SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mầm non Thị Trấn Bến Sung

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mầm non Thị Trấn Bến Sung

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân hoặc tác động vào người khác, hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người chúng ta trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức thì rất dễ gặp những trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm.

 Giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách như các mặt thể chất, tình cảm – kỹ năng xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng đi học. Nói cụ thể hơn, giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, có khả năng thích ứng được với những thay đổi của điều kiện sống. Mặt khác, giáo dục kỹ năng sống còn giúp cho trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc, biết thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia, đồng cảm với những người xung quanh. Không những vậy, giáo dục kĩ năng sống còn giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cởi mở. Ngoài ra, giáo dục kỹ năng sống còn giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở các lớp lớn hơn như: Sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy, việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành ngay từ bậc học mầm non.

 

doc 19 trang thuychi01 9672
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mầm non Thị Trấn Bến Sung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI LỚP MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON 
THỊ TRẤN BẾN SUNG”
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MN Thị trấn Bến Sung
 Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2018
Mục lục
Các phần của đề tài
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
4
2.1.Cơ sở lí luận
4
2.2.Thực trạng vấn đề
5
2.2.1. Ưu điểm
5
2.2.2. Tồn tại
5
2.2.3. Nguyên nhân
5
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
6
2.3.1. Biện pháp gần gũi, nắm bắt tâm lý của trẻ
6
2.3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử với những người xung quanh:
7
2.3.3. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày của trẻ.
9
2.3.4. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc tổ chức các cuộc thi, ngày lễ, ngày hội, dạo chơi thăm quan.
16
2.3.5. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua các tình huống
16
2.3.6. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc phối kết hợp với phụ huynh.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
19
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
21
Tài liệu tham khảo
22
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân hoặc tác động vào người khác, hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người chúng ta trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức thì rất dễ gặp những trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm.
	Giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách như các mặt thể chất, tình cảm – kỹ năng xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng đi học. Nói cụ thể hơn, giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, có khả năng thích ứng được với những thay đổi của điều kiện sống. Mặt khác, giáo dục kỹ năng sống còn giúp cho trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc, biết thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia, đồng cảm với những người xung quanh. Không những vậy, giáo dục kĩ năng sống còn giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cởi mở. Ngoài ra, giáo dục kỹ năng sống còn giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở các lớp lớn hơn như: Sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy, việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành ngay từ bậc học mầm non.
	Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên cần thiết nhằm góp phần đào tạo “Con người mới” với đầy đủ các mặt: “Đức, trí, thể, mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội”. Ngạn ngữ có câu: “Gieo hành vi, gặp thói quen- Gieo thói quen, gặp tính cách”. Giáo dục kỹ năng sống nên bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá tính, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng
Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 5 – 6 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết vì lúc này trẻ đã nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai. Điều gì cần làm, và điều gì không được làm Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ chính bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ, giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh. Không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm... Thế nhưng trên thực tế việc tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống của trẻ mầm non dường như mới bắt đầu được để ý đến, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt mức độ chưa cao. Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ một cách hữu hiệu, phù hợp. Có thể nói từ “Kỹ năng sống” với trẻ còn rất mới mẻ nên một số giáo viên bở ngỡ có vẽ quan trọng hóa “kỹ năng sống” nên việc lên nội dung, phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ còn lúng túng mà không để ý rằng: trong cuộc sống hàng ngày ở nhà và ở trường trẻ vẫn được rèn luyện về kỹ năng sống cơ bản.
Đối với trẻ mầm non, trẻ vẫn còn thu động không biết ứng phó kịp thời với những hoàn cảnh nguy cấp, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước mội nguy hiểm... Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó nguyên nhân việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Ở lứa tuổi mầm non, hầu hết các bậc cha mẹ luôn có thói quen làm thay cho trẻ vì sợ con làm hỏng việc. Các cô giáo lại muốn trẻ có kết quả nhanh nên hay dùng mệnh lệnh... Khi người lớn yêu cầu, trẻ luôn làm theo nhưng vẫn cảm thấy như mình bị sai khiến. Chính vì thế rất khó hình thành được những ý thức và kỹ năng trong đầu trẻ. 
Nhận thức được thực trạng, tầm quan trọng và sự cần thiết việc phải dạy kỹ năng sống cho trẻ mà tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường mầm non Thị Trấn Bến Sung”.
1.2. Mục đích nhiên cứu:
 Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường mầm non Thị Trấn Bến Sung”. Nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứa của đề tài này là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Thị Trấn Bến Sung”. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu, sách báo, mạng internet. 
	- Phương pháp thống kê sử lý số liệu: phương pháp toán học và các bảng biểu.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận:
Trong giai đoạn hiện nay giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích trong xã hội. Những năm gần đây bậc học mầm non đang thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của trẻ. Khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và cách tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ có hiệu quả. Thực hiện phương châm ''Học mà chơi, chơi mà học'' Đáp ứng được mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về các mặt: Đức – Trí – Thể - Mĩ.
 Như chúng ta đã biết: kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là dạy cho trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết những điều cần làm và những điều không nên làm, truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi nhận thức của trẻ đã phát triển, trẻ bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, đã biết làm và thực hiện rất tốt một số công việc tự phục vụ đơn giản mà người lớn giao cho. Thế nhưng trên thực tế trong xã hội ngày nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến sự phát triển của các kỹ năng sống cho trẻ. Luôn cho rằng con mình còn quá bé để hiểu và làm những điều đó và nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn còn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ một cách tuyệt đối của ông bà, bố mẹ, anh chị; mà không hay biết rằng chính sự bao bọc đó đã và đang dần làm hư hỏng con em mình. Bởi ông bà, bố mẹ, anh chị không phải lúc nào cũng ở bên cạnh trẻ khi có tình huống xấu xảy ra, hay khi bị thất lạc thì trẻ phải làm gì? Tại sao chúng ta không tự đặt câu hỏi: Vì sao lại xảy ra như vậy? Tại sao trẻ lại trở nên như vậy? Đó cũng chính là câu trả lời cho việc trẻ không được giáo dục thói quen nề nếp hàng ngày, không được người lớn truyền kinh nghiệm sống để trẻ biết cách sử lý tình huống, biết tránh những nơi nguy hiểm. Tuy nhiên, để làm được điều đó bên cạnh sự giáo dục rèn luyện của bố mẹ thì vai trò của Trường mầm non cũng như trách nhiệm của cô giáo trực tiếp giảng day trẻ là yếu tố quan trọng mang một phần lớn tính chất quyết định đặt một nền móng kỹ năng cho trẻ sau này. 
Đứng trước những khó khăn như vậy tôi rất băn khoăn phải dạy trẻ như thế nào, bằng những biện pháp gì, bởi đối với trẻ cái gì cũng mới mẻ, những bài học đầu tiên đối với trẻ là '' Học ăn, học nói, học gói học mở''. 
Vì vậy việc dạy trẻ phát triển toàn diện thông qua việc giáo dục kỹ năng sống đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
Trường mầm non Thị trấn Bến Sung là trường chuẩn quốc gia, là đơn vị dẫn đầu toàn huyện trong công tác dạy và học. Nhà trường nhiều năm liên tục đạt đơn vị tiên tiến xuất sắc, được Thủ tướng chính Phủ, UBND Tỉnh tặng bằng khen và cờ thi đua. Nhà trường được xây dựng ở vị trí thuận lợi, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cũng như hoạt động vui chơi của trẻ.
Bản thân luôn nhận được sự chỉ đạo và quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Như Thanh, của Ban giám hiệu trong công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
Đa số trẻ khỏe mạnh và đi học chuyên cần; nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động. 
Đối với bản thân: có trình độ đại học, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi khám phá tìm ra những biện pháp mới, tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách toàn diện nhất. 
* Khó khăn:
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ chưa đề cập sâu đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Một số phụ huynh chưa biết rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nên việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn nhiều hạn chế.
Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng nhận thức, sự tập trung của trẻ không đồng đều nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo viên tổ chức các hoạt động. Một số trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể và có nhiều cháu thể lực còn yếu đây cũng là một trong những nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo giục kỹ năng sống cho trẻ.
Do trẻ còn ít tuổi khả năng chú ý tập trung của trẻ chưa cao, nhanh nhập cuộc và cũng nhanh chán không hứng thú. 
* Kết quả thực trạng:
Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và kết quả thu được như sau:
- Đối với giáo viên:
Giáo viên chưa mạnh dạn tự tin, chưa đi sâu vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Đối với trẻ:
Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến
STT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ
Kết quả khả sát
 Đạt
Chưa đạt
T
%
K
%
TB
%
TS
%
1
Kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với người xung quanh.
31
8
26%
9
29%
11
36%
 3
9%
2
Kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân
 31
7
23%
9
29%
13
42%
2
6%
3
Kỹ năng hợp tác hoạt động cùng nhóm
 31
8
26%
9
29%
11
36
3
6%
4
Kỹ năng giữ vệ sinh môi trường
31
9
29%
10
33%
9
29%
3
9%
5
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
31
7
23%
10
33%
12
38%
2
6%
- Đối với phụ huynh:
Phụ huynh chưa biết để trang bị những kỹ năng sống cho trẻ, các bậc cha mẹ chưa thường xuyên dành thời gian lắng nghe, trao đổi mọi việc hàng ngày diễn ra xung quanh các bé, cũng chưa dạy con những nguyên tắc cơ bản để giữ an toàn cho mình như: không đi theo và nhận quà từ người lạ, giới hạn động chạm cơ thể, luyện tập tình huống tự bảo vệ bản thân. Chưa trang bị cho bé những kiến thức thực tế để bé chủ động trong mọi tình huống; để bé sẽ biết làm gì khi gặp khó khăn, tìm sự trợ giúp của ai hay có thể tự sơ cứu cho mình nếu gặp tai nạn nhỏ...
 Qua thực tế trên tôi thấy kỹ năng sống của trẻ đang còn rất hạn chế. Là một giáo viên được phân công trực tiếp đứng lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi luôn trăn trở và tự đặt cho mình một câu hỏi lớn. Mình phải làm gì? Làm như thế nào? để mang lại kết quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ một hành trang đầy đủ để trẻ bước vào bậc học tiếp theo. Vì thế với kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đưa ra một số các giải pháp và cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ . Cụ thể như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Biện pháp gần gũi, nắm bắt tâm lý của trẻ.
 Đối với trẻ mầm non, việc nắm bắt tâm lý của trẻ là hết sức quan trọng. Bởi những ngày đầu khi mới đến lớp mọi thứ đối với trẻ đều rất mới lạ. Trẻ lạ trường, lạ lớp, lạ cô giáo, lạ các bạn vì thế trẻ rất sợ. Nếu như cô giáo không để ý tới đặc điểm tâm lý của từng trẻ , không biết tính cách của trẻ ra sao mà yêu cầu trẻ làm theo ý của cô sẽ khiến cho trẻ sợ hãi thậm chí còn không muốn đi học. Vì vậy trước tiên cô giáo cần phải nhẹ nhàng, ân cần gần gũi trẻ để tạo tâm lý an toàn cho trẻ, sau đó để tìm hiểu về tính cách của trẻ cô đến bên trẻ ân cần hỏi han trẻ; dần dần cô sẽ biết được tính cách của trẻ để có những biện pháp giáo dục riêng cho từng trẻ..
Ví dụ: Đối với những trẻ nhút nhát, ít nói cô ân cần, nhẹ nhàng, gợi mở cho trẻ để trẻ trả lời: Con lại đây với cô nào? Sáng nay con ăn sáng chưa? Ai mua áo đẹp cho con? Ai đưa con đi học? Như vậy cô sẽ tạo cho trẻ có cảm giác thoái mai, gần gũi, trẻ tự tin chia sẽ và trò chuyện cùng cô. Từ đó, tôi đã rèn cho trẻ được kỹ năng giao tiếp với người lạ.
2.3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử với những người xung quanh:
 Dạy trẻ mầm non kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết nhưng cô giáo cũng cần phải xác định được sẽ dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp nào. Trẻ đến trường thì người đầu tiên trẻ giao tiếp là cô, rồi đến các bạn trong lớp và các cô trong trường. Hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ không phải là dạy trẻ nói nhiều mà dạy trẻ cách giao tiếp và ứng xử như thế nào cho đúng. Môi trường giao tiếp phải luôn an toàn, thân thiện thì sẽ tạo cho trẻ sự yên tâm, hưng phấn khi tham gia vào các hoạt động. 
 Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi
đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Tôi đưa ra “tiêu chí” không tranh giành đồ chơi với bạn. trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn.
 Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy Vì thế giáo viên cần phải biết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạn thích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách. Vì vậy trước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé”
 Giờ chơi đến rồi	 Chờ bạn cùng chơi
 Bạn lấy đồ chơi Cô thấy cô mừng
 Tôi ra trước nhé Cô khen ngoan thế.
 Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân thiện, tự nhiên. Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trở nên thật thoải mái, thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp.
 Ảnh: Tổ chức cho trẻ trò chuyện, trao đổi tại góc yên tĩnh
 Trẻ hầu hết chưa có các kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng chào hỏi Nguyên nhân là do phụ huynh họ chưa có khái niệm dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuông chiều với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó chút cũng không sao. Nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen khó thay đổi.
 Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồng xã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng sử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác. 
Chúng ta sẽ không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nói năng thô lỗ và không có hành vi lịch sự tối thiểu. Trong xã hội hiện nay với công nghệ tiên tiến, phát triển không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giao tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi. Và tôi quyết định đưa kỹ năng chào hỏi và kỹ năng giao tiếp vào những giờ đón, trả trẻ; giờ hoạt động góc và cho trẻ thực hành trải nghiệm qua "Hội chợ xuân".
 Ví dụ: Trẻ tham gia trò chơi đóng vai thông qua hoạt động "Hội chợ xuân" để trải nghiệm những kỹ năng chào hỏi và giao tiếp một cách thực tế hơn.
Hình ảnh trẻ giao tiếp qua cách bán hàng tại hội chợ xuân
2.3.3. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày của trẻ.
+ Thông qua hoạt động đón, trả trẻ . Thể dục sáng:	
 Ở thời điểm đón, trả trẻ là thời điểm thích hợp nhất, thuận tiện nhất để giáo viên có thể giáo dục trẻ thói quen, nề nếp cho trẻ như: Kỹ năng chào hỏi, lễ phép trong giao tiếp, thói quen tự để dép vào giá, bỏ cặp vào nơi quy định của trẻ. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơn, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác.....
Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “cô chào bạn Trọng Đức” Thì lúc đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “Con chào cô ạ’ và tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ đi để vào lớp với cô nào. Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “các con chào bác, bà đi nào” cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào khách, khi đến lớp, khi ra về. 
Đến giờ trả trẻ cũng vậy, lúc đầu cô hướng dẫn cho trẻ dần dần cô giáo yêu cầu trẻ tự lấy đồ dùng của mình, cất ghế, chào cô sau đó mới được về. Việc rèn luyện này phải trải qua một quá trình lâu dài, liên tục dần dần sẽ tạo thành một nề nếp, thói quen mà trẻ không thể quên trước khi ra về. Qua đó ta có thể rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ một số việc đơn giản. 
Bên cạnh thời điểm đón, trả trẻ thì thể dục sáng là hoạt động không thể thiếu được dưới sân trường tôi kết hợp các kỹ năng xếp hàng ngang, hàng dọc cho th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_s.doc