SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi, trường mầm non Đại Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi, trường mầm non Đại Lộc

 Như chúng ta đã biết môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005). Đối với con người thì “môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cộng đồng con người.

 Giai đoạn hiện nay quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa đã có những tác động rất lớn đến môi trường của chúng ta: Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: rừng tiếp tục bị thu hẹp, suy thoái tài nguyên đất, suy thoái tài nguyên nước ngọt, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường do việc xử lí chất thải chưa đảm bảo; điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn còn thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức cấp thiết, có chiến lược toàn cầu.

 Môi trường ở trường mầm non cũng là toàn bộ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội – môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên ở trường mầm non là các tếu tố thiên nhiên bao quanh như: đất, nước, cát, sỏi, đá, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, nắng, mưa, gió, bão, cây, hoa, quả, con vật, bãi cỏ, vườn trường.Môi trường nhân tạo ở trường mầm non là bao gồm tất cả những gì mà con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như phòng nhóm/lớp học, các phòng chức năng, bếp, bàn, ghế, đồ dùng, đồ chơi học tập và sinh hoạt, tranh ảnh, tài liệu, nguyên vật liệu và những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với môi trường

 

doc 21 trang thuychi01 13553
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi, trường mầm non Đại Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Như chúng ta đã biết môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005). Đối với con người thì “môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cộng đồng con người.
	Giai đoạn hiện nay quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa đã có những tác động rất lớn đến môi trường của chúng ta: Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: rừng tiếp tục bị thu hẹp, suy thoái tài nguyên đất, suy thoái tài nguyên nước ngọt, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường do việc xử lí chất thải chưa đảm bảo; điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn còn thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức cấp thiết, có chiến lược toàn cầu. 
	Môi trường ở trường mầm non cũng là toàn bộ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội – môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên ở trường mầm non là các tếu tố thiên nhiên bao quanh như: đất, nước, cát, sỏi, đá, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, nắng, mưa, gió, bão, cây, hoa, quả, con vật, bãi cỏ, vườn trường...Môi trường nhân tạo ở trường mầm non là bao gồm tất cả những gì mà con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như phòng nhóm/lớp học, các phòng chức năng, bếp, bàn, ghế, đồ dùng, đồ chơi học tập và sinh hoạt, tranh ảnh, tài liệu, nguyên vật liệu và những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với môi trường
	Bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
	Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục trẻ trong trường học và được quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ (Quyết định của Thủ tướng chính phủ, số 1363/QĐ/TTg ngày 17-10-2001). Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên diện rộng và hết sức phức tạp với nhiều yếu tố môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sức khỏe của con người trên toàn cầu.
Trẻ mầm non đã có những hiểu biết ban đầu về bảo vệ môi trường tuy nhiên việc thực hiện bảo vệ môi trường một cách tự giác, tích cực, chủ động còn rất nhiều hạn chế. Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non đã được trú trọng nhưng kết quả chưa cao. 
	Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ phải cung cấp cho trẻ: Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật nuôi nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào, ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
	Vì vậy, tôi thấy trong công tác giáo dục cho trẻ mầm non nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ rất quan trọng và là một nội dung mà tất cả các giáo viên mầm non luôn quan tâm và thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày. Kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng là một tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, chuyên đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ mầm non Vấn đề giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường góp phần quan trọng, cần thiết trong kết quả thực hiện phong trào và các chuyên đề và đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tình yêu, ý thức giữ gìn tài nguyên thiên nhiên cũng như các sản phẩm con người tạo ra.
	Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở trong trường mầm non, tuy nhiên đây chỉ là hoạt động lồng ghép, tích hợp nên kết quả hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên đã nghiên cứu, tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ bằng các hình thức, phương pháp khác nhau nhưng hiệu quả đạt được so với tầm quan trọng của bảo vệ môi trường chưa thực sự tương xứng. 
	Từ đó bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất cần thiết nên tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi, trường mầm non Đại Lộc”
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trường mầm non Đại Lộc.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trường mầm non Đại Lộc.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu 
	- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài.
	- Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tế trước và sau khi sử dụng biện pháp nghiên cứu đề tài.
	- Phương pháp quan sát: Quan sát tìm hiểu những biện pháp tác động của giáo viên và trẻ thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo trường mầm non Đại Lộc
- Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm sư phạm. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
Chương trình giáo dục mầm non thực hiện theo thông tư 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 năm 07 năm 2009 có những nội dung được thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung theo thông tư 28/2016 TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016. Do đó nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cũng cần tiếp tục đổi mới. 
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lý luận 
	Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình thông qua các hoạt động chính quy và không chính quy nhằm giúp cho trẻ mầm non có được những hiểu biết và kỹ năng, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào phát triển xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kĩ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.
	Giáo dục bảo vệ môi trường đem đến cho trẻ những hiểu biết về các vấn đề của môi trường (tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ của môi trường và các yếu tố con người, yếu tố nhân tạo); giúp cho trẻ nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, để lao động và phát triển; giúp cho trẻ biết sử dụng tài nguyên môi trường hợp lí, biết bảo vệ, giữ gìn các nguồn tài nguyên (các yếu tố môi trường tạo nên các nguồn năng lượng phục vụ sinh hoạt của con người: nước, điện, ga, xăng, dầu) và bảo vệ môi trường sẽ mang đến nhiều ích lợi trong cuộc sống, sinh hoạt của nhiều thế hệ. Giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ những thói quen, ý thức tốt đẹp ngay từ tuổi nhỏ để khi trưởng thành theo thời gian ý thức đó sẽ là phẩm chất cần thiết không thể thiếu đối với mỗi công dân.
	Giáo dục bảo vệ môi trường cũng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ, ngôn ngữ. Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ góp phần cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, nhận thức về môi trường sạch, môi trường bẩn (môi trường bẩn có thể do chất thải từ tự nhiên: cây xanh thải ra khí Cacbonic, xác động vật làm ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí; môi trường bẩn do chất thải sinh hoạt của con người: chất thải của các nhà máy, chất thải của các loại máy, chất thải của các phương tiện giao thông, chất thải sinh hoạt của con người), môi trường an toàn, môi trường không an toàn, có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, bảo vệ nguồn tài nguyên Giáo dục bảo vệ môi trường giúp trẻ có ý thức giữ gìn, tạo môi trường đẹp – phát triển thẩm mĩ. Trẻ được có ý thức, hứng thú tham gia lao động giữ gìn vệ sinh môi trường – phát triển thể lực. Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ giáo viên cung cấp cho trẻ thêm vốn từ, cách diễn đạt nhận thức về môi trường – phát triển ngôn ngữ. Thông qua hoạt động bảo vệ môi trường trẻ biết được hành vi tốt/xấu, nên/không nên  đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội – phát triển đạo đức. 
	2.2. Thực trạng của vấn đề
	Trong chương trình giáo dục cải cách mẫu giáo năm 1994 có hai nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: Cho trẻ làm quen với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tuy nhiên những nội dung này chủ yếu cung cấp cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh, còn chưa đề cập nhiều đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 
	Chương trình Giáo dục mầm non triển khai thí điểm 20 tỉnh/ thành phố từ năm học 2005-2006 đã tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các lĩnh vực của nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ như: Cho trẻ khám phá môi trường tự nhiên và xã hội, giáo dục cho trẻ quan tâm đến môi trường, tiết kiệm điện, nước, bỏ rác đúng nơi quy định, bảo vệ chăm sóc vật nuôi, cây trồng
	Vụ giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2010 -2015”
	Trong thực tế vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ chỉ thực hiện lồng ghép trong các hoạt động chứ không tổ chức thành hoạt động học. Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh việc thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tích hợp chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, chuyên đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệmcũng là một hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ rất thiết thực. 
	Cho nên trong năm học khi tôi thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường còn gặp nhiều thuận lợi và khó khăn như sau: 
	*Thuận lợi
- Đối với nhà trường:
	+ Trường mầm non Đại Lộc từ khi thành lập đến nay luôn được Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh quan tâm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất: trường có 2 khu nhà tầng khang trang có các phòng học và chức năng rộng rãi, có sân chơi lát gạch, có đồ chơi ngoài trời và có cây xanh bóng mát.
	Có thể nói Đại Lộc là nơi có phong trào giáo dục phát triển mạnh, các trường trong địa bàn xã đều có bề dày thành tích về giáo dục, hàng năm luôn có học sinh giỏi cấp huyện.
	+ Trường mầm non Đại Lộc luôn đựợc cấp ủy Đảng chính quyền các ban ngành đoàn thể, nhân dân trong xã quan tâm, giúp đỡ tập thể sư phạm nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhà trường luôn phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ và góp phần cùng địa phương tham gia xây dựng, phấn đấu đạt các tiêu chí của xã Nông thôn mới: đó là tiêu chí chất lượng giáo dục và tiêu chí bảo vệ môi trường.
	+ Ban giám hiệu nhà trường là những cán bộ quản lí có năng lực, đoàn kết, nhất trí cao trong việc lãnh chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường, luôn tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Tập thể nhà trường liên tục được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng giấy khen, bằng khen.
- Đối với giáo viên:
	+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 23/23, trong đó 19/23 trên chuẩn đạt 82,6 %.
	+ Giáo viên nhà trường luôn không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng công việc.
	+ Giáo viên thường xuyên được tham gia dự giờ dạy giỏi, thao giảng các chuyên đề, các môn học để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
	+ Giáo viên thường xuyên được tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục, tổ chuyên môn nhà trường tổ chức.
- Đối với trẻ: Trẻ đi học thường xuyên, chuyên cần đạt tỉ lệ cao: 90 - 95%, trong đó 100% trẻ học và ăn bán trú tại trường.
- Đối phụ huynh:
	+ Cha mẹ học sinh quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở trường. Cha mẹ học sinh luôn đồng tình, ủng hộ tạo mọi điều kiện giúp cho tập thể giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và các hoạt động của nhà trường ngày càng phát triển.
	+ Đa số phụ huynh học sinh hiểu rõ về kiến thức khoa học và tầm quan trọng của việc nuôi dạy trẻ.
	*Khó khăn
	Trường mầm non Đại Lộc là trường ở cụm vùng đồi, dân chủ yếu là làm nghề nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, sự hiểu biết và nhận thức về cấp học mầm non của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa liên tục. 	
	Cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư, tuy vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình chăm sóc, giáo dục.
	Bên cạnh đó phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên đôi lúc chưa có sự sáng tạo, chưa bứt phá trong hoạt động để thu hút trẻ vào hoạt động.
	*Kết quả của thực trạng 
	Các tiêu chí khảo sát chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường:
- Tiêu chí 1: Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 
- Tiêu chí 2: Trẻ tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường, lớp.
- Tiêu chí 3: Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và người xung quanh.
- Tiêu chí 4: Có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường, phá hại môi trường.
	Từ các tiêu chí đó tôi đưa ra các mức độ đánh giá trẻ:
- Mức độ 1: Trẻ thường xuyên có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường, lớp; thường xuyên chia sẻ, hợp tác với bạn bè và người xung quanh; Có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường, phá hại môi trường
- Mức độ 2: Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đôi khi tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường, lớp; biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và người xung quanh; thỉnh thoảng có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường, phá hại môi trường
- Mức độ 3: Trẻ thực hiện thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ khi có sự nhắc nhở, chưa tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường, lớp; đôi khi biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và người xung quanh; phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường, phá hại môi trường còn hạn chế.
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng
Tổng số trẻ
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
37
14
37,8
17
46
6
16,2
	*Nguyên nhân: 
	- Đồ dùng, đồ chơi: đảm bảo đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo danh mục quy định tuy nhiên đồ dùng, đồ chơi chưa hấp dẫn, chưa thẩm mỹ, chưa bền đẹp.
	- Giáo viên đã có phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp, thay đổi hình thức tổ chức tuy nhiên còn máy móc, đơn điệu, trong hoạt động, đôi khi còn gò bó, áp đặt trẻ dẫn đến kết quả còn hạn chế.
	- Trẻ: Một số trẻ còn hạn chế trong việc nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường.
	- Phụ huynh: Một số phụ huynh nhận thức về công tác giáo dục mầm non chưa đúng. Chưa có sự phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
	Từ những thực trạng trên tôi rất băn khoăn lo lắng làm sao để hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu quả cao. 
	2.3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện
	2.3.1. Các giải pháp
	- Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ: với các nội dung, sử dụng hình thức, phương pháp để cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp đối với vấn đề bảo vệ môi trường. 
	- Lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường: trong các hoạt động trẻ được suy nghĩ, nêu ý tưởng, hành động đối với môi trường theo khả năng của trẻ.
	- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng trẻ: thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày, với mọi đối tượng trẻ (trẻ đã có ý thức tốt về bảo vệ môi trường, trẻ còn hạn chế)
	2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
	*Biện pháp 1: Tạo môi trường, rèn luyện nề nếp hoạt động cho trẻ 
	Tạo môi trường lớp học: Bản thân tôi luôn giữ vệ sinh phòng học, sắp đặt đồ dùng đồ chơi trong lớp khoa học, hợp lý để tạo cho không gian lớp học rộng rãi thoải mái, luôn sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng điện, nước,.. để trẻ nhận thức một cách tốt nhất về tầm quan trọng của môi trường. Từ những không gian này tôi đã sử dụng việc dạy và học vừa tạo cho cô và trẻ một sự thoải mái, trẻ phấn khởi hứng thú trong khi hoạt động và cô biết tận dụng không gian này bố trí chỗ bày hợp lý đồ dùng để phục cho hoạt động đạt kết quả tốt.
	Tạo môi trường ngoài lớp học: tôi cùng các đồng nghiệp luôn giữ vệ sinh hiên chơi, vệ sinh sân trường, đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích; vườn rau, vườn cây sạch, đẹp. Trang trí ở các khu vực cầu thang, góc tuyên truyền của nhà trường, khu vực bếp ăn, văn phòng, phòng chức năng, phía ngoài của các nhóm lớp bằng các hình ảnh phù hợp, đẹp mắtcó nội dung bảo vệ môi trường.
(Ảnh minh họa: Cô cùng trẻ trò chuyện về tranh có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trên tường khu vực cầu thang)
	Sau khi tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp học đảm bảo khoa học, hấp dẫn tôi rèn nề nếp cho trẻ. Trước hết tôi rèn nền nếp, thói quen lễ phép, gọn gàng, biết giữ vệ sinh chung cho trẻ từ đó trẻ thấy những việc mình làm, hành vi văn minh cần thiết của trẻ là những điều thông thường, quen thuộc. Bên cạnh đó tôi chú ý tạo bầu không khí thoải mái trước khi vào hoạt động cho trẻ. Nếu bầu không khí không được thoải mái, trẻ sẽ không dám nêu lên, không dám làm những điều trẻ biết vì trẻ sợ nếu sai sẽ bị chê cười. Bầu không khí thoải mái trước khi làm một việc gì đó là rất quan trọng, nó tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin vào bản thân, trẻ dám làm, dám nghĩ và dám nói ra những điều trẻ biết, trẻ phát hiện ra.	
	Vì vậy tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp đảm bảo khoa học, hấp dẫn cùng với việc tạo cho trẻ tâm thế thoải mái trước khi vào hoạt động sẽ giúp hoạt động trở nên sôi động, từ đó hoạt động đạt kết quả cao.
	*Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường
	Căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề tôi xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi như sau:
TT
Chủ đề
Thời gian
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
1
Trường mầm non thân yêu của bé
2 tuần
Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng cá nhân đúng vị trí. Trẻ nhận biết được trường/lớp sạch hoặc bẩn. Biết tham gia d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_bao_ve_mo.doc
  • docBÌA, Mục lục, SKKN TỈNH 2017.doc