SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP - AN cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Việt nam chúng ta đang trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển, từng bước nâng tầm vị thế trên trường quốc tế. Để thực hiện được tốt các nhiệm vụ trên thì không thể thiếu lực lượng tri thức có đủ trí tuệ và phẩm chất đạo đức. Để thực hiện trách nhiệm đó đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo cần có sự đổi mới trong việc GD&ĐT thế hệ trẻ.
Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, trường THPT Ngọc Lặc đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng an ninh là môn học chính khóa của hệ thống giáo dục quốc dân nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Trong những năm qua, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa luôn chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng an ninh cho học sinh trong các trường THPT, xây dựng kế hoạch giảng dạy hướng dẫn các nhà trường học tập môn học này tập trung giảng dạy theo hình thức học rải trong cả năm học. Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 35 tiết trên mỗi năm học. Qua môn học này học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về quốc phòng an ninh, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật và bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản của người chiến sỹ các nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2 II. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 3 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.................................................. .......... 3 IV. Điểm mới trong quá trình nghiên cứu..................................................... 3 V. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 B. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................ 4 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................ 4 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Thực trạng.... 5 2.1.1. Đội ngũ giáo viên và học sinh năm học 2016-2017. 5 2.1.2. Thuận lợi.. 5 2.1.3. Khó khăn.. 5 2.2. Một số biên pháp nâng cao chất lượng dạy học môn DGQP-AN cho học sinh THPT Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hiện nay 6 2.2.1. Nâng cao các hình thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy và học GDQP-AN ... 6 2.2.2. Nâng cao tính tích cực tự giác của học sinh trong quá trình học tập môn học GDQP-AN.. 7 2.2.3. Nâng cao chất lượng các buổi hội thao, trò chơi quân sự để các em có điều kiện giải trí, rèn luyện sức khỏe, thể hiện năng lực của học sinh. 8 Chương III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Kết quả kiểm tra...... 8 3.2. Tính khả thi của SKKN.... 9 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận................................................................................................... 9 2. Kiến nghị................................................................................................ 10 Tài liệu tham khảo ................................................................................. 11 A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Việt nam chúng ta đang trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển, từng bước nâng tầm vị thế trên trường quốc tế. Để thực hiện được tốt các nhiệm vụ trên thì không thể thiếu lực lượng tri thức có đủ trí tuệ và phẩm chất đạo đức. Để thực hiện trách nhiệm đó đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo cần có sự đổi mới trong việc GD&ĐT thế hệ trẻ. Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, trường THPT Ngọc Lặc đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng an ninh là môn học chính khóa của hệ thống giáo dục quốc dân nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Trong những năm qua, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa luôn chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng an ninh cho học sinh trong các trường THPT, xây dựng kế hoạch giảng dạy hướng dẫn các nhà trường học tập môn học này tập trung giảng dạy theo hình thức học rải trong cả năm học. Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 35 tiết trên mỗi năm học. Qua môn học này học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về quốc phòng an ninh, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật và bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản của người chiến sỹ các nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập. Làm tốt công tác GDQP-AN cho học sinh để thực hiện mục tiêu giáo dục- đào tạo toàn diện. Vì vậy, phải nhận thức đầy đủ nội dung GDQP-AN theo chỉ thị số 12 CT/TW ngày 03 tháng 05 năm 2007 của bộ chính chị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới: Nghị định 116/2007/ĐN-CP của chính phủ về giáo dục quốc phòng an ninh, nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “ diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ hòng phá hoại cách mạng Việt Nam. Hơn lúc nào hết, môn học GDQP-AN cần phải được tiến hành thường xuyên trong các nhà trường. Giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu chế độ, nhận rõ bản chất, âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhận thức được GDQP-AN là một nội dung cơ bản trong nền Quốc phòng toàn dân có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới, phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khoẻ và kiến thức quốc phòng, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc, củng cố nền quốc phòng toàn dân để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua bộ môn giáo dục Quốc phòng, an ninh; học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về Quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập. Song phải thừa nhận một thực tế rằng, ở một bộ phận không nhỏ học sinh và một số ít giáo viên có biểu hiện coi thường, xem nhẹ, không có hứng thú học môn học này. Việc nhận thức về môn học như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường đặc biệt tạo ra hứng thú cho các em học sinh học tập môn GDQP-AN, bằng những kinh nghiệm còn ít ỏi của mình tôi xin mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP-AN cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hiện nay” với hy vọng được đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình vào chương trình giáo dục kiến thức kỹ năng Quốc phòng - An ninh cho học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện vấn đề đang được Đảng, nhà nước và toàn ngành và xã hội quan tâm. II. Mục đích nghiên cứu Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo tích cực, làm tăng sự tìm tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu thế phát triển của toàn xã hội, làm tăng tính hấp dẫn của môn học, tạo hứng thú và thu hút học sinh nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc dạy và học chính là vấn đề cốt yếu của đề tài này. Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn GDQP - AN của trường nói riêng, trong ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa nói chung. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu áp dụng tại trường THPT Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2016 - 2017. 2. Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP-AN cho học trường THPT Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. IV. Điểm mới trong quá trình nghiên cứu. Đề xuất một số biện pháp vận dụng thực tiễn vào bài giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Quốc phòng - An ninh cho học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu đề tài này thành công sẽ giúp nó ứng dụng vào thực tiễn của quá trình dạy học môn GDQP-AN cho học sinh trường trường THPT Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sưu tầm nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực nghiệm và kết hợp một số phương pháp khác trong thực tiễn giảng dạy tại trường - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp quan sát, theo dõi. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. B. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận Vận dụng thực tiễn vào bài giảng là chúng ta đưa những thông tin có thật vào bài giảng thông qua thông tin tư liệu, để học sinh có sự liên hệ, so sánh giữa thực tiễn và kiến thức đang được học, kiến thức đang học với thực tế thông qua các phương tiện dạy học (PTDH), thiết bị dạy học (TBDH). Sử dụng PTDH, TBDH phải coi đó là phương tiện để nhận thức không chỉ thuần tuý là sự minh hoạ. Đây là nguồn thông tin cực kì quan trọng giúp học sinh hứng thú tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Coi trọng phân tích, quan sát nhận xét dẫn đến hình thành khái niệm. Giáo viên nắm vững tư tưởng này để truyền đạt kiến thức đầy đủ, đúng yêu cầu về mức độ nhận thức, sử dụng PTDH, TBDH hiện đại trong điều kiện có thể sẽ tác động sâu vào trong nhận thức. Tận dụng PTDH, TBDH sẵn có, chỉnh sửa cải tiến cho phù hợp sẽ kích thích được sự hứng thú học tập cho học sinh. Vận dụng đưa kiến thức thực tế vào bài giảng bằng công nghệ thông tin sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hiện đại hoá PTDH và TBDH theo quan điểm thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin, giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả. Để đổi mới phương pháp dạy học người ta tìm những “phương pháp làm tăng giá trị lượng tin trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã được vận dụng phương tiện dạy học như: phần mền hỗ trợ bài giảng minh hoạ trên Projector, sử dụng thông tin trên mạng Internet. 1.2. Cơ sở thực tiễn Mục 3 - Điều 3 Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2007 về GDQP&AN nêu rõ; Nguyên lý giáo dục quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh thực hiện đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có tính nhân dân, dân tộc, hiện đại. Lý thuyết đi đôi với thực hành Giáo dục trong nhà trường kết hợp với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư... Trong Điểm 4 - Mục III - Quan điểm và lịch sử phát triển của chương trình trong chương trình GDQP - AN cấp THPT kèm theo Quyết định số: 79/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Môn học GDQP&AN cấp THPT trong giai đoạn hiện nay cần coi trọng việc giáo dục nhận thức về Quốc phòng - An ninh cho học sinh, giáo dục lịch sử và truyền thống dân tộc gắn với lịch sử truyền thống địa phương gắn với phần thực hành kỹ năng quân sự, an ninh và tổ chức Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo qui định. Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. THỰC TRẠNG 2.1.1. Đội ngũ giáo viên và học sinh năm học 2016-2017 Giáo viên: Năm học 2016 – 2017 trường có 06 giáo viên GDQP – AN trình độ Đại học và có chứng chỉ giáo viên GDQP-AN(6 tháng) có 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Học sinh: Trường có 30 lớp với 1241 học sinh trong đó: - Khối 10 với 10 lớp = 425 học sinh - Khối 11 với 10 lớp = 419 học sinh - Khối 12 với 10 lớp = 397 học sinh 2.1.2. Thuận lợi - Bản thân tôi được Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa và nhà trường tạo điều kiện được tham gia nhiều lớp tập huấn do Bộ giáo dục & đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức cho giáo viên Giáo Dục Quốc Phòng - An ninh. - Được sự quan tâm của nhà trường về mọi mặt nên việc triển khai công tác giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng được khá nhiều thuận lợi. - Học sinh hầu hết đã làm quen và đa số học sinh đều cảm thấy gần gũi, với môn học. - Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức nhiệt tình và kịp thời của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường. - Giờ dạy môn Giáo dục Quốc phòng thực sự mang lại cho giáo viên. sự cảm hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa. 2.1.3. Khó khăn - Trang thiết bị đồ dùng dạy học, thao trường bãi tập của nhà trường còn hạn chế. - Quá trình nhận thức về kiến thức Quốc phòng, quân sự chưa sâu, chưa bảo đảm đầy đủ được các yêu cầu về cơ sở vật chất thiết bị thao trường luyện tập, điều kiện dạy học môn GDQP – AN vẫn còn hạn chế. - Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ bài dạy cũng rất khó khăn vì không có bán trên thị trường, vì vậy tôi phải tìm tòi trên mạng hoặc hỏi các đồng nghiệp dạy trong và ngoài trường. 2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN GDQP-AN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 2.2.1. Nâng cao các hình thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy và học GDQP-AN Đổi mới là sửa đổi cái cũ thay thế bằng cái mới. PPDH là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Trong khá nhiều trường hợp, tên gọi một PPDH trùng với tên gọi một hình thức tổ chức dạy học, Ví dụ như: Phương pháp/hình thức thảo luận nhóm; phương thức/ hình thức tổ chức dạy học theo dự án; phương thức/ tổ chức dạy học nêu vấn đề(đối với học lí thuyết); trong thực hành lồng ghép đội mẫu giữa giáo viên nói đến đâu, thực hành đến đó, chia nhóm luyện tập cuối buổi có hội thao đánh giá kết quả nhận thức học tập của học sinh v.v. Như vậy đổi mới PPDH đồng thời cũng là đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Đổi mới PPDH là việc tìm ra phương án sử dụng có hiệu quả, phù hợp. Mặt khác cũng không nên tuyệt đối hóa phương pháp nào bởi vì dù phương pháp cũ hay mới đều có sử dụng lồng ghép với nhau tạo cho người học có kết quả cao. Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá; Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh phải kích thức được sự tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của học sinh, việc dạy của giáo viên. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc phòng và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật, các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ công tác dạy và học môn giáo dục Quốc phòng, An ninh; Bên cạnh những mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc phòng nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn khác nói chung có phần thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều khi nặng về quan điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học. Chính vì vậy, môn giáo dục Quốc phòng còn chưa có sức thuyết phục cao đối với những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các nội dung truyền tải đôi khi còn mang tính trích dẫn. Cần phải lồng ghép một số nội dung môn GDQP - AN vào các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân v.v.. để tránh chồng chéo về nội dung. Kiến thức Quốc phòng, An ninh mang tính nội dung chính trị, trừu tượng là chính học sinh tiếp thu bài rất khó dẫn đến chán nản dẫn đến không ưa thích môn học; ví dụ như trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam hay bài truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam, chúng ta nên kể lại những trận đánh, nhưng tấm gương anh hùng như tô anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súnghay trong bài tác hại của ma túy ở khối 10 giáo viên cần lấy những ví dụ cụ thể đã xẩy ra trong thực tế mà được được báo, đài đưa tin. Khi giáo viên cung cấp những thông tin như thế đều thu hút được sự lắng nghe của các em, điều này không chỉ cung cấp thông tin cho học sinh mà còn trau dồi kiến thức cơ bản cho cuộc sống hiện tại và tự lập sau này. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt chẽ và logic phát triển của nội dung bài học. Hiểu được mục tiêu bài dạy và trình độ phát triển tâm, sinh lý học sinh để có cách tổ chức hợp lý từng hoạt động học tập. 2.2.2. Nâng cao tính tích cực tự giác của học sinh trong quá trình học tập môn học GDQP-AN. Chúng ta phải làm sao để kích thích được tính tự giác của học sinh trong quá trình học tập; làm sao việc được nghe giảng trên lớp phải thực sự trở thành nhu cầu bức thiết của người học chứ không phải vì sợ điểm danh hay sợ bị cấm thi mới có mặt trên lớp. Muốn làm được như vậy trước hết nội dung giảng dạy phải phù hợp với tính đặc thù của đối tượng giảng dạy. Vì vậy, cần rà soát lại một cách hệ thống toàn bộ nội dung giảng dạy của từng môn học. Bởi đối với học sinh là những người trực tiếp làm việc ở cơ sở, lăn lộn trong công tác nên có hiểu biết kinh nghiệm thực tiễn. Họ mong muốn đi học là để nâng cao nhận thức giữa lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết tốt những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Thế nhưng trong nội dung giảng dạy ở trường ta còn nhiều những môn học, những bài giảng chỉ mang tính lý luận chung chung chưa thực sự gắn với thực tiễn, giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Vì thế khi nghe giảng người học cảm thấy có nhiều vấn đề không thiết thực làm hình thành tâm lý học cũng vậy mà không học cũng vậy, học để thi chứ không có ích gì cho công việc, do đó dẫn đến ý thức học không tích cực hoặc học chỉ để đối phó kỳ thi và những quy chế nhà trường đặt ra. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc quản lý chất lượng sinh viên chưa được như mong muốn. Để khắc phục được điều này đòi hỏi bản thân người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa sâu, vừa rộng, có phương pháp giảng dạy tốt và nhất thiết người giáo viên phải am hiểu sâu sắc thực tiễn thì mới có thể gắn lý luận với thực tiễn, như thế bài giảng của mình mới thuyết phục được người học, gợi niềm say mê hứng thú cho người học - người học mới thật sự cảm thấy việc học tập, nghiên cứu lý luận ở trường là thật sự bổ ích vì những kiến thức học được ở trường có thể ứng dụng được vào quá trình học tập công tác của mình. Làm như vậy sẽ khích thích được ý thức cầu thị kiến thức, lòng say mê học hỏi nắm bắt cái mới ở người học - dẫn đến tính tự giác trong học tập. 2.2.3. Nâng cao chất lượng các buổi hội thao, trò chơi quân sự để các em có điều kiện giải trí, rèn luyện sức khỏe, thể hiện năng lực của học sinh. Môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh là môn học đặc thù vừa có lí thuyết, vừa có thực hành, vừa giáo dục tư tưởng, vừa giáo dục thể chất. Vì vậy học sinh sau khi tiếp cận với kiến thức đòi hỏi phải biết vân dụng kiến thức đó vào thực tế. Giáo viên phải năng động cho học sinh hội thao ngay sau mỗi tiết học, cho lớp học chia thành nhiều nhóm thi đua với nhau thực hiện nội dung đã học . Qua thực tiễn cho thấy đa số học sinh hứng thú khi được thi đua với nhau, đây là một sân chơi vô cùng có ích. Học sinh vừa học vừa chơi, học đến đâu vận dụng ngay đến đó, phần thưởng có thể chỉ là lời khen , hình thức thua phải chịu phạt như hát một bài hát theo chủ đề...Học sinh sẽ không còn thấy tiết học khô khan căng thẳng, ngược lại sự vận động vui vẻ luôn luôn kèm theo tiếng cười sẽ giúp các em thư giãn đầu óc, đồng thời thể lực cũng được rèn luyện và yêu thích môn học hơn. Như tổ chức cho các em thi tháo và lắp súng tiểu liên AK được tính bằng giây Trong bài súng tiểu liên AK Thi ném lựu đạn xa và trúng đích trong bài lựu đạn, bài chiến thuật ở lớp 12 Để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục Quốc phòng, An ninh trước hết phải có kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được coi trọng, đặc biệt giáo viên cần có năng khiếu về điều khiển trò chơi. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_gdqp_a.doc