi cảm thấy 
việc phân bố thời gian dành cho dạy âm nhạc cho trẻ đồng đều hơn, không bị 
chồng chéo trong rèn kỹ năng âm nhạc cũng như kỹ năng các môn học khác.Vừa tạo điều kiện cho việc dạy của cô, vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn và đầy đủ hơn. Nó còn giúp tôi có thời gian hợp lý rèn luyện kỹ năng các môn học khác cho trẻ.
2.3.1.2. Lựa chọn đề tài phù hợp với chủ điểm:
Với trẻ mẫu giáo lớn khả năng âm nhạc tốt hơn so với những trẻ ở lứa tuổi khác. Vì vậy, những đề tài âm nhạc đưa vào dạy trẻ có thể phong phú và khó hơn. Việc này đồng nghĩa với việc các hình thức thể hiện của trẻ khi tham gia học và chơi sẽ hấp dẫn hơn. Qua việc khảo sát trẻ tôi thấy kết quả đạt được là chưa cao. Do vậy, tôi cần có nhiều biện pháp cụ thể sát thực hơn để dạy trẻ. Đề tài đưa vào dạy trẻ cũng rất quan trọng, vừa phải đảm bảo tính đa dạng trong tác phẩm, vừa phải đảm bảo mức độ tiếp thu của trẻ. Tôi đã nghiên cứu và chọn lựa một số tác phẩm âm nhạc, trò chơi, ...vừa sức với trẻ nhưng cũng đảm bảo yếu tố mới mẻ và hấp dẫn. Ngoài việc dạy trẻ những tác phẩm ra tôi còn sắp xếp những tiết tổng hợp biểu diễn để trẻ củng cố lại kỹ năng âm nhạc đồng thời có cơ hội để thể hiện năng khiếu của mình.
Chủ điểm
Nhánh
Tác phẩm lựa chọn
1. Trường mầm non- Tết trung thu
Trường mầm non Thành Tân của bé
- NDTT: Hát múa minh họa bài “Ngày vui của bé”.
- NDKH: Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học”.
- TCÂN: Tiếng hát của ai
Lớp học mẫu giáo lớn của em- Tết trung thu
- NDTT: VĐ gõ đệm theo phách “Đêm trung thu”
- NDKH: Nghe hát: “Chiếc đèn ông sao”.
- TCÂN: Ai nhanh nhất.
2. Bản thân
Tôi là ai
- NDTT: DH bài “Bạn có biết tên tôi” 
- NDKH: Nghe hát: “Nắm tay thân thiết”.
- TCÂN: Chơi trên những ngón tay.
Cơ thể tôi
- NDTT: VĐ hát múa MH bài “Nào cùng tập thể dục”; NDKH: Nghe hát: “Năm ngón tay ngoan”.
- TCAN: Nhìn tinh, nghe thấu, hát tài
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
- NDTT: VĐ gõ đệm theo tiết tấu kết hợp bài “Mời bạn ăn”; NDKH: Nghe hát “Quả”.
- TCÂN: Tai ai tinh.
3. Gia đình
Gia đình tôi
- NDTT: Hát múa minh họa bài “Cả nhà thương nhau”; NDKH NH: “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”.
- TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Gia đình sống chung một ngôi nhà
- NDTT: Vỗ tay theo tiết tấu kết hợp “Nhà của Tôi”.
- NDKH: Nghe hát: “Tổ ấm gia đình”.
- TCÂN: Ai nhanh nhất..
Họ hàng gia đình bé
- NDTT: DH : “Năm ngón tay ngoan”.
- NDKH: Nghe hát bài đồng dao: “Lúa ngô là cô đậu nành”. - TCÂN: Ai nhanh nhất..
Nhu cầu gia đình- Ngày 20/11
- NDTT: VĐ múa bài “Cô và mẹ”.
- NDKH: Nghe hát: “Bàn tay mẹ”.
- TCÂN: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát
4. Nghề nghiệp- Ngày 22/12
Nghề nghiệp của bố mẹ
- NDTT: Vỗ đệm theo tiết tấu kết hợp “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- NDKH: Nghe hát: “Trống cơm”.
- TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
Nghề bác sĩ – y tá
- NDTT: DH bài “Em tập làm bác sỹ”.
- NDKH: Nghe hát: “Em cô gái ngành y”.
- TCÂN: Thi ai nhanh.
Nghề giáo viên
- NDTT: VĐ múa bài “Cô giáo miền xuôi”.
- NDKH: Nghe hát: “Cô giáo về bản”.
- TCÂN: Ong tìm chữ.
Bé làm bộ đội ngày 22/12
- NDTT: VĐ múa bài “Em đi bộ đội”.
- NDKH: Nghe hát: “Cháu thương chú bộ đội”.
- TCÂN: Ai nhanh nhất.
Một số nghề phổ biến ở địa phương
- NDTT: VĐ nhanh “Bác đưa thư vui tính”.
- NDKH: Nghe hát: “Xe chỉ luồn kim”.
- TCÂN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
5. Thế giới thực vật – Tết nguyên đán
Cây xanh
- NDTT: DH bài “Em yêu cây xanh”.
- NDKH: Nghe hát: “Cây trúc xinh”.
- TCÂN: Ai nhanh nhất.
Một số loại hoa
- NDTT: VĐ múa bài “Màu hoa”.
- NDKH: Nghe hát: “Hoa trong vườn”.
- TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. 
Tết và mùa xuân
- NDTT: Vỗ tay theo tiết tấu kết hợp “Sắp đến tết rồi”; NDKH: Nghe hát: “Muà xuân”.
- TCÂN: Sol - mi.
Một số loại rau quả
- NDTT: dạy hát bài “Quả”.
- NDKH: Nghe hát: “Lúa ngô là cô đậu nành”.
- TCÂN: Thi ai nhanh.
Một số loại cây lương thực
- NDTT: DH “Mời bạn ăn”
- NDKH: Nghe hát: “Hạt gaọ làng ta”.
- TCÂN: Ai nhanh nhất.
6. Các phương tiện giao thông
Một số phương tiện giao thong đơn giản
- NDTT: VĐ múa minh họa “Em đi chơi thuyền”.
- NDKH: Nghe hát: “Anh phi công ơi”.
- TCÂN: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát.
Một số quy định về an toàn giao thông
- NDTT: VĐ múa minh họa “Em đi qua ngã tư đường phố”; NDKH: Nghe hát: “Em là công an tý hon”; TCÂN: Tai ai tinh.
7. Thế giới động vật –Ngày 8/3
Một số con vật nuôi trong gia đình – Ngày 8/3
- NDTT: VĐ MH bài “Vì sao con mèo rửa mặt”.
- NDKH: Nghe hát: “Chú mèo con”.
- TCÂN: Sol – mi “ Meo meo meo- Mèo mèo mè”
Một số con vật sống trong rừng
- NDTT: DH bài “Chú voi con ở bản Đôn”.
- NDKH: Nghe hát: “Chim chích bông”.
- TCÂN: Thi ai nhanh
Một số con vật sống dưới nước
- NDTT: VĐ múa bài “ Cá vàng bơi””.
- NDKH: Nghe hát: “Tôm cá cua đua tài”.
- TCÂN: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát.
Côn trùng
- NDTT: Hat múa minh họa “ Con cào cào”.
- NDKH: Nghe hát: “Chị ong nâu và em bé”.
- TCÂN: Nghe nhạc đoán tên bài hát.
8. Các hiện tượng tự nhiên
Nước
- NDTT: VĐ TTN bài “Hạt mưa”.
- NDKH: Nghe hát: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- TCÂN: Nhìn tinh, nghe thấu, hát tài.
 Mùa hè
- NDTT: DH bài “Mùa hè đến”.
- NDKH: Nghe hát: “ánh trăng hoà bình”.
- TCÂN: Vui cùng thiên nhiên.
9. Quê hương đất nước Bác Hồ
Quê hương- Đất nước
- NDTT: VĐ múa bài “Yêu Hà Nội”.
- NDKH: Nghe hát: “Từ rừng xanh cháu về thămlăng Bác”.
- TCÂN: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát
Bác Hồ
- NDTT: DH bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”NDKH: Nghe hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
- TCÂN: Nghe tiết tấu chuyển đồ vật.
10. Trường tiểu học 
Trường tiểu học
- NDTT: VĐ hát múa bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”; NDKH: Nghe hát: “Đi học”;
TCÂN: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ.
Chuẩn bị vào lớp 1
- NDTT: Múa MH bài “Tạm biệt búp bê”.
- NDKH: Nghe hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm
non”; TCÂN: Đoán tên bạn hát.
	Khi dạy trẻ những bài hát này tôi thấy vừa sức với trẻ, trẻ tiếp thu tốt bài 
học, ngoài ra trẻ còn thể hiện cảm xúc khi thể hiện tác phẩm.
	2.3.2. Rèn luyện tai nghe nhạc, các kỹ năng cơ bản, tập cho trẻ cảm nhận sắc thái tình cảm của các bài hát.
	2.3.2.1. Rèn luyện tai nghe nhạc và các kỹ năng cơ bản.
	Muốn trẻ có được kỹ năng âm nhạc tốt thì trước tiên cần giúp trẻ có kỹ năng nghe tốt. Nếu trẻ nghe nhạc không tốt thì phần hát của trẻ sẽ sai rất nhiều, và vận động cũng không đúng tiết tấu hoặc không khớp với nhịp, khi biểu diễn trẻ sẽ không thể hiện được đúng với sắc thái tình cảm của tác phẩm. Vì vậy việc rèn luyện tai nghe nhạc cho trẻ là hết sức cần thiết. Để thực hiện biện pháp này Tôi đã cho trẻ được trải nghiệm một số bài tập sau:
* Bài tập nghe trường độ - tiết tấu
Cần cho trẻ luyện tiết tấu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Ba mẫu thường dùng dạy trẻ là : Tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh và tiết tấu phối hợp.
(Ký hiệu V là vỗ tay, Nghỉ là không vỗ; 1, 2 , 3 là cách đếm để vỗ)
Với ba mẫu kể trên ta áp dụng vào các bài hát ở nhịp 2 phách như sau:
 V V V ; V VV V ; V V V V V
1, 2, 3, nghỉ (mở tay) ; 1, 12, 3 nghỉ(mở tay); 12, 12, 3 nghỉ(mở tay) [1]
Ngoài ra có thể cho trẻ luyện thêm một số tiết tấu khác như:
 V vv v vv vvv 
 1 12 1 12 123 nghỉ(mở tay) [1] 
Ngoài việc cho trẻ được nghe các loại tiết tấu tôi còn cho trẻ xem các cách vận động theo tiết tấu khác nhau để trẻ đoán. 
Ví dụ: Cho trẻ xem các bạn vỗ vai theo tiết tấu châm, dậm chân theo tiết tấu phối hợp, lắc cổ tay theo tiết tấu nhanh...
Sau đó cho trẻ được nói lên hiểu biết của mình, đồng thời củng cố kiến thức cho trẻ. Như vậy trẻ vừa được nghe tiết tấu vừa được xem cách thực hiện sáng tạo, gợi mở cho trẻ các cách vận động khác nhau. Việc kết hợp giữa nghe và thực hành giúp trẻ nắm bắt đặc điểm các loại tiết tấu tốt hơn.
* Bài tập nghe cao độ
Giai điệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của nghệ thuật 
âm nhạc, như đã biết, hai yếu tố cơ bản tạo nên giai điệu là tiết tấu và cao độ. Trong giáo dục âm nhạc, việc rèn luyện năng lực cảm nhận giai điệu là một việc vô cùng quan trọng. Nếu chỉ cho trẻ nghe thông thường qua các bài hát thì sẽ khó đạt đến kết quả trẻ nghe đúng, hay chính xác. Dẫn đến việc trẻ không xác định được hướng cao độ đi lên, đi xuống, đi ngang Vì vậy, cần phải xây dựng các bài tập để củng cố khả năng nghe nhạc của trẻ. Tôi đã sưu tầm và đưa một số bài tập cụ thể để hỗ trợ việc nghe cao độ của trẻ. Các bài tập này chủ yếu được luyện trên gam và các bậc ổn định của C dur ( Đô trưởng).
- Giúp trẻ nghe cao độ và bắt chước theo tiếng gà gáy
 Ò ó o
 Đồ mi rê [1]
Với bài tập nghe cao độ này, tôi có thể đánh đàn cho trẻ nghe hai lần, sau đó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc